Friday, November 18, 2011

Bài học về cuộc chiến Mỹ Việt và hiện nay ra sao?


Ông Barack Obama trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australia, bà Julia Gillard, tại Canberra hôm 16/11. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố “Washington không lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh trên vũ đài quốc tế” nhưng người ta đặt ra câu hỏi một khi chiến sự xẩy ra giữa Mỹ và Trung quốc thì Trung quốc sẽ làm gì?

Những nhà quan sát quân sự quốc tế rất chú ý đến hội nghị hội nghị các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại thành phố Honolulu, không phải chỉ với các kết quả về kinh tế được thảo luận ở đây mà phần lớn họ nhìn về một tương laqi của sự đối đầu không thể tránh được nếu Trung quốc cứ hung hăng như hiện nay và Mỹ không thể nhịn được nữa vì quá giới hạn. Vậy kịch bản Trung quốc đối đầu với Mỹ họ sẽ làm gì?

Người ta ai cũng biết, trước đây Trung quốc thông qua viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một cách hòa hiệp để chống Mỹ không phải xuất phát từ tình hữu nghị mà đó chỉ là cái cớ và khẩu hiệu đẹp lúc đó là “bẩy trăm triệu nhân dân Trung quốc là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam, môi hở rang lạnh v.v…” nó cũng giống như khẩu hiệu bốn tốt và 16 chữ vàng hiện nay nhưng cái lý do chủ yếu vẫn là họ muốn biến một Việt Nam thiện chiến do bị đẩy vào cuộc chiến tranh ái quốc và đương nhiên trở thành người lính xung kích để bảo vệ sườn phía Nam của mình. Cho nên, các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc đó thừa hiểu điều này nhưng trong thế không thể cưỡng lại, không có sự chọn lựa nào khác hơn nên đã phải chấp nhận sự hy sinh to lớn về sinh mạng của những người lính, về xương máu để đổi lấy các viện trợ như nói ở trên.

Người lãnh đạo Việt Nam yêu nước lúc đó tuy không giám nói ra sự thật này nhưng trong suy nghĩ thẩm sâu ai cũng hiểu rằng Trung quốc đã lợi dụng mình và Việt Nam buộc phải chấp nhận để chờ cơ hội khác lớn hơn quyết định cuộc chiến và mối tình đó cũng đã phải chắm dứt thì đó chính là lúc Việt Nam vào những giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, khi thấy xu hướng Mỹ sẽ thua trận, phải rút quân về nước, năm 1973 Trung quốc bắt đầu tính chuyện lợi dụng Việt Nam để mặc cả với Mỹ. Họ cam đoan với với Mỹ là sẽ thuyết phục Việt Nam phải để đại sứ quán của mình tại Sài gòn và sẽ có một sự hiệp thương với chính thể Việt Nam Cộng hòa dù là danh nghĩa để vớt vát uy tín của Mỹ sau hơn 30 năm dính sâu vào đây. Nhưng đến phút các xe tăng quân giải phóng tiến vào Sài gòn, các kênh liên hệ của Trung quốc với Việt Nam về vấn đề này không thành và phía Việt Nam đã không nghe, họ đã hiểu rất rõ dã tâm của Trung quốc nên quyết không dừng và vì thế sau cuộc chiến 1975 thì Trung quốc đã ra mặt đi đêm mặc cả với Mỹ là họ tấn công Việt Nam, dạy Việt Nam một bài học và đổi lại là Mỹ cho họ quyền ưu đãi tối huệ quốc buôn bán vào Mỹ miễn thuế. Đây là duyên khởi để có Thông cáo chung Thượng hải ngay sau đó giữa Richat Nixon và Chu Ân Lai được ký kết và dẫn cuộc chiến 1979 sau đó.

Trung quốc phát động tấn công trên khắp tuyến biên giới phía Nam vào Việt Nam và cuối cùng để chịu hủy hoại hơn 600000 thanh niên trẻ Trung quốc vô tội phải đổ máu trên chiến trường và đổi lại Việt nam cũng mất đi một số lượng sinh mạng gần tương tự, nghĩa là 550000 những người con yêu quý còn trẻ măng phải hy sinh trên chiến trường. Cái cuối cùng đạt được chính là Trung quốc được tự do buôn bán vào Mỹ và đây là thời kỳ nhẩy đồng của nên kinh tế nước này mà nay Hoa kỳ không thể ngăn cản nổi. Kinh tế mạnh không có nghĩa là Trung quốc chỉ lo tích lũy tiền trong kho mà cái quan trọng là họ đã tung ra những khoản tài chính khổng lồ để cho thế giới biết nước cờ chiến lược ngàn xưa cuả cha ông họ là: “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”.  Người ta đã thấy họ đang miệt mài để  mài dao thật sắc trảm ai đây? Đó là một câu hỏi nghiệt ngã mà tự mỗi người có thể giải đáp.

Thực ra người ta tự đặt câu hỏi: nếu Mỹ không sân hận và ngã mạn, họ không tiến hành cấm vận Việt Nam thì chắn chắn có đủ cơ hội lớn để thể thương thuyết trực tiếp với Việt Nam để ngay sau đó hai nước thiết lập bang giao như hiện nay thì làm gì có cơ hội cho Trung quốc vươn mình lớn mạnh như hôm nay. Và bài học mượn tay Trung quốc đánh Việt Nam của Hoa kỳ đã không thành công, mà trái lại càng đưa vị thế của Mỹ xuống thấp chưa từng có và tự Mỹ đã là người dọn đường, làm thang đưa Trung quốc lên đỉnh cao vũ đài thế giới như hiện nay.

Người ta cũng đánh giá cao tầm nhìn sâu sắc, các nước cờ đang đi đúng hướng, sáng suốt và vai trò to lớn của ông chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa qua liên tục công du các nước như Ấn độ, Nam Triều tiên, Philipine và các ký kết sau đó với các nước này cũng như chuyến đi của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  hôm nay tại hội nghi cấp cao Aisan. Các cuộc thương thuyết của các vị này đã phủ mờ hoàn toàn giá trị chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Bắc kinh vừa qua. Người ta cho rằng những ai ở Việt nam có tư tưởng thân Trung quốc nay đang tự thấy đơn độc, uy tín giảm sút nghiêm trọng và như trò chơi dao sắc trong tay vậy.

Mỹ không sợ Trung Quốc nhưng Trung quốc sẽ chơi bài gì với Mỹ?

Người ta ai cũng thấy cũng giống như việc đại nhẩy vọt về sản xuất tạp phế lù hàng hóa đủ loại để tung ra thị trường thế giới làm giầu nhanh chóng thì về quân sự Trung quốc cũng lại sản xuất đủ các loại vũ khí từ hỏa tiễn xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, phóng vệ tinh quân sự liên mien ra khoảng không để theo dõi các cường quốc hoạt động quân sự cho đến mua máy bay, tầu chiến, tầu ngầm hiện đại nhất nhưng cái chính là họ đã lấy cắp những khoa học hiện đại nhất của Nga, Mỹ và các nước bằng đủ mọi mánh khóe, mọi cách thức để trang bị cho quân đội mình.Một mặt họ chìa tiền cho Mỹ vay hay đầu tư sâu hơn vào thị trường béo bở này nhưng lại là để nuôi các tham vọng lớn hơn là một ngày không xa vượt Mỹ và nếu cần không thương tiếc mà trảm Mỹ. Nhưng trảm bằng cách nào? Họ định lập lại bài học không thành khi xưa đó là lấy Bắc Triều tiên làm người lính tiên phong đối chọi với Mỹ và khi hai kẻ đụng đầu lieu siêu họ ra mới rat ay trảm Mỹ. Trung quốc rất chú ý đến những động thái hiện nay của Hoa kỳ. Cụ thể là họ rất chú ý tới việcTổng thống Mỹ bay sang Australia hôm qua để gặp Thủ tướng Julia Gillard và hai nhà lãnh đạo đã ký kết thỏa thuận an ninh mới với Australia tại thành phố Canberra hôm qua. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ đưa thêm nhân lực và thiết bị tới Australia, đồng thời Washington cũng được phép thuê thêm nhiều căn cứ quân sự của Canberra, AP đưa tin. Ông Ôn Gia Bảo đã nói thẳng thừng là họ theo dõi các diễn biến đáng lo ngại này của việc Mỹ thực sự muốn quay lại Đông Năm Á Thái Bình dương.

Mỹ đúng phải trở lại vì các chính sách sai lầm đưa quân vào Afganitan, I-rắc nhưng đổi lại là sự tổn thất kinh khủng về sinh mạng và kinh tế trong khi Đông Nam Á là cả một tương lai lơn của Mỹ họ lại bỏ qua.  Vì thế, chính quyền hiện nay ở Mỹ đã nhìn nhận thấy điều này và việc ông Obama đã đưa quân trở lại Úc và toorchuwcs các hội nghị lớn hiện nay là một bước đi rất quan trọng và rất cần thiết. Ông Obama bình luận rằng thỏa thuận mới là “quan trọng” bởi nó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Giới chức Mỹ tỏ ra thận trọng khi nói rằng thỏa thuận không phải là nỗ lực duy trì sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Australia.Trong cuộc họp báo chung với bà Gillard, ông Obama không đưa ra câu trả lời cụ thể khi các phóng viên hỏi rằng thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Australia có phải là công cụ để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc hay không. Nhưng ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục gửi một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc cần phải gánh vác những trách nhiệm của một cường quốc trên thế giới.“Điều quan trọng là Trung Quốc phải hành xử theo luật”, ông nói.Ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng Mỹ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.“Tôi nghĩ nhiều người đã mắc sai lầm khi quan niệm rằng Mỹ sợ Trung Quốc và muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông phát biểu.  Phải chăng các nhà lãnh đạo Hoa kỳ đã hiểu thấu tim gan đường đi nước bước của Bắc kinh? Người ta cho rằng Hoa kỳ đã nhìn thấy nhưng trong thế giới quan của người Mỹ, cách nhìn Mỹ mà điều này từ xưa đến nay và vẫn có nhiều lệch lạc nhiều khi còn sai nữa như bài học từ chiến tranh Việt nam và cuộc chiến đầy mất mát hiện nay ở I-rắc và Afganitan v.v…

Về Trung quốc thì sao? Họ đang mài dao sắc để sau lưng và hầy người khác ra đối đầu với Mỹ.

Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức sau khi Mỹ ký kết thỏa thuận an ninh với Australia. Ông Lưu Vi Dân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Washington và Canberra nên thảo luận xem thỏa thuận có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế hay không mặc dù ông Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đáp lại rằng thỏa thuận không những hợp lý, mà còn đáp ứng yêu cầu của nhiều nước trong khu vực. Những nước này muốn Mỹ tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương.

Nhưng điều mà người Việt Nam đã nhìn thấy đó là nếu cuộc chiến xẩy ra giữa Mỹ và Trung quốc thì Trung quốc sẽ đẩy Bắc Triều tiên vào vị trí xung trận để tấn công Mỹ mà họ ngồi đó khoanh tay nhìnvà khi Mỹ siêu điêu, đến lúc đó Trung quốc sẽ đưa nhát dao quyết định mà trảm thầu Mỹ, đó là điều chắc chắn.

Trung quốc biết rất rõ người Bắc Triều tiên rất tài giỏi trong phát minh khoa học nhất là về kỹ nghệ quân sự và họ phản ứng rất kinh khủng khi bị đưa vào đường cùngnên các thứ vũ khí đang có trong tay như hỏa tiễn, pháo các tầm, thậm chí nếu như họ thực sự có hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân tầm xa như người ta vẫn đàm tiếu thì nhất định khi cần thiết họ chẳng tiếc mà đem xử dụng không khoan nhượng, chẳng hề chùn tay. Bài học cho thấy mấy chục năm qua Mỹ và Nam Triều tiên, Nhật không thể chặn tay họ trong các phát minh khoa học quân sự hiện đại mà trái lại, trong gian khó, bị cấm vận tới nghiệt ngã thì lại càng thối thúc họ phát minh ra các thứ vũ khí nguy hiểm hơn, hiện đại hơn mà lần nào họ đem chơi thì Mỹ và Nam hàn đều đau điếng. Vụ đánh tầu chiến hiện đại nhất của Nam hàn vừa qua và vụ thử thủy lôi chống ngầm hôm qua đã chứng minh điều này. Bắc Triều tiên không phải không biết họ đang bị Trung quốc lợi dụng họ nhưng cái khó là chính Mỹ và Nam hàn đã không biết tách họ ra khỏi ảnh hưởng này đề hòa hoãn đi đến hòa bình hai miền Nam Bắc Triều tiên và tập trung vào con hổ sám Trung quốc đang lớn mạnh hàng ngày này. Vì thế, người ta cho rằng hơn lúc nào hết, Mỹ nên khôn ngoan hòa giải với Bắc Triều tiên để cô lập Trung quốc. Đó là thượng sách trong bàn cờ hiện nay. Đúng là các cường quốc đang nhìn và giơ tay để ấn huyệt nhau.  Hãy chờ xem.

Ngày 10 tháng 11 năm 2011.
© Nguyễn Hoàng Hà

CA NHẠC GIẢI TRÍ



















DÂN SỐ THẾ GIỚI ĐẠT MỨC 7 TỶ



Liên hiệp quốc cho biết vào ngày 31 tháng 10 vừa qua dân số thế giới đã đạt mức 7 tỷ người. Thật khó mà tưởng tượng được các đây mới 200 năm, chúng ta chỉ có 1 tỷ người, 150 năm sau đó con số là 3 tỷ, và chỉ trong vòng 50 năm vừa qua, con số đã hơn gấp đôi, và được dự đoán rằng sẽ đạt mức 15 tỷ vào năm 2100. Dân số chỉ tăng trong những nước đang phát triển; trong những quốc gia phát triển, chỉ số sinh sản giảm sút, rõ ràng là số người "da trắng" giảm đáng kể. Sự gia tăng dân số thế giới ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm hiện có - trong những năm vừa qua, giá lương thực đã tăng không ngừng.



Cũng theo dự đoán của Liên hiệp quốc, trong vài năm nữa, dân số thế giới sẽ tăng 78 triệu mỗi năm. Trong hình đầu tiên, ta thấy một gia đình người Ấn độ theo giáo phái "Hana", cho phép đa thê, tấm hình này được chụp tại bang Mizoram, vào ngày 7 thánh 10 năm 2011. Người chồng trong gia đình này có 39 bà vợ, 94 đứa con và 33 đứa cháu.



Hiện nay, sự tăng trưởng dân số tạo ra một quá trình khác - các thành phố ngày càng lớn. Sự tăng trưởng dân số bắt đầu vào những năm 60 của thế kỷ 20. Nếu như các nước phát triển giảm bớt chỉ số sinh sản, thì ngược lại những nước nghèo nàn hơn ở châu Á và châu Phi, lại gia tăng mạnh, kể cả khi chiến tranh tàn phá, dịch bệnh hoành hành hoặc thiếu đói nghiêm trọng. Trong tấm hình trên ta thấy ảnh chụp qua vệ tinh của một vùng đông đúc cư dân ở phía Tây Đề Li, Ấn độ.  

 





 
Một trong những vấn nạn chính của chỉ số sinh sản cao là sự nghèo khó. Trong hình cho thấy những ngôi nhà sàn trên biển ở vùng đảo Sulawesi của Nam Dương. Dân chúng sống trên biển, không có nước ngọt, không có TV, không có điện, và chỉ trở vào đất liền để chôn người chết. 





Trái với sự tăng trưởng dân số ở các nước kém phát triển, những nước phát triển lại phải đối phó với nạn tỷ lệ người già ngày càng lớn hơn. Dân số của nước Nga ngày càng già hơn. Trong 20 năm qua, tuổi trung bình từ 34.9 đã tăng lên thành 38.5. Theo bộ sách kỷ lục Guinness, cặp song sinh già nhất hiện đang ở Bỉ. Họ được sinh ra vào năm 1910.  Vào ngày 2 tháng 10 vừa qua, Marie và Gabriel Vaudremer đã kỷ niệm lần thứ 101 ngày sinh của mình.



Trong vòng 30, 40 năm nữa, xã hội của một nước phát triển sẽ gồm những gia đình không có trẻ con, chỉ những người trung niên hoặc lớn tuổi hơn. Con số phụ nữ cũng tăng lên đáng kể. Những chức vụ quan trọng trong chính phủ đều do phụ nữ đảm trách. Trong tấm hình trên, chúng ta thấy đường phố Mong Kok ở Hồng kông, nơi mật độ dân số cao nhất thế giới - 130 000 người trong một cây số vuông, vào thời điểm 4 tháng 10 năm 2011. 




Những cánh đồng sâm nổi tiếng ở tỉnh Gansu, Trung Quốc. Hình chụp vào ngày 31 tháng 5 năm 2011.



  


Việc tăng trưởng dân số không cân đối dẫn đến nhiều vấn nạn tỷ dụ như thiếu lương thực và các tài nguyên khác. Qua tấm ảnh trên, ta thấy được vấn đề giao thông vào giờ cao điểm ở Đài Bắc vào ngày 29 tháng 10 năm 2009. Hiện nay, những con đường ở Đài loan phải đối phó với khoảng 8.8 triệu xe mô tô và 4.8 triệu xe hơi các loại. 





Chỉ số sinh sản tùy thuộc rất mạnh vào tôn giáo, tín ngưỡng của một quốc gia. Niềm tin vào tôn giáo càng sâu đậm, chỉ số sinh sản sẽ rất cao. Chúng ta có thể thấy một ví dụ cụ thể ở trong một phòng sinh tại thành phố Manila, Phi Luật Tân. Hình chụp vào ngày 1 tháng 6 năm 2011. Mỗi ngày có khoảng 60 đứa bé được đỡ đẻ trong phòng sinh này. Phi Luật Tân là nước có dân số cao thứ hai trong vùng sau Nam Dương.
 


Ấn Độ là quốc gia đứng thứ nhì sau Trung Quốc tính về dân số - thống kê vào ngày 24 tháng 10 2011 là 1 tỷ 217 triệu 957 người (17.39% dân số thế giới). Hình trên cho ta thấy một công trình đang xây dựng ở ngoại ô thành phố Tân Đề Li, để giải quyết nạn nhà ở cho cư dân Ấn độ.


Theo nhiều nguồn dự đoán, Ấn độ sẽ qua mặt Trung Quốc về dân số vào năm 2030. Hình minh họa cho thấy một vùng nghèo khổ ở Mumbai, Ấn độ, được chụp vào ngày 9 tháng 10 năm 2011.




Vùng nông nghiệp thuộc tỉnh Heilongjiang gần thành phố Harbin, Trung Quốc. Hình chụp từ vệ tinh.
 
  

Trại tị nạn tại Kenya gần biên giới với Somalia. Ảnh chụp ngày 31 tháng 7 năm 2011. Do nạn hạn hán và những xung đột quân sự tại Somalia, nơi đây đang có khủng hoảng thực phẩm trầm trọng.



Tương phản với những nơi chúng ta vừa thấy là nền kiến trúc thật cân bằng của Thành phố Mặt trời, tiểu bang Arizona, Hoa kỳ chụp qua vệ tinh.




Cùng lúc với sự phát triển dân số thế giới, là quá trình đô thị hóa - Vai trò của phố thị được nâng cao. Đây là ngôi làng nhỏ bên bờ biển của một trong những hòn đảo Tô Cách Lan, được chụp vào ngày 22 tháng 9 năm 2011. Đây là tổ ấm của 65 người và là nơi có ngôi trường nhỏ nhất nước Anh. 

 

Tuy thế, ngôi làng Tô Cách Lan nào cũng có một sân chơi thể thao. Chỉ có điều chẳng có ai để chơi ở đó: trong số 65 người ở đây chỉ có 7 em nhỏ.
 




Bangladesh đứng thứ 7 thế giới về dân số - 162 triệu hay là 2.34 phần trăm dân số thế giới. Trong hình là một nghĩa địa xe hai bánh tự nhiên ở một vùng thuộc thủ đô Dhaka. Trên đường phố của nhiều thành phố trong đất nước này, xe hai bánh nhiều hơn các loại xe hơi khác, và đây cũng là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Ở Dhaka, có hơn cả triệu xe loại này trên các con đường, và cũng là sự đau đầu cho cảnh sát, vì hầu như phân nửa tai nạn giao thông trong thành phố là do loại xe này gây ra. 

 



Mông cổ là nơi có mật độ dân số thấp nhất trên thế giời. Tại đây, trên một vùng đất rông lớn bằng 3 lần nước Pháp, chỉ có 2.7 triệu người dân sinh sống. Mỗi năm, từ 30 đến 40 ngàn người di cư từ những vùng thôn quê về thủ đô Ulaanbaatar để sinh sống.
 


Hình này được chụp vào ngày 28 tháng 8 năm 2011. Sự tăng trưởng dân số là nguyên do tạo nên chất thải, rác rưới. Do mưa lớn ở Phi luật tân nên rác đã tràn cả vào những ngôi nhà gần gần bên.



Nếu tính đến thành phố, thì Thượng Hải là nơi đông đúc nhất hành tinh với hơn 23 triệu cư dân. 

 


Đây là một nhà dưỡng lão ở Munich, một thành phố ở Đức Quốc. Hình chụp ngày 21 tháng 6 năm 2011.
 


Vùng nghèo nhất ở Phi châu, nơi khoảng một triệu người đang sinh sống, là Nairobi, thủ đô của Kenya.






Trung Quốc - đất nước đông dân nhất hành tinh. Dân số của Trung Quốc là 1 tỷ 347 triệu 4 trăm ngàn người vào ngày 24 tháng 10 năm 2011, chiếm 19.45% dân số thế giới. Công viên Waterpark ở thành phố Suining, Trung Quốc, hình chụp vào ngày 4 tháng 7 năm 2010.




Đây là hình chụp một khu vực dân cư ở ngoại ô thành phố Rio de Janeiro, Ba Tây. Đất nước có hạng thứ năm trên thế giới về dân số - 195 triệu 486 ngàn người hoặc 2.82% dân số thế giới.

 
Một trong những vùng nghèo khổ ở Ba Tây





Thành phố Thượng hải về đêm.



Sự đông đảo của Bangladesh.







Source: blogs.privet.ru

NHỮNG CÂY ĐÀN GUITAR CÓ MỘT KHÔNG HAI