Wednesday, June 13, 2012

Chủ nghĩa Con ông Cháu cha



Bước nhẩy vọt của chủ nghĩa Con ông Cháu cha ở Trung Quốc



The New York Times: David Barboza & Sharon LaFraniere. 

Phong Uyên dịch


THƯỢNG HẢI – Trường quay phim DreamWorks Animation ở Hollywood vừa báo tin đã đặt được chân vào nền điện ảnh Trung Quốc trước nay vẫn nổi tiếng là kín cổng cao tường : một hợp đồng trị giá 330 triệu đô USD$ đã được ký để thành lập ở Thượng Hải một trường quay phim có thể một ngày kia cạnh tranh với những xưởng phim ở Californi, nơi sản xuất những phim ăn khách như Kung Fu Panda và Những kẻ bất diệt.

Điều mà DreamWork có vẻ mập mờ không nói rõ là, trong số những đối tác Trung Quốc, nhân vật quan trọng nhất là Giang Miên Hành, 61 tuổi, con của Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Trung Quốc.

Các nhà phân tích giảng giải đó là phương cách ĐCSTQ chia nhau chiến lợi phẩm: ĐCSTQ cho phép gia đình những chóp bu khai thác những thành quả của một trong những bước nhẩy vọt kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Cũng cùng khi đó, chính quyền sở tại diễn giải vụ Bạc Hy Lai, một lãnh tụ bị hạ bệ nằm trong số 25 nhân vật trong bộ Chính trị, như một trường hợp cá biệt, và Bạc Hy Lai chỉ là một kẻ vô lại đã lợi dụng quyền hành tạo dịp cho thân thuộc mình tích lũy của cải quá chừng quá mức.

Nhưng từ trước đến nay mọi gia đình các quan chức cao cấp đều làm như vậy. Người nào cũng nắm trong tay số của cải kếch xù. Những gia đình này giữ vai trò chính trong các xí nghiệp gắn bó với Nhà nước. Rất nhiều những ” hoàng tử kế thừa” đóng vai trung gian cho những xí nghiệp nước ngoài muốn làm “áp phe” ở Trung Quốc. ” Khi thấy có thể làm được một cú béo bở là thấy những người này ngồi ngay hàng đầu “, Minxin Pei, giáo sư Chính trị chuyên về giới lãnh đạo Trung Quốc đại học Claremont McKenna College Californi, nói như vậy.

Xí nghiệp quốc doanh mà Ôn Vân Tống, con của thủ tướng Ôn Gia Bảo làm giám đốc, đang trở thành hãng thao tác lớn nhất về truyền thông qua vệ tinh Á châu. Người lãnh đạo công ti nắm độc quyền nhà nước về xử dụng scanners cho hệ thống an ninh là Hồ Hải Phong, con của chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Năm 2006, qua sự trung gian của Phùng Thiếu Đông, con rể Ngô Bang Quốc, nhân vật số 2 của Đảng, Merrill Lynch đã ký với ICBC, một ngân hàng quốc doanh khổng lồ, một hợp đồng về tổ chức đầu vào của chứng khoán, trị giá 22 tỉ đô la. Sự cướp đoạt chỗ làm ăn có hệ thống như vậy, đặt sự chính đáng của đảng Cộng sản trước một rủi ro: nhiều nhà phân tích cho rằng đẳng cấp đại gia, còn được gọi là giới “quí tộc đỏ”, càng dính dấp nhiều về áp phe với Nhà nước, càng tạo ra nhiều nguy cơ sẽ có phản ứng chống lại giới này.

Nhưng cũng có nhiều xí nghiệp muốn chứng tỏ có nhiều ưu thế hơn những đối thủ của mình khi phô trương một cách công khai là có mối quan hệ với những thành phần chính trị nằm trên thượng đỉnh : Xí nghiệp quần áo thể thao Xidelong thông báo cho những người muốn bỏ vốn vào xí nghiệp, là con trai của Ôn Gia Bảo là một trong những cổ phần viên. ” Có quá nhiều đối tác đến từ gia đình những người cầm quyền. Chỉ cần những người này có phần trong bản giao kèo là mọi việc đều hợp lệ “, một chuyên viên tài chính quen làm việc với giới thân cận những quan chức chóp bu nói như vậy.

Đảng Cộng sản đã nhiều lần làm lại hiến chương về đạo đức và tăng cường những điều lệ về cấm phổ biến những tin tức liên quan đến tài chính. Nhưng mọi báo cáo về chuyện đó đều được giữ bí mật, và khó mà những biện pháp mạnh mẽ về những vấn đề này được thực thi. Từ 20 năm nay, chính trị và kinh doanh đã quá gắn kết với nhau và một chủ nghĩa tư bản gọi là tư bản đồng lõa đã được Đảng kiến tạo. ” Họ không muốn mọi người biết vì như vậy sẽ xẩy ra một tsunami”, Roderick MacFarquhar, chuyên viên về Trung Quốc ở Harvard khẳng định như vậy. Điều đáng sợ là nạn con ông cháu cha chiếm giữ những đặc quyền, đang trị vì ở tầng lớp cao nhất của Nhà nước đang có nhiều triển vọng lan truyền xuống mọi cấp bậc khác.

“Tới một hồi người ta nhận thấy có quá nhiều “các vị hoàng tử kế thừa”, Victor Shih, chuyên viên về Trung Quốc ở đại học Northwestern, gần Chicago phát biểu như vậy. Giữa những con cháu của những người lãnh đạo ngày nay, con cháu của những người tiền nhiệm, con cháu những người nắm quyền ở trung ương, ở địa phương, con cháu các sĩ quan trong quân đội, trong công an… tổng cộng có thể lên đến mấy trăm ngàn người. Tất cả đều lợi dụng những mối quan hệ để kiếm tiền.”. Các lãnh đạo ở thượng đỉnh luôn luôn la hét những người cầm quyền phía dưới là quá tham lam chiếm đoạt của công. Nhưng các vị này giấu nhẹm những chuyện tày trời chỉ bị phanh phui bởi báo chí nước ngoài – lấy thí dụ một chuyện như Tăng Vệ, con của cựu phó chủ tịch Tăng Khánh Hồng, mua một căn nhà giá 32 triệu đô la ở Sydney – truyền thông tiếng Trung đều giả ngơ không biết và những tin tức về chuyện này đều bị ban kiểm duyệt ngăn chặn trên Internet.

Đa số những nhân vật cao cấp bị buộc tội tham nhũng rút cục cũng bị thất sủng. Xuân vừa rồi, Bạc Hy Lai bị rớt là vì người sếp công an thành phố Trùng Khánh đã khai với các nhà ngoại giao Mỹ là Cốc Khai Lai, vợ của nhân vật chính trị này đã sai ông ta ám sát Neil Heywood, một nhà kinh doanh người Anh. Những bằng chứng xác nhận những người bà con của Bạc Hy Lai đã cất giấu ít nhất là 160 triệu đô la của chìm của nổi, được bộc lộ, và các nhà chức trách đang tiếp tục tìm kiếm xem có nhiều của cải khác vẫn còn được cất giấu ở nước ngoài hay không.

Phản ứng của thủ tướng Ôn Gia Bảo là ra lệnh tăng cường việc trấn áp tham nhũng. Trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan chính thức của đảng Cộng sản, có những bài tố cáo những người dân tham lam tiền của đang tuồn của cải bất chính ra nước ngoài.

Nhưng các nhà đại tư bản Trung Quốc vẫn được kín đáo tiếp đãi trong gia đình những lãnh đạo cao cấp qua sự trung gian của những đối tác bí mật. “Con trai, con gái, vợ, họ hàng thân thuộc là những người đứng làm trung gian hay hùn hạp vốn trong những chương trình xây dựng, trong những hợp đồng cần có sự ưng thuận hay cần có sự hỗ trợ của chính phủ”, những người tham dự vào những cuộc giao dịch quả quyết như vậy.

Gần đây, con các nhân vật chính trị không màng đến những vai trò trung gian nữa mà dòm ngó những ngành tài chính cao cấp, đặc biệt là ngành Vốn kinh doanh tư bản. Ngành này có nhiều triển vọng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, đã làm lu mờ những vai trò đứng làm trung gian cho những thị trường công cộng hay những chức vụ như giám đốc một xí nghiệp độc quyền quốc gia:

Jeffrey Tăng, con của Tăng Bái An, cựu ủy viên bộ Chính trị là quản lý Kaisin Investments, một hãng đầu tư được hai ngân hàng Nhà nước lập ra, China development Bank và Citic Capital.

Liu Lefei, con của Lưu Vân Sơn, một ủy viên khác của bộ Chính trị, là một trong những quản trị viên của Citic Private Equity Fund, một quĩ lớn dưới sự quản trị của nhà nước.

Năm vừa rồi, Alvin Giang, cháu của Giang Trạch Dân đã nhúng tay vào sự thành lập Quĩ Boyu Capital. Vốn của quĩ này sẽ lên đến ít nhất là một tỷ đô la.

Gần đây nhất, đảng Cộng sản hứa hẹn sẽ cải tổ giới truyền thông và lãnh vực văn hóa quốc gia. Những thân thích của giới cầm quyền cao cấp sẽ là những người đầu tiên chạy vội giành giật chỗ cho mình trong lãnh vực mới này:

Tháng Hai vừa rồi, tin báo về thỏa hiệp giữa DreamWorks và ba đối tác Trung Quốc trong đó có Shanghai Alliance Investment đã được tính toán để trùng hợp với cuộc viếng thăm rất được mong đợi của Tập Cận Bình, phó chủ tịch và có thể sẽ là chủ tịch nước. Thông cáo ỉm đi chuyện một phần Shanghai Alliance ở dưới quyền kiểm soát của ông Giang, con của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.

Tăng Khánh Hoài, em của Tăng Khánh Hồng, cựu phó chủ tịch nước, cũng có chân trong kỹ nghệ điện ảnh. Ông này đã làm tham vấn cho bộ phim anh hùng tính The Founding of the Party. Phim này chúng minh sự quá gần gũi giữa thế giới áp phe và chính trị. Phim được chiếu trên gần 90000 màn ảnh khắp cả nước. Các văn phòng chính phủ và những trường học nhận được lệnh phải mua xỉ vé số lớn và giới truyền thông bị cấm không được đưa ra những phê phán về phim. Kết quả là cuốn phim này đã đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong năm 2011. Các nhà nghiên cứu đều công nhận điện ảnh là sân chơi mới của các “hoàng tử kế thừa”. Tăng Tiểu Anh, giám đốc Trung tâm phát triển chính trị đại học Thanh Hoa giảng giải: “Trong nhiều trường hợp, các quan chức của bộ Tuyên truyền khuyến khích các con cháu họ cứ làm phim đi, trước sau gì phim cũng sẽ được sự tán đồng của bộ “.

Ziao Xiao, nhà kinh tế học đại học Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh còn nói thêm: “ai cũng thấy bọn này đều kiếm được những chỗ làm ăn béo bở”.

© Đàn Chim Việt




__________________________________________


CHÁU NGOAN BÁC MAO
KỶ LỤC THẾ GIỚI
VỀ MẶT MO!










____________________________________________________



TẠI SAO TRUNG QUỐC PHẢI BÀNH TRƯỚNG













CÓ CẦN PHẢI LÀM NHƯ VẬY KHÔNG?


Xây “lòng thù hận” xây “nỗi căm hờn”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Người ta cũng tự vấn, không biết giá trị của mùa màng “lại quả” bội thu trên các công trình vinh danh thờ tự “Bác ta” và dòng họ bà con của “Bác ta” ở tỉnh Nghệ An và khắp nước nó béo bở quyến rũ như thế nào mà thu nhập trung bình của người dân VN (GDP) còn héo hon như thế này (kể từ lập quốc XHCN tới nay): Chỉ 1.061 USD/năm (2010) còn lâu lắm mới được như TháiLan: 8.479 usd, Đài Loan 25.000 usd, Hàn Quốc 27.000 usd… mà họ cứ hào hứng phấn khởi động thổ xây dựng hết lăng tẩm này đến đền thờ khác cho cật ruột của Bác và luôn “cho những người trong gia đình” ông Hồ Chí Minh!?...

*

Mừng tân gia nhà người Bác ruột ở giáo xứ Trà Cổ huyện Tống Nhất, Biên Hoà, Đồng Nai. Tàn tiệc, ngồi uống trà, rị mọ trên bàn phím vi tính của ông anh họ, gặp trang wep có cái tin “Ngày 10/06, chính quyền và Đảng ủy Nghệ An đã tổ chức buổi lễ động thổ xây dựng đền thờ“cho những người trong gia đình” ông Hồ Chí Minh tại Núi Chung (Nam Đàn, Nghệ An) ”, tôi đọc to cho bác tôi nghe, ông giật mình bước tới đeo mắt kính nhìn cái mô hình phối cảnh khu xây dựng đền thờ rồi ông gọi giật ngược bác gái tôi từ dưới bếp lên chỉ cho bác ấy xem còn ông ngữa mặt thốt lên: “Lạy chúa tôi! sao luân thường đạo lý cứ lộn ngược ngã nghiêng mãi như thế này!? Cái kẻ đầu sỏ là tiền đề gây ra biết bao nhiêu là tội ác, nợ máu với nhân dân thì hết xây lăng tẩm cho Y, rồi đến cha mẹ, bây giờ lại xây tiếp đền đài thờ tự giòng tộc anh em gia đình hắn ta, nhưng một cái nơi để tưởng niệm tiếc thương gần 200 000 oan hồn lương dân vô tội chết không kịp ngáp dưới bàn tay chỉ đạo của hắn trong CCRĐ tại miền Bắc thì không hề, dù là cái hốc cây với cái bát cắm hương, xây như thế là “xây lòng thù hận, xây nổi căm hờn ” khắc sâu thêm vào lòng người dân trăm họ, chứ xây cái gì?” 

Bác gái tôi cũng lắt đầu: “…Làm như thế này là ác nhân, thất đức lắm, tội lỗi đáng để trời tru đất diệt”, ai chủ trương hôm nay nếu chưa nhận hậu quả thì cháu con kế tiếp của chúng củng sẽ lảnh thôi! Có cái đạo lý nào bất nhân bất nghĩa tới mức bắt cháu con người ta phải góp công góp của bằng chính mồ hôi nước mắt mình đóng thuế, để xây dựng đền đài lăng tẩm thờ tự cả giòng tộc cha mẹ anh em của cái kẻ mà trước đây đã đày đọa giết chết ông bà cha mẹ mình? Thù trả chưa xong mà phải thắp hương vái lạy thờ tự chúng à? không ai mà nuốt nổi cái nhục như thế trước vong linh tổ tiên ông bà cha mẹ mình đang ngậm hờn nơi chín suối, trừ cái lũ tham phú phụ bần vì miếng đỉnh chung mà quên nghĩa mẹ tình cha,quên nổi đau một thời của quê hương, dân tộc, cả cái xứ Nghệ An, làng quê của tôi đấy, biết bao nhiêu người đã chết không nhắm mắt trong “đấu tố” CCRĐ! Tôi còn lạ gì! hết xã này đến xã khác trong khắp các huyện toàn tỉnh Nghệ An lúc ấy, cán bộ cộng sản ở trên về cứ giao chỉ tiêu “giết người” như giết gà vịt cho đủ con số, hỏi Bác trai nhà anh xem, ông ấy còn nhớ đấy, năm 1954 trước khi nhà ta xuống tàu trốn cộng sản vào Nam thì tại tỉnh Nghệ An chúng còn gông đầu cả chủ tịch huyện đương nhiệm là ông Vương Quanchủ tịch huyện Nam Đàn, ra đấu tố rồi tử hình, bởi ông ấy còn chút lòng nhân, chùng tay ngại ngần, không muốn giết oan, nên thiếu “chỉ tiêu”. 

Tôi lục lọi Wikipedia Tiếng Việt. Đúng vậy! Trong 5 đợt CCRĐ, từ 1/4/1954 đến 30/07/1956, toàn tỉnh Nghệ An có 3 đợt với 242 lượt xã tổ chức đấu tố giết hại mấy ngàn nông dân vô tội, khiến 20.000 nhân dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, liều chết nổi lên chống lại rất dữ dội, nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt phải dùng tới quân đội, cả sư đoàn 325 tấn công giết hại dân lành để vãn hồi tình thế mà các phái đoàn giám sát đình chiến LHQ phải cực lực lên án. 

Trong cuốn hồi ký của Võ Nguyên Giáp (“Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử”, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2000, tr. 86.) có nhắc đến và theo tài liệu của CSVN số người chính thức bị giết hại là 172,008 người, trong đó hầu hết là do sai lầm, oan uổng, đến nổi, để lòng dân bớt nao núng, bỏ chạy vào miền Nam, Bộ chính trị đảng Lao Động (CS) phải ra nghị quyết dừng lại sửa sai và chính Võ Nguyên Giáp đã đại diện (cho Hồ Chí Minh lánh mặt) đọc “lời ai điếu” chia buồn trên đài phát thanh ngày 29/10/1956. Và các học trò của “Bác” phải vui vẻ hy sinh một chút vì Bác, chấp nhận để Bác “ngậm máu phun vào người” cho Bác phủi tay vô tội trước nhân dân!??: Trường Chinh, mất chức tổng bí thư, chỉ còn làm Ủy viên BCT, Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương mất chức Ủy viên BCT, Hồ Viết Thắng, bị đưa ra khỏi TƯ/đảng LĐVN… Những người đã thừa hành chỉ đạo CCRĐ trực tiếp từ “Bác”. 

Ngoài cái công lao “soi đường và chỉ đạo CCRĐ” “Bác” còn có một công trạng khác lớn hơn nhiều. Là CT/Nước kiêm luôn “CT/Đảng” nhờ cái nhất trí cao, cái gật đầu dứt khoát của “Bác” mà ông Phạm Văn Đồng cũng “dứt khoát” ký luôn vào cái công hàm ngày 14/9/1958 công nhận Hoàng Sa – Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc (dù lúc ấy chế độ Miền Nam VN đang quản lý), để rồi hôm nay “đảng ta” chối bai bải, nói lại rằng: Lúc đó, nó thuộc miền Nam không phải của mình! Nhưng TQ lại cười mím chi hỏi lại: “Nhưng bây giờ thì anh thử chặt bớt một cánh tay anh đi, nếu anh nói tay trái, tay phải, không cùng là một cái thân thì chúng tôi tin! 

Không biết gần nửa thế kỷ nằm trong lăng, “Bác” có nghiệm ra chưa? vì cái CNXH mà giết hại đồng bào và bán nước như thế nó thuộc cái nào? “cái dại hay cái khôn”??. 

Ông Hồ Chí Minh huấn thị, chỉ đạo trực tiếp cho thuộc cấp trong từng đợt CCRĐ 

Hình ảnh “đấu tố” CCRĐ/VN do phóng viên “cố vấn” CS Liên Sô Lưu lại 

Hình ảnh “đấu tố” CCRĐ/VN do phóng viên “cố vấn” CS Liên Sô Lưu lại 

Nước mắt “Bác” có đủ chia cho oan hồn 172.008 nạn nhân CCRĐ và hơn 3 triệu đồng bào hai miền Nam, Bắc đã nằm xuống làm “thảm đỏ” cho Bác và cha mẹ anh em bước vào các “lăng tẩm” mà những người CSVN vẩn “lừa bịp” lấy mồ hôi nước mắt của nhân dân hôm nay xây dựng!? 

Lăng ông Hồ 

Lật lại chuyện năm ngoái. Sáng 3/6/2011, tại chân núi Động Tranh thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Giang, huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tỉnh uỷ, UBND Nghệ An đã tổ chức lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu ông Hồ Chí Minh. 

Cổng vào lăng mộ Hoàng Thị Loan, mẹ ông Hồ (Nam Đàn, Nghệ An) 

Nhắc lại một chút di lụy để nhân dân “suy ngẩm” lịch sử lăng mộ này: 

- Sau khi gặp ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội (03/11/1946), trở về ông Nguyễn Sinh Khiêm đã chỉ cho những người thân trong dòng họ biết “Đây chính là mộ của mẹ tôi”

- Ngày 05/7/1983, Ban Thường Vụ tỉnh ủy Nghệ Tĩnh ra Nghị quyết số 03/NQ.TU tôn tạo, nâng cấp mộ Bà Hoàng Thị Loan. 

- Ngày 19/5/1984, Đảng bộ nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và LLVT Quân khu 4 đã tổ chức lễ khởi công, ngày 16/5/1985 một khu phức hợp mộ phần khang trang đẹp đẽ của bà Hoàng Thị Loan được khánh thành. 

- Ngày 11/8/2004, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 3006/QĐ.UB.CN phê duyệt dự án bảo tồn, tôn tạo lại khu mộ Bà Hoàng Thị Loan - Ngày 21/7/2010 Đảng bộ nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ khởi công tôn tạo khu lăng mộ. - Ngày 03/6/2011 (tức ngày 02/5 Tân Mão) tổ chức Lễ khánh thành Công trình Lăng mộ. 

Từ một mộ phần giảng đơn, được nâng cấp lần thứ I (1985), mộ phần bà Hoàng thị Loan trở thành “khu mộ phức hợp” như quan lại triều đình. 

Nâng cấp lần thứ II (2011) như lăng tẩm của hàng “vương phi, thái hậu” sự bề thế của nó vượt qua cả khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, gần khu vực (một vị vua có công đánh tan quân xâm lược nhà Đường đô hộ VN,kỷ thứ 713 giành lại độc lập).

Đây gọi là “nhà tiếp khách” của lăng mộ bà Hoàng Thị Loan! 

Mộ bà Hà Thị Hy - Bà nội ông Hồ 

Mộ bà Hoàng Thị Loan mẹ ông Hồ trong khu lăng tẩm. 

Và hôm nay nối tiếp cái “khí thế lăng mộ bà Hoàng Thị Loan” của năm 2011 réo gọi, ngày 10/06/2012, chính quyền và Đảng ủy Nghệ An lại hào hứng tổ chức buổi lễ động thổ tiếp theo để xây dựng đền thờ cho “những người trong gia đình” ông Hồ Chí Minh tại Núi Chung (Nam Đàn, Nghệ An) bao la hùng vĩ hơn!??. 

Phối cảnh đền thờ gia đình ông Hồ Chí Minh (Nam Đàn Nghệ An) 

Cần nhắc lại cho toàn nhân dân hình dung, nếu ai chưa từng biết: 

Ngoài hai cái “công trình” gần đây đã và sẽ xây dựng nói trên thì cũng tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn, Nghệ An (một vùng rất hạn hẹp, không đủ đất canh tác nông nghiệp, bởi dân số đông) đã tồn tại một quần thể rộng tới trên 205 ha gọi là Khu di tích lịch sử Kim Liên để tưởng niệm ông Hồ, trong đó gần như có đủ sự hiện diện của “bộ máy sản xuất” ra ông Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình ông. 

Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh xưa của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan; ngôi nhà của ông bà ngoại của ông Hồ; nhà thờ chi họ Hoàng Xuân (thuộc cụm di tích Hoàng Trù); nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; nhà cụ cử Vương Thúc Quý – (thầy học khai tâm) của ông Hồ; nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm (ông nội của ông Hồ); khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và nhà tưởng niệm ông Hồ (thuộc cụm di tích Làng Sen); phần mộ bà Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ. 

Phải nhắc lại như thế để chúng ta những người dân Việt Nam mới thắm đẫm nổi đau, lẫn sự hỗ thẹn có khi gọi là “Quốc Nhục” cũng không sai, khi mà chính vị tổng thổng đương nhiệm nước của Nga Medvedev đã mạnh mẽ lên án, gọi cố lãnh tụ đảng CS Liên Xô Stalin kẻ gây nên vô vàng cái chết cho dân Nga và cả Đông Âu: “Là kẻ giết người”. Cũng thế, ông Mikhail Gorbachev, cựu tổng thống Liên Xô, xác nhận: "Stalin đã tắm máu đồng loại và là kẻ giết người năng nổ nhất". Trong khi “Bác Ta” Hồ Chí Minh, trong tàng thư tư liệu lưu trữ trong và ngoài nước kể cả nhiều chứng nhân một thời “đẫm máu” còn sống xác định, không thể nào khác được, cũng có một thành tích “năng nổ” thay thần chết lên danh sách nhân dân mình không kém gì 4 “tử thần” Lenin, Stalin, Mao và Pol Pot mà cả thế giới quen tên thì... cả nước gần như không sót tỉnh thành nào mà đảng và nhà nước CSVN bắt xây dựng để nhân dân “Thờ”!?? Và hôm nay lên một tầm cao “vinh hiển” mới là “thờ” luôn “cho những người trong gia đình”ông Hồ Chí Minh!?? – Buộc lòng chúng ta phải tự hỏi: Có khác biệt gì không? của tố chất nhân cách và thông minh của con cháu Rồng Tiên Âu Lạc và thế giới còn lại!. 

Người ta cũng tự vấn, không biết giá trị của mùa màng “lại quả” bội thu trên các công trình vinh danh thờ tự “Bác ta” và dòng họ bà con của “Bác ta” ở Tỉnh Nghệ An và khắp nước nó béo bở quyến rũ như thế nào mà thu nhập trung bình của người dân VN (GDP) còn héo hon như thế này (kể từ lập quốc XHCN) tới nay: Chỉ 1.061 USD/năm (2010) còn lâu lắm mới được như TháiLan: 8.479 usd, Đài Loan 25.000 usd, Hàn Quốc 27.000 usd… mà họ cứ hào hứng phấn khởi động thổ xây dựng hết lăng tẩm này đến đền thờ khác cho cật ruột của Bác và luôn “cho những người trong gia đình” ông Hồ Chí Minh!? 

Không biết họ còn chút Liêm Sỉ nào không? hay là: Ngoại Hạng Vô Liêm rồi!?. 


Nhúm lông



(cóp về từ quechoa.info và chèn thêm hình)



Mình về quê hội trường, vừa chui từ quán cà phê ra thì thấy một người đàn bà ngồi trên trên ô tô, tay vẫy miệng gọi, nói Lập ơi! Phải Lập đó không? Thì ra chị L., bạn học lớp 5 thời mình theo ba mình sơ tán lên ở thung lũng Chớp Ri. Chị L. bây giờ xinh xắn trắng trẻo còn hơn cả thời chị 19 tuổi, thật không ngờ. Chị rất ra dáng đại gia, tay đeo vòng ngọc, cổ quàng dây chuyền mỏ neo chừng hai cây vàng ròng, đi con Mẹc mới cứng, oách kinh.


Chị vẫn ngồi trong xe bên tay lái, nói Lập lên xe đi. Thấy mình chần chừ không hiểu chị định đưa mình đi đâu, chị lườm cái cười cái, nói lên xe đi, chị không ăn thịt mày đâu mà lo. Chị nói giọng Bắc ngon xớt, cười có lúm đồng tiền tròn vo làm mình cứ chờn chợn không biết có đúng chị L. thật không hay mình đã lầm. Mình nhớ như in xưa chị không có lúm đồng tiền, nói giọng Cao Lao tiếng nào tiếng nấy méo xệch. Bản tính tò mò, mình leo đại lên xe xem chị đưa mình đi đâu, nói chuyện gì với mình.

Chị  đưa mình ra bãi biển Quảng Tùng, tới một nhà hàng khá sang, sát rặng phi lao ven bãi biển. Bà chủ nhà hàng chạy ra, ngực rung bần bật, kéo miệng cười rộng tới mang tai, nói ôi chị, lâu lắm rồi chị mới tới. Xem cung cách biết bà chủ quí hóa chị L. lắm. Nhìn vào nhà hàng thấy nhân viên táo tác hẳn lên, chạy đi chạy lại mặt mày nghiêm trọng cứ y như quan to đến nhà, tự nhiên mình thấy vui vui.


Chị L. học lớp 5 với mình khi chị 19 tuổi, không phải chị đi học muộn, tại chị đúp nhiều quá. Bạn học cùng vào lớp 5 với chị đã tốt nghiệp cấp ba, vào đại học mà chị vẫn đang học lớp 5. Chị đọc thông viết thạo, cộng trừ nhân chia cũng tốt nhưng không sao giải được toán đố và toán nhà lầu, loại toán giản ước của lớp 5. Ngoài ra bất kì môn nào chị cũng không thuộc bài, kiểm tra toàn dưới điểm trung bình. Hồi đó không có chuyện xin điểm mua điểm, bù lại được đúp thoải mái, Chị L. đúp lớp 5 đến sáu năm vẫn được học như thường.

Cô giáo chủ nhiệm phân mình và thằng Quí cùng tổ học tập với chị L. để hai thằng kèm cặp chị cho qua được lớp 5. Chị L. nói chị phải cố học cho xong lớp 5 mới được đi bán cửa hàng hợp tác xã. Ở thung lũng Chớp Ri không có mậu dịch quốc doanh, chỉ có cửa hàng hợp tác xã. Khắp thũng lũng có sáu cửa hàng hợp tác xã, chủ yếu bán vải vóc đường sữa, nước mắm ruốc. Nhân viên bán cửa hàng phải học hết lớp 5, cậu chị làm chủ nhiệm hợp tác xã đã hứa với chị rồi, chừng nào chị học xong lớp 5 sẽ cho chị bán cửa hàng. Làm nhân viên cửa hàng khác nào chuột sa chĩnh gạo, chị L. mê lắm, khốn thay chị học mãi không xong lớp 5.


 Học với chị L. sướng nhất trần đời, luôn luôn chị cho ăn uống no nê. Hồi đó chẳng có gì, chỉ hai món khoai xéo, sắn lùi thôi, được ăn no là sướng rồi chẳng mong gì hơn. Thực ra chẳng phải kèm cặp chị. Buổi tối mình và thằng Quí xách cặp đến nhà, chị giao cho hai đứa cái cặp sách của chị và một rá khoai xéo hoặc sắn lùi, nói học giúp chị nha, chị đi đây. Nói rồi chị tót ra khỏi nhà. Tụi mình vừa ăn vừa giải toán, làm bài tập sinh sử địa, soạn văn cho chị xong rồi về, thế thôi, tối nào cũng giống tối nào.


Mình hỏi thằng Quí, nói chị L. đi mô mà tối mô cũng đi rứa hè. Thằng Quí cười khì, nói thằng ni ngu, đi yêu chứ đi mô. Mình hỏi yêu ai, thằng Quí trợn mắt lên, nói oa chà nhiều lắm. Thằng Quí cùng 11 tuổi như mình nhưng khôn hơn rận. Trong khi mình vẫn đinh ninh mẹ đẻ em ở rốn thì nó đã biết người ta đúc em ở đâu, làm thế nào để không có thai. Nó lẻn vào buồng chị L., lấy ra một cái lá to hơn cái quạt mo, nói chị L. đi yêu khi mô cũng mang theo lá ni. Chị lót dưới lưng, rứa là mần chắc thoải mái, không đời mô có nghén. Thằng Quí có nói tên lá nhưng lâu ngày mình quên mất.  Sau này vào lính lên Sơn La gặp một ông người Thái, mình có hỏi ông cái lá ấy, ông xác nhận là có. Mình hỏi tên lá, ông giả bộ lắc đầu không biết, nói lá ấy chỉ đàn bà biết thôi, đàn ông không được biết.



Mình rủ thằng Quí đi rình chị L. xem chị yêu ra sao, thằng Quí nhảy lên, nói đúng đúng, có rứa mà quên mất. Tối đó chị ra khỏi nhà là tụi mình bám theo liền. Chị L. đi vòng  vèo men rìa thung lũng, lội quá suối Roóc, chui vào hang đá vôi. Hang này rất rộng, nhiều ngõ ngách, tụi mình mò mãi mới tìm được chỗ chị yêu. Hang tối mò chẳng thấy gì, chị nghe chị hức hức và kêu to, nói ôi sướng quá bọ ơi. Lát sau người đàn ông đi ra, tụi mình ba chân bốn cẳng chạy về nhà làm bài cho chị. Làm xong rồi vẫn không thấy chị về, thằng Quí rủ mình chạy vào hang đá xem sao. Tới nơi, lại nghe tiếng chị  hức hức, lại ôi sướng quá bọ ơi. Nhưng kì lạ, không phải hai cái bóng mà ba cái bóng. Rõ ràng có hai người đàn ông đang yêu chị.

Mình ghé tai thằng Quí, nói răng chị L. yêu một lúc hai người. Thằng Quí chặc lưỡi, nói biết được. Bỗng có tiếng cãi nhau. Chị L. kêu to, nói hai người sáu  chục ( đồng), răng lại bốn chục. Người đàn ông nói tụi anh chỉ có chừng đó, em thông cảm. Chị L. rú lên, nói đưa ngay thêm hai chục, đưa ngay. Hai người đàn ông bỏ chạy. Chi L. tru tréo chửi, nói vơ cha tổ tụi bay nời, ăn không l. tao nha. Mình với thằng Quí nhảy ra, nói ê ê tụi em biết chị làm chi rồi nha. Chị L. sững lại, từ từ khụy xuống trước mặt hai đứa mình, nói chị phải làm rứa để nuôi cả nhà, chị lạy hai em đừng nói với ai hết.  Chị chắp tay vái tụi mình như tế sao, vừa vái vừa khóc.



Bây giờ chị L. đang ngồi trước mặt mình mặt mày tươi rói, nói nửa thế kỉ rồi Lập hè, mau thiệt. Chị bỏ giọng Bắc nói nguyên xi tiếng bọ. Mình cười, nói em sợ nhận nhầm chị vì hai cái lúm đồng tiền. Mắt chị sáng lên, nói hai tỉ bạc đó, phải sang tận Ing Liềng mới làm được. Mình cười, nói chị bây giờ còn nói được tiếng Anh, ghê quá. Chị cười to, nói thằng ni khinh chị rứa bay. Tau bây chừ tuyền quan hệ với ông to bà nậy, phải đổi giọng bọ ra giọng Bắc cho nó sang, thỉnh thoảng nhả ra mấy tiếng Ing Liềng cho người ta nể.

Mình nói học hết lớp 5 em về quê, không biết chị làm những gì mà giàu thế. Chị nói chị bán cửa hàng hợp tác xã 13 năm kiếm được một ít, sau người ta bỏ cửa hàng chị đi buôn trầm, rồi buôn vàng, rồi buôn bán bất động sản. Vốn liếng chừng năm bảy chục tỉ, so với người ta là con tép nhưng chị mãn nguyện lắm rồi. Khởi nghiệp bằng một nhúm lông bây giờ được gọi là bà tỉ phú còn đòi chi nữa.



Chị bóc tôm hùm cho mình ăn, nói nhớ lại chuyện xưa chị cảm ơn em với thằng Quí quá. Hồi đó tụi bay nói ra thì đời chị tàn, không ngóc đầu lên được mô, thiệt đo. Thốt nhiên chị dừng ăn, nhìn mình chằm chằm, nói mi có quen ông Hiệu Minh không. Mình nói có, cũng có gặp anh ấy đôi ba lần. Chị nói hay là mi kể chuyện đó cho ông nớ. Vừa dứt lời chị à một tiếng, nói mà mi biết răng được. Chuyện đó xảy ra mấy năm gần đây. Mình hỏi chuyện gì. Chị cười to, nói chuyện chị tắm với con cháu 10 tuổi. Nó thấy chị có nhúm lông, nói răng dì có mà con không có. Chị nói lớn lên rồi con cũng có. Nhờ nhúm lông ni mà dì nuôi sống cả nhà đó con. Con cháu liền reo lên, nói a rứa thì con muốn lông mọc đầy cả người con luôn. Kể xong chị lại cười, nói cha tổ cái ông Hiệu Minh, cứ như là ổng núp rình sau nhà tắm chị vậy đó. Xong chị lại cười, đôi gò má đỏ ửng, cặp tuyết lê khép khép mở mở, hai lúm đồng tiền tròn vo rung rung giật giật. Tuổi sáu mươi vẫn còn duyên, tiếng cười vẫn có thể làm đàn ông điêu đứng, thật phục chị quá.

Tối qua Trần Tién gọi mình đến quán Ziều đỏ nhậu chơi. Mình tới nơi bỗng gặp thằng Quí, té ra nó cũng quen Trần Tiến. Mình kể với nó chuyện mình gặp chị L., nói tỉ phú đó nghe đừng có mà đùa, hai đứa mình bây giờ xách dép cho bả không đáng. Thằng Quí nói mày nghe bả nói làm gì mà giàu? Mình nói bả buôn trầm, buôn vàng mà giàu, sau này buôn bán bất động sản càng giàu to. Thằng Quí cười cái hậc, nói đom! Mày lại nghe mồm bả. Mình trợn mắt lên, nói thằng này không tin à bay, bây giờ trong tay bả có mấy dự án, bả quan hệ toàn ông to bà nậy, kinh lắm. Thằng Quí xua tay nhọn mồm, nói đom đom đom! Rồi nó kéo banh tai mình ra, nói nhúm lông  nhúm lông đấy… ngu ơi!

Nguyễn Quang Lập 

Monday, June 11, 2012

BBC đề cập tới NGUYỄN TẤN DŨNG!


Chân dung ông thủ tướng

Cập nhật: 04:18 GMT - thứ tư, 27 tháng 7, 2011
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các ủy viên Bộ Chính trị trước kỳ họp Quốc hội
Ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành nhân vật được bàn tới nhiều nhất trong tuần này, khi các đại biểu Quốc hội khóa XIII trong phiên họp đầu tiên đã bầu chọn ông tiếp tục giữ chức thủ tướng.
Hãng thông tấn Pháp Agence-France Presse nhân dịp này có bài nói về sự nghiệp lãnh đạo của người mà hãng này gọi là 'vị thủ tướng đầy tham vọng' của Việt Nam.
BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.
Bài báo của hãng thông tấn Pháp nhận định: "Được xem như một nhà lãnh đạo sắc sảo, người đã hiện đại hóa Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đang nổi lên như chính trị gia quyền lực nhất nước".
Ông Dũng, 61 tuổi, cựu thống đốc ngân hàng nhà nước, đã phát triển mối quan hệ thân cận với tầng lớp doanh gia hàng đầu đất nước và đưa Việt Nam tiến theo con đường mở cửa về kinh tế nhưng không nơi lỏng vòng kiềm soát nhân quyền và các quyền tự do dân chủ.
Benoit de Treglode, chuyên gia Việt Nam tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á Hiện đại trụ sở ở Bangkok, nhận xét: "Ông Nguyễn Tấn Dũng là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, theo nghĩa châu Á của từ này."
Ông de Treglode coi ông Dũng như nhân vật theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa đất nước Singapore.

Đã định trước

Việc tái bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng vào vị trí thủ tướng thực tế đã được quyết định từ Đại hội Đảng XI hồi tháng 1/2011.
Ông de Treglode nói ông Dũng đã rất thành công trong việc thu tập giới kinh doanh trong nước xung quanh ông, và khá hơn những người tiền nhiệm trong đối thoại với bên ngoài.
Trong nhiệm kỳ đầu của ông, bắt đầu từ năm 2006, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với Hoa Kỳ, một phần vì căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Thế nhưng trong nhiệm kỳ của ông, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam cũng đầy các vết đen và giới đấu tranh dân chủ cho rằng chính quyền sẽ tiếp tục thắt chặt trấn áp các hoạt động dân chủ vì lo ngại bất ổn như đã từng xảy ra tại các nước Trung Đông và Bắc Á, bắt nguồn từ bức xúc về kinh tế.
Một nguồn tin trong Đảng Cộng sản Việt Nam mô tả ông Nguyễn Tấn Dũng là "nhân vật gây chú ý", đồng thời là vị lãnh đạo tham vọng nhất mà ông từng biết.
Sinh ngày 17/11/1949 tại tỉnh Cà Mau, ông Dũng có 20 năm phục vụ trong quân đội, chủ yếu là trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
Sau khi giải ngũ năm 1981, ông học luật và chính trị tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc, sau đó kinh qua nhiều chức vụ về Đảng ở miền Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng lên khá nhanh dưới thời ông Võ Văn Kiệt, người được cho là kiến trúc sư của công cuộc đổi mới ở trong nước, bắt đầu từ cuối thập kỷ 1980.
"Bộ tam các ông Sang-Dũng-Trọng là thắng lợi chính trị cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Nay ông Dũng không cần ai nữa."
Benoit de Treglode, chuyên gia về Việt Nam
Khi làm thủ tướng, ông Kiệt đã điều chuyển ông Dũng về Hà Nội, nơi ông trở thành thứ trưởng Bộ Nội vụ (Công an) năm 1995.
Một năm sau đó, ông Dũng trở thành ủy viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị Đảng CSVN.
Philippe Papin, sử gia chuyên về Việt Nam tại l'Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris, nhận xét: "Ông Dũng mang lại niềm hy vọng lớn vì ông là người miền Nam, ông còn khá trẻ và quan hệ gần cận với ông Võ Văn Kiệt".
"Ngày nay rõ ràng ông không còn được kỳ vọng nhiều như trước nữa."

Dự án bauxite

Năm ngoái ông Nguyễn Tấn Dũng đã chịu nhiều chỉ trích ở trong Đảng vì liên quan tới các dự án khai thác bauxite có đầu tư của Trung Quốc và nợ nần của Tập đoàn Tàu thủy Vinashin. Ông cũng bị cáo buộc đã chống tham nhũng không thành công.
Trước Đại hội Đảng, ông Dũng đã phải đối diện với thách thức mạnh mẽ từ đối thủ lâu năm của ông là ông Trương Tấn Sang, thế nhưng giới phân tích cho rằng ông đã vượt qua nhờ tài vận dụng hệ thống nội bộ Đảng.
Ông Dũng tái đắc cử vào Bộ Chính trị nhờ ủng hộ của ngành an ninh và quốc phòng.
Một quan chức ngoại giao châu Á, đề nghị giấu tên, nói với AFP rằng vị trí của ông Dũng nay càng được củng cố.
"Nếu như hồi tháng 12 mà người ta hỏi tôi thì câu trả lời của tôi không được chắn chắn như bây giờ."
Hôm thứ Bảy tuần trước, đồng minh của ông Dũng là ông Nguyễn Sinh Hùng đã được bầu làm chủ tịch Quốc hội. Điều này giúp tăng thêm ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trong khi đó, đối thủ của ông - ông Trương Tấn Sang, được bầu chọn là chủ tịch nước, vị trí được đánh giá là mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực quyền.
Một nhân vật lãnh đạo hàng đầu khác, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, không được coi như thách thức chính trị gì quá lớn đối với ông Dũng.
Chuyên gia về Việt Nam Benoit de Treglode nhận xét: "Bộ tam các ông Sang-Dũng-Trọng là thắng lợi chính trị cho ông Nguyễn Tấn Dũng".
"Nay ông Dũng không cần ai nữa."


___________________________________________





KHUYẾN MÃI NGƯỜI MẪU ĐỨC 

Micaela Schaefer