Tác giả: Bùi Tín
Hoàng Khương lúc bị bắt
Vụ nhà báo Hoàng Khương trong ban biên tập báo Tuổi Trẻ đang làm xôn xao dư luận.
Nhà báo Hoàng Khương bị khởi tố và bị bắt giam ngày 2-1-2012, một ngày đầu năm mới. Anh bị giữ về tội danh “gài bẫy công an” và “ép công an đến cùng để phạm luật”. Thẻ nhà báo của anh bị tịch thu. Mẹ anh đang ốm ở Nha Trang, vợ anh đang yếu vì có mang.
Nguyên nhân vụ án xảy ra là 2 bài báo do nhà báo Hoàng Khương viết và đăng trên báo Tuổi Trẻ đầu tháng 11/2011, dưới nhan đề “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép” kèm theo ảnh chụp,
Nhà báo Hoàng Khương được công luận biết đến từ 4 năm nay như một mũi nhọn báo chí chống tham nhũng. Anh từng viết 40 bài phóng sự, điều tra khá sắc bén trên lĩnh vực này và từng được khuyến khích khen thưởng về tác dụng xã hội của những bài báo ấy.
Nhân vật, tang chứng, vật chứng của sự kiện tham nhũng liên hệ là Thượng úy cảnh sát Hùynh Minh Đức, với một số ảnh in hình chiếc xe máy bị giữ, ảnh Thượng úy Đức cầm xấp tiền giấy15 triệu đồng, ảnh Thượng úy Đức hý hửng ngồi đếm tiền…Số tiền này là tiền của người có xe máy bị giữ xin “chuộc” lại xe qua môi giới của nhà báo Hoàng Khương. Nhà báo quả thật đã dùng một thủ thuật nhử mồi để có bằng chứng hiển nhiên, bắt tận tay, day tận cánh kẻ tham nhũng. Khi mới in ra, 2 bài báo được dư luận hoan nghênh, vì trong hàng ngũ cảnh sát giao thông thường xảy ra chuyện ăn tiền, phạt những người lái xe tải hay xe máy phạm luật, không đội mũ bảo hiểm, chở quá tải, chạy quá nhanh trong những cuộc đua tự do…Không ít cảnh sát giao thông bỏ túi một phần hay toàn bộ tiền thu được. Có người gọi mỉa mai đó là những “anh hùng Núp”.
Sau khi 2 bài báo vừa kể xuất hiện, dư luận mong chờ kẻ phạm luật sẽ bị xử lý, các hiện tượng anh hùng Núp sẽ giảm, xã hội sẽ lành mạnh hơn.
Nhưng oái oăm thay cho nhà báo Hoàng Khương, anh đã bị bắt giữ, bị truy tố và chờ ngày ra tòa với 2 tội danh “gài bẫy công an” và “ép công an đến cùng để phạm luật”.
Đây là một vụ án rất lý thú, có thể thành một bài học bổ ích cho toàn xã hội, cho toàn dân cũng như cho giới cầm quyền, nhất là cho ngành tòa án, công an, đăc biệt cho cảnh sát giao thông.
Trong những bài báo của nhà nước và trên các mạng blogger tự do, hiện có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau.
Một ý kiến cho rằng nhà báo Hoàng Khương đã phạm luật, phạm pháp, phạm đạo đức nghề nghiệp. Vì nếu anh Khương không giăng bẫy thì Thượng úy Đức không thể phạm luật trong vụ này. Nhà báo đã gây ra vụ án, là nguồn gốc của vụ án, phải chịu trách nhiệm. Một lập luận nữa là trong chống tham nhũng phải lấy phòng ngừa, giáo dục làm chính. Nếu cứ giăng bẫy khắp nơi thì tham nhũng sẽ không giảm mà sẽ tăng, có hại. Đây là một kiểu lý sự hình thức, một kiểu ngụy biện, lý sự cùn nhằm bênh kẻ gian thoát tội. Đây còn có thể là kiểu trả thù.
Một ý kiến trái ngược cho rằng rõ ràng Thượng úy Huỳnh Minh Đức đã phạm luật, phải bị xử lý công minh, làm gương cho toàn lực lượng công an giao thông; nhà báo Hoàng Khương không có tội, còn có thành tích vì tỏ rõ trách nhiệm, nhiệt tình, ý chí chống tham nhũng, làm theo lời kêu gọi của những người lãnh đạo, làm theo mong muốn của toàn dân là coi tham nhũng như kẻ thù nội xâm. Trong điều kiện kẻ thù nội xâm này rất ranh ma xảo quyệt, ăn cũng giỏi mà chùi sạch mép cũng tài, nên phải có mưu cao để trị chúng. Động cơ của nhà báo là vì xã hội, vì nhân dân, là rất trong sáng, ngay thẳng, do đó toàn xã hội cần lên tiếng bảo vệ người ngay, trị kẻ gian. Theo các luật sư am hiểu tình hình và luật pháp, trong vụ án này cùng lắm tòa án chỉ có thể khuyến cáo nhà báo không nên giăng bẫy như thế, nên lấy phòng ngừa phạm luật làm trọng, nhưng tuyệt đối không thể xúy xóa sai lầm tội lỗi đã rõ ràng của Thượng úy Đức.
Khi công an đến nhà anh ở Quận Phú Nhuận, Sài Gòn, đọc lệnh bắt, nhà báo Hoàng Khương tỏ ra ung dung, tự tin, bình tĩnh, không hề nao núng trước cường quyến. Cụ thân sinh ra anh tỏ ra rất bức xúc, cụ nói với gia đình nếu anh bị tuyên án một cách phi lý cụ sẽ tự thiêu.
Điều đáng tiếc là Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã không bày tỏ lập trường trong trách nhiệm bảo vệ nhà báo mũi nhọn của mình. Đáng trách hơn nữa là Hội nhà báo Việt Nam cũng không tỏ thái độ bảo vệ nhà báo trẻ rất có tài năng và tâm huyết, hội viên của mình. Chỉ có tổ chức Phóng viên không biên giới có trụ sở ở Paris, Pháp, kịp thời lên tiếng bênh vực nhà báo Hoàng Khương.
Đảng Cộng sản VN vừa họp hội nghị Trung ương lần thứ tư, khóa XI và ra nghị quyết củng cố đảng, ngăn chặn đà suy thoái đạo đức. Phát biểu đầu năm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng kêu gọi chống tham nhũng, trong sạch hóa bộ máy nhà nước. Do đó vụ án đầu năm trên đây càng cần giải quyết rõ ràng, phân minh. Đây là một thử thách nghiêm chỉnh công khai. Không thể nói một đàng, làm một nẻo. Không thể bênh kẻ gian, trị người ngay, nhất là khi nhà báo Hoàng Khương đã tỏ rõ qua 40 bài báo của mình là một nhà báo có công tâm, và anh đã tự khẳng định mình là nhà báo đi đầu trong chống tham nhũng, một nhân vật đáng quý trọng, đáng bảo vệ đến cùng trong làng báo Việt Nam.
© Bùi Tín – VOA
Hoàng Khương lúc bị bắt
Vụ nhà báo Hoàng Khương trong ban biên tập báo Tuổi Trẻ đang làm xôn xao dư luận.
Nhà báo Hoàng Khương bị khởi tố và bị bắt giam ngày 2-1-2012, một ngày đầu năm mới. Anh bị giữ về tội danh “gài bẫy công an” và “ép công an đến cùng để phạm luật”. Thẻ nhà báo của anh bị tịch thu. Mẹ anh đang ốm ở Nha Trang, vợ anh đang yếu vì có mang.
Nguyên nhân vụ án xảy ra là 2 bài báo do nhà báo Hoàng Khương viết và đăng trên báo Tuổi Trẻ đầu tháng 11/2011, dưới nhan đề “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép” kèm theo ảnh chụp,
Nhà báo Hoàng Khương được công luận biết đến từ 4 năm nay như một mũi nhọn báo chí chống tham nhũng. Anh từng viết 40 bài phóng sự, điều tra khá sắc bén trên lĩnh vực này và từng được khuyến khích khen thưởng về tác dụng xã hội của những bài báo ấy.
Nhân vật, tang chứng, vật chứng của sự kiện tham nhũng liên hệ là Thượng úy cảnh sát Hùynh Minh Đức, với một số ảnh in hình chiếc xe máy bị giữ, ảnh Thượng úy Đức cầm xấp tiền giấy15 triệu đồng, ảnh Thượng úy Đức hý hửng ngồi đếm tiền…Số tiền này là tiền của người có xe máy bị giữ xin “chuộc” lại xe qua môi giới của nhà báo Hoàng Khương. Nhà báo quả thật đã dùng một thủ thuật nhử mồi để có bằng chứng hiển nhiên, bắt tận tay, day tận cánh kẻ tham nhũng. Khi mới in ra, 2 bài báo được dư luận hoan nghênh, vì trong hàng ngũ cảnh sát giao thông thường xảy ra chuyện ăn tiền, phạt những người lái xe tải hay xe máy phạm luật, không đội mũ bảo hiểm, chở quá tải, chạy quá nhanh trong những cuộc đua tự do…Không ít cảnh sát giao thông bỏ túi một phần hay toàn bộ tiền thu được. Có người gọi mỉa mai đó là những “anh hùng Núp”.
Sau khi 2 bài báo vừa kể xuất hiện, dư luận mong chờ kẻ phạm luật sẽ bị xử lý, các hiện tượng anh hùng Núp sẽ giảm, xã hội sẽ lành mạnh hơn.
Nhưng oái oăm thay cho nhà báo Hoàng Khương, anh đã bị bắt giữ, bị truy tố và chờ ngày ra tòa với 2 tội danh “gài bẫy công an” và “ép công an đến cùng để phạm luật”.
Đây là một vụ án rất lý thú, có thể thành một bài học bổ ích cho toàn xã hội, cho toàn dân cũng như cho giới cầm quyền, nhất là cho ngành tòa án, công an, đăc biệt cho cảnh sát giao thông.
Trong những bài báo của nhà nước và trên các mạng blogger tự do, hiện có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau.
Một ý kiến cho rằng nhà báo Hoàng Khương đã phạm luật, phạm pháp, phạm đạo đức nghề nghiệp. Vì nếu anh Khương không giăng bẫy thì Thượng úy Đức không thể phạm luật trong vụ này. Nhà báo đã gây ra vụ án, là nguồn gốc của vụ án, phải chịu trách nhiệm. Một lập luận nữa là trong chống tham nhũng phải lấy phòng ngừa, giáo dục làm chính. Nếu cứ giăng bẫy khắp nơi thì tham nhũng sẽ không giảm mà sẽ tăng, có hại. Đây là một kiểu lý sự hình thức, một kiểu ngụy biện, lý sự cùn nhằm bênh kẻ gian thoát tội. Đây còn có thể là kiểu trả thù.
Một ý kiến trái ngược cho rằng rõ ràng Thượng úy Huỳnh Minh Đức đã phạm luật, phải bị xử lý công minh, làm gương cho toàn lực lượng công an giao thông; nhà báo Hoàng Khương không có tội, còn có thành tích vì tỏ rõ trách nhiệm, nhiệt tình, ý chí chống tham nhũng, làm theo lời kêu gọi của những người lãnh đạo, làm theo mong muốn của toàn dân là coi tham nhũng như kẻ thù nội xâm. Trong điều kiện kẻ thù nội xâm này rất ranh ma xảo quyệt, ăn cũng giỏi mà chùi sạch mép cũng tài, nên phải có mưu cao để trị chúng. Động cơ của nhà báo là vì xã hội, vì nhân dân, là rất trong sáng, ngay thẳng, do đó toàn xã hội cần lên tiếng bảo vệ người ngay, trị kẻ gian. Theo các luật sư am hiểu tình hình và luật pháp, trong vụ án này cùng lắm tòa án chỉ có thể khuyến cáo nhà báo không nên giăng bẫy như thế, nên lấy phòng ngừa phạm luật làm trọng, nhưng tuyệt đối không thể xúy xóa sai lầm tội lỗi đã rõ ràng của Thượng úy Đức.
Khi công an đến nhà anh ở Quận Phú Nhuận, Sài Gòn, đọc lệnh bắt, nhà báo Hoàng Khương tỏ ra ung dung, tự tin, bình tĩnh, không hề nao núng trước cường quyến. Cụ thân sinh ra anh tỏ ra rất bức xúc, cụ nói với gia đình nếu anh bị tuyên án một cách phi lý cụ sẽ tự thiêu.
Điều đáng tiếc là Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã không bày tỏ lập trường trong trách nhiệm bảo vệ nhà báo mũi nhọn của mình. Đáng trách hơn nữa là Hội nhà báo Việt Nam cũng không tỏ thái độ bảo vệ nhà báo trẻ rất có tài năng và tâm huyết, hội viên của mình. Chỉ có tổ chức Phóng viên không biên giới có trụ sở ở Paris, Pháp, kịp thời lên tiếng bênh vực nhà báo Hoàng Khương.
Đảng Cộng sản VN vừa họp hội nghị Trung ương lần thứ tư, khóa XI và ra nghị quyết củng cố đảng, ngăn chặn đà suy thoái đạo đức. Phát biểu đầu năm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng kêu gọi chống tham nhũng, trong sạch hóa bộ máy nhà nước. Do đó vụ án đầu năm trên đây càng cần giải quyết rõ ràng, phân minh. Đây là một thử thách nghiêm chỉnh công khai. Không thể nói một đàng, làm một nẻo. Không thể bênh kẻ gian, trị người ngay, nhất là khi nhà báo Hoàng Khương đã tỏ rõ qua 40 bài báo của mình là một nhà báo có công tâm, và anh đã tự khẳng định mình là nhà báo đi đầu trong chống tham nhũng, một nhân vật đáng quý trọng, đáng bảo vệ đến cùng trong làng báo Việt Nam.
© Bùi Tín – VOA
_________________________________________________
tại sao nhà mạng chặn Facebook
Những tưởng rằng sau chuyến thăm Việt Nam của ông chủ Facebook (dù không là vì mục đích công việc), mạng xã hội Facebook ngày càng có thể tiếp cận được với nhiều người sử dụng internet tại Việt Nam hơn. Thế nhưng trong những ngày vừa qua, trong khi mạng Viettel có động thái tạm ngưng việc chặn truy cập mạng xã hội này thì “ông lớn” VNPT lại quay lại chiến dịch “chặn đứng không thời hạn”. Điều này đã gây nên một phản ứng gay gắt trong cộng đồng mạng Việt Nam, đặc biệt là những tín đồ “ăn Facebook, ngủ Facebook” vốn đã quá quen với việc sử dụng mạng xã hội này mà không dùng phần mềm hỗ trợ trong suốt những tháng vừa qua.
Ảnh minh hoạ
Có vẻ như con đường mà mạng xã hội Facebook tiếp cận với thị trường Internet Việt không hề bình lặng như những trang mạng quốc tế khác khi từ trước tới nay liên tiếp bị các nhà mạng Việt Nam gây khó khăn khi truy cập. Cư dân mạng luôn phải truyền tay nhau những bí kíp, những phần mềm, cách thức đổi DNS để việc truy cập, trao đổi, giao lưu, kết bạn, tiếp cận thông tin của mình thông qua Facebook không bị gián đoạn.
Tháng 7/2011, việc nhà mạng VNPT chính thức “bỏ chặn” Facebook tại Việt Nam khiến cư dân mạng không khỏi hoan hỉ. Chuyến “công du” của ông chủ Facebook tới Việt Nam trong tháng 12 vừa qua càng khiến cho cộng đồng mạng thêm hy vọng vào một tương lai rộng mở cho mạng xã hội này. Thế nhưng trong những ngày gần đây, sau khi mạng 3G của Viettel có vẻ “dễ dãi” hơn thì người dùng internet của VNPT lại “phát cáu” khi bỗng nhiên Facebook bị “chặn đứng”.
Thị phần internet của VNPT ở Việt Nam khá lớn, chính vì thế động thái này của VNPT ảnh hưởng không nhỏ tới thói quen lướt “Phây” của cộng đồng mạng. Bên cạnh sự đìu hiu, vắng vẻ xuất hiện mấy ngày gần đây trên Facebook, nhiều cư dân mạng đã tìm tới các diễn đàn lớn bày tỏ sự bức xúc gay gắt của mình trước sự việc này.
Trên diễn đàn vOzforums, topic bàn luận về việc mạng VNPT chặn Facebook trong những ngày gần đây thu hút được sự quan tâm của nhiều thành viên. Do phần lớn là dân công nghệ, đều có một tài khoản Facebook của riêng mình nên việc “ông lớn” VNPT bỗng dưng chặn mạng xã hội này khiến các thành viên của vOz phản ứng dữ dội.
Thành viên có nickname nhoc_vjrus đặt câu hỏi: “Chẳng hiểu sao mấy ngày gần đây không ghé thăm Facebook được, bị chặn rồi sao? Chẳng hiểu các nhà mạng chặn làm gì khi mà giờ đây có cản thì mọi người vẫn đều có thể truy cập bằng nhiều cách đơn giản. Mình dùng mạng, phải trả tiền đều đều mỗi tháng. Vậy mà vẫn chưa thấy cái “quyền của thượng đế đâu” khi luôn phải điều chỉnh thói quen dùng mạng theo những thay đổi “sớm nắng chiều mưa” của các nhà mạng Việt Nam”.
Facebook bị chặn là do lợi ích kinh tế
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc VTC đưa ra lý do này sau khi khẳng định VTC không “xúi” các cơ quan chức năng ở Việt Nam “chặn” Facebook để “dọn đường” cho Mạng xã hội Go.vn.
Theo lý giải của ông Thanh, việc chặn Facebook đã được diễn ra tại Việt Nam từ trước khi mạng Go.vn được khai sinh. Facebook bị chặn chủ yếu vì lý do kinh tế của các nhà mạng.
“Đường truyền quốc tế đắt hơn hẳn đường truyền quốc nội. Khi các nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể sinh ra tiền như Voice, IP… gia tăng thì nhà mạng sẽ “bóp” ngay đường truyền của những dịch vụ không tạo ra tiền mà tiêu tốn băng thông như Facebook, YouTube. Theo thống kê, hiện có tới 70 – 80% băng thông quốc tế chạy qua 2 cổng Facebook và YouTube mà không tạo bất cứ đồng tiền nào cho nhà mạng”, ông Thanh giải thích.
“Ngay cả các dịch vụ như truyền hình Internet như VTC đang làm dù đã được ưu tiên nhưng cũng vẫn phải “xếp hàng” dưới các dịch vụ như điện thoại, IP có khả năng sinh ra tiền ngay lập tức”, ông Thanh nói thêm.
Ông Thanh khẳng định việc chặn Facebook không xuất phát từ lý do chính trị mà chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế, hiện tượng Facebook bị chặn không bao giờ diễn ra đồng loạt và liên tục trên phạm vi toàn quốc, chỉ thỉnh thoảng tắc nghẽn ở đâu đó khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cân nhắc về việc tạm dẹp những dịch vụ không sinh lời để thông đường cho những dịch vụ có tính ưu tiên, sống còn hơn.
“Tầm 30 Tết chắc chắn không bao giờ truy cập được vào Facebook vì lúc đó rất nhiều Việt kiều gọi điện về trong nước, các nhà mạng sẽ ưu tiên đường truyền cho dịch vụ thoại để thu tiền”, ông Thanh dự đoán.
Những thông tin ông Lâm Thanh đưa ra ở trên đã hâm nóng không khí của Hội thảo “Công nghệ xử lý ngôn ngữ và phát triển thị trường nội dung số Việt Nam ra thế giới” do Viện CNTT – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 5/1/2012.
Theo Tạp chí Nhịp Sống Số Online/Bưu Điện Việt Nam
Thành viên long_ts bức xức: “Dùng Facebook không cần Ultrasulf (phần mềm hỗ trợ truy cập) đã lâu, bây giờ thấy rắc rối khi cứ phải bật phần mềm này chỉ để vào ghé thăm wall nhà mình một lát. Được biết VNPT đang quản lí hai mạng 3G là Vinaphone và Mobifone. Trong khi dùng Vinaphone đã có thể truy cập Facebook từ lâu, thì người dùng Mobifone chỉ có thể thoát khỏi “ải chặn” khi đang dùng sóng… 2G. Internet của VNPT thì lúc thả lúc chặn, được một thời gian “mở cửa”; bây giờ lại “bế quan tỏa cảng” rồi. 3G Viettel thì mãi mới bỏ chặn, chẳng biết được bao lâu? Bức xúc khi từ thực tế ấy, có vẻ như các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam hình như đang “bắt tay” nhau cho chiến dịch “thả cùng thả, thắt cùng thắt”, “bắt nạt” mạng xã hội này vậy”.
Một topic khác được lập nên trưng cầu ý kiến của cộng đồng mạng khi Facebook bị “chặn vĩnh viễn”. Theo kết quả bầu chọn thì trong số 1337 thành viên tham gia, có tới 658 phiếu (chiếm 49.21%) tiếp tục tìm mọi cách, mọi khả năng để tiếp tục truy cập Facebook. Điều này chứng tỏ Facebook vẫn có một sức sống, một tầm quan trọng lớn trong đời sống mạng của người dùng Việt. Chẳng hạn như với thành viên có nick longoaiphong: “Nói chung những ai đã gắn bó thì khi bị chặn vẫn sẽ tìm cách truy cập vào. Nếu dễ thì OK, còn khó quá thì thôi, vì không phải ai cũng kiên nhẫn và thạo hi-tech như mình. Tuy nhiên mình chỉ dùng Facebook để liên lạc, trao đổi thông tin, chứ không phải là “tín đồ”, lệ thuộc vào nó, không có thì không chịu được. Nhiều bác bảo chả cần, có lẽ vì ít bạn trên đó, chứ lớp mình update liên tục mọi thông tin, lịch thi, lịch học, đề thi, tài liệu… nói chung tạp-pí-lù tất cả mọi thứ trên đó. Nên có bị chặn thì vẫn cố tìm cách vào thôi, nếu như không muốn bị “thất học”!”. Có 300 phiếu (chiếm 22,44%) không quan tâm tới việc sử dụng mạng xã hội này nữa. Rangow tâm sự “Sau vụ không thể tắt giao diện Timeline, giờ lại đến việc Facebook bị chặn, mình nản với mạng xã hội này lắm rồi”.
Nhiều thành viên khác thì cho rằng đây có thể là cơ hội có một không hai cho các sản phẩm mạng xã hội “thuần Việt” khi nhiều người sẽ lựa chọn một mạng xã hội tiện lợi và thuận tiện hơn khi truy cập. Tuy nhiên, cũng theo như lời họ, để thu hút người dùng “các mạng xã hội Việt cần phải cố gắng nhiều” và rất khó kết nối lại tới mạng lưới bạn bè cũ trên Facebook; vì “không phải ai từng sinh hoạt trên Facebook cũng sẽ chuyển sang một mạng xã hội Việt khi Facebook bị chặn như mình”.
Câu hỏi “Các nhà mạng chặn Facebook làm gì?” như đã có lời giải khi tại Hội thảo “Công nghệ xử lý ngôn ngữ và phát triển thị trường nội dung số Việt Nam ra thế giới” do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 5/1/2012, ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc VTC Online đã khẳng định: “VTC không xúi nhà mạng chặn Facebook để “mở đường” cho mạng Việt Nam Go.vn của VTC. Thực chất các nhà mạng chặn Facebook vì lí do kinh tế của họ, tạm thời nhường băng thông khi truy cập Facebook (không tạo ra tiền) sang cho các dịch vụ tạo ra tiền”.
Tuy nhiên, lí giải trên của ông Thanh đã bị cư dân mạng “ném đá” không thương tiếc, cho rằng “ông phát biểu thế là quá liều”. Thành viên lugiavn bức bối tâm sự trên vn-zoom: “Chẳng hiểu căn cứ vào đâu mà ông Thanh lại đưa ra lí do này. Chúng ta đóng tiền net hàng tháng (riêng mình dùng gói 165.000 đ của VNPT) mà lại bảo là không sinh lời nên cắt để đem kinh doanh cái khác có lợi hơn. Các nhà mạng mà nghĩ như vậy thì nghiễm nhiên họ đã vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của khách hàng rồi”. Thậm chí sau phát biểu trên của ông Thanh, nhiều thành viên trên vOzforums lại quay ra “ném đá” lại mạng xã hội Go.vn của VTC.
Đại diện các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) đã lên tiếng rằng lí do như ông Thanh nói là không đúng. Các nhà mạng luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích kinh tế của nhà mạng. Việc không truy cập được Facebook chỉ là do một số lí do kĩ thuật khiến việc định tuyến với các website nước ngoài gặp khó khăn và họ hứa sẽ “khắc phục tình trạng này trong thời gian sớm nhất có thể”.
Lí giải này tuy được cư dân mạng dễ chấp nhận hơn lí do của ông Thanh nhưng thực tế là Facebook vẫn đang bị các nhà mạng “đá qua đá lại” cho nhau, chưa thể hoàn toàn truy cập dễ dàng được. Cư dân mạng vẫn từng ngày phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ, các thủ thuật để truy cập vào mạng xã hội này; và “Facebook của chúng tôi đâu?” vẫn còn là một câu hỏi của cộng đồng đang rất cần một lời giải đáp xác đáng.
Theo Genk