Saturday, January 14, 2012

Sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn: Hải Phòng cưỡng chế thu hồi thêm nhiều đầm!?


“… việc thu hồi đất không bồi thường cho các cậu (các chủ đầm – p.v) là không đúng, chúng nó ác quá. Đất của các cậu không thuộc diện giao về xã quản lý!.” – Ông Trần Đình Sắc, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng phụ trách kinh tế.

Không chỉ riêng trường hợp đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Vũ Văn Luân…, hàng trăm ha đầm khác của hàng chục hộ nuôi trồng thuỷ sản tại Tiên Lãng cũng nằm trong diện bị thu hồi.

Hải Phòng thừa nhận cưỡng chế ‘quá tay’
’Đoàn Văn Vươn đã vi phạm pháp luật, nhưng…’

Hàng trăm ha đầm nằm trong diện thu hồi

Những ngày cuối năm ở Tiên Lãng (Hải Phòng), thay vì lo lắng chuẩn bị đón tết Nguyên đán đang đến gần, hàng chục chủ đầm khác nhiều ngày tháng qua mất ăn mất ngủ, vì tất cả đều nhận được thông báo thu hồi đầm nuôi trồng thuỷ sản đã được UBND huyện Tiên Lãng giao canh tác từ nhiều năm trước.

Phong trào nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Tiên Lãng thực sự phát triển ở thời điểm đầu những năm 2000, khi những hộ tiên phong như Đoàn Văn Vươn, Vũ Văn Luân, Lương Văn Trong… sau một thời gian dài mò mẫm đã tìm được hướng đi để phát triển kinh tế, và bước đầu đã thu được những thành công nhất định.



Đầm nuôi trồng thuỷ sản của Đoàn Văn Vươn đã được bàn giao cho chủ hộ mới.


Nhận thấy đây là con đường thoát nghèo ở một vùng quê nông nghiệp, nhiều người nông dân khác cũng tiến hành làm thủ tục thuê đầm để nuôi trồng thuỷ sản, và được UBND huyện cho thuê đất với mức tiền 140.000 đồng/ha/1 năm.

Đỉnh điểm của sự phát triển trong phòng trào làm kinh tế này, các chủ đầm đã thành lập Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, trực thuộc Thành hội Nghề cá Hải Phòng.

Ông Đoàn Văn Vươn được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Liên chi hội; ông Lương Văn Trong – phó chủ tịch, ông Vũ Văn Luân – thư ký.

Trong tổ chức nghề này, ông Vươn, ông Trong, ông Luân là ba hội viên được đánh giá là xuất sắc nhất, về quy mô diện tích và mô hình sản xuất.

Thế nhưng, phong trào này cũng chỉ “phất” lên được vài ba năm. Đến khoảng giữa năm 2004, đồng loạt các chủ đầm đều nhận được thông báo về việc thu hồi giao đất hết thời hạn của UBND huyện Tiên Lãng.

Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm mà các chủ đầm đã đầu tư hàng tỷ đồng vào đầm bãi, và chưa thu hồi đủ vốn.

Kèm theo QĐ thu hồi đất của huyện là thông báo yêu cầu các chủ đầm dừng đầu tư vào đầm bãi.

Ông Vũ Văn Luân, chủ thuê hàng chục ha đầm nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng cho biết: “Từ khi nhận được thông báo trên, tất cả anh em trong hội đều không dám tiếp tục đầu tư, vì huyện cho biết sẽ thu hồi mà không đền bù. Từ đó đến nay (năm 2004), các chủ đầm chỉ đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên, được con gì hay con đó, chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt… và trồng cây ăn quả. Hàng trăm ha đầm đã được đầu tư hạ tầng mà không dám nuôi trồng thuỷ sản, xót xa lắm!”.

Danh sách các chủ đầm bị thu hồi rất dài, bao gồm gần 20 hộ, trong đó tập trung ở các xã Vinh Quang, Đông Hưng, Tây Hưng, bao gồm: chủ đầm Lương Văn Trong (30ha, xã Đông Hưng); Hoàng Văn Tin (23ha, xã Tây Hưng); Vũ Văn Chiêng – 7ha; Vũ Văn Tụy (50ha, xã Đông Hưng); Lương Văn Ná (19ha); Lương Văn Tảnh (6ha); Lương Văn Cường (3,5ha); Hoàng Văn Đỏ (7ha); Nguyễn Trọng Chính (7ha); Trần Đình Thảo – 6ha; Hoàng Văn Hùng (7ha, xã Tây Hưng); Nguyễn Bá Đọ (8ha); Vũ Tiến Dũng (8ha); Lương Văn Hẩy (8ha); ông Sáu Cảnh (23ha); Nguyễn Văn Tiêu (xã Vinh Quang, 9ha)…



Ông Lương Văn Trong – chủ của 30ha đầm đang nằm trong diện thu hồi.


Ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ rầu rĩ: “Tiền đầu tư cống rãnh, bờ đầm bờ thửa, làm cống thoát nước, làm chòi canh… mỗi hội viên tối thiểu cũng hàng trăm triệu đồng đổ xuống.

Những hộ quy mô lớn vài chục ha như của tôi và anh Luân, anh Vươn… phải tính đến tiền tỷ. Vốn chưa thu hồi được mà đã bị huyện đòi không bồi thường, thì rõ ràng, những người được giao tiếp nhận lại đất đầm của chúng tôi, họ được hưởng không. Điều này là quá vô lý!”.

Cũng theo ông Trong, trước đây, thời điểm những năm 2000 khi làm ăn ổn định, một năm hộ của ông cũng thu được vài trăm triệu từ việc nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 30ha đầm ông thuê.

“Nhà nước giao đất, giao rừng trồng cây lâu năm, cây ăn quả hay nuôi trồng thuỷ sản, thời hạn theo tôi được biết tối thiểu là 20 năm, còn không cũng là 50 năm. Có như thế hộ nông dân mới dám đầu tư lâu dài và có thời gian thu hồi vốn. Thời hạn mà huyện giao cho chúng tôi là quá ngắn. Không ai có thể thả cá rồi một vài tháng sau đã được thu hoạch cả”.

Khi được hỏi, tại sao Liên Chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ của huyện Tiên Lãng – tổ chức bảo vệ quyền lợi của các hội viên, không thể hiện vai trò của một tổ chức hiệp hội, ông Trong than: “Từ năm 2004 khi huyện có thông báo thu hồi, anh em đều chán nản cả”.

Điều mà một phó chủ tịch hội như ông Trong làm được, đó là họp bàn anh em, đồng thuận phương án tất cả đều xin huyện cho thuê tiếp theo đúng trình tự, thủ tục, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, bởi vì tất cả mọi người đều có nhu cầu thực sự!

Cũng như nhiều hội viên khác, nhiều ngày nay, ông Trong đều sốt vó lo lắng và chờ đợi đến lượt khu đầm của mình bị thu hồi, bởi vì thông tin ông có được thì gần 400ha diện tích đầm bãi của hơn 20 hộ nuôi trồng thuỷ sản tại Tiên Lãng đều đã có thông báo thu hồi không đền bù.

Số diện tích đầm bãi sau khi thu hồi, vẫn được tiếp tục giữ nguyên mục đích chứ không chuyển đổi sang mục đích khác.

Sẽ có thêm nhiều vụ cưỡng chế?


Nguyên PCT UBND huyện Tiên Lãng: “Việc thu hồi không đền bù là không đúng, nó ác quá!”

Văn bản số 1 ngày 27/5/2009 của Liên chi hội Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng trích lời ông Trần Đình Sắc, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng phụ trách kinh tế: “… việc thu hồi đất không bồi thường cho các cậu (các chủ đầm – p.v) là không đúng, nó ác quá. Đất của các cậu không thuộc diện giao về xã quản lý!”.


Thời điểm chúng tôi có mặt tại Tiên Lãng vào ngày 10/01/2012, một nguồn tin cho hay: sáng 11/01/2012, lực lượng chức năng sẽ tổ chức cưỡng chế một khu đầm khác của hộ anh Vũ Văn Luân. Tuy nhiên, cuộc cưỡng chế này sẽ được giữ kín.

Buổi sáng ngày 11/1/2012, chủ đầm Vũ Văn Luân cho biết: có một nhóm người đã ra khu vực đầm bãi của anh – khu vực trong diện cưỡng chế, tất cả đều mặc thường phục. Khi biết anh Luân từ đầm đi về nhà (nhà anh Luân ở trong làng), nhóm người này đã bỏ về.

Có thông tin từ các chủ đầm, UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế thu hồi đầm của anh Đoàn Văn Vươn và Vũ Thế Luân trước. Sau đó, lần lượt sẽ đến các hộ khác đã có thông báo thu hồi theo QĐ thu hồi đầm hết hạn sử dụng từ năm 2004 sẽ được xử lý.

Cũng giống như trường hợp Đoàn Văn Vươn, anh Vũ Văn Luân nhận được QĐ thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng tại khu vực xóm Vam, xã Vinh Quang. Không đồng tình với QĐ thu hồi này, Vũ Văn Luân đã có đơn khởi kiện ra TAND huyện Tiên Lãng.

Ngày 19/11/2009, TAND huyện Tiên Lãng xét xử công khai vụ kiện hành chính.

Ngày 28/9/2009, TAND huyện Tiên Lãng tiến hành hòa giải. Đại diện UBND huyện là ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN-MT đã thừa nhận: đất UBND huyện Tiên Lãng giao cho anh Luân là đất nông nghiệp.

Cho rằng thời hạn thuê đất nông nghiệp phải là 20 năm trở lên, ông Luân yêu cầu huyện hủy QĐ thu hồi và tiếp tục cho người dân được thuê đầm.

Bị TAND huyện Tiên Lãng bác yêu cầu, Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân cùng kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.

Tòa án TP tổ chức cho hai bên thỏa thuận, đại diện của UBND huyện hứa hẹn nếu rút đơn sẽ cho thuê tiếp nên nguyên đơn rút đơn.

Tuy nhiên, sau nhiều lần làm đơn xin thuê tiếp họ vẫn không được huyện chấp nhận. Tháng 11-2011, UBND huyện ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Anh Luân bức xúc: “Biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị pháp lý. Tòa nói biên bản thỏa thuận không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”.

Hiện tại, ngoài diện tích đầm của Đoàn Văn Vươn đã bị cưỡng chế, đầm của Vũ Văn Luân cũng đã nhận được QĐ cưỡng chế nhưng chưa có thông báo về thời gian cưỡng chế.



Con đường dẫn ra khu đầm cồng Rộc (xã Vinh Quang).


“Sẽ có thêm nhiều vụ cưỡng chế để thu hồi đất sẽ xảy ra, nếu như các chủ đầm vẫn kiên quyết không chấp nhận các QĐ thu hồi mà UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành. Con số này là hơn 20 hộ” – thông tin từ một chủ đầm tại Tiên Lãng cho biết.

Khi phóng viên liên lạc với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để tìm hiểu về việc, huyện có tiếp tục dùng biện pháp cưỡng chế đối với những hộ không thực hiện bàn giao theo QĐ thu hồi đất của UBND huyện hay không, nhưng ông Hiền đã không trả lời.


“Xin nộp thuế cũng không được!”

Chủ đầm Vũ Văn Luân khẳng định: trong nhiều năm qua, các chủ đầm đã nhiều lần đi nộp thuế nhưng không được thu. Họ làm đơn đề nghị được nộp thuế nhưng Chi cục Thuế huyện trả lời không thể thu được nên lâu nay họ đành chịu tiếng không làm nghĩa vụ với Nhà nước.

Về thời hạn giao đất không cố định của huyện (dao động từ 4 đến 14 năm), các chủ đầm đã nhiều lần đề nghị UBND huyện giao đất theo đúng thời hạn 20 năm theo quy định của Luật Đất đai nhưng không được xem xét.

Huyện căn cứ vào thời hạn trong quyết định giao đất, cứ đến hạn là thu trắng, không bồi thường cũng không cho thuê lại.


Kiên Trung

Xã hội đen trùm lên xã hội đỏ




Ngô Nhân Dụng

Theo: Người Việt



“Khi một đảng chủ trương thành lập một chế độ độc tài để cai trị dân chúng, thì chính họ cũng sống theo quy tắc độc tài. Với lối sống tập trung quyền hành và bảo vệ bí mật của họ, những người khôn lanh nhất trong đảng sẽ tìm cách len lỏi theo hệ thống mà leo lên cao, leo lên cao mãi; cuối cùng guồng máy lãnh đạo đảng sẽ do một nhóm lưu manh nắm trọn.”


Hai vụ bạo động diễn ra gần nhau ở Việt Nam. Một là vụ gia đình ông Ðoàn Văn Vươn ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng đã đặt mìn rồi nổ súng bắn chết một số công an Hải Phòng chống lại việc bị cưỡng chiếm đầm nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả của họ.

Hai là vụ đặt bom nổ tại nhà ông đại tá giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên. Hai vụ có nguyên ủy khác nhau, ý nghĩa khác nhau, nhưng cùng biểu hiện uy tín của ngành công an. Một là bị ghét, hai là bị khinh thường.

Công an là rường cột của chế độ cộng sản hiện nay. Nó bị khinh rẻ và oán ghét, chứng tỏ chế độ đang trên đường suy yếu.

Tiến sĩ Lê Bạch Dương, một vị viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nhận xét về vụ ông Ðoàn Văn Vươn: “Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát.” Người dân có đi biểu tình, có hô đả đảo, có chống cự khi bị đàn áp. Nhưng cố ý đặt mìn tính làm nổ một bình ga khi công an tới khu đầm nuôi cá, rồi từ trong nhà bắn súng ra nhắm vào toán công an đến tìm, thì chưa bao giờ có. Ông Nguyễn Học, ở Hà Nội đã nhớ lại cuộc đấu tranh của nông dân Quỳnh Phụ, Thái Bình năm 1997, dùng hai câu tục ngữ: “Tức nước, vỡ bờ;” và “Con giun xéo lắm cũng quằn;” để nhận định: “…khi người nông dân đã kiên trì và nhẫn nại đến mức không thể chịu hơn được nữa thì họ phải đấu tranh.” Ông nghĩ rằng vụ này cho thấy “nó bắt đầu có tính chất của một sự phản kháng, một tinh thần nông dân phản kháng, theo truyền thống trong lịch sử dân Việt.” Một nhà làm blog khác nói thẳng: “…trước tình trạng bất công áp bức kéo dài thì sự việc chống trả của người dân cũng sẽ đến sớm muộn mà thôi, vì có áp bức thì có đấu tranh, và càng đè nén thì sức bộc phát sẽ khó lường.”

Vụ Ðoàn Văn Vươn cho thấy lòng người dân Việt Nam phẫn uất với chế độ. Còn vụ Thái Nguyên có thể biểu lộ một tình trạng suy yếu ngay trong guồng máy chính quyền. Ðại Tá Nguyễn Như Tuấn mới được bổ nhiệm làm giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên vài tháng, thì ngôi nhà của ông ở đường Lương Ngọc Quyến bị đặt bom nổ, phá tan khu vực tầng dưới, cửa sắt ngoài bị thổi tung. Một bản tin mô tả: “Các nhà hàng xóm trong bán kính 50m cũng bị sức ép của vụ nổ làm vỡ cửa kính; nhiều tấm bạt, biển quảng cáo, mái hiên di động các nhà xung quanh bị sức ép của vụ nổ thổi rách.”

Khi đọc tin này, nhiều vị độc giả đã phản ứng, coi đây cũng là một hành động phản kháng của người dân đối với guồng máy công an, và với cả chế độ. Nhưng ý kiến đó có vẻ vội vàng. Người dân Việt Nam nếu có phản kháng thì phải có lý do trực tiếp và cụ thể, như gia đình ông Ðoàn Văn Vươn đã hành động. Còn việc đặt bom phá nhà này không thấy dấu hiệu nào do những người dân phẫn uất chủ trương, vì không nhắm vào một mục tiêu cụ thể nào cả.

Báo Dân Trí trong nước cho biết thêm: “Ðại Tá Tuấn nổi tiếng mạnh tay trong việc trấn áp tội phạm về trật tự xã hội như ma túy, mại dâm, nhà hàng vũ trường và cả những vụ đua xe, quậy phá của các băng nhóm giang hồ.” Chi tiết này có thể cho thấy một động cơ của vụ đặt bom: Cảnh cáo một viên chức công an đang quá mạnh tay trong việc bài trừ tội phạm trong vùng trách nhiệm của mình. Nhưng loại tội phạm nào có khả năng và có can đảm tổ chức nổ bom nhà của một ông giám đốc công an tỉnh? Những nhóm tổ chức mại dâm, vũ trường, những nhóm đua xe, quậy phá phố phường chắc không thuộc loại đó. Có một tổ chức nào cả gan “đụng tới công an?” Chỉ có những tổ chức buôn bán ma túy mới dám nghĩ tới và có khả năng thi hành một thủ đoạn như vậy. Cho nên có thể đặt ra giả thuyết rằng ông Nguyễn Như Tuấn đang bị xã hội đen hăm dọa. Những nhóm xã hội đen mạnh nhất chắc phải dính tới việc tổ chức buôn lậu lớn, trong đó có buôn bán ma túy. Thái Nguyên có thể là một cái chốt trên con đường vận chuyển và phân phối hàng lậu và ma túy.

Ma túy là một đại nạn xã hội của nước ta. Những người tôi quen biết ở miền Bắc Việt Nam đều đồng ý rằng gần một nửa thanh thiếu niên ở các thành phố đông dân đang bị ma túy tấn công hàng ngày. Tôi đã hỏi một sĩ quan công an: Tại sao guồng máy của các anh tỏa rộng khắp nơi, không có cái gì lọt khỏi mắt công an, mà tệ nạn ma túy lại hoành hành được như vậy? Ma túy đang hủy hoại tương lai của dân tộc. Chính công an các anh chịu trách nhiệm!

Người sĩ quan công an nghe tôi hỏi chỉ biết trả lời: “Chúng tôi đã cố gắng nhiều lắm.” Một câu trả lời không ai thấy thỏa đáng.

Vụ đặt bom nhà Ðại Tá Nguyễn Như Tuấn có thể trả lời cho câu hỏi trên. Nếu giả thuyết trên đây đúng, thì vụ nổ bom ở nhà ông giám đốc công an tỉnh do xã hội đen chủ trương cho thấy công an muốn chống cũng bất lực. Và bị khinh thường.

Ðặt bom nhà một giám đốc công an tỉnh không phải chuyện chơi, tổ chức xã hội đen nào có gan làm việc đó? Ðể xem cuộc điều tra của họ rồi sẽ đi tới đâu. Có ai bị đưa ra làm con dê tế thần hay không? Sau vụ này ông Nguyễn Như Tuấn sẽ làm gì? Ông còn hăng hái bài trừ các băng đảng buôn bán ma túy trong tỉnh Thái Nguyên hay không? Ông có dám yêu cầu cấp trên của ông làm cho rõ trắng đen hay không? Nếu cấp trên trong ngành công an muốn làm cho ra nhẽ, thế còn các ông bà trong Trung Ương Ðảng có đồng ý không? Còn các ông bà trong Bộ Chính Trị, họ ngồi trên đầu Trung Ương Ðảng họ nghĩ sao?

Một nhà văn hài hước người Ba Lan, SBawomir Mrożek đã kể một câu chuyện với hình ảnh “thằng ăn cắp này ngôi trên đầu thằng ăn cắp kia,” trong tập truyện Con Voi, xuất bản năm 1957 trong thời cộng sản. Cuốn này đã được Diễm Châu dịch và in ở Sài Gòn hồi 1970. Truyện ngắn “Trẻ em” tả một lũ trẻ đắp tuyết làm hình thằng người ở công viên. Thế rồi đám trẻ bị nhiều người lớn động lòng, cho là chúng cố ý ám chỉ, nói xấu chế độ. Một người lớn giải thích: Lũ trẻ đắp ba tảng tuyết chồng lên nhau, chúng có ý đồ gì? Có phải là chúng muốn nói một bọn ăn cắp ngồi trên đầu một bọn ăn cắp khác, rồi lại bị một bọn ăn cắp khác ngồi trên đầu chúng; có phải không nào?

Nhưng làm cách nào mà những lớp ăn cắp có thể ngồi trên đầu nhau, trong những hợp tác xã, cũng nhau trong cả chế độ cộng sản ở Ba Lan; trong khi mục đích được đảng cộng sản nêu lên là làm cách mạng giải phóng dân vô sản? Vì trong xã hội loài người có những quy luật, những người chọn đi vào một con đường nào thì phải chịu hậu quả của lựa chọn đó.

Khi một đảng chủ trương thành lập một chế độ độc tài để cai trị dân chúng, thì chính họ cũng sống theo quy tắc độc tài. Với lối sống tập trung quyền hành và bảo vệ bí mật của họ, những người khôn lanh nhất trong đảng sẽ tìm cách len lỏi theo hệ thống mà leo lên cao, leo lên cao mãi; cuối cùng guồng máy lãnh đạo đảng sẽ do một nhóm lưu manh nắm trọn. Một quy luật như vậy đã được nhà xã hội học người Ðức, Robert Michels mô tả, gọi tên là “Luật sắt của chế độ quả đầu” (The iron law of oligarchy), trong cuốn sách Ðảng Chính Trị in năm 1911. Michels nhận thấy rằng các đảng hoạt động bí mật cuối cùng sẽ rơi vào trong tay một nhóm nhỏ độc tài (gọi là quả đầu, oligarchy).

Tại sao một đảng cách mạng, một đảng cầm quyền chính trị, lại bị “quả đầu hóa” và “lưu manh hóa” như vậy? Michels thấy nguyên nhân là vì một đảng phải có những người lãnh đạo; mà nhóm người nào cũng vậy, cuối cùng họ phải tự lo cho quyền lợi của chính họ; ngoài ra, tính thụ động của các đảng viên khiến họ dần dần chỉ biết tôn thờ các lãnh tụ. Quy luật sắt của Michels đã được chứng minh qua lịch sử các đảng phát xít và cộng sản. Bất cứ đảng nào hoạt động chính trị với chủ trương sẽ thi hành chế độ độc tài đều đưa đến một hậu quả này: Chính cái đảng đó sẽ rơi vào tay một nhóm quả đầu. Và đảng càng sống lâu thì càng bị một bọn lưu manh thao túng. Vì chỉ bọn họ mới có quyết tâm trên con đường xây dựng sự nghiệp cá nhân mình bằng cách leo dần dần lên các cấp lãnh đạo! Họ biến thành một lũ mafia khai thác “sự nghiệp cách mạng” của các đảng viên để củng cố quyền hành, địa vị và tài sản của họ, bất chấp lợi ích chung của người dân.

Người dân khi biết tình trạng đó thì đã quá muộn màng. Như nhà văn Dương Thu Hương viết: “Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.” Ðó là một đảng cầm quyền hay một băng đảng ăn cướp? Như ông Ðoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng đã có kinh nghiệm. Nhưng ông làm gì được để bảo vệ các thành quả do công sức gia đình ông tạo nên, khi cả guồng máy hành chánh và công an cùng nhau cố ý đưa ông vào bước đường cùng? Nỗi phẫn uất của ông không biết trút vào đâu, cho nên mới sinh bạo động!

Vụ nổ bom nhà ông Nguyễn Như Tuấn không biết điều tra sẽ đưa tới kết quả nào hay không. Ai có can đảm làm cho rõ trắng đen? Trong khi chờ đợi chúng ta biết một sự thật, rằng xã hội đen mạnh lắm, táo bạo lắm; nó coi những thứ như đại tá công an không ra gì cả. Nó bạo và mạnh như vậy cho nên mới dám nổ bom dằn mặt một giám đốc công an tỉnh! Nó biết không ai dám tìm sự thật sau cùng; không ai dám làm cho ra nhẽ. Bởi vì sức mạnh của nó đã trùm lên trên cả những cấp chỉ huy công an, phủ lên đầu cả những người chỉ huy công an. Trên đầu các ông giám đốc công an tỉnh có Bộ Công An, trên đầu bộ này có Trung Ương Ðảng, trên đầu họ lại có Bộ Chính Trị. Giống như cái hình người tuyết trong truyện ngắn của SBawomir Mrożek có mấy tảng. Ở cấp nào cũng có bóng dáng xã hội đen len lỏi vô, chia chác và thao túng! Xã hội đen đã trùm lên trên xã hội đỏ! Không thể nào phân biệt được xã hội đen với xã hội đỏ nữa!

Niềm vui, nụ cười Tây Bắc áp năm


Áp năm đi Tây Bắc là quãng thời gian quá tuyệt vời. Sương trắng, đào mận chuẩn bị trổ hoa. Đoàn “cơm thịt” của ông Trần Đăng Tuấn huy động nhiều nhóm đi chuyến cuối cùng trước Tết âm lịch để mang gần 4000 chiếc áo rét đến những đứa trẻ chuẩn bị đón xuân. Lần này mình học đòi chụp ảnh. Tất nhiên chất lượng ảnh chẳng nên bàn làm gì. Mọi người hay bảo mình viết u ám còn ảnh thì sao? Hãy xem nhé, chỉ toàn là Nụ cười là Niềm vui thôi.


 

Đào rừng trên đường đánh chiếm miền xuôi

Chiếc xe ca này chở hết công suất, chằng buộc cả bao tải trên nóc ( đã tháo dỡ bớt đi 6 bao tải bố rồi). Khoảng 3000 chiếc áo rét được chở ở xe này, chật cứng chỉ còn chỗ cho lái xe và một người áp tải. Nhưng đó chưa phải là kỷ lục. Xe đạt kỷ lục về thời gian chạy trên đường. Xuất phát từ 5 giờ sáng ngày 10/1 từ Hà Nội với hành trình Suối Giàng (Văn Chấn)-Nậm Khắt, Lao Chải (Mù Cang Chải) của tỉnh Yên Bái để phát trực tiếp áo ấm cho các cháu mầm non, tiểu học ở các điểm trường trên. Xe chạy về Sa Pa đúng 4 giờ ngày 11/1 để kịp đi Bát Xát ngay sáng hôm đó. Tổng cộng cuộc hành trình là 22 giờ. Cảnh sát giao thông chắc sẽ phiền lòng vì kỷ lục này.


 

Xe vượt ngầm vào Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai)

Bạn hãy nhìn những đứa trẻ này xem. Là gì nếu không phải niềm vui lấp lánh trong ánh mắt, trên khuôn mặt. Mình có tay nghề thì cái xery ảnh hai đứa trẻ này sẽ rất tuyệt nhưng không sao, mình sẽ diễn giải bằng lời…của chính mình. Đây là ở điểm trường mầm non Suối Giàng. Lũ trẻ xếp hàng nhận quần áo. Để mình dịch chúng đang làm gì nhé. Ê, đội mũ lên đi….


 

-Cái mũ đó hay lắm đấy!- Nhất trí nhưng đội như thế nào?- Dào ôi…

Đứa bé đội mũ len bèn chỉ dẫn cho bạn. Cậu bé kia ngơ ngác không còn hiểu ra làm sao. Mũ len tỏ ra đầy hiểu biết vừa nói vừa thao tác.


 

Đây này, làm như thế này này, đồ đần thối, có thế mà cũng ngơ ngác. 




Thấy chưa, ngon nghẻ chưa, ấm phải biết nhé. Khekhe…

Nhìn hai đứa trẻ bên nhau thấy lòng thật ấm áp. Chợt nghĩ đến cái cơ duyên đầu tiên ông Trần Đăng Tuấn bước vào làm chương trình cơm thịt. Ông đã gặp được những người đồng hành ngay từ khoảnh khắc đầu tiên. Đó là anh Hoàng Mạnh Thắng, cái cậu chủ quán được đề cập đến trong bài viết. Tôi đã gặp Thắng nhiều lần ở Suối Giàng, ở chính cái quán của anh. Thắng vồn vã và cực kỳ nhiệt tình. Tôi coi Thắng như những thành viên sáng lập ra quỹ cơm thịt. Một người nữa cũng rất ấn tượng đó là nhân vật cũng có trong bài viết bác người Mông thổi cơm cho lũ trẻ. Tên của anh là Giàng A Lồng. Anh Lồng có tay nghề bếp núc rất khá. Tôi gọi cuộc hội ngộ của Trần Đăng Tuấn, của anh Thắng, anh Lồng trong ngày áp năm này là hội ngộ cơm thịt. Và…. 


 

Nụ cười mủm mỉm của cơ duyên cơm thịt

Nậm Khắt ( Mù Cang Chải). Hiếm khi mình được nhận cảm giác ấm áp như thế này giữa vòng tròn các con. Sao thế, sao nét mặt cứ căng cứng như vậy hở các thiên thần nhỏ. Phải rồi, lạ lẫm đấy mà. Những khuôn mặt dù không có được nụ cười như mình vì e dè thì mình vẫn biết các con rất vui. Những chiếc áo này sẽ ngời sắc trong dịp Tết ở các bản làng. Cầu cho niềm vui sự may mắn cùng song hành với các con.


 

Ấm áp quá. Mình mong có phép thần nào đó để mình mãi được như thế này. Chính bàn tay đen đúa lam lũ đang sưởi ấm cho bàn tay lạnh giá của mình.

Ở tiểu học Pa Cheo, các bé được nhận quần áo đúng lúc chuẩn bị có một đoàn từ thiện nào đó cùng một đoàn thể ở tỉnh đến thăm trường. Biểu ngữ chào mừng. Những đứa bé chuẩn bị một màn múa hát. Thành thử bọn mình được thơm lây. Nhìn chúng múa hát mình quên mất đang mùa đông lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp. 


 

Vui mắt chưa? Những đứa trẻ phía sau chưa được nhận áo mới. Nhưng chỉ chốc lát thôi chúng cũng sẽ nhận được quà.

Điểm trường mầm non Sàng Ma Sáo như một ngày hội. Đây là nơi tập kết áo ấm cho cả ba cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Có thể gọi là phủ áo ấm cho học sinh toàn xã. 




Rộn rã chia hàng xuống các điểm trường.

Nhà báo Mai Thanh Hải người nặng lòng với trẻ miền núi, tự lái xe riêng đi trọn cả chuyến. Nào, cười lên, ta cùng xuống bản.


 

Cười tươi chưa, đi nào

Không đi được ô tô thì thồ áo bằng ngựa. Kém cạnh gì nào, vẫn cười tươi phải biết.


 

Bản xa đã có chân ngựa sải. Nhìn thật thích mắt.

Một vài gương mặt trẻ. Tiêu chí là cười là vui.


 

Không cần lời bình


 

Có chút mũi đặc không hề giảm đi sự tươi tắn. Rét thế cơ mà.

Bạn có nhận ra ai đây không? Chính là cậu bé tự nấu cơm ở Lao Chải. Là nhóc tì ở gravatar của trang ông Tuấn.


 

Không thể tươi hơn.


 

Có chút e dè nhưng vẫn là cười gần hết cỡ.

Một vẻ đẹp rất đàn ông. Một gương mặt khó có thể tả hết được cảm nhận. Em bé ở Thanh Bình ( Mường Khương) lúc mặc áo mới.


 

Áo mới và răng cửa mới sắp mọc.

Điểm cuối cùng là trường tiểu học Thanh Bình, huyện Mường Khương. Ngày học cuối cùng trước khi nghỉ Tết. Học sinh ra tận cổng trường tiễn đoàn. Những gương mặt mùa xuân tươi rói. Cảm ơn các con.


 

Tạm biệt, tạm biệt. Hãy quay trở lại với chúng cháu nhé. Đừng như những người qua đường. Đừng quên chúng cháu!

Cái món ảnh ọt này chiếm nhiều thời gian hơn cả viết. Chẳng biết hình ảnh có hơn được con chữ nhưng những gương mặt trẻ này mình nghĩ đó chính là mùa xuân. Mùa xuân đang đến.Cảm ơn Mùa xuân.

Hà Nội 14/1/2012

PNT

Chiếm đóng Bắc Kinh?

Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), Giáo sư Claremont McKenna College

Tăng trưởng kinh tế nhanh đã không thể ngăn cản làn sóng bất mãn ngày càng cao ở Trung Quốc. Ngay cả khi kinh tế cất cánh, số vụ biểu tình phản kháng đã tăng vọt. Vì đâu nên nỗi?



Sự bùng nổ biểu tình quần chúng tự phát chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực ở Trung Quốc hiện nay không tỏ dấu hiệu thuyên giảm. Trong biến cố gần đây nhất được báo chí phương Tây liên tục đưa tin, hàng ngàn dân làng Ô Khảm, một cộng đồng làm nông ở tỉnh Quảng Đông, “đã chiếm đóng” làng của mình trong gần hai tuần trước khi thành công trong việc buộc chính quyền tỉnh (đã phải cử phó bí thư tỉnh ủy xuống thương lượng với dân làng) có những nhượng bộ quan trọng. Ngòi nổ cụ thể làm bùng phát cuộc biểu tình quần chúng đông đảo khác thường này là một tai họa phổ biến thường ập xuống đầu nông dân Trung Quốc: tình trạng cán bộ địa phương ăn cắp đất đai của dân. Mặc dù nông dân ở Trung Quốc, ít nhất là về danh nghĩa, được thuê 30 năm đối với đất thuộc sở hữu nhà nước, cán bộ địa phương thường bán những hợp đồng cho thuê này cho những nhà phát triển địa ốc thương mại để hưởng lợi nhuận kếch xù mà không thèm hỏi ý kiến những nông dân bị ảnh hưởng. Phần lớn số tiền thu được từ những giao dịch phi pháp như vậy đổ vào kho bạc của chính quyền địa phương và rơi vào túi của những cán bộ tham ô, trong khi những nông dân nay đất chẳng còn mà thu nhập cũng không chỉ nhận được vài đồng còm cõi.

Dân làng Ô Khảm nằm trong số hàng triệu nạn nhân của thủ đoạn lan tràn này ở Trung Quốc. Những trường hợp tịch thu đất phi pháp (cùng với những trường hợp cưỡng chế di dời ở các vùng đô thị) đã trở thành nguyên nhân phổ biến nhất của những cuộc biểu tình và bạo động tập thể ở Trung Quốc ngày nay. Theo ước tính của các học giả Trung Quốc, chúng chiếm khoảng 60 phần trăm những sự kiện gọi là “biến cố quần chúng” được chính quyền Trung Quốc ghi nhận. Khác với dân làng Ô Khảm được lãnh đạo cao cấp của tỉnh Quảng Đông hứa xem xét lại những giao dịch đất đai mờ ám, đa số nông dân bị cướp đất chẳng được chính quyền giúp đỡ gì.

Do quy mô, thời gian và kết quả của cuộc biểu tình ở Ô Khảm, giới phân tích chính trị Trung Quốc dễ sa vào chỗ xem biến cố này là tín hiệu cho tình hình sắp tới. Phải chăng biến cố này sẽ khuyến khích những nông dân oan ức ở nơi khác tập hợp lại để biểu tình theo cách tương tự? Phải chăng việc xử lý nhẹ nhàng cuộc biểu tình ở Ô Khảm cho thấy khi phản ứng trước tình hình bất ổn xã hội, Đảng Cộng sản sẽ có cách hành xử khác ?

Ta không nên suy diễn quá nhiều từ một biến cố. Lý do hợp lý nhất của việc giải quyết êm xuôi biến cố này có liên quan đến bối cảnh chính trị chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Bắc Kinh, vì bí thư tỉnh ủy Quảng Đông [Uông Dương, Wang Yang - N.D.], một ứng cử viên sáng giá giành ghế trong Thường vụ Bộ Chính Trị gồm chín ủy viên, có thể đã gây tổn hại cơ hội của mình nếu cuộc biểu tình này kết thúc bằng một cuộc tắm máu. Hoàn cảnh chính trị khác thường đã buộc cán bộ địa phương có lối cư xử cẩn trọng và kiềm chế hiếm thấy. Tuy nhiên, biến cố Ô Khảm chắc hẳn khiến giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo âu.

Trong ngắn hạn, Trung Quốc rất có thể sẽ lại có thêm một giai đoạn xã hội vô cùng bất ổn. Thực vậy, lãnh đạo cao cấp nhất của đảng phụ trách an ninh nội địa gần đây đưa ra lời cảnh báo u ám về tình trạng bất ổn xã hội đang tăng lên. Nguyên nhân cụ thể do ông nêu ra là kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại với nhu cầu xuất khẩu giảm sút, thị trường bất động sản suy sụp, và nợ xấu chồng chất trong hệ thống tài chính. Tuy đúng là thành quả kinh tế yếu kém sẽ làm giảm tính chính đáng của Đảng và mức thất nghiệp gia tăng sẽ khiến hàng ngũ những người bất mãn càng đông đảo hơn, những nguyên nhân gây nên phản kháng xã hội ở Trung Quốc không có tính chu kỳ, mà có tính cơ cấu. Nói cách khác, dân thường ở Trung Quốc nổi loạn chống chính quyền địa phương không phải vì khó khăn kinh tế tạm thời, mà vì sự lạm dụng quyền lực có tính hệ thống và lan tràn, và nạn chuyên quyền đê tiện mà thủ phạm là những cán bộ đại diện cho nhà nước độc đảng.

Để hiểu tại sao đúng như vậy, ta chỉ cần đặt mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cạnh mức gia tăng những biến cố biểu tình quần chúng được báo cáo. Số vụ biểu tình quần chúng tăng bất kể thành quả tăng trưởng của Trung Quốc ra sao. Tỉ lệ gia tăng biểu tình quần chúng cao hơn tỉ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Năm 1993, chính quyền báo cáo 8.709 biến cố như thế. Năm 2005 có 87.000 vụ được báo cáo. Có lẽ để phủ nhận thực tế cay đắng này, kể từ đó Bắc Kinh đã ngừng công bối số liệu chính thức. Tuy nhiên, giới xã hội họ Trung Quốc ước tính rằng số biến cố quần chúng đã lên đến 180.000 hồi năm ngoái. Điều đáng chú ý về những số liệu này là tăng trưởng kinh tế thậm chí đã châm ngòi cho sự bất mãn xã hội ở Trung Quốc. Quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong thập niên vừa qua. Số biến cố quần chúng tăng khoảng bốn lần trong cùng thời kỳ.

Nhận xét có vẻ ngược đời này đưa ta đến một câu hỏi tự vấn khác: tại sao tăng trưởng kinh tế đang khiến ngày càng có nhiều người dân thường ở Trung Quốc bất mãn? Có thể nghĩ ngay đến ba câu trả lời như sau.

Thứ nhất, những lợi ích của tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc hiện không được chia sẻ công bằng, trong đó giới chóp bu kinh tế và chính trị chiếm lấy phần nhiều nhất. Giống như ở phương Tây, mức độ bất bình đẳng ở Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong hai mươi năm qua. Ngày nay, sự chênh lệch thu nhập ở Trung Quốc đang tiến đến gần bằng mức độ ở Mỹ La tinh. Quan trọng hơn, vì những quan hệ chính hệ và tham nhũng có tầm quan trọng đối với thành công kinh tế trong chế độ chuyên quyền kiểu tư bản bè phái, dân thường hầu như ai cũng xem của cải mà giới chóp bu kiếm được là không chính đáng. Điều này tạo ra một môi trường xã hội trong đó lòng căm ghét người giàu và người có quyền lực có thể sẵn sàng biểu lộ bằng các cuộc biểu tình và bạo động.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tuy có tỉ lệ cao đáng nể, nhưng thực ra có chất lượng thấp. Kinh tế Trung Quốc tăng tiến bằng cách cắt giảm các dịch vụ xã hội (chẳng hạn như y tế, xóa đói giảm nghèo, và giáo dục) và không quan tâm đến môi trường. Dịch vụ xã hội sút giảm có thể gây bất mãn ở dân thường, những người vốn phải dựa vào các dịch vụ này nhiều hơn giới chóp bu. Tệ hơn nữa, sự xuống cấp môi trường, một kết quả trực tiếp từ việc Bắc Kinh mù quáng chú trọng đến tăng trưởng GDP, nay đã trở thành một nguyên nhân chính gây ra phản kháng xã hội. Bộ Bảo vệ Môi trường đã công khai xác nhận rằng những biến cố quần chúng do ô nhiễm môi trường gây ra đã tăng với tỉ lệ hai chữ số mỗi năm (mặc dù bộ này không tiết lộ con số thực tế).

Thứ ba, phản kháng xã hội là một phản ứng tất yếu của dân thường đối với tham nhũng có hệ thống, trấn áp và nạn chuyên quyền đê tiện là đặc trưng của một chế độ độc đảng. Trong một hệ thống như vậy, những đại diện của chế độ có quyền lực lớn lao nhưng không có trách nhiệm giải trình. Việc họ dùng áp bức và vũ lực chống lại những công dân chẳng được ai bảo vệ đã thành thói quen thường nhật. Trong vụ Ô Khảm, mồi lửa châm ngòi cho cuộc biểu tình quần chúng này là cái chết của một người đại diện được dân làng cử đi thương lượng với chính quyền địa phương. Người ta cho rằng anh ta đã bị cảnh sát tra tấn. Vì hệ thống này tạo ra những nạn nhân vô tội hàng ngày, hệ thống này chí ít cũng nên dự trù có lúc những nạn nhân của hệ thống nổi dậy để tự vệ.

Do đó có thể thấy rõ là phản kháng xã hội với sự tham gia của đông đảo quần chúng đã trở thành một đặc điểm thường trực của hệ thống chính trị Trung Quốc. Mặc dù sự phản kháng đó tự thân nó sẽ không phế truất Đảng Cộng sản, nhưng nó sẽ làm suy yếu sự cai trị của đảng theo nhiều cách tinh vi. Cố duy trì kiểm soát đối với nhân dân bất kham nghĩa là đảng buộc phải càng dùng thêm nhiều nguồn lực cho an ninh nội địa. Còn nếu để mặc cho những phản kháng thường nhật đó – được khuếch tán rộng rãi nhờ Internet và blog – xảy ra thì đảng có vẻ nhu nhược và bất lực. Có hàng chục triệu công dân bất bình cũng có nghĩa là phong trào đối lập tiềm năng có thể tìm được các đồng minh chính trị trong quần chúng bị áp bức của Trung Quốc. Tệ hơn hết, trong một cuộc khủng hoảng chính trị, những kẻ thù này của chế độ có thể đều nổi dậy chống đối một cách tự phát.

Có lẽ giới chức an ninh nội địa của Trung Quốc thậm chí nên lo lắng nhiều hơn. Hôm nay là Ô Khảm. Tiếp đến là Bắc Kinh chăng?

Bản tiếng Anh: Occupy Beijing?, The Diplomat, 30/12/2011

Bản tiếng Việt: PVLH, Blog lên đông xuống đoài,
______________________________________________________




Những con số khó hiểu 
 ________________________________________________________________________________________________________________________________
 
NVP

Kết thúc năm 2011, nhiều ngân hàng công bố mức lãi kỷ lục. Ví dụ, Vietinbank lãi 8.105 tỷ đồng hay Vietcombank lãi 5.700 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng khác cũng có những mức lãi khó tin như thế.

Đối với nhiều người, ngàn tỷ đồng lớn đến bao nhiêu thật khó hình dung. Có lẽ chuyển sang đô-la Mỹ cho dễ thấy - 8.105 tỷ đồng tương đương mức lãi 385 triệu đô-la, 5.700 tỷ đồng tương đương 271 triệu đô-la!

Đây là mức lãi lớn bất ngờ, ngay với cả người trong cuộc. Còn nhớ khi cổ phần hóa, bán cổ phần lần đầu ra công chúng, Vietinbank cũng chỉ đặt chỉ tiêu lãi trước thuế cho năm 2011 là 4.954 tỷ đồng. Còn năm 2005 lãi của ngân hàng này chỉ có 525 tỷ đồng.

Mức lãi này cho thấy nhiều điều.

Áp đặt mức trần lãi suất huy động 14% trong khi thả nổi lãi suất cho vay là một chủ trương có lợi cho giới ngân hàng trong khi phần thiệt sẽ thuộc về người dân và doanh nghiệp. Khi lãi suất huy động bị khống chế ở mức 14%, lượng tiền huy động sẽ bị hạn chế theo cho nên ngân hàng sẽ chọn khách hàng nào chịu lãi suất cao để cho vay chứ đâu có động cơ giảm lãi suất cho vay để lôi kéo khách hàng. Trong một tình huống ngược lại, nếu lãi suất cho vay bị khống chế ở một mức nào đó trong khi lãi suất huy động được thả nổi, các ngân hàng sẽ cạnh tranh nâng lãi suất huy động đến một mức nào đó, thấp hơn trần lãi suất cho vay để họ còn có lãi nhưng cao hơn hiện nay để thu hút người dân gởi tiền. Lúc đó lợi nhuận của các ngân hàng có thể không cao như hiện nay nhưng cả nền kinh tế sẽ được lợi, thanh khoản sẽ được cải thiện, lãi suất cho vay sẽ được kiểm soát… Kiểm soát bằng trần lãi suất dù lãi suất huy động hay lãi suất cho vay đều làm cho cung cầu méo mó nhưng mỗi loại méo mó mỗi cách và mỗi loại có lợi cho các đối tượng khác nhau.

Thật ra, đâu phải khoản tiền nào gởi vào ngân hàng cũng nhận lãi suất huy động tối đa 14% đâu. Các ngân hàng thương mại nhà nước hay nhà nước nắm cổ phần chi phối vẫn đang hưởng lợi thế nhận tiền gởi từ các tổ chức, doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn trần 14% rất nhiều. Vậy mà họ không có động lực giảm lãi suất cho vay vì không có gì thúc đẩy họ làm chuyện đó cả. Thị trường bị méo mó là vì thế.

* * *

Một con số khác cũng làm nhiều người ngạc nhiên. Đó là doanh thu của hai công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam. VNPT năm 2011 có doanh thu lên đến 117.275 tỷ đồng; Viettel có doanh thu không kém – 116.012 tỷ đồng (Nguồn: ITCnews). Một nguồn khác cho con số hơi khác một chút, doanh thu năm 2011 của VNPT là 120.800 tỉ đồng còn của Viettel khoảng 117.000 tỉ đồng (Nguồn: SGTT).

Cứ lấy theo con số đầu tiên thấp hơn, cộng hai nguồn doanh thu này lại, chúng ta có con số 233.287 tỷ đồng (tương đương khoảng 11 tỷ đô-la Mỹ)! Mặc dù chưa tính các hãng viễn thông khác, đây là con số khổng lồ.

Chia con số này cho 87 triệu dân, chúng ta thấy mỗi người dân, từ em bé sơ sinh đến cụ già trăm tuổi, năm vừa rồi đã chi gần 2,7 triệu đồng cho ngành viễn thông (chưa tính các hãng viễn thông khác), tức gần 10% tổng thu nhập đầu người. Dĩ nhiên không phải toàn bộ doanh thu của VNPT và Viettel là đến từ dịch vụ điện thoại di động nhưng đây là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Con số này cũng cho thấy nhiều điều.

Thứ nhất là số liệu thống kê về GDP, thu nhập đầu người, cơ cấu tiêu dùng của người dân Việt Nam đối chiếu với doanh thu khổng lồ này là phi lý. Nếu con số doanh thu của VNPT và Viettel là chính xác (mà chắc là chính xác) thì tôi nghĩ GDP thật sự (tức tính cả khu vực phi chính thức) của Việt Nam phải cao hơn con số chính thức được công bố.

Thứ hai, hiện nay mỗi người chúng ta, dù nghèo đến đâu cũng phải chi một khoản tiền không nhỏ cho chiếc điện thoại di động mà nhiều năm trước đây không phải chi. Nghĩ cũng lạ, chiếc điện thoại di động ra đời, làm thay đổi thói quen tiêu dùng lớn như thế nhưng mọi người đều chấp nhận như chuyện đương nhiên. Nhưng biết đâu, đây là khoản chi tạo điều kiện làm ăn cho nhiều người, kể cả người bán hàng rong hay đây là khoản chi tạo niềm hạnh phúc.

Chỉ có điều nếu chú ý, chúng ta sẽ thấy con người ta ngày nay tiêu dùng thời gian vào chiếc điện thoại ngày càng nhiều. Quan sát một người đang tạm thời rảnh việc, như đang ngồi chờ đến lượt mình, ắt sẽ dễ thấy người chăm chăm làm cái gì đó với chiếc điện thoại di động hơn là thấy một người quan sát quanh mình, trò chuyện với người ngồi bên cạnh để làm quen. Chiếc điện thoại gắn kết nhưng cũng làm cho con người xa cách nhau như một nghịch lý nữa.

theo blog NVP 
______________________________________________________
 
BẠO LỰC ĐỎ
 ______________________________________________________________________________________________________________________________

 Được đăng bởi nguyentrongtao

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Có một thời chúng ta nói nhiều tới chuyên chính vô sản. Từ ông Lenin tới ông Stalin. Từ ông Mao đến ông Đặng. Từ ông A đến ông Z… Và máu đỏ nhuộm dân đen.

Máu. Máu. Và máu…

“Máu người không phải nước lã!!!”. Ai cũng biết điều đó.

Nhưng hôm nay chúng ta vẫn phải hàng ngày chứng kiến máu đổ. Máu đổ ở đâu xa?, ở ngay bên ta đấy thôi. 



Thiên An Môn đẫm máu.

Chiến tranh, chết vì bom đạn đối phương. Hòa bình, chết vì bất đồng chí hướng. Học trò chết vì lời mắng của thầy cô. Bạn bè chết vì ghen tuông, hiềm tị. Đồng chí chết vì tham ô hủ hóa. Dân chết vì kẹt xe, kẹt đường sống, chết vì bọn “xã hội đen” hoành hành như chốn không người. Và chết vì quyền lực.

Quyền lực đồng tiền đổi trắng thay đen. Quyền lực xã hội đổi bạn thành thù. Quyền lực dùng bạo lực. Quyền sống cũng dùng bạo lực. Nhưng không gì đáng sợ hơn khi chính quyền dùng bạo lực với dân thường.

Vụ nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng là một đỉnh điểm của thời bạo lực đỏ. Một vụ trấn áp bằng “chuyên chính vô sản quá đà” đã đẩy tới máu đổ, khiến ai cũng bàng hoàng đến hoảng sợ. Nhưng tội ác chưa dừng khi kẻ chống lại chuyên chính bị còng tay. Tội ác tiếp tục phơi bày khi ngôi nhà của tội phạm bị san bằng mà không còn ai trong đó. Thời quân giải phóng tiến vào Sài gòn cũng không làm như thế với những ngôi nhà của kẻ thù đã đầu hàng hay tháo chạy. Nhưng chính quyền Tiên Lãng đã làm điều đó với chính người dân của mình. Có thể nói, đó là hành động của “bạo lực đỏ”.

Chưa nói đúng sai, chỉ nói về sự phản ứng manh động của người nông dân Đoàn Văn Vươn khi thấy mình bị dồn vào bước đường cùng, cũng đủ hiểu bạo lực đỏ đang hoành hành thế nào. Người nông dân ấy biết mình không thể thắng được chính quyền, nhưng họ đã bị buộc phải lựa chọn “mù quáng” như người ngoài cuộc vẫn nghĩ. Sự “mù quáng bắt buộc” ấy không chỉ dạy cho chính họ bài học đắt giá, mà chính là họ muốn dạy cho quyền lực một bài học thức tỉnh lương tri.

Nhìn ngược về lịch sử, những cuộc khởi nghĩa nông dân đều nổ ra bởi sự áp bức của quyền lực trị vì, bóc lột, cướp công cướp của. Vụ nổi dậy của nông dân Thái Bình cuối thế kỷ trước đã lật đổ nhiều quan chức từ thôn xã đến huyện tỉnh. Và giờ đây, cuộc nổi dậy của gia đình Vươn nông dân cũng chỉ lặp lại như vậy mà thôi.

Và máu đã đổ. 



Lực lượng CA và quân đội cưỡng chế khu đất của Vươn nông dân.

Tôi ngước nhìn lên cao hơn, xem có ông quan to nào đang rình rập áp bức dân? Tự nhiên tôi nghĩ đến ông bộ trưởng giao thông đang lồng lộn kiên quyết “móc túi” dân với dự án thu tiền xe lưu thông để xây hạ tầng? Cứ làm như xe đang lưu thông chưa bao giờ bị đánh thuế! Cứ làm như từ xưa và cả tương lai nữa, nhà nước sẽ không có ngân sách để đổ vào giao thông. Vậy đường sá, cầu cống, sân bay, hải cảng… chẳng lẽ tự nhiên mà có? Hàng trăm thứ thuế của dân (chứ đâu phải của mấy ông chính phủ) đã đổ vào đấy, và đổ vào túi của bọn quan tham nữa mới có đường sá, cầu cống, sân bay, hải cảng… cho quốc kế dân sinh, và cho chính các ông bay đi bay về sớm tối. Nếu cai quản một bộ tiêu tiền như nước mà chỉ tư duy như một trưởng thôn thì liệu dân có còn tin quan nữa hay không?

Vẫn biết có quyền thì có lực, nhưng khi cái quyền lực trở nên độc tài thì nó chính là bạo lực.

Nếu chúng ta đang lo ngại về nạn “bạo lực học đường”, thì chính chúng ta còn lo ngại hơn rất nhiều về nạn “bạo lực đỏ” – bạo lực quan.

Nếu không hạn chế được nạn “bạo lực đỏ” thì máu dân lành vẫn đổ. Và có thể, cả máu của quan nữa.

Thiện tai! Thiện tai!…
 
theo blog Nguyen Trong Tao 

CÔ GIÁO QUÁ LỜI, NỮ SINH TỬ NẠN




PHAN HỒNG GIANG

 
 
Năm mới 2012 chưa qua được nửa tháng, “bức tranh vân cẩu” đã “nhuốm mầu tang thương” – nào là hàng chục ô tô, xe máy bỗng dưng đua nhau bốc cháy, ví tiền vốn đã lép kẹp của các “phó thường dân bỗng dưng bị đe dọa sẽ còn lép kẹp thêm vì sắp (?) phải đóng bạc triệu hàng năm cho cái gọi là “phí lưu hành xe”; và nổi bật nhất là từ Hải Phòng trên đầm Cống Rộc, tiếng súng Đoàn Văn Vươn bỗng nổ giữa thanh thiên bạch nhật khiến kẻ thì bị còng tay xộ khám, người thì vô bệnh viện với loang lổ máu thấm trên sắc phục công an…

Những sự kiện trên chắc chắn còn được dư luận quan tâm dài dài , báo chí còn tốn nhiều giấy mực. Vậy mà tôi vẫn bị ám ảnh khôn nguôi về một chuyện khác, không có khói lửa bốc lên, không có sự ồn ào của hàng trăm nghìn người dân đang nháo nhác trước nguy cơ sắp mất tiền oan, không có tiếng nổ giữa trời xanh khi những người dân lương thiện, lam lũ bị dồn vào bước đường cùng, bỗng chốc biến thành tội phạm… Ấy là cái tin ngắn chưa đầy trăm chữ nép mình góc dưới trang báo về cái chết tức tưởi của cô bé Nguyễn Thị Kiều Oanh ở Đông Hưng, Thái Bình, (báo Tuổi trẻ TP HCM, ngày 11-1-2012).

Cô nữ sinh lớp 12A7 của một trường THPT tư thục ấy giữa giờ học đã chạy ra khỏi lớp rồi lao từ lầu hai xuống và vĩnh viễn ra đi dù được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó.

Điều gì khiến em tuyệt vọng cùng cực đến thế để rồi bỏ lại mẹ cha, bỏ lại anh em, bè bạn, bỏ lại cái tên đẹp như mơ mà cha mẹ đã nâng niu trao cho em lúc chào đời, bỏ lại cả cuộc đời hứa hẹn bao điều tốt đẹp đang mở ra phía trước để lao vào cõi hư không ?

Chuyện xẩy ra không thể thường nhật hơn mà kết cục của nó thì thật là bi thảm : Cô giáo trẻ T.T.H dạy toán lớp 12A7 có yêu cầu các em làm sai bài kiểm tra phải chép lại nhiều lần bài đó. Cô bé Kiều Oanh là một trong những em có học lực khá của lớp cho rằng nếu cô bắt chép nhiều lần một số công thức toán thì hợp lý hơn chứ không nên bắt chép lại bài tập. (Nhiều nhà giáo dục danh tiếng cũng đồng quan điểm này với cô học trò xấu số). Em đã làm cái điều bình thường mà mọi nền giáo dục bình thường khác cho phép – được thể hiện quyền có và quyền bộc lộ ý kiến riêng của mình.

Trước phản ứng đó, cô giáo, chắc do giận dữ vì “quyền lực vô biên” trước học sinh của mình bị thách thức, – theo bản tường trình viết hôm sau của ba mươi học sinh có mặt trong lớp -, đã liên tục mắng nhiếc em trong 10 phút liền bằng những từ ngữ khó kể lại, rồi kết thúc màn sỉ vả của mình bằng yêu cầu em hoặc đứng vào cuối lớp, hoặc đi ra ngoài. Cô bé xấu số đã chọn cách chạy ra ngoài và… đâm đầu xuống sân !

Theo bản tường trình của cô giáo T.T.H, lời nói và ứng xử của cô đều đúng mực, hòa nhã. Nhưng trong trường hợp này có lẽ ta nên tin vào logic sự việc diễn ra, tin vào lời kể của các em học sinh hơn là lời tự bào chữa của cô giáo. Những lời nói nhã nhặn , hiền lành của cô không thể đẩy Kiều Oanh vào hành động cùng quẫn như vậy; và ba mươi em học sinh 12A7 – những chứng nhân khách quan của thảm kịch học đường kể trên, cũng không có lý do gì – và cũng không đủ hèn hạ , độc ác để bức hại cô giáo của mình bằng những lời khai bịa đặt.

Chỉ vì một phút nóng giận, thiếu kiềm chế mà cô giáo đã trót quá lời với học sinh của mình và hậu quả thảm khốc đã xẩy ra.



Không có giá trị nào cao hơn sự sống! Em Kiều Oanh không bao giờ có thể sống lại để đón nhận vòng tay âu yếm, ân cần của cha mẹ, để nôn nao cảm nhận vẻ đẹp muôn mầu của cuộc sống, để trao gửi tình thương của mình cho chàng trai cô sẽ gặp trên đường đời, để làm được những việc hữu ích cho mọi người, đền đáp lại những gì mà em đã được nhận… Nỗi đau của gia đình em, của bạn bè em không bao giờ có thể nguôi ngoai…

Cái còn lại trong câu chuyện buồn thảm này, tiếc thay, như trong nhiều trường hợp khác, lại vẫn chỉ là những bài học đau đớn : Xin hãy nương nhẹ với trẻ em, xin hãy luôn nhớ rằng tâm hồn trẻ thơ bao giờ cũng vô cùng dễ bị tổn thương, bao giờ cũng mong manh dễ vỡ; chỉ một sự đối xử thô bạo nhỏ nhoi thôi cũng khiến các em mất cân bằng, sa vào trầm cảm nặng nề, dẫn đến những hành vi nông nổi khôn lường. Đừng tưởng rằng chỉ có đấm đá, đâm chém, thượng cẳng chân hạ cẳng tay mới là bạo hành. Những lời lăng mạ, sỉ nhục, rỉa rói, – nhất là lại từ miệng những người thân, đôi khi còn là sự bạo hành nhiều lần khủng khiếp hơn, làm con người bị tổn thương đau đớn hơn. Hãy từ bỏ một lần và vĩnh viễn cái câu châm ngôn bất nhân “Yêu cho roi, cho vọt !”; bởi xin hãy “Đừng gây ra cho người khác điều gì mà chính mình không muốn người khác gây ra cho mình !”.

Một nhà trường thân thiện với các thầy cô, học sinh thân thiện – trong một xã hội thân thiện, có lẽ là một trong những điều chúng ta cần có nhất hôm nay. Bạo hành, bạo lực trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội có lẽ là điều bức xúc nhất mà chúng ta phải tìm mọi cách loại bỏ sớm nếu không muốn nhìn thấy nó biến thành thảm họa cho cả dân tộc này, đất nước này hôm nay và mai sau.

Để không bao giờ có một Kiều Oanh thứ hai phải tức tưởi lìa đời như thế !

Tác giả gửi cho Quê choa

(Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả, không hẳn là chủ kiến của QC)

Phiên tòa và hành trình đi tìm công lý


TRỊNH KIM TIẾN

 
 
Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một phiên tòa, nên cũng chưa hình dung ra được là phiên tòa sẽ như thế nào. Tôi cứ tưởng rằng ở một phiên tòa xét xử công khai thì ai cũng có thể vào dự, chỉ cần mang theo thẻ CMND, nhưng sự thật không phải vậy.

Hôm qua, chỉ có những người thân của tôi, những người bà con ruột thịt của bố tôi có quấn vòng tang trắng thì mới được bước vào bên trong cái cổng công lý cao vời vợi. Còn bạn bè, hàng xóm, hay những người dân quan tâm đến sự việc, thậm chí một nhân chứng tên Nguyễn Đức Minh đã từng lên làm việc với cơ quan công an về việc hành xử dã man của công an trực ban ngày hôm đó cũng không được vào bên trong tham dự phiên tòa, vì lý do không được triệu tập .

Lúc đứng ở trước cổng tòa án, tôi còn sợ rằng hai nhân chứng chính còn lại sẽ bỏ về, khi mà ông Bạch Chí Cường là một trong hai người chứng kiến toàn bộ sự việc lại không nhận được giấy thông báo triệu tập của Tòa án bị một số anh công an gác cổng cản trở việc vào Tòa , mặc dù lúc đó trong phòng xét xử đang đọc danh sách những người liên quan có tên của ông . Sau khi luật sư của gia đình tôi hỏi rõ vấn đề với Tòa, thư kí Tòa có xuống mời hai nhân chứng là ông Phạm Quang Hùng và ông Bạch Chí Cường vào tham gia phiên xử.

Thoạt tiên tôi thấy ngạc nhiên khi phiên tòa không sử dụng đến loa, mic có sẵn. Tất cả những gì đang diễn ra xung quanh với tôi thật lạ lẫm.

Tôi đem lên nộp cho thư kí Tòa một phần chứng cứ mới là lời của những người dân tại nơi xảy ra sự việc mà tôi ghi âm được ngay sau khi sự việc xảy ra .

Luật sư cùng gia đình tôi có yêu cầu tòa hoãn xử vì lý do vắng mặt ba nhân chứng khác – là những người dân tại bến xe Giáp Bát đã khai với cơ quan công an điều tra rằng họ thấy bố tôi chửi bới và ra tay đánh ông Ninh . Luật sư của tôi muốn Tòa triệu tập họ tham gia phiên xử để mọi thứ công khai minh bạch trong quá trình tranh tụng nhưng Tòa không chấp thuận vì lý do là lời khai của họ đã rất rõ ràng trên giấy tờ hồ sơ . Đồng thời tôi cũng đề nghị triệu tập thêm nhân chứng Nguyễn Đức Minh (người đầu tiên đề nghị đưa bố tôi đi bệnh viện khi thấy bố tôi bị đánh) nhưng cũng bị Tòa bác bỏ.

Phiên tòa diễn ra rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với những gì tôi và luật sư đã nghĩ . Tòa bỏ sót nhiều thứ, khiến luật sư của gia đình tôi không thể tranh luận đầy đủ. Khi chúng tôi yêu cầu đọc phần chứng cứ mới trước phiên xử, hội đồng xét xử cho rằng đã nộp lên đây thì để xem xét , không đồng ý cho tôi được đọc trong phiên tòa. Luật sư phải đề nghị để Tòa cho tôi được tóm tắt sơ qua. Tôi có cảm giác như phiên tòa đang được dẫn dắt một cách kì cục .

Tại phiên tòa tôi đã đưa ra ý kiến rất rõ ràng theo quan điểm của gia đình người bị hại :

”Chúng tôi không chấp nhận tội danh ” làm chết người trong khi thi hành công vụ “ đối với bị cáo Nguyễn Văn Ninh và những điểm mà cáo trạng nêu ra. Chúng tôi cho rằng hành động của ông ta là hành vi cố ý giết người, lạm dụng chức vụ và nghề nghiệp của mình để gây ra cái chết tức tưởi của bố tôi

Ông Ninh không phải là một người dân bình thường, ông ta là một chiến sĩ CAND, được đào tạo và huấn luyện, có nghiệp vụ và có kĩ thuật chuyên ngành đủ để hiểu lực đánh của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng thế nào, nhưng ông ta vẫn hành động bất chấp, trong khi bố tôi chỉ có một mình và hoàn toàn ko hề có vũ khí trong tay.

Hành động của ông ta vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp của người chiễn sĩ CAND.

Một điểm nữa để chứng minh hành vi của ông ta là cố ý khi ông ta cùng những người trực ban tại đồn Ca Thịnh Liệt ngày hôm đó đã cố tình cản trở việc được cứu chữa kịp thời của bố tôi, không cho bố tôi đi cấp cứu , giam giữ trái pháp luật bố tôi gần 6 tiếng.

Chúng tôi không biết bố tôi phạm tội gì và nghiêm trọng đến đâu mà họ không cho gia đình tôi được tiếp xúc chăm sóc và cho bố tôi ăn uống, thậm chí còn còng tay bố tôi đến tận phòng cấp cứu của bênh viện Bạch Mai.

Là những người bảo vệ pháp luật, hiểu biết luật pháp nhưng lại lợi dụng điều đó để gây ra cái chết cho bố tôi. Là những con người nhưng lại hành xử dã man, mất hết lương tri. Ông Ninh là người đánh, là người trực tiếp gây ra cái chết đó, còn những người trực ban và dân phòng cũng là những kẻ tiếp tay , đồng lõa cùng ông ta.

Gia đình chúng tôi đề nghị Tòa làm rõ thêm hành vi và trách nhiệm liên can của những người dân phòng tham gia ngày hôm đó. Bởi theo như trong cáo trạng thì họ ko có tham gia đánh đập bố tôi mà chỉ giúp ông Ninh khống chế bố tôi, nhưng trong biên bản khám nghiệm tử thi và gia đình tôi thấy , trên người bố tôi lại có những vết tích, vết thương xây sát , và những vết tụ máu . Vậy những vết tích này từ đâu mà ra? Chiếc áo bố tôi mặc trong ngày hôm đó tại sao lại bị đứt hết khuy áo và rách dài trước ngực?

Gia đình tôi đồng ý với giải pháp khắc phục hậu quả của gia đình ông Ninh là 500 triệu đồng để lo ma chay, tang phí và các chi phí trong khi bố tôi nằm viện và gia đình tôi không có thêm bất cứ yêu cầu gì về việc bồi thường dân sự. Nhưng việc này chỉ có giá trị giải quyết về mặt dân sự của một vụ án hình sự, còn ông Ninh phải chịu truy cứu hình sự trước pháp luật đúng người đúng tội.Việc đồng ý với giải pháp khắc phục hậu quả trên, không thể xem là một hình thức đền bù, bởi mạng sống của bố tôi là vô giá.

Bố tôi là một người khỏe mạnh, là trụ cột của gia đình, tự nhiên bị đánh chết một cách oan ức. Bà tôi mất đi một người con, mẹ tôi mất đi người chồng và chúng tôi mất đi người cha.Đó là nỗi đau không gì có thể lấy lại được .

Vì vậy tôi kính mong pháp luật công bằng, xử lý nghiêm minh, trừng trị thích đáng những kẻ đã gây ra cái chết oan khất của bố tôi, để lấy lại công bằng cho bố tôi và củng cố niềm tin của gia đình chúng tôi vào pháp luật “.

Với vai trò là luật sư của gia đình người bị hại, luật sư của chúng tôi cũng phản đối tội danh mà viện kiểm sát đã đưa ra. Luật sư đề nghị truy tố đúng người đúng tội với tội danh “cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người “. Bản thân ông Ninh đã làm sai quy trình pháp luật ngay từ việc xử phạt hành chính bố tôi. Đồng thời, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự của những người trực ban ngày hôm đó. Họ cũng đã xử lý sai luật, giữ người trái phép trong trường hợp của bố tôi. Ngoài ra, Ls còn đề nghị tòa làm rõ hành vi tham gia đánh đập bố tôi của những dân phòng ngày hôm đó. Cụ thể nhất là trường hợp của dân phòng Đặng Hoàng Anh .Tất cả đã được nêu rõ trong phần luận cứ của luật sư, nhưng Tòa cũng đã không để ý tới những phần luận cứ này .

Một điều khiến tôi cùng gia đình không thể chấp nhận và vô cùng bức xúc, đó là thái độ không biết hối lỗi, ăn năn vì hành động đã gây ra cho bố tôi của ông Nguyễn Văn Ninh.Ông ta không hề xin lỗi gia đình tôi , ông ta cho rằng mình làm đúng chức trách, và chuyện xảy ra là điều không mong muốn.Cái cách ông ta bày tỏ chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình tôi trước tòa cứ như là một người không liên quan gì đến cái chết của bố tôi .

Khi Tòa hỏi đến những tấm bằng khen trong 36 năm công tác tại ngành công an thì ông ta thản nhiên trả lời rằng vì sắp về hưu nên ông ta không nhớ là đã để đâu mất rồi. Vậy mà những tấm bằng khen thất lạc trong nhiều năm công tác ấy lại trở thành một yếu tố để cấu thành việc giảm nhẹ tội trạng và xin khoan hồng của ông ta .

Sau khi chuông khoảng mười phút thì cũng là lúc Tòa quyết định kết thúc phiên xử buổi sáng để Tòa nghị án.

Vừa bức xúc và vừa thất vọng, lại nhen nhóm thêm hy vọng vào bản kết án trong buổi chiều , quay lại phía sau hàng ghế trong phiên xử thì thấy các anh công an đang lôi kéo một người bạn của tôi chỉ vì anh này giơ điện thoại lên chụp ảnh ông Ninh từ xa. Họ bắt anh phải xóa bức ảnh đó đi. Cũng bất ngờ , vì tự nhiên thấy mấy người bạn của mình đã ngồi ở hàng ghế dưới rồi , còn cảm động nữa chứ.

Hóa ra khi chuông reo hết giờ làm việc mọi người cố xin vào để được ở trong phiên xử mấy phút cuối cùng tôi. Đến buổi chiều với lý do là sự cố xe đưa phạm nhân từ Hòa Lò quay lại bị tắc đường , không như dự kiến 2h bắt đầu phiên xử , đến tận hơn 3h phiên xử mới tiếp tục diễn ra . Và Tòa nhận thấy hồ sơ cơ quan điều tra cùng viện kiểm sát đã rõ ràng đầy đủ nên tuyên án 4 năm tù giam đối với Nguyễn Văn Ninh , còn những người khác không phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự nào khác.

Thất vọng xen lẫn với phẫn uất là cảm giác của tôi trong suốt phiên tòa cho đến khi kêt thúc.

Nhưng lấn át tất cả những cảm xúc đó là sự xúc động và niềm tin vào sự thật khi tôi nhận ra rằng, giữa buổi sáng mùa đông lạnh lẽo đến tái da tái thịt, vậy mà mọi người vẫn bên cạnh tôi, cùng chờ đợi và ủng hộ tôi bên ngoài cánh cổng sắt của Tòa án khi không được tham dự phiên tòa. Tôi không biết nói sao để cám ơn tất cả bạn bè, những người quan tâm đến vụ việc của gia đình tôi ở khắp nơi.

Tôi nghĩ rằng, đường đi tìm lại công lý cho bố tôi chắc hẳn sẽ rất còn xa, nhưng tôi không hề run sợ vì tôi biết rằng,ở ngoài kia đang có rất nhiều người đứng bên tôi, ủng hộ tôi.

Tôi thấy mình có thêm sức mạnh và cảm thấy vô cùng ấm áp bởi cái tình người ấy. Cám ơn tất cả mọi người nhiều lắm.

Cả chặng đường dài từ tòa án về nhà, vừa cầm di ảnh bố vừa nghe tiếng gào khóc của người thân, tiếng khóc đau đớn của bà nội, nhìn đứa em gái nấc trong nghẹn ngào , tôi hiểu rằng mình không thể dừng lại khi công lý chưa được thực thi một cách hoàn chỉnh và đúng nghĩa của nó . Một mạng người không thể được đánh đổi bằng một bản án 4 năm tù. Nhất định, tôi sẽ không bỏ cuộc.

Theo blog FB của TKT