Saturday, May 25, 2013

VÔ CÙNG CHÍNH XÁC LUÔN!













VÀI CHUYỆN NHỚ LẠI...






Bằng Kiều, Thu Phương từng bị cấm cửa về vì phản đối các chính sách của nhà nước trong buổi họp báo ở Mỹ, có treo cờ vàng 3 sọc VNCH. Thu Phương đành ngậm đắng nuốt cay, muốn gặp con phải đi Thái Lan rồi người nhà mang con từ Hà Nội qua cho mẹ con thăm nhau. Ngược lại, từng có ca sĩ của Thúy Nga về VN hát cho một chương trình lễ hội có treo cờ đỏ sao vàng; đã bị ngừng hát khi trở lại Mỹ. Còn nhớ, năm 1999 lá cờ đỏ sao vàng và chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện ở Little Saigon - Cali, trong cửa tiệm băng đĩa của ông Trần Văn Trường đã khiến cộng đồng người Việt ở Mỹ biểu tình phản đối suốt 56 ngày đêm, cho tới khi tiệm bị cảnh sát vào lập biên bản tịch thu hết băng đĩa, dụng cụ kinh doanh vì lý do “in sang băng lậu”. Trần Văn Trường sập tiệm và sau đó còn ra tòa lãnh án tù 3 tháng, tội làm ăn bất hợp pháp.

Lá cờ là biểu trưng cao nhất của một quốc gia. Bất kỳ một chế độ nào đi nữa, việc sử dụng cờ của một chính thể đối lập hay một chế độ không được công nhận; những chuyện xảy ra như vậy là thường tình. Yếu tố cờ vàng 3 sọc trong vụ Phương Uyên dễ khiến dư luận hiểu theo hướng "bị các thế lực phản động hải ngoại giật dây, lợi dụng". Với một cán bộ Đoàn, được cho đã trưởng thành và có đầy đủ ý thức chính trị, thậm chí vượt trội hơn những bạn bè đồng lứa; thì không thể không hiểu những chuyện sơ đẳng như vậy!

Tui tham gia mạng xã hội gần 8 năm, từ blog Yahoo!360 đến Multiply rồi facebook, cũng từ mạng xã hội tui phải trãi qua 2 vụ án, một ra tòa dân sự (Phương Thanh) và một án hình sự, tạm giam 3 tháng (tướng CA Nguyễn Khánh Toàn); đã chịu nhiều đau đớn và ngột ngạt đến cùng cực của đời người. Bản thân có khá nhiều chuyện uất ức, nhưng không phải chuyện gì cũng chia sẻ được. Khi nhìn thấy Phương Uyên trong chiếc áo trắng gắn phù hiệu ra tòa, tui lập tức đánh giá cao cô bé 20 tuổi này, rất thông minh và hoàn toàn làm chủ về tình thế của mình. 


....
Có một chuyện chưa từng kể ra. 
Đêm trước khi ra tòa sơ thẩm quận Tân Bình, tui đã thức gần trắng đêm chỉ để suy nghĩ coi...mặc đồ gì. Và cuối cùng, đã quyết định tự cắt ngang mái tóc trước, tìm một cái áo trắng cổ lá sen ngắn củn cởn và chiếc quần Tây xanh không nếp, đeo thêm chiếc kính không độ. Nhìn vào gương tui bật cười vì không nhận ra mình, chỉ thấy một con ngố, lờ khờ và không có vẻ gì nguy hiểm, sắc sảo hay đáng phải dè dặt, e ngại. Đó là một hình ảnh tui muốn mọi người nhìn thấy, đặc biệt là nhóm ngồi xử án và đối thủ. Tui đã giành thắng lợi 100% trong phiên tòa, nhờ rất nhiều vào sự mất cảnh giác của phe kia. 

Những gì thấy bằng mắt không chắc đã chính xác!

Không như giai đoạn sơ khai đó, mạng xã hội bây giờ phát triển rầm rộ. Theo TechInAsia điều tra, thì cư dân Facebook Việt hiện có thể lên tới 15 - 20 triệu người. Có bao nhiêu trong đó là an ninh mạng, là "hàng gài", là dư luận viên, là người của các đảng phái chính trị...FB là con dao hai lưỡi, lợi thì có lợi nhưng đôi khi răng chả còn! Thỉnh thoảng tui có lạc vào vài FB sặc mùi chống Cộng, hay lớn tiếng hô hào dân chủ, đa nguyên đa đảng, chửi chế độ như chửi một con chó lúc say...nhưng profile thì mập mờ, avatar chẳng rõ thật hay giả, hoặc chẳng có tí hình ảnh nào chứng minh chính chủ. Chuyện yêu nhau qua FB, lừa nhau qua FB, hãm hại nhau qua FB, lợi dụng nhau qua FB...đã không còn là chuyện hiếm. Nhẹ dạ hay cả tin là sập bẫy. Cuộc chơi trên này, mỗi người cần phải có sự phòng vệ riêng của mình!

Uyên-Kha không phải là hai người đầu tiên bị án có dính tới việc phát tán truyền đơn. Đoàn Huy Chương, người hoạt động đấu tranh cho quyền lợi của công nhân tại Việt Nam bị bắt hồi đầu năm 2010; đã từng rải ở khu vực Tân Sơn Nhất, Đồng Nai, Trà Vinh. Khi ở trong trại B.34, trước khi bị chuyển đi K.4. nghe Chương bảo, nếu cho làm lại anh vẫn chọn con đường đấu tranh cho công nhân mà không hề hối hận, nhưng hình thức rải truyền đơn thì không. Anh cho biết, những ai nhặt được truyền đơn đều bị liên lụy và bị làm khó dễ, nó nguy hại cho sự bình an của nhiều người. Và, cũng không ít người nhặt được đã tỏ thái độ như nhặt giấy lộn. Vài tờ truyền đơn không thể làm thay đổi ý thức một đám đông, đó chỉ là sự thôi thúc nội tại của một vài cá nhân!


...
Trong bất cứ vụ án nào cũng có những khuất tất của nó. Có hai chi tiết đáng chú ý vụ Uyên - Kha, là chiếc máy ảnh và thuốc nổ: máy ảnh được giải thích là dùng chụp hình chơi với bạn bè, còn thuốc nổ của nhà Kha dùng làm pháo. Những đồ vật có thể chỉ bình thường, vô hại hoặc sử dụng cho đời sống hàng ngày; nhưng khi gặp chuyện sẽ được dùng để chống lại mình. Còn nhớ ông sáu Được trong vụ án 5 Cam, có lần khoe với tui mới mua ở Thái Lan về mấy bộ áo quần rằn ri thủy quân lục chiến cho ông và mấy đứa con, mặc vô nhìn rất thời trang rất ngầu. Nhưng khi bị bắt, lục soát nhà chả tìm được gì ngoài mấy bộ đồ đó; tui đã không nén cười khi đọc trên báo thấy tội của sáu Được có cả "tàng trữ quân trang quân dụng".

Tui vốn không ưa viện dẫn điều này luật nọ, vì bản thân từng là nạn nhân của cái gọi là pháp luật – của người quyền thế, vẫn còn tồn tại ở VN. Nên những gì nói ra, đều mang tính thực tế; không vẽ vời cũng không bơm phồng. Uyên và Kha đã quá vị thành niên, trưởng thành về nhận thức và có quyền được nhìn nhận, được đánh giá như những công dân khác trong xã hội; nói về Uyên - Kha như những đứa trẻ bé bỏng là xúc phạm hai em. Tinh thần Uyên và Kha xứng đáng được trân trọng và cảm phục, nhưng việc làm của hai em không phải là hành động của những anh hùng. Tui có đọc vài bài thơ tụng ca Uyên - Kha, có câu đại khái rằng, muốn được tự do phải bước qua nhà tù. Bản thân người viết câu thơ đó, đòn đau nhất có lẽ chỉ là bị cơ quan đuổi việc; chưa từng nếm mùi lao tù, chưa từng bị cùm chân ngồi nếm những thức ăn thua bữa của một con chó, chưa từng nếm cái đau của việc tra khảo, chưa từng bước ra khỏi phòng biệt giam với đôi mắt mờ nhòe,...Nếu như làm được, đừng cổ súy việc đó! Hãy chỉ cho những người trẻ có thể vẫn sống tốt trong tư thế ngẩng cao đầu, vẫn đàng hoàng đấu tranh cho lẽ phải, cho quyền được bảo vệ lãnh thổ của tiền nhân để lại mà không nhất thiết phải trãi qua việc đau đớn thân xác và kiệt quệ tinh thần trong tù!


...




Có một người tui muốn nhắc tới, là ông Trương Tấn Sang. Long An, nơi thụ lý vụ án Uyên – Kha là quê hương của chủ tịch nước. Sau khi hai em bị bắt, ngày 30.10.2012 đã có 157 nhân sĩ, trí thức viết và ký tên vào tâm thư gửi cho ông. Lúc biết chuyện này, tui im lặng không muốn bàn tán, vì bản thân đã không có hy vọng nhiều ở ông. Tui từng chỉ dẫn cho gia đình Hoàng Khương gửi thư cầu cứu tới CTN Trương Tấn Sang khi vụ việc xảy ra, vợ Khương cũng đã từng tìm mọi cách tiếp cận và đưa đơn xin cứu xét. Tất cả đều không hồi âm. Giá như có thể làm được điều gì đó để giảm nhẹ án cho Uyên - Kha, thì sự nghiệp chính trị của ông có ý nghĩa biết chừng nào! Bản án 6 năm của Uyên và 8 năm của Kha thật sự quá nặng và ác nghiệt, đi ngược với truyền thống nhân ái của người Việt. Cầu mong hai em mạnh khỏe, chân cứng đá mềm vượt qua khúc quanh đời mình!








TẠI SAO THẦY PHẢI BÁN... TR...











ĐỪNG DÙNG TỪ "BUÔNG THẢ", 
ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI THẦY.




Đào Tuấn - Đừng bao giờ dùng từ “buông thả” đối với những người thầy, cho dù đó có thể là sự buông thả.

Vụ mại dâm mà Công an TP.HCM vừa “hốt” ngay lập tức đã “gây bão” trong dư luận.

Hãy nhìn trong những từ khóa liên quan “Mại dâm nam”; “nghiện hút”; “Quý bà”, và…”Thầy giáo”.

Không khó để nhận ra, dư luận sốc nặng chính từ tình tiết một thầy giáo phải đi bán dâm.

Thế là từ nay, công cụ tìm kiếm sẽ mặc định thêm một cụm từ “thầy giáo bán dâm”.


Nhưng thưa các bạn, với tư cách là một người học trò, đã từng là học trò, bạn có thấy đau đớn khi người thầy của mình, những người có khi chúng ta còn trọng hơn cha mẹ phải ẩn mặt dấu tên che thân phận kiếm tiền bằng cách bán đi thứ của cải lớn nhất là thanh danh.

Có bao giờ bạn nhìn thấy đằng sau 4 chữ “thầy giáo bán dâm”, là nỗi khốn khổ cam chịu đến cùng cực của không chỉ một câu chuyện, không chỉ một thân phận?.

Giữa Thủ đô, ở Đông Anh, báo chí có lần sót thương nói đến chuyện những cô giáo mầm mon phải ra chợ bán bánh rán, làm ô sin để lấy nghề phụ nuôi thân khi nghề chính chỉ cho họ đồng lương bọt bèo đến mức sau hàng chục năm quá quen với sự tủi nhục mà mỗi cuối tháng nào đến ngày lĩnh lương các cô cũng muốn khóc.


Ở Hải Phòng, một cô giáo đã bật khóc nức nở khi bị rình bắt dạy thêm như rình bắt trộm, bị lập biên bản như bắt… mại dâm ngay trước mặt học trò.

Đừng bao giờ trách người thầy khốn khổ “sao không kiếm việc gì khác mà làm”.

Tháng 11 năm ngoái, trong một buổi tọa đàm về hình ảnh người thầy, Nguyên Phó Ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TP. HCM Hồ Thiệu Hùng, đã nói ra một sự thật là: Trong khi luôn miệng khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, thì những thầy cô giáo hưởng một mức lương không bằng một lái xe của nhân viên ngành điện.


“Nguyện vọng số 1 của nhà giáo là sống được bằng lương để có thể toàn tâm toàn ý dốc sức tại lớp, để có thời gian chăm sóc học sinh, để tích cực tham gia đổi mới giáo dục, để tự học và cả nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình. Một đòi hỏi chính đáng và rất tối thiểu mà mấy đời bộ trưởng của “ngành quốc sách hàng đầu” chưa ai làm được và chưa biết đến bao giờ mới làm được”.

Hôm nay, câu chuyện của ngành “Quốc sách hàng đầu” lại được nhắc lại khi trước Quốc hội, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch đã thẳng thắn phê bình ngành Giáo dục là “phiến diện”, là “không đánh giá đúng thực trạng xã hội” khi chỉ biết “cấm dạy thêm”, dù “chưa chắc nó đã phải là xấu”.


Không ai muốn sau một ngày đứng lớp mệt mỏi phải xách cặp đi dạy thêm. Có phải đi dạy thêm thì chắc chắn cũng không phải để làm giàu.

Không sống được bằng đồng lương chết đói. Không kiếm được tiền bằng chính nghề nghiệp của mình. Vậy thì các thầy cô giáo sẽ phải sống thế nào và bằng cách gì đây?!

Cô giáo dạy nhạc đi hát đám cưới kiếm tiền. Cô giáo mầm non đi làm ô sin. Và giờ, một thầy giáo đi bán dâm, thực ra cũng chẳng phải trộm cướp của ai, để mỗi lần nhận số tiền 200-300 ngàn đồng.

Đừng bao giờ dùng từ buông thả đối với những người thầy, cho dù đó có thể là sự buông thả.
-----------------------------------

* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại
* Hình ảnh đã đăng trên trang Xóm Nhiếp ảnh chỉ có tính chất minh họa.

từ blog maithanhhai









KÍNH THƯA CÁC LOẠI CỜ (nỗ lực hòa giải?)













Cờ đỏ, cờ vàng và hòa giải






Tháng 8-2001, tôi ghé thăm một phóng viên báo Tuổi Trẻ đang học báo chí ở đại học Fullerton, California. Cô khoe, nhóm sinh viên đến từ Việt Nam vừa đấu tranh thành công để cờ đỏ sao vàng được treo ở trại hè do trường tổ chức. 


Cuộc tranh giành màu cờ tại Fullerton trở nên kịch tính trong năm 2004 khi nhóm sinh viên gốc Việt tuyên bố không tham dự lễ ra trường nếu cờ đỏ sao vàng được sử dụng theo yêu cầu của các sinh viên đến từ Việt Nam. Trường Fullerton phải chọn giải pháp không treo cờ của nước nào trong lễ tốt nghiệp. 

Phần lớn người Việt đến Mỹ phải lao động, học tập để vươn lên, họ không có nhiều thời gian để “care” (quan tâm) đến chính trị Việt Nam. Tháng 7-1995, khi Hà Nội và Washington thiết lập bang giao, cờ đỏ sao vàng chính thức được kéo lên trên đất Mỹ. Thật dễ hiểu khi những người Việt vượt biển trên những chiếc thuyền con, những người Việt đã nằm 15 năm, 17 năm trong các trại cải tạo, từ chối đứng dưới cờ đỏ sao vàng. 

Nhưng phản ứng chỉ bắt đầu quyết liệt vào năm năm 1999, khi một người đàn ông sống tại Little Sai Gon, tên là Trần Văn Trường, cho treo trước cửa tiệm ảnh Hồ Chí Minh cùng cờ đỏ sao vàng. Cộng đồng người Việt đã biểu tình liên tục trong suốt 53 ngày để phản đối. Từ California,”chiến dịch Cờ Vàng” bắt đầu, dẫn đến việc 14 tiểu bang, gần 100 thành phố công nhận cờ vàng ba sọc đỏ như một biểu tượng của cộng đồng gốc Việt. 

Cờ vàng không chỉ xuất hiện ở Mỹ. 

Từ giữa thập niên 1990, nhiều nhà lãnh đạo của Hà Nội phản ứng gay gắt khi trong các chuyến công du thấy “quần chúng đón rước” không dùng cờ đỏ sao vàng mà chỉ dùng cờ vàng ba sọc đỏ. Không phải quan chức Việt Nam nào cũng hiểu chính quyền sở tại không (dại gì) đứng sau những nhóm quần chúng tự phát đó. Cho tới năm 2004, các nhà ngoại giao Việt Nam ở Mỹ vẫn mất rất nhiều công sức để ngăn chặn chính quyền các tiểu bang công nhận cờ vàng. 

Việc chính quyền tiểu bang công nhận cờ vàng chỉ là một động thái đối nội. Nhà nước Việt Nam Cộng hòa rõ ràng không còn tồn tại, chính quyền Mỹ bang giao với nhà nước CHXHCN Việt Nam và công nhận cờ đỏ sao vàng. Nhưng, chính quyền Mỹ không thể ngăn cản cộng đồng người Mỹ gốc Việt chọn cho mình biểu tượng. 

Một quan chức Việt Nam và thậm chí một thường dân đang cầm hộ chiếu nước CHXHCN Việt Nam, trong một nghi lễ chính thức, có quyền chỉ đứng dưới cờ đỏ sao vàng. Nhưng, một quan chức đi làm “kiều vận” mà không dám bước vào một ngôi nhà có treo cờ vàng thì sẽ không thể nào bước vào cộng đồng người Việt. Tất nhiên, bất cứ thành công nào cũng cần nỗ lực từ nhiều phía. 

Năm 2006, tôi gặp lại cô bạn phóng viên Tuổi Trẻ từng học ở Fullerton. Nhà cô vào giờ đó thay vì treo cờ đỏ sao vàng, góc nào cũng tràn ngập cờ vàng ba sọc đỏ. Tôi chưa kịp tìm hiểu đó là sự lựa chọn mới của cô hay đó là cách để có thể hòa nhập vào “cộng đồng”. 

Năm 2008, “cộng đồng người Việt Cali” đã biểu tình kéo dài khi người phụ trách tòa soạn tờ Người Việt, Vũ Quý Hạo Nhiên, cho in tấm hình chụp một cái bồn ngâm chân có in biểu tượng cờ vàng. Hạo Nhiên, thêm sự cố 2012, đã phải ra đi và biết chắc khó lòng quay trở lại. Biểu tình năm 1999, cho dù là “ôn hòa”, cũng đã khiến cho Trần Văn Trường phải chạy về Việt Nam. 

Cờ đỏ sao vàng khó có thể xuất hiện ở California cho dù ở đó có xuất hiện một cộng đồng người Việt đến từ miền Bắc. 

Nếu như nhiều người dân miền Nam trước đây tin cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của tự do thì đối với phần lớn người dân miền Bắc và thế hệ trẻ hiện nay ở miền Nam, cờ đỏ sao vàng không hẳn là biểu tượng của chế độ mà là biểu tượng quốc gia. Nhiều người đã đứng dưới lá cờ ấy để đấu tranh cho điều mà họ tin là độc lập, tự do; nhiều người đã theo lá cờ ấy mà không phải là cộng sản. 

Nhiều người dân trong nước vẫn dùng cờ đỏ khi bày tỏ lòng yêu nước. 

Tất nhiên cũng cần phân biệt hành động của một số kẻ cực đoan (chống lại cờ đỏ sao vàng) với hành vi của những quan chức chính quyền. Ngăn cản những du học sinh đến từ Việt Nam sử dụng cờ đỏ sao vàng cũng là một việc làm phi dân chủ. Những người hiểu được các giá trị của tự do không thể ngăn cản người khác đứng dưới một lá cờ mà mình không thích. 

Nhiều người Mỹ vẫn treo cờ miền Nam cho tới ngày nay cho dù nội chiến Bắc – Nam đã kết thúc từ năm 1865. Thật khó để nghĩ tới tình huống người dân miền Nam Việt Nam được phép treo cờ vàng sau ngày 30-4-1975. Cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm không chỉ thống nhất non sông mà còn để áp đặt ý thức hệ cộng sản lên người dân Việt. Một thời, phải “yêu chủ nghĩa xã hội” mới được Đảng công nhận là yêu nước. Ngay lá cờ nửa đỏ nửa xanh của “mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam” một tổ chức do Đảng cộng sản lập ra cũng đã biến mất chỉ sau mấy tháng. 

Nhiều người Việt Nam nghĩ, làm biến mất lá cờ vàng ba sọc đỏ là khôn ngoan. Nhiều người cho rằng lá cờ đó thuộc về một chính thể không còn tồn tại và là biểu tượng của một sự thất bại. Nhiều người được dạy, lá cờ đó gắn liền với những xấu xa như là “Việt gian, bán nước”. 

Cuối năm 2012, sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha bị bắt khi rải truyền đơn ở Long An có kèm theo biểu tượng cờ vàng. 

Chúng ta không có đủ thông tin để khẳng định Phương Uyên và Nguyên Kha chủ động chọn lá cờ này hay được hướng dẫn “bởi các thế lực bên ngoài”. Cho dù lá cờ ấy đến từ bên nào cũng cho thấy cờ vàng đã không biến mất như nhiều người mong muốn. Cho dù không ai biết được lá cờ nào sẽ được chọn trong tương lai, sự trở lại của cờ vàng buộc chúng ta phải thừa nhận, trong nội bộ người Việt với nhau còn bao gồm cả người Việt Nam quốc gia và người Việt Nam cộng sản. 

Và, trong không gian nước Việt cũng không chỉ có người Việt. 

Chín mươi triệu người dân Việt Nam rõ ràng không phải là “con một cha, nhà một nóc”. Khi “mở cõi” xuống phía Nam, các bậc tiền bối đã từng mang cuốc nhưng cũng đã từng mang gươm. 

Người dân thuộc các dân tộc Tây Nguyên và những bộ tộc Chăm chưa hẳn không còn nghĩ tới đế chế Champa. Những chính khách đối lập ở Campuchia vẫn thường khai thác chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi nhắc Sài Gòn và một số tỉnh miền Tây một thời là đất đai của họ… 

Sự khác biệt đó trong cộng đồng Việt Nam có thể là những mối đe dọa, đồng thời, cũng là nền móng để xây xựng một Việt Nam thống nhất mà đa dạng. Một quốc gia sẽ trở nên vững mạnh khi sự đa dạng được thừa nhận. Một quốc gia cũng có thể rơi vào sự hỗn loạn hoặc không thể phát triển nếu sự thống nhất bị phá vỡ. 

Nhưng, thống nhất quốc gia mà không dựa trên nền tảng hòa giải quốc gia thì sự thống nhất đó chỉ là tạm thời. Thống nhất quốc gia mà bằng cách ém nhẹm lịch sử và dùng vũ lực để dập tắt sự trỗi dậy của những sự khác biệt thì chẳng khác nào gài vào thế hệ tương lai một trái bom. 

Nam Tư thời Tito được coi là thịnh trị, các cuộc nổi dậy đều bị dập tắt. Nhưng, ngay những ngày đầu thời hậu Tito, nước Nam Tư bắt đầu rơi vào một thập niên xung đột. Các sắc tộc chém giết lẫn nhau, cơ cấu liên bang sụp đổ. Không chỉ có Nam Tư, Indonesia hồi thập niên 1990 và Myanmar hiện nay cũng đang diễn ra những điều tương tự. 

Đừng sợ những người Khmer ở miền Tây sẽ đòi mang đất về Campuchia trừ khi Việt Nam kém phát triển và ít tự do, dân chủ, hơn quá nhiều so với Campuchia. Không có người dân Arizona nào không biết đất ấy từng thuộc về Mexico nhưng không ai đòi đưa Arizona trả về cho “đất mẹ”. Ranh giới quốc gia càng ngày càng trở nên mong manh. Ở đâu có cơm no áo ấm hơn, ở đâu có tự do hơn, thì người dân sẽ chọn. 

Sự khác biệt và đa dạng lúc nào cũng có thể bị kích động bởi các thế lực cực đoan. Không phải độc tài, toàn trị mà theo kinh nghiệm của những quốc gia thành công, càng nhiều tự do thì càng tránh cho sự khác biệt đó trở thành xung đột. 

Tiến trình tự do cũng phải mất thời gian để thuyết phục không chỉ với những người đang cầm quyền mà cả những người dân bình thường và những thành viên trên facebook này. Trong ngày 30-4, có thể nhiều người không muốn treo cờ đỏ sao vàng (khi bị tổ dân phố yêu cầu) nhưng chính họ, chưa chắc đã hài lòng khi nhà hàng xóm treo cờ vàng ba sọc đỏ. Vấn đề là chính quyền phải làm sao để mọi phản ứng đều phải ở dưới hình thức ôn hòa. 

Câu chuyện đốt cờ Mỹ sau đây có thể giúp ta có thêm thời gian suy nghĩ. 

Nhiều thập niên sau nội chiến (1861-1865) nhiều người Mỹ lo ngại giá trị quốc kỳ bị giảm khi nó được các thương gia dùng để vẽ logo và đặc biệt khi nhiều người da trắng ở miền Nam thích treo cờ miền Nam (Confederate flag) hơn. Để phản ứng lại điều này, 48 tiểu bang của Hoa Kỳ đã thông qua luật cấm mạo phạm quốc kỳ, các hành động như xé, đốt, dùng cờ để quảng cáo… đều bị cấm. 

Năm1905, Halter đã bị tòa tiểu bang buộc tội “khi kỳ” khi bán những chai bia có in cờ Mỹ. Năm 1907, Halter tiếp tục thua kiện ở Tối cao pháp viện. 

Cho tới năm 1968, Quốc hội Mỹ vẫn thông qua luật cấm “đụng chạm” tới quốc kỳ sau khi một nhóm người Mỹ chống chiến tranh Việt Nam đốt cờ ở Central Park. Nhưng một năm sau đó, khi nghe tin cảnh sát bắn James Meredith, một nhà hoạt động dân quyền, Sydney Street đã đốt một lá cờ Mỹ ở một ngã tư của New York. Ông bị bắt và bị buộc tội “khi kỳ”. 

Sydney Street kháng án vì cho rằng: “Nếu cảnh sát làm điều đó với Maredith chúng ta không cần lá cờ Mỹ”. Tối cao pháp viện đã bác án của tòa New York vì, Hiến pháp bảo vệ quyền bày tỏ chính kiến khác nhau, bao gồm cả quyền thách thức hay khinh thường quốc kỳ. 

Cuộc đấu tranh đã không dừng lại. 

Năm 1972, một học sinh ở Massachusetts, Goquen, bị bắt, bị xử 6 tháng tù khi may một cờ Mỹ ở đít quần. Nội vụ được chuyển lên Tối cao pháp viện. Tối cao pháp viện tuyên bố luật tiểu bang (dùng để xử Goquen) là vi hiến. Các vị thẩm phán Tối cao cho rằng, trong một quốc gia đa văn hóa, có những hành động mà người này cho là “khinh ” thì người kia lại cho là trân trọng, cho nên, chính phủ không có quyền bảo người dân phải bày tỏ thái độ, ý kiến theo cách nào. 

Năm 1984, để phản đối các chính sách của Tổng thống Reagan, Lee Johnson đã nhúng dầu và đốt một lá cờ trước cửa cung đại hội của đảng Cộng hòa. Ông bị bắt, bị xử tù 1 năm và phải nộp phạt 2000 dollars. Tòa tối cao tiểu bang Texas bảo vệ Johnson và cho rằng tòa án cấp dưới sai khi coi hành vi “gây xáo trộn xã hội” của Johnson là “tội”. Theo Tòa tối cao Texas: Tạo ra sự bất ổn, tạo ra sự xáo trộn, thậm chí tạo ra sự giận dữ của người dân là cần thiết, vì chỉ khi đó chính phủ mới biết rõ nhất chính kiến người dân. 

Vụ việc dẫn tới, năm1989, Tối cao pháp viện Mỹ quyết định bãi bỏ các luật cấm đốt cờ ở 48 tiểu bang. Các quan tòa đưa ra phán quyết này giải thích rằng, nếu tự do bày tỏ chính kiến là có thật nó phải bao gồm cả tự do bày tỏ những ý kiến mà người khác không đồng ý, hoặc làm người khác khó chịu. Ngay cả thái độ với quốc kỳ, chính phủ cũng không có quyền bắt người dân chỉ được gửi đi những thông điệp ôn hòa và không làm cho ai khó chịu. Cuộc tranh cãi kéo dài tới nhiều năm sau, Quốc hội Mỹ có thêm 7 lần dự thảo tu chính án để chống lại phán quyết này nhưng đều thất bại. 

Việc để cho người dân treo lá cờ cũ của phe bại trận miền Nam, việc để cho người dân quyền được bày tỏ thái độ, kể cả bằng cách đốt cờ, đã không làm cho giá trị quốc kỳ của Hoa Kỳ giảm xuống. 

Những điều trên đây rõ ràng chưa thể xảy ra ở Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng không nên coi đấy là độc quyền của Mỹ. Người dân Việt Nam cũng xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Người dân Việt Nam, dù là Việt hay H’mong, dù là Khmer hay Chăm… cũng xứng đáng được gìn giữ và phát triển sự khác biệt của mình. Người Việt Nam, dù là cộng sản hay quốc gia, cũng xứng đáng có quyền bày tỏ những gì mà mình tin tưởng. 

Không thể có tự do trong một chế độc tài toàn trị. Nhưng, tự do cũng không thể có nếu như mỗi người dân không tự nhận ra đó là quyền của mình. Bạn không thể hành động như một người tự do nếu không bắt đầu bằng tự do trong chính tư duy của bạn.

Nguồn: FB Osin HuyDuc

KÍNH THƯA CÁC THỨ TÌNH (tào lao thế sự!)



















Đây, tình yêu diệu kỳ





Gia đình nhỏ tràn ngập tình yêu của Nick Vujicic – người không tay chân. Nick Vujicic từng phát biểu: “Tôi không có tay để chạm vào người khác. Nhưng trái tim tôi có thể chạm vào và làm rung động trái tim người tôi yêu” (Nguồn: internet).


Đây, tình chó


Cảnh tượng cảm động trên đã được nhiếp ảnh gia Minzayar của hãng Reuter ghi lại vào tháng 11/2012 tại một ngôi làng ở Myanmar. Người dân địa phương cho biết, chó mẹ chết do bị phỏng nặng trong một cơn hỏa hoạn. Cho đến thời điểm trong ảnh, cún con tội nghiệp đã ngồi cạnh xác mẹ nó 6 ngày. Các phóng viên Reuters đã hỏi những người trong làng xem có ai chịu nhận nuôi chú cún không nhưng đều nhận sự từ chối. Cuối cùng, chú cún được gửi cho một ngôi chùa gần đó chăm nom. (Nguồn: Quê Choa)




Đây, tình đồng chí!


Ký ức 57 năm qua vẫn vẹn nguyên, tươi trẻ trong tâm khảm mỗi người lính Cụ Hồ năm xưa đã làm nên một chiến thắng Điện Biên "Lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu". Cuộc đời của những người lính già năm ấy, đến bây giờ, vẫn là một tấm gương cho thế hệ hôm nay soi vào, để thấy mình được sáng trong hơn. (Nguồn: Dân Trí)



Đây, tình đồng đội!


Cảm xúc dâng trào khi đồng chí Nguyễn Tấn Dũng gặp lại người lính Cụ Hồ, đồng chí, đồng đội năm xưa sau 24 năm bặt tin tức. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xúc động ôm chầm lấy Tư Kiên: “Anh Tư ơi, anh chính là ân nhân lớn, là người đồng chí, đồng đội, người bạn học thân thiết của tôi, nhờ sự mưu trí, dũng cảm của anh mà tôi đã vượt được sông Cái Tàu bằng chiếc cối giã gạo trong lúc bị thương để về đến căn cứ an toàn”. (Nguồn: VNExpress)


Đây, tình NQTW4 và Cách mạng văn hóa !



Cuộc Cách mạng văn hoá Trung Quốc của Mao và Cuộc kiểm điểm theo Nghị quyết TW4 của Việt Nam của Nguyễn Phú Trọng diễn ra từ giữa năm 2012 có quá nhiều điểm giống nhau vì cùng là xác định trong nội bộ Đảng suy thoái đạo đức và lối sống “đe doạ sự tồn vong của Đảng”. Mục tiêu của nghị quyết này cũng nhắm vào các cá nhân, chức vụ chủ chốt của Đảng và Chính phủ.


Đây, tình đồng chó!



Anh em "đồng chó" Quảng Nam: "Thủ tướng" mộng tưởng Nguyễn Xuân Phúc & "Thủ tướng" tâm thần Nguyễn Xuân Châu đang bàn bạc “xây dựng quê hương" Quảng Nam và phát triển kinh tế đất nước?


Đây, tình của Sang với Ngư dân


Kết quả lời hứa suông của Chủ tịch nước là đúng sau một tháng, Trương Tấn Sang không hề hành động gì, bỏ rơi ngư dân và lơ luôn những lời hứa trước đó khiến Ngư dân Lê Văn Cương (xã An Vĩnh), người trước đó (ngày 15/4/2013) đã được Chủ tịch Trương Tấn Sang trực tiếp hỏi han và hứa hẹn hôm nay đã vừa bức xúc lên tiếng trên RFA: “Ngư trường của người Việt Nam trên biển Đông đang bị thu hẹp đáng kể. Điều đáng nói là dù dân đã nhiều lần lên tiếng kêu cứu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trực tiếp gặp để lắng nghe và hứa hẹn, cam kết hỗ trợ, bảo vệ nhưng sau đó thấy chủ yếu là tuyên truyền rầm rộ về buổi gặp trong khi ngư dân chờ dài cổ mà không hề thấy hành động cụ thể nào từ phía Chủ tịch nước!” (Nguồn: TuoiTre.vn)



Đây, tình một nhát


Mặt mũi "Nguyên thủ Quốc gia" Trương Tấn Sang sau khi phang một nhát: tái mét, phờ phạc như con nghiện, quần áo chưa kịp kéo đã bị kiều nữ Lý Nhã Kỳ chộp một "phô" để đời làm vốn, lại còn đưa lên tổ chức "bảy kỳ quan thế giới mới" để khoe hàng. Trong hình thấy rõ nét mặt kiều nữ Lý Nhã Kỳ hết sức hưng phấn thỏa mãn và rất ... đĩ (Nguồn: New7Wonder)



Đây, tình bao cao su



Để có thể vượt qua phong ba bão táp và thực hiện phương án “làm giàu không khó”, kiều nữ Lý Nhã Kỳ đã ra Hà Nội hiến thân cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc điều tra làm rõ có phải trên tay ghế salon bên tay phải ngài Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là bao cao su không?


Đây, tình vũ công


Đời người đã làm tới Ủy viên Bộ chính trị cũng như một vũ công, phải biết yêu nghề, phải có một cái tâm trong sáng cao cả. Nếu như đang múa, đang công diễn lại nổi tà tâm (như bức hình trên), "công vẫn ngủ" thì có khác gì người nghệ sỹ ấy đang phỉ báng bôi nhọ nghệ thuật. Sàn diễn nào, công chúng nào, Nhân Dân nào chấp nhận được. (Nguồn: Thợ cạo Trần Hùng)


Đây, tình ma cô


Nguyễn Công Khế là ma cô thứ thiệt trong làng báo, tay sai thân tín của Trương Tấn Sang sau khi cướp ghế Tổng biên tập Báo Thanh Niên thì tiếp tục lãnh đạo "bầy sâu" trong làng báo để làm công cụ truyền thông cho Chủ tịch nước và "đồng minh đắc lực" của chị em nhà họ "Đặng" 

(Nguồn: MyGo.vn)

từ blog tusangnhamhiem






Thursday, May 23, 2013

BÁN NƯỚC MÀ ĂN...
















Chúng ta đang ăn thịt đất nước mình



Ngô Minh


Cách đây vài ba năm, báo chí đưa tin làm tôi giật mình: Đến năm 2012, Việt Nam phải nhập than đá ! Thế mà đến năm 2011, nước ta đã phải nhập hàng nghìn tấn than đá từ nước ngoài. Ai cũng lo, ai cũng bức xúc. Ôi thuở ấu thơ tôi được các thầy dạy :” Việt Nam ta rừng vàng biển bạc”. Bây giờ thì sắp cạn rồi sao ? Nhìn lại đối mới từ năm 1986 đến nay, một thực trạng đau lòng đang diễn ra khắp nơi : Chúng ta đã khai thác, buôn bán tài nguyên quốc gia một cách ồ ạt, vô tội vạ. Dường như thu nhập GDP đất nước đều do buôn bán tài nguyên mà có, còn hàng hoá sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nghĩa là từ “đổi mới” đến nay, chúng ta đang sống nhờ bán tài nguyên, chứ chẳng làm được thương hiệu gì bền vững có tầm cỡ thế giới cả. Nhìn qua Hồng Kông, Ma Cao,Singapore , Nhật Bản… mà thương cho đất nước mình. Người ta chẳng có nhiều tài nguyên khoáng sản, sao người ta giàu thế . Còn mình bán tài nguyên mà ăn, rồi con cháu vài thế hệ sau ăn không khí à ?

Tài nguyên quốc gia do mồ hôi xướng máu bao đời giành được gồm: trời, đất , núi, nước, rừng, biển, khoáng sản và môi trường. Trong hoà bình xây dựng 30 năm nay, do ấu trĩ trong nhận thức và non kém về quản lý, chúng ta tiếp tục tàn phá tài nguyên dữ dội hơn, nặng nề hơn . Hình thế núi sông Việt Nam đang thấy đổi từng ngày, đang bị cày xới nham nhở !




20 năm qua có rất nhiều “phong trào” bán tài nguyên để “làm ngân sách” xảy ra rầm rộ. Như khai thác gỗ rừng để xuất khẩu ồ ạt. Quốc doanh khai thác xuất khẩu, “hợp tác xã” khác thác xuất khẩu, tư nhân núp bóng nhà nước khai thác, xuất khẩu…Gỗ cứ kìn kìn từ rừng miền Trung, rừng Tây Nguyên đổ về các cảng biển. Các đầu nậu gỗ, những người cấp phép khai thác gỗ, cấp quota xuất khẩu gỗ giàu lên từng ngày một. Đến khi “ngộ ra”, ban hành lệnh cấm, thì rừng đã bị “bán ăn” gần hết. Thế là lại phải “làm dự án” trồng 5 triệu hec-ta rừng gần chục năm nay vẫn không thành .

Hết rừng rồi thì bán đất rừng. Hơn 300.000 héc ta rừng đầu nguồn đã bị các tỉnh bán cho doanh nhân Trung Quốc khai thác 50 năm. Nghĩa là 50 năm năm , chúng muốn biến mảnh đất rừng đó thành căn cứ quân sự, lô cốt, hầm ngầm.v.v… là quyền của họ. Hết nước rồi non nước ơi !




Bán hết rừng đến bán khoáng sản dầu thô, than đá, cát, quặng ti-tan, quang a-pa-tít, quặng vàng…Nghe thông tin báo chí về việc xuất khẩu than lậu ở Quảng Ninh mà choáng váng . Trữ lượng than của ta ở Quảng Ninh có được bao lăm mà hô hào thành tích “khai thác và xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước”?; rồi quản lý yếu kém để cho hàng trăm công ty “ma” xuất khẩu than lậu một lúc hàng trăm tàu. Sao coi tài nguyên quốc gia “như vỏ hến” vậy ?

Người bán gỗ, bán than, thì có kẻ lại bán núi, bán đất ruộng làm giàu. Xem ra bán núi bán đất dễ giàu có hơn. Trong những chuyến đi thực tế ở vùng Đông Bắc hay Thanh Hóa, Ninh Bình…, tôi thấy nhiều ngọn núi bị san bằng trơ trọi, để khai thác đá sản xuất xi măng, đá xây dựng. Bây gìờ tỉnh nào cũng hai ba nhà máy xi măng, hàng chục công trường khái thác đá hàng ngày ra sức san phá núi. Có tỉnh bán luôn cả ngọn núi cho nước ngoài làm xi măng, không chỉ bán phần dương mà còn bán cả phần âm tới 30 mét sâu, nghĩa là 50 năm sau, núi thành hồ ! Hình sông thế núi Việt Nam ngàn đời hũng vĩ , bây giờ đang bị xẻ thịt nham nhở. Liệu con cháu tương lai sẽ sống như thế nào, có còn hình dung ra nước non Việt tươi đẹp xưa nữa không, khi mà quanh chúng núi non bị gậm nhấm, thân thể Tổ Quốc ghẻ lở, xác xơ ?. Tài nguyên của mình, nước ngoài đến khai thác rồi chế biến thành sản phẩm xuất khẩu của họ, trong lúc hình hài non sông bị xâm hại. “Bán núi” để ăn như thế có đau núi quá không?




“Bán đất” mới là cuộc tỉ thí vói tương lai khủng khiếp nhất. Tỉnh nào cũng có vài ba Khu công nghiêp, nhưng chẳng làm ra sản phẩm xuất khẩu nào có thương hiệu cả vì máy móc lạc hậu, bán trong nước cũng chẳng ai mua . Tỉnh nào cũng có ba bốm sân golf. Rồi dự án mở rộng đô thị lên gấp đôi gấp ba, dự án khu biệt thư, …đang làm cho đất nông nghiệp, đất trồng lúa trong cả nước, đất trồng cây ăn trái ở Nam Bộ đang thu hẹp với tốc độ chóng mặt. mỗi năm có từ 73.000- 120.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, bị chuyển đổi. Mở rộng đô thị thì đất ruộng thành đất thành phố, bán với giá cao hơn. Đua nhau mà ăn chia, lấn chiếm, đẩy nông dân ra khởi mảnh đất ngàn đời sinh sống của họ. Thế là khẩu hiệu của “dân cày có ruộng” thành ký ức lịch sử.

Vì mục tiêu tăng GDP, tăng thu ngân sách , các tỉnh đang thi nhau bán đất nông nghiệp một cách vô tội vạ . Mất đất, chỉ nông dân và nhà nước là thua thiệt. Ruộng mình đó, đất mình đó, bỗng nhiên bị mất trắng tay . Tiền đền bù giá bèo không đủ mua đất mới để xây nhà, nói chi đến làm ăn sinh sống.




Hết bán rừng, than, ti-tan, đá, người ta con bán cả bo-xit Tây Nguyên, thứ mà cách đây mấy chục năm, khối Comicom ( Khối kinh tế các nước XHCN) đã ngăn không cho khai thác, họ sợ làm hư hỏng môi trường và văn hóa Tây Nguyên. Nhưng bây giờ thì bất cần tương lai Tây Nguyên , bất cần hàng ngàn trí thức tâm huyết với đất nước kịch liệt phản đối, họ vẫn khai thác Các nhà chiến lược quân sự thường nói :” Ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm chủ Đông Dương”. Chao ôi, từ việc bán tài nguyên đến “bán nước” chỉ còn một khoảng cách mong manh như sợi chỉ !

Nước là loại tài nguyên quý giá cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện nay tất cả các con sông đều “đang chết dần” vì ô nhiễm do chất thải công nghiệp, bệnh viện chưa qua xử lý đều thải trực tiếp ra sông. Mạch nước ngầm đang xuống thấp chưa từng có do khai vô tội vạ. Rồi “phong trào” phát triển thuỷ điện tùm lum làm cho mực nước ở đồng bằng giảm xuống. Đến cả sông Hồng cũng cạn trơ đi bộ qua được. Có tỉnh làm đến hàng chục nhà máy thuỷ điện. Được điện thì mất lúa vì đất đai khô cằn không có nước tưới, bị sa mạc hoá không trồng lúa, trồng màu được. Muốn phát điện thì mực nước tích ở hồ phải cao hơn mực nước chết. Ví dụ Hồ thuỷ điện Hoà Bình bình thường mực nước cao 115 mét. Mực nước chết cao 80 mét. Nghĩa là để có điện, phải tích nước cao hơn 80 mét. Cái lượng “nước chết” cao 80 mét ấy chứa hàng tỷ mét khối không thể đổ về những cánh đồng lúa được, thì ruộng khô hạn là phải ! Mùa lũ, nhà máy điện xả lũ để bảo vệ đập, thế là không chỉ xóm làng mà cả xá cũng ngập chìm trong nước. Làm thủy điện vô tội vạ cũng là một cách “ăn tài nguyên nước” qua dự án đầu tư. Không “ăn” dự án thì các quan huyện, quan tỉnh, quan trung ương tiền đâu mà làm nhà lầu, mua xe hơi, sống cuộc sống giàu sang phú quý, cho con đi học các trường nổi tiếng thế giới như Ha-vớt, Sóc-bon ?




Bộ Chính Trị và Chính phủ là người chịu trách nhiệm chính trong việc khai thác tài nguyên vô tội vạ . Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ và chính quyền các địa phương phải có một chiến lược khai thác tài nguyên lâu dài và chỉ đạo thực hiện thật quyết liệt mới mong không bắn đại bác vào tương lai. Chúng tôi đề nghị :

- Kiểm kê lại tài nguyên đất nước để có kế hoạch bảo vệ. Quy hoạch chi tiết ngay các vùng đất nông nghiệp lâu dài, vùng núi non hung vĩ, và cấm tiệt việc khai thác bừa bãi.




- Phải dừng ngay các dự án khai thác Bo-xít Tây Nguyên vì với sự án này, người Trung Quốc không cần bo-xít , cái mà họ cần là địa bàn Tây Nguyên, đó là điều mà nhiều trí thức lớn đã phân tích, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có thư cảnh báo. Phải thu hồi các diện tích đất rừng bị bán cho nước ngoài, dù phải bồi thường hợp đồng , vì chúng đang đe dọa đến vận mạng, sự sống còn của đất nước.

- Hạn chế tối đa, kiểm tra chặt chẽ các dự án đầu tư FDI vào lĩnh vực khai thác tài nguyên ( như xi măng, quặng ti tan, và các loại khoáng vật khác ) , khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao như công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để làm giàu cho đất nước. Chúng ta phải hướng nền kinh tế theo cách làm của Nhật Bản, Singapor , Hồng Kong, những nước ít tài nguyên nhưng biết cách làm giàu bằng trí tuệ.

Ôi, giá mà tiếng kêu của tôi đến được tai những người đang cầm vận mệnh đất nước trong tay?









Wednesday, May 22, 2013

TRANH NHAU KHÚC XƯƠNG...








Ðổi luật chơi trong đảng





Ngô Nhân Dụng


Các nhà quan sát thời sự đều đồng ý rằng Nguyễn Phú Trọng đã bị Nguyễn Tấn Dũng đánh bại thảm thương trong kỳ hội nghị Trung Ương Ðảng Cộng sản vừa qua, họ gọi là “Trung Ương Bẩy,” viết là TW7. Nhưng đằng sau “hiện tượng” đó, có những vấn đề sâu xa hơn, cho thấy trên sân banh chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay luật chơi đang thay đổi; ngay các cầu thủ cũng không biết họ đang theo “luật chơi” nào. 
Nguyễn Tấn Dũng biết sử dụng một thứ luật chơi mới cho nên làm bàn liên tiếp, còn Nguyễn Phú Trọng thì vẫn quen đá theo lối cũ cho nên luôn luôn bị việt vị. Hiện tượng này không phải mới bắt đầu thấy trong TW7 mà đã diễn ra từ năm ngoái. Trong trận đá Hội nghị TW6, Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đồng loạt tấn công với khí thế rất phấn khởi, mà sau cùng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không bị lung lay.




Ðối với quý vị không quen theo dõi thời sự, cần phải giải thích thêm vài lời. Hiện nay đảng Cộng sản đang cai trị nước Việt Nam. Có 175 người được gọi là Ban Chấp hành Trung ương Ðảng nắm quyền chọn người vào các chức vụ trong đảng và trong chính phủ. Họ bầu ra một nhóm 14 người gọi là Bộ Chính Trị, trong hội nghị TW7 đầu Tháng Năm 2013 mới bầu thêm hai người nữa thành 16. Ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư, một chức vụ xưa nay vẫn được coi là đứng đầu đảng. Nhưng hai ứng viên ông đề nghị vào Bộ Chính Trị, Nguyễn Bá Thanh và Vương Ðình Huệ đều bị rớt; hai người mới được vô, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân đều thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng. Thấy rõ bên nào thắng, bên nào thua.


Ông Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn bị cho các ứng viên của mình trong nhiều bước. Thứ nhất là tái lập hai ban chuyên môn của Trung Ương Ðảng đã bị xóa bỏ từ năm 2007, là Ban Kinh Tế và Ban Nội Chính. Sau đó, cử hai người “phe ta” đứng đầu các ban này, tin tưởng rằng đến kỳ họp TW7 hai người đó sẽ được bầu vào Bộ Chính Trị; vì các trưởng ban khác đều được ngồi trong đó cả. Chuẩn bị kỹ như thế mà lại thua, cho nên thất bại của ông Nguyễn Phú Trọng kỳ này càng đau đớn hơn.




Trong lịch sử các đảng Cộng sản, thường thì người làm tổng bí thư nắm toàn quyền cài đặt người vào Bộ Chính Trị, trong ngôn ngữ của họ gọi là “cơ cấu.” Nhà báo Huy Ðức mới kể chuyện hồi Ðỗ Mười là tổng bí thư, ông lần lượt gọi hai người thuộc Bộ Chính Trị tới, nói với mỗi ông rằng: “Kỳ này tôi nghỉ, anh thấy sao?” Ông thứ nhất thật thà hỏi: “Thế ai sẽ thay anh?” Ông thứ hai thì đập tay xuống bàn kêu lên: “Trời ơi, đất nước đang như thế này làm sao anh nghỉ được?” Kết quả, ông thứ nhất bị mất chức, không được Ðỗ Mười cơ cấu cho nữa, còn ông thứ nhì giữ nguyên được ghế ủy viên Bộ Chính Trị.


Thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, cho tới Ðỗ Mười chức tổng bí thư trong đảng Cộng sản tương đương với ngôi hoàng đế trong thời quân chủ chuyên chế. Không đoán được ý tổng bí thư là mất chức, có khi còn mất mạng. Ngày nay luật chơi đã thay đổi.




Cái gì đã làm thay đổi luật chơi?


Tiền!




Nói một cách văn hoa, cái làm thay đổi luật chơi trong đảng Cộng sản là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Trong khẩu hiệu này, phần thứ nhất “kinh tế thị trường” sinh ra tiền. Cho dân được phép làm ăn tự do hơn, nhờ thế đô la từ nước ngoài đổ vào nhiều hơn, trước mắt thấy nhiều cơ hội làm tiền hơn. Phần thứ hai “Xã hội Chủ nghĩa” tức là vẫn nắm chặt quyền hành tập trung vào trong tay đảng. Nắm quyền thì khai thác được lòng sợ hãi, dùng đồng tiền thì kích thích lòng tham.


Ngày xưa, thứ năng lượng chính yếu đẩy cho cả guồng máy đảng vận hành là lòng sợ hãi, giống như dùng than đá hay xăng; còn lòng tham đóng vai phụ trợ, giống như dầu nhớt giúp máy chạy êm hơn. Ngày xưa, trên bảo dưới phải nghe, vì chức tổng bí thư nắm được đảng thì nắm quyền điều động cả bộ máy cưỡng chế; ra lệnh cho quân đội, công an, và các tổ chức mật vụ. Ngày nay, các khẩu hiệu và chiêu bài đó phai nhạt dần dần, thần thánh đã hết thiêng. Lòng sợ hãi không còn là năng lượng chính yếu nữa, lòng tham lên ngôi thay thế.




Sau khi Chủ nghĩa Xã hội lại có thêm Kinh tế Thị trường thì hai yếu tố quyền và tiền quyện lại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau, tạo thành một cơ chế vận hành mới điều động cả guồng máy đảng. Quyền chức không, chưa đủ. Người ta cần thứ quyền nào tạo ra được đồng tiền. Hậu quả là, đối với tất cả xã hội bên ngoài thì kẻ nào nắm quyền sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền. Còn ở bên trong đảng thì chức vụ nào có khả năng chia chác cơ hội kiếm tiền cho người khác thì sẽ được bên dưới kính sợ; đến khi bỏ phiếu, sẽ được người ta theo lời “hướng dẫn.”


Trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, Ðại hội thứ chín, năm 2001 bắt đầu giai đoạn đồng tiền lên ngôi. Ðại hội này chọn một nhân vật lu mờ, không khả năng mà cũng không có cá tính; Nông Ðức Mạnh được bầu lại làm tổng bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng. Chọn một người như vậy cho lên làm “hoàng đế” cho thấy khuynh hướng giảm bớt sức nặng và vai trò của quyền. Nhưng đại hội đó cũng “xác định đường lối kinh tế là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, vân vân.” Nói đến “phát triển lực lượng sản xuất” tức là mục tiêu kiếm tiền đã được đề cao.




Nông Ðức Mạnh ngồi yên trên cái ghế tổng bí thư suốt 10 năm là giai đoạn “quá độ,” quyền đang giảm giá, tiền dần dần lên ngôi. Kể từ đại hội lần thứ 11 của đảng Cộng sản thì vai trò của đồng tiền nổi bật lên.


Người thấy được sự thay đổi sớm nhất là ông Nguyễn Tấn Dũng. Có lẽ nhờ kinh nghiệm làm ăn với nhiều thứ nghề nghiệp và chức vụ khi còn sống ở miền Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã dần dần nhận ra thứ quy luật mới đang thành hình trong cuộc chơi giành quyền hành trong đảng. Nguyễn Tấn Dũng đã nằm trong guồng máy công an, lại từng nắm quyền điều khiển cả Ngân Hàng Trung Ương, cho nên hiểu được cuộc vận hành của cả đồng tiền lẫn bạo lực. 




Từ khi làm thủ tướng năm 2006, ông ta đã vận dụng các quy luật mới để củng cố địa vị. Nguyễn Tấn Dũng tập trung quyền điều động các xí nghiệp quốc doanh vào phủ thủ tướng, thay vì chia quyền cho các “bộ chủ quản” theo lối cũ. Từ đó, người đóng vai thủ tướng tạo cơ hội kiếm tiền cho tay chân của mình; phân phát cơ hội kiếm tiền để mua lòng trung thành của đồng đảng. Các ủy viên Trung Ương Ðảng được chia chỗ trong Hội Ðồng Quản Trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các chương trình kinh tế đều nhằm tạo cơ hội kiếm tiền cho những thủ túc chứng tỏ lòng trung thành. Khi người dân Việt Nam nhận thấy cả guồng máy cai trị là một mạng lưới tham nhũng chằng chịt liên kết với nhau, người cầm đầu mạng lưới đó là ông thủ tướng.


Nguyễn Phú Trọng không nhìn ra là trên sân banh luật chơi đã thay đổi. Cho nên ra sân hai lần đều thất bại. Năm ngoái, tính lật Nguyễn Tấn Dũng mà không lật được. Năm nay, hai đàn em đều không vào được Bộ Chính Trị. Người Hà Nội vẫn nói Lú như Trọng, nhưng chắc không ai ngờ ông ta lú đến như vậy. Khi đọc diễn văn kết thúc hội nghị Trung Ương 7, ông Nguyễn Phú Trọng phải giới thiệu Bộ Chính Trị có thêm hai ủy viên mới, mà không thèm nhắc đến tên người nào cả. Thái độ đó chỉ cho mọi người thấy là ông quá “cay cú.” Mà cay cú như vậy thì ông sẽ phải tìm cách phản công. Phương pháp phản công duy nhất là thay đổi lại luật chơi. Còn nhiều thứ luật chơi khác có thể thay đổi tình thế. Người Việt mình vẫn nói "Nó lú nhưng chú nó khôn". Nếu ông Nguyễn Phú Trọng không nghĩ ra kế nào thì “các chú” của ông chắc chắn khôn hơn thế nào cũng nghĩ ra!