Philippines tố tàu Trung Quốc 'xâm phạm' ở Trường Sa
Lời đồn:
Trung Quốc xâm phạm Trường Sa mà chỉ có Philippines tố, còn Việt Nam là chủ nhân ông của Trường Sa sao lại nín thinh? Bộ bị câm bẩm sinh hả?
Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua thông báo họ phát hiện ba tàu của Trung Quốc tại vùng nước xung quanh một bãi đá mà Maila tuyên bố chủ quyền.
Một tàu tuần tra của Philippines. Ảnh: monsterandcritics.com.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ một tàu hải quân và hai tàu khác của Trung Quốc tới gần một bãi đá mà Philippines gọi là Sabina, thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 11 và 12/12. Đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại Philippines đã được triệu tập để nghe phản ứng chính thức của Manila, AP đưa tin.
Tướng Juancho Sabban, một chỉ huy quân sự của Philippines, nói rằng một tàu tuần tra và một máy bay của Philippines đã theo dõi ba tàu Trung Quốc từ xa cho tới khi chúng rời khỏi vùng nước xung quanh quần đảo.
“Chúng tôi đã theo dõi họ. Ba tàu đó không thả neo hay đổ vật liệu xây dựng và có vẻ như chúng chỉ đi qua vùng nước ấy”, ông Sabban nói.
Giới chức Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng chính thức trước động thái của Philippines, tuy nhiên Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân bình luận rằng tình hình ở Biển Đông “thanh bình và yên ổn”.
Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là nơi tồn tại những tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau giữa Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Brunei. Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo này.
Năm qua đã xảy ra một số vụ việc gây căng thẳng tình hình trên Biển Đông. Philippines sau đó đã quyết định hiện đại hóa lực lượng hải quân già cỗi của mình bằng việc mua thêm tàu chiến của Mỹ để đưa về làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển.
Việt Lin
_______________________________________________________
"Sờ" râu thầy Văn Như Cương
- Tôi lo lắng, mất ăn mất ngủ đến mấy ngày khi hẹn gặp PGS Văn Như Cương, trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, một người thầy đáng kính, chỉ để hỏi về... bộ râu. Nhưng những lo lắng ấy đã tan thành mây khói vì chính thầy cũng rất hào hứng khi nói về một phần tạo nên con người mình, là bộ râu.
Tìm lại hồi ức về những tháng ngày xưa cũ, thầy kể: "3 năm làm nghiên cứu sinh ở Nga tôi đã để râu. Lúc tôi về nước thì cái bộ râu này cực kỳ có hại. Vợ tôi không đồng ý. Mẹ tôi không đồng ý. Nhiều lần tôi đang lim dim ngủ, mẹ tôi bàn với vợ tôi là "mẹ lên mẹ cắt cái bộ râu của nó, để nó phải cạo đi. Ai lại để râu như thế, trông không hợp tí nào". Đúng là lúc ấy, để râu là có vấn đề. Hoặc là bất mãn hoặc là gì đó, nhất là để râu hoặc cạo tóc.
Tìm lại hồi ức về những tháng ngày xưa cũ, thầy kể: "3 năm làm nghiên cứu sinh ở Nga tôi đã để râu. Lúc tôi về nước thì cái bộ râu này cực kỳ có hại. Vợ tôi không đồng ý. Mẹ tôi không đồng ý. Nhiều lần tôi đang lim dim ngủ, mẹ tôi bàn với vợ tôi là "mẹ lên mẹ cắt cái bộ râu của nó, để nó phải cạo đi. Ai lại để râu như thế, trông không hợp tí nào". Đúng là lúc ấy, để râu là có vấn đề. Hoặc là bất mãn hoặc là gì đó, nhất là để râu hoặc cạo tóc.
PGS Văn Như Cương |
Lúc đó tôi mới thuyết phục vợ tôi: "Em ơi, anh để râu là rất có lợi. Giờ ai cũng biết cái ông ở trường sư phạm có để bộ râu. Anh đi ra đường mà làm việc gì khuất tất là ai cũng biết. Ví dụ, anh sàm sỡ ai thì ai cũng biết". Thế là tôi thuyết phục được cả mẹ và vợ. Chứ còn họ hàng bạn bè nhiều người nói lắm".
Suýt không được tuyển dụng vì có râu
Nghiên cứu sinh ở Nga trở về, tôi trở lại Đại học Sư phạm Vinh, còn vợ tôi ở Hà Nội. Tôi muốn xin chuyển ra Hà Nội để gia đình tụ họp, nhưng không ai nhận tôi vào làm việc chỉ vì tôi để râu. Khi đó, GS Lê Văn Thiêm là thầy học của tôi làm viện trưởng Viện Toán, chị Hoàng Xuân Sính cũng là bạn của tôi. Tôi viết đơn xin vào Viện Toán học nhưng không được nhận. Lúc đó chị Sính hỏi: Anh Thiêm ơi, sao không nhận Văn Như Cương về Viện Toán. Nó mới làm tiến sĩ ở Nga về, đang làm ở Vinh nhưng muốn ra Hà Nội, anh cho nó vào Viện Toán đi. Thầy Thiêm lúc đó cười: Nhưng tổ chức bảo rằng ông ấy để râu! Đó là năm 1971.
Sau đó tôi mới xin về trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng lúc đầu cũng không được nhận. Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn có nên nhận tôi về hay không, vì tôi là cán bộ cũ của trường. Lúc đó thầy Nguyễn Cảnh Toàn là hiệu trưởng mới quyết đồng ý để tôi về, nhưng kèm một yêu cầu trước khi về trường thì đến gặp thầy một tí.
Suýt không được tuyển dụng vì có râu
Nghiên cứu sinh ở Nga trở về, tôi trở lại Đại học Sư phạm Vinh, còn vợ tôi ở Hà Nội. Tôi muốn xin chuyển ra Hà Nội để gia đình tụ họp, nhưng không ai nhận tôi vào làm việc chỉ vì tôi để râu. Khi đó, GS Lê Văn Thiêm là thầy học của tôi làm viện trưởng Viện Toán, chị Hoàng Xuân Sính cũng là bạn của tôi. Tôi viết đơn xin vào Viện Toán học nhưng không được nhận. Lúc đó chị Sính hỏi: Anh Thiêm ơi, sao không nhận Văn Như Cương về Viện Toán. Nó mới làm tiến sĩ ở Nga về, đang làm ở Vinh nhưng muốn ra Hà Nội, anh cho nó vào Viện Toán đi. Thầy Thiêm lúc đó cười: Nhưng tổ chức bảo rằng ông ấy để râu! Đó là năm 1971.
Sau đó tôi mới xin về trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng lúc đầu cũng không được nhận. Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn có nên nhận tôi về hay không, vì tôi là cán bộ cũ của trường. Lúc đó thầy Nguyễn Cảnh Toàn là hiệu trưởng mới quyết đồng ý để tôi về, nhưng kèm một yêu cầu trước khi về trường thì đến gặp thầy một tí.
Gặp tôi thầy bảo: Tôi sẽ nhận anh về, nhưng giờ anh đến gặp cái thằng tổ chức ấy, thì anh cạo cái bộ râu đi. Chúng nó ghét lắm đấy! Tôi bảo vâng vâng, em sẽ làm. Tôi về suy nghĩ một đêm và quyết định không cạo. Hôm sau vẫn mang hồ sơ đến gặp anh trưởng phòng tổ chức. Anh ấy vẫn nhận và đón tiếp tôi rất niềm nở, tôi cũng không hiểu vì sao.
Muốn lên truyền hình, phải cạo râu
Năm 1979, tôi có gửi một đề thi toán học quốc tế sang Hunggary mà chị Hoàng Xuân Sính là trưởng đoàn đưa học sinh Việt Nam đi. Đề toán của tôi lúc đó được sử dụng, và là đề toán duy nhất của Việt Nam cho đến nay. Kết quả là em Nguyễn Tự Quốc Thắng làm được đề của tôi cùng với em ở Mỹ và Đức. Đó là các em được huy chương vàng. Lúc đó, đài truyền hình tổ chức một cuộc nói chuyện. Buổi truyền hình có chị Hoàng Xuân Sính, tôi và em Thắng. Tôi nói đề toán và em Thắng nói lời giải của em.
Muốn lên truyền hình, phải cạo râu
Năm 1979, tôi có gửi một đề thi toán học quốc tế sang Hunggary mà chị Hoàng Xuân Sính là trưởng đoàn đưa học sinh Việt Nam đi. Đề toán của tôi lúc đó được sử dụng, và là đề toán duy nhất của Việt Nam cho đến nay. Kết quả là em Nguyễn Tự Quốc Thắng làm được đề của tôi cùng với em ở Mỹ và Đức. Đó là các em được huy chương vàng. Lúc đó, đài truyền hình tổ chức một cuộc nói chuyện. Buổi truyền hình có chị Hoàng Xuân Sính, tôi và em Thắng. Tôi nói đề toán và em Thắng nói lời giải của em.
" Thực ra tôi không gặp khó khăn gì cả. Việc chăm sóc râu cũng như tóc." |
Hôm sau tôi được biết, người ta gọi cái ông đạo diễn cái buổi truyền hình đó lên để khiển trách rằng: Tại sao lại để một ông râu ria xồm xoàm đen ngòm như thế lên vô tuyến? Tôi cũng không biết cái ông đó có bị kỷ luật gì không. 6 tháng sau thì chị Sính nói với tôi là người ta muốn mời tôi và chị lên nói vấn đề về giáo dục gì đó ở trên vô tuyến, nhưng người ta yêu cầu "thầy Cương phải cạo râu đi". Chị Sính bảo: "Các anh có biết bộ râu của anh ấy bạc triệu hay không? Các anh trả cho anh ấy bao nhiêu tiền mà bắt ông cạo râu đi. Thế là họ không mời tôi nữa".
Không được tăng lương vì có râu
Nhưng chuyện này vẫn chưa hay đâu... PGS Văn Như Cương nhớ lại: "Khi ở Nga về giảng dạy tại Đại học Sư phạm Vinh cũng là đến đợt những người cùng công tác với tôi được tăng lương theo thâm niên công tác, từ 74đ lên hơn 80đ gì đó. Riêng tôi không được tăng. Tôi lên phòng tổ chức của trường để hỏi vì sao tôi không được tăng lương? Phòng tổ chức mới bảo: Có anh ở trên Bộ nói rằng vì anh để râu. Tôi gặng: Ai ở trên Bộ nói thế? Anh đó mới sợ quá bảo: Sao anh lại hỏi thế? Tôi bảo: Thằng nào ở trên Bộ nói thế để tôi lên tôi quát cho nó một trận? Nhưng anh này nhất định không nói là ai.
Tôi liền viết thư cho ông Nguyễn Văn Huyên, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Trong thư có đoạn: Tôi hiện nay cùng cấp với một số bạn bè, những người cùng học một trường, cùng ra một khóa. Tôi dạy ở đại học, lương 74đ. Bạn tôi dạy ở trường cấp 3, lương hơn 80đ. Bạn tôi không phải phó tiến sĩ, dạy trường cấp 3 và đã được lên lương rồi, trong khi tôi là phó tiến sĩ. Vậy tôi trân trọng đề nghị ông: Một là cho tôi về dạy cấp 3 để tôi được bằng lương với bạn tôi. Hai là cho tôi được trả lại cái bằng phó tiến sĩ để được lĩnh cái lương cao hơn. Bởi vì chỉ có 2 lý do khiến lương của tôi thấp hơn bạn cùng lứa với tôi: Một là tôi dạy đại học. Hai là tôi có bằng phó tiến sĩ. Ngay sau đó thì tôi được tăng lương. Sau đó không thấy ai ở Bộ nói về bộ râu của tôi nữa.
Có lúc người ta nói tôi để râu để chơi trội. Lúc đi sơ tán ở Thạch Thành (Thanh Hóa), tóc tôi bị nấm, tôi phải cạo trọc tóc nhưng râu vẫn để. Một hôm có cậu nói với tôi: Hôm nay họp bàn chuyện tại sao anh lại để râu mà cạo tóc. Anh có ý bất mãn gì mà đầu thì cạo, râu thì để dài. Tôi không được họp. Nghe cậu này nói tôi mới bảo: Các cậu cứ đánh giá mình thế nào ấy. Cứ nói, cứ phán thế nào chẳng được. Đừng đánh giá con người qua hình thức. Tớ bị nấm tóc thì tớ phải cạo đi thôi chứ chẳng có vấn đề gì. Sau đó thì họ cũng thông cảm.
Râu dài vì làm việc bằng... mồm
Khi tôi hỏi râu của ông bạc trắng, hệt như GS Dumbledore trong truyện Harry Potter thế này từ khi nào? PGS Văn Như Cương bật cười khà khà: "Tôi còn nhớ năm tôi khoảng 30 - 40 tuổi râu vẫn còn đen lắm, đen nhánh. Đến ngoài 40 tuổi, râu của tôi bắt đầu bạc, trong khi tóc vẫn đen. Lúc đó mọi người hỏi tôi tại sao tóc thầy đen mà râu bạc thế? Tôi bảo: Cái mồm tôi làm việc nhiều, còn cái đầu tôi làm việc ít. Tôi nói vậy, mọi người cười ầm ầm.
"Đến giờ nhiều người tự hỏi, chắc sinh hoạt của tôi khó khăn lắm vì bộ râu. Thực ra tôi không gặp khó khăn gì cả. Việc chăm sóc râu cũng như tóc. Tôi cũng phải "gội râu" thường xuyên kẻo nó có gàu hay nấm. Cứ 3 - 4 tháng, khi râu dài ra, tôi lại tự lấy kéo cắt xoẹt đi phần ngọn. Với tóc cũng vậy, tôi luôn tự cắt cho mình. Nếu ai cũng như tôi thì chắc là cửa hàng gội đầu cắt tóc đóng cửa hàng loạt. Có thể nói bộ râu là một góc trong tính cách con người tôi. Dù cái cá tính mạnh mẽ, dám nói, nói nhiều ấy mãi sau này mới thể hiện rõ".
Có lần khi râu tôi còn đen, đen nhánh giống như Chewvara cơ, tôi và đoàn thầy giáo thời chiến đi ngang một cửa hàng mậu dịch mà ai cũng thèm thuốc lá. Tôi mời một thầy dạy tiếng Nga vào phiên dịch cho tôi. Đồng chí phiên dịch lời của tôi: Đây là đồng chí là chuyên gia người Nga đang phụ trách tên lửa. Đồng chí mua một ít thuốc lá. Cô mậu dịch bảo muốn mua thì phải có tem phiếu. Tôi mới nói: Nhưng đồng chí hết thuốc lá rồi là không bắn tên lửa được đâu. Thế là cô mậu dich bảo: Được rồi tôi sẽ bán, 1 bao thì được. Tôi bảo: Không, một bao không đủ, phải một tút cơ. Cần thì cô mời cửa hàng trưởng xuống. Cô mời ông cửa hàng trưởng xuống, thế là ông đồng ý bán cho tôi. Tôi cầm tút thuốc đem ra chia cho những người đang xếp hàng để mua, mỗi người một bao. Đó là lần duy nhất tôi đem bộ râu đi để lừa người ta. |
Tô Hội
____________________________________________________
Chiến tranh Mỹ-Trung có xảy ra?
|
Trong bài phân tích sau đây, phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh Damian Grammaticas đặt câu hỏi: Liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có dẫn đến xung đột với Hoa Kỳ? Liệu Bắc Kinh sẽ có chiến tranh với siêu cường toàn cầu không phải bàn cãi ngày nay?
Các câu hỏi này không được đưa ra trực tiếp trong bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ. Tuy nhiên, dù không nói ra, nó vẫn hiện diện trong đó, vẫn nằm xuyên suốt trong tài liệu được cho là sẽ định hình tư duy quân sự mới của Mỹ trong thế kỷ 21.
Cốt lõi chiến lược
Thách thức đến từ một nước Trung Quốc trỗi dậy nằm ngay ở cốt lõi của chiến lược quân sự mới của Mỹ.
Chiến lược quốc phòng mới này đã thận trọng khi viết rằng Trung Quốc sẽ không là kẻ thù nhưng cũng nói rõ rằng Mỹ sẽ sắp xếp lại lực lượng quân sự để kiềm chế Trung Quốc và, trong trường hợp cần thiết, để đối đầu với nước này.
Báo cáo điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ viết: “Sự lớn ṃanh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực”.
Được Tổng thống Barack Obama loan báo tại Lầu Năm Góc, điều chỉnh chiến lược quốc phòng này nêu mục tiêu rõ ràng bằng giấy trắng mực đen: định hình lại quân đội Mỹ để có thể "giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ".
Chắc chắn cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều không sẵn sàng chấp nhận quan điểm rằng về lâu dài Mỹ sẽ suy yếu, trong khi Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn lên.
Mỹ muốn mình vẫn là số một và chiến lược quốc phòng mới này là nhằm để đạt được mục đích đó.
Ngay trong câu đầu tiên trong lời tựa, Tổng thống Obama nói “đất nước chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao” và trong văn bản cũng có câu “chúng ta đang đối mặt với một bước ngoặt”.
Văn bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng này nêu ra hai nhân tố định hình quá trình chuyển giao này, một bên trong và một bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
Ở trong nước đó là sức ép ngân sách ngày một tăng đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí quân sự. Còn bên ngoài, đó là nhận thức rằng sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc đang thay đổi cán cân quyền lực ở Châu Á.
Phía Mỹ cho biết chiến lược quân sự mới này khuyến khích “sự trỗi dậy hòa bình của các cường quốc mới”. Điều này có nghĩa là Mỹ chào đón sự vươn lên của Trung Quốc như đã được nói đi nói lại nhiều lần trước đây.
Còn về việc Trung Quốc trỗi dậy có ý nghĩa như thế nào đối với Mỹ, chiến lược mới đề cập thẳng thắn: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc khu vực sẽ có khả năng tác động đến kinh tế Mỹ và an ninh của chúng tra bằng nhiều cách khác nhau”.
Xin lưu ý cách mà Trung Quốc được mô tả là một “cường quốc khu vực” đang nổi. Lầu Năm Góc không sẵn sàng gán cho Trung Quốc vị thế cường quốc toàn cầu hay siêu cường, hay thậm chí là một siêu cường mới nổi. Điều này thể hiện thực tế rằng quân đội Trung Quốc còn lâu mới mang tính toàn cầu.
Thiếu lòng tin
Mỹ quan ngại trước sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong việc gia tăng sức mạnh quân sự.
Tuy nhiên ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc hiện giờ đã trải rộng trên khắp thế giới. Hoa Kỳ và Trung Quốc bị ràng buộc bởi những lợi ích riêng có tác động lẫn nhau. Bản điều chỉnh cũng chỉ rõ ra rằng hai nước đang thật sự thiếu lòng tin: “Sự lớn ṃanh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực”.
Nước Mỹ vẫn đang thận trọng bảo vệ ván cờ của mình khu vực. Hồi năm ngoái, chính quyền Obama đã đưa ra trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình và hướng sự quan tâm đến khu vực Thái Bình Dương. Sự thay đổi chiến lược đó được thể hiện rõ ràng trong học thuyết quân sự mới của nước này.
Đã nhiều lần phát biểu “vì sự cần thiết, chúng tôi sẽ tái cân bằng lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” , giờ đây Mỹ nói rằng nước này sẽ làm việc trên nhiều mặt trận để kiềm chế sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc.
Có sự quan ngại rõ ràng về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển những loại vũ khí sẽ làm cho quân đội Mỹ khó mà hoạt động ở một số nơi ở Đông Á.
Trung Quốc đang đầu tư vào các loại vũ khí “chống tiếp cận” chẳng hạn như cái mà họ gọi là tên lửa “diệt tàu sân bay” có thể đánh chìm các tàu sân bay của Mỹ trên biển. Nước này cũng đang đổ nhiều tiền của để xây dựng tàu ngầm và các máy bay chiến đấu tành hình.
Tất cả những thứ này có thể đẩy hạm đội hàng không mẫu hạm của Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc và hạn chế khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quan trọng ở Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.
Bản điều chỉnh cho biết các quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo đuổi các phương tiện không tương xứng để chống lại năng lực thực thi sức mạnh của Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ phải duy trì năng lực thực thi sức mạnh tại những khu vực mà khả năng tiếp cận và sự tự do hoạt động bị thách thức”.
Củng cố đồng minh
Mỹ sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở những nước xung quanh Trung Quốc. Báo cáo viết: “Việc duy trì hòa bình, ổn định, thương mại thông suốt và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực năng động này tùy thuộc một phần vào sự cân bằng tiềm tàng của sự hiện diện và năng lực quân sự”.
Do đó Mỹ vẫn muốn giữ nguyên ưu thế quân sự đối với Trung Quốc. Điều này dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang khi Mỹ có những động thái để vô hiệu hóa những tiến bộ quân sự của Trung Quốc.
Có thể Lầu Năm Góc sẽ làm giống như chiến lược của chính Trung Quốc là đầu tư vào những loại vũ khí tương tự. Quân đội Mỹ sẽ tập trung vào phát triển năng lực hải quân và không quân và vào những vũ khí tiên tiến chẳng hạn như các máy bay tàng hình tinh vi hơn nữa, các loại tên lửa và máy bay không người lái bên cạnh chiến tranh mạng và năng lực chiến tranh vũ trụ.
Củng cố hệ thống đồng minh xung quanh Trung Quốc là một cột trụ khác trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: “Chúng tôi sẽ nhấn mạnh những mối quan hệ đồng minh hiện tại vốn là nền tảng quan trọng cho an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng các mạng lưới hợp tác với các đối tác mới nổi trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”
Mỹ đã có quan hệ quân sự chặt chẽ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Australia và đang xây dựng quan hệ với Việt Nam, Indonesia cũng như đang đầu tư vào mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với Ấn Độ.
Tất cả những điều này cho thấy một thông điệp hết sức mạnh mẽ về việc kiềm chế Trung Quốc. Mỹ sẽ chống lại bất cứ bên nào thách thức sự thống trị của họ. Mỹ sẽ xây dựng mối quan hệ cốt lõi với các nước láng giềng của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của mình ở Đông Á.
Quay lại câu hỏi đã đặt ra lúc đầu: Liệu một ngày nào đó sẽ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào với chiến lược quân sự mới của Mỹ. Liệu nước này có tìm cách khẳng định sức mạnh của mình ở Đông Á? Liệu điều này có gây ra va chạm với các nước xung quanh?
Câu trả lời sớm cho chính sách quân sự mới của Mỹ đến từ tờ Hoàn cầu thời báo, vốn có giọng điệu dân tộc chủ nghĩa.
Tờ báo này nói rằng “Trung Quốc cần tăng cường khả năng tấn công tầm xa và tìm thêm nhiều phương cách đe dọa lãnh thổ Mỹ để dần dần đẩy lùi chiến tuyến của ‘ván cờ’ chúng ta chơi với Mỹ”.
“Trung Quốc phải làm cho Mỹ nhận thấy rằng sự trỗi dậy của chúng ta là không thể ngăn chặn và tốt nhất là Mỹ nên thể hiện tình hữu nghị đối với Trung Quốc.”
Minh Châu (theo BBC) Các câu hỏi này không được đưa ra trực tiếp trong bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ. Tuy nhiên, dù không nói ra, nó vẫn hiện diện trong đó, vẫn nằm xuyên suốt trong tài liệu được cho là sẽ định hình tư duy quân sự mới của Mỹ trong thế kỷ 21.
Cốt lõi chiến lược
Thách thức đến từ một nước Trung Quốc trỗi dậy nằm ngay ở cốt lõi của chiến lược quân sự mới của Mỹ.
Chiến lược quốc phòng mới này đã thận trọng khi viết rằng Trung Quốc sẽ không là kẻ thù nhưng cũng nói rõ rằng Mỹ sẽ sắp xếp lại lực lượng quân sự để kiềm chế Trung Quốc và, trong trường hợp cần thiết, để đối đầu với nước này.
Báo cáo điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ viết: “Sự lớn ṃanh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực”.
Được Tổng thống Barack Obama loan báo tại Lầu Năm Góc, điều chỉnh chiến lược quốc phòng này nêu mục tiêu rõ ràng bằng giấy trắng mực đen: định hình lại quân đội Mỹ để có thể "giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu và duy trì ưu thế quân sự của Mỹ".
Chắc chắn cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đều không sẵn sàng chấp nhận quan điểm rằng về lâu dài Mỹ sẽ suy yếu, trong khi Trung Quốc chắc chắn sẽ vươn lên.
Mỹ muốn mình vẫn là số một và chiến lược quốc phòng mới này là nhằm để đạt được mục đích đó.
Ngay trong câu đầu tiên trong lời tựa, Tổng thống Obama nói “đất nước chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao” và trong văn bản cũng có câu “chúng ta đang đối mặt với một bước ngoặt”.
Văn bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng này nêu ra hai nhân tố định hình quá trình chuyển giao này, một bên trong và một bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
Ở trong nước đó là sức ép ngân sách ngày một tăng đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí quân sự. Còn bên ngoài, đó là nhận thức rằng sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc đang thay đổi cán cân quyền lực ở Châu Á.
Phía Mỹ cho biết chiến lược quân sự mới này khuyến khích “sự trỗi dậy hòa bình của các cường quốc mới”. Điều này có nghĩa là Mỹ chào đón sự vươn lên của Trung Quốc như đã được nói đi nói lại nhiều lần trước đây.
Còn về việc Trung Quốc trỗi dậy có ý nghĩa như thế nào đối với Mỹ, chiến lược mới đề cập thẳng thắn: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc khu vực sẽ có khả năng tác động đến kinh tế Mỹ và an ninh của chúng tra bằng nhiều cách khác nhau”.
Xin lưu ý cách mà Trung Quốc được mô tả là một “cường quốc khu vực” đang nổi. Lầu Năm Góc không sẵn sàng gán cho Trung Quốc vị thế cường quốc toàn cầu hay siêu cường, hay thậm chí là một siêu cường mới nổi. Điều này thể hiện thực tế rằng quân đội Trung Quốc còn lâu mới mang tính toàn cầu.
Thiếu lòng tin
Mỹ quan ngại trước sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong việc gia tăng sức mạnh quân sự.
Tuy nhiên ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc hiện giờ đã trải rộng trên khắp thế giới. Hoa Kỳ và Trung Quốc bị ràng buộc bởi những lợi ích riêng có tác động lẫn nhau. Bản điều chỉnh cũng chỉ rõ ra rằng hai nước đang thật sự thiếu lòng tin: “Sự lớn ṃanh của sức mạnh quân sự Trung Quốc cần phải được đi kèm với tính minh bạch hơn về những dự định chiến lược của nước này để tránh gây ra va chạm trong khu vực”.
Nước Mỹ vẫn đang thận trọng bảo vệ ván cờ của mình khu vực. Hồi năm ngoái, chính quyền Obama đã đưa ra trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình và hướng sự quan tâm đến khu vực Thái Bình Dương. Sự thay đổi chiến lược đó được thể hiện rõ ràng trong học thuyết quân sự mới của nước này.
Đã nhiều lần phát biểu “vì sự cần thiết, chúng tôi sẽ tái cân bằng lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” , giờ đây Mỹ nói rằng nước này sẽ làm việc trên nhiều mặt trận để kiềm chế sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc.
Có sự quan ngại rõ ràng về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển những loại vũ khí sẽ làm cho quân đội Mỹ khó mà hoạt động ở một số nơi ở Đông Á.
Trung Quốc đang đầu tư vào các loại vũ khí “chống tiếp cận” chẳng hạn như cái mà họ gọi là tên lửa “diệt tàu sân bay” có thể đánh chìm các tàu sân bay của Mỹ trên biển. Nước này cũng đang đổ nhiều tiền của để xây dựng tàu ngầm và các máy bay chiến đấu tành hình.
Tất cả những thứ này có thể đẩy hạm đội hàng không mẫu hạm của Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc và hạn chế khả năng của Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quan trọng ở Biển Đông hoặc bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.
Bản điều chỉnh cho biết các quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo đuổi các phương tiện không tương xứng để chống lại năng lực thực thi sức mạnh của Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ phải duy trì năng lực thực thi sức mạnh tại những khu vực mà khả năng tiếp cận và sự tự do hoạt động bị thách thức”.
Củng cố đồng minh
Mỹ sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở những nước xung quanh Trung Quốc. Báo cáo viết: “Việc duy trì hòa bình, ổn định, thương mại thông suốt và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực năng động này tùy thuộc một phần vào sự cân bằng tiềm tàng của sự hiện diện và năng lực quân sự”.
Do đó Mỹ vẫn muốn giữ nguyên ưu thế quân sự đối với Trung Quốc. Điều này dẫn đến leo thang chạy đua vũ trang khi Mỹ có những động thái để vô hiệu hóa những tiến bộ quân sự của Trung Quốc.
Có thể Lầu Năm Góc sẽ làm giống như chiến lược của chính Trung Quốc là đầu tư vào những loại vũ khí tương tự. Quân đội Mỹ sẽ tập trung vào phát triển năng lực hải quân và không quân và vào những vũ khí tiên tiến chẳng hạn như các máy bay tàng hình tinh vi hơn nữa, các loại tên lửa và máy bay không người lái bên cạnh chiến tranh mạng và năng lực chiến tranh vũ trụ.
Củng cố hệ thống đồng minh xung quanh Trung Quốc là một cột trụ khác trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ: “Chúng tôi sẽ nhấn mạnh những mối quan hệ đồng minh hiện tại vốn là nền tảng quan trọng cho an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ mở rộng các mạng lưới hợp tác với các đối tác mới nổi trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”
Mỹ đã có quan hệ quân sự chặt chẽ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Australia và đang xây dựng quan hệ với Việt Nam, Indonesia cũng như đang đầu tư vào mối quan hệ đối tác chiến lược dài hạn với Ấn Độ.
Tất cả những điều này cho thấy một thông điệp hết sức mạnh mẽ về việc kiềm chế Trung Quốc. Mỹ sẽ chống lại bất cứ bên nào thách thức sự thống trị của họ. Mỹ sẽ xây dựng mối quan hệ cốt lõi với các nước láng giềng của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích của mình ở Đông Á.
Quay lại câu hỏi đã đặt ra lúc đầu: Liệu một ngày nào đó sẽ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào với chiến lược quân sự mới của Mỹ. Liệu nước này có tìm cách khẳng định sức mạnh của mình ở Đông Á? Liệu điều này có gây ra va chạm với các nước xung quanh?
Câu trả lời sớm cho chính sách quân sự mới của Mỹ đến từ tờ Hoàn cầu thời báo, vốn có giọng điệu dân tộc chủ nghĩa.
Tờ báo này nói rằng “Trung Quốc cần tăng cường khả năng tấn công tầm xa và tìm thêm nhiều phương cách đe dọa lãnh thổ Mỹ để dần dần đẩy lùi chiến tuyến của ‘ván cờ’ chúng ta chơi với Mỹ”.
“Trung Quốc phải làm cho Mỹ nhận thấy rằng sự trỗi dậy của chúng ta là không thể ngăn chặn và tốt nhất là Mỹ nên thể hiện tình hữu nghị đối với Trung Quốc.”