Saturday, December 31, 2011

Liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc có sụp đổ trong năm 2012?

Tôi thú nhận: Tôi đã sai khi tiên đoán rằng đến năm 2011 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, tôi chỉ trật có một năm thôi.

Gordon G. Chang



Giữa năm 2001, trong cuốn sách “The Coming Collapse of China” (Trung Quốc sắp sụp đổ), tôi tiên đoán rằng một thập niên nữa Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bị phế truất, chủ yếu là do những thay đổi xuất phát từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một thập niên đã trôi qua; Đảng Cộng sản vẫn còn nắm quyền. Nhưng đừng nghĩ là tôi sẽ rút lại lời tiên đoán của mình.

Tại sao Trung Quốc như ta biết hiện nay vẫn còn đứng vững? Lý do quan trọng nhất là chính quyền trung ương Trung Quốc đã xoay xở tránh tôn trọng nhiều bổn phận trong những bổn phận mở cửa nền kinh tế và chơi đúng luật mà họ cam kết khi gia nhập WTO vào năm 2001, và cộng đồng quốc tế đã giữ thái độ nhìn chung là dung thứ đối với hành vi không tuân thủ này. Do vậy, Bắc Kinh đến nay vừa có thể bảo vệ phần lớn thị trường nội địa của mình tránh khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài, vừa tăng cường xuất khẩu.

Xét về mọi phương diện, Trung Quốc đã thành công vượt bậc trên con đường phát triển kinh tế sau khi gia nhập WTO – quay trở lại với tỉ lệ tăng trưởng gần hai chữ số mà nước này đã đạt được trước khi suýt bị suy thoái vào cuối thập niên 1990. Nhiều nhà phân tích cho rằng giai đoạn tăng trưởng này có thể tiếp tục mãi. Ví dụ, Justin Yifu Lin (Lâm Nghị Phu), nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, tin rằng Trung Quốc có thể tăng trưởng 8 phần trăm trong ít nhất hai thập niên nữa, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tiên đoán đến năm 2016 nền kinh tế Trung Quốc sẽ có quy mô lớn hơn nền kinh tế Mỹ.

Đừng tin mấy điều đó. Trung Quốc đạt thành quả tốt hơn những nước khác vì nước này đã ở trong một siêu chu kỳ đi lên kéo dài ba chục năm, chủ yếu vì ba lý do sau. Thứ nhất là những chính sách “cải cách và mở cửa” đổi mới do Đặng Tiểu Bình thực hiện lần đầu vào cuối thập niên 1970. Thứ hai, kỷ nguyên đổi mới của họ Đặng trùng khớp với lúc chấm dứt Chiến tranh Lạnh, giúp loại bỏ những rào cản chính trị đối với thương mại quốc tế. Thứ ba, toàn bộ thành quả này diễn ra trong khi Trung Quốc gặt hái “quả ngọt nhân khẩu”, tức là sự gia tăng phi thường về lực lượng lao động.

Nhưng “thời vàng son” của Trung Quốc đã chấm dứt vì trong những năm gần đây những điều kiện thuận lợi tạo nên thời kỳ đó đã hoặc sẽ sớm biến mất. Thứ nhất, Đảng Cộng sản đã quay lưng lại với những chính sách tiến bộ của họ Đặng. Hồ Cẩm Đào, lãnh tụ hiện nay, đang lèo lái đất nước trong một kỷ nguyên đánh dấu bằng, suy cho cùng, việc đảo ngược chủ trương cải cách. Đặc biệt kể từ năm 2008 đã có tình trạng tái quốc hữu hóa một phần nền kinh tế và giảm đáng kể cơ hội dành cho doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ, Bắc Kinh cấm cản công ty nước ngoài mua lại công ty nội địa, dựng lên những rào cản mới như luật lệ về “sáng tạo bản xứ”, và sách nhiễu những công ty dẫn đầu thị trường như Google. Bằng cách củng cố những doanh nghiệp quốc doanh “quán quân quốc gia” khiến những công ty khác thiệt hại, họ Hồ đã từ bỏ mô hình kinh tế đã mang lại thành công cho đất nước của ông.

Thứ hai, sự bùng nổ kinh tế toàn cầu trong hai thập niên vừa qua đã kết thúc vào năm 2008 khi các thị trường khắp thế giới sụp đổ. Những sự kiện biến động kinh hoàng của năm đó đã chấm dứt một thời kỳ đẹp như mơ, thời kỳ mà các quốc gia cố gắng giúp Trung Quốc hội nhập vào hệ thống quốc tế, nên đã lượng thứ những chính sách trọng thương (mercantilist policies) của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu nhiều hơn và, trong một kỷ nguyên bảo hộ hoặc thương mại có sự can thiệp của chính phủ (managed trade), Trung Quốc sẽ không thể dùng xuất khẩu để vươn đến thịnh vượng như từng làm trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á vào cuối thập niên 1990. Trung Quốc lệ thuộc vào thương mại quốc tế nhiều hơn bất cứ nước nào khác, vì thế mâu thuẫn thương mại – hay thậm chí mức cầu thế giới sút giảm – sẽ gây tác hại cho Trung Quốc nặng nề hơn những nước khác. Ví dụ, Trung Quốc có cơ trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng đồng euro.

Thứ ba, Trung Quốc trong kỷ nguyên đổi mới từng có một trong những bức tranh nhân khẩu đẹp nhất của bất kỳ quốc gia nào, nhưng sắp sửa có một trong những bức tranh xấu nhất. Theo các nhà nhân khẩu học của cả Trung Quốc lẫn nước ngoài, lực lượng lao động Trung Quốc sẽ bình ổn vào khoảng năm 2013, có lẽ là 2014, nhưng nước này hiện đã cảm nhận được ảnh hưởng này khi mức lương tăng lên; xu hướng này rốt cuộc sẽ khiến các nhà máy của Trung Quốc mất tính cạnh tranh. Kể cũng lạ là Trung Quốc đang cạn dần người để lên thành phố làm việc trong các nhà máy, và thúc đẩy nền kinh tế. Tình hình nhân khẩu có thể không phải là định mệnh, nhưng giờ đây điều đó sẽ tạo ra rào cản lớn đối với tăng trưởng.

Không những mất đi ba điều kiện thuận lợi này, nền kinh tế Trung Quốc đồng thời còn phải hồi phục từ những xáo trộn (các bong bóng tài sản và lạm phát) xảy ra do chủ trương kích cầu (pump-priming – như tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế và giảm lãi suất, N.D.) quá trớn của Bắc Kinh trong năm 2008 và 2009, chương trình kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử thế giới (bao gồm hơn một ngàn tỉ đô-la chỉ riêng trong năm 2009). Kể từ cuối tháng 9/2011, những chỉ số kinh tế – mức tiêu thụ điện, đơn đặt hàng công nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu, doanh số bán ô tô, giá bất động sản, tất tần tật đủ cả – đang báo hiệu một nền kinh tế dậm chân tại chỗ hoặc suy giảm. Tiền bắt đầu chạy ra khỏi đất nước vào tháng 10, và dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh đã giảm kể từ tháng 9.

Do đó, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ hoặc, khả dĩ hơn, đà trượt dốc trong nhiều thập niên theo kiểu Nhật. Dù kịch bản nào xảy ra đi nữa, những khó khăn kinh tế đang xảy ra ngay đúng lúc xã hội Trung Quốc đang trở nên vô cùng bất mãn. Những vụ phản kháng không những tăng vọt – theo một thống kê, năm ngoái có 280.000 ”biến cố quần chúng” - mà còn ngày càng bạo lực như làn sóng gần đây của những cuộc nổi dậy, khởi nghĩa, bạo loạnvụ đánh bom cho thấy. Đảng Cộng sản do không thể hòa giải sự bất mãn xã hội nên đã chọn cách tăng cường trấn áp đến mức chưa từng thấy trong hai chục năm qua. Ví dụ, nhà cầm quyền đã phủ kín các thành phố và làng xã khắp nước bằng công an và binh lính có vũ trang, và tăng cường theo dõi hầu như mọi hình thức thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi “kiểm soát” và ”hạn chế” được bình chọn là những từ phổ biến nhất của năm 2011 trong các cuộc khảo sát trên mạng.

Phương pháp cứng rắn đó tính đến nay đã giữ an toàn cho chế độ, nhưng sự ổn định do phương pháp đó tạo ra chỉ có thể tồn tại ngắn hạn trong xã hội ngày càng hiện đại hóa của Trung Quốc, trong đó hầu hết người dân dường như tin rằng nhà nước độc đảng không còn phù hợp. Chế độ đó rõ ràng đã thua trận chiến tư tưởng.

Ngày nay, biến đổi xã hội ở Trung Quốc đang tăng tốc. Vấn đề đối với đảng cầm quyền của nước này là mặc dù người Trung Quốc thường không có ý định cách mạng, những hành động đảo lộn xã hội của họ có thể có những tác động mang tính cách mạng bởi vì chúng diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm. Tóm lại, Trung Quốc hiện nay quá năng động và đầy biến động đến nỗi giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản không thể tiếp tục bám víu. Trong năm đến, ở một nơi nào đó, bất kể là một làng nhỏ hay thành phố lớn, sẽ có một biến cố vượt khỏi tầm kiểm soát và lan nhanh. Vì người dân trên khắp đất nước này có cùng suy nghĩ, ta chẳng nên ngạc nhiên khi họ sẽ hành động giống nhau. Ta đã từng thấy người dân Trung Quốc đồng tâm nhất trí hành động: Vào tháng 6/1989, khá lâu trước khi xuất hiện mạng xã hội, đã có các vụ biểu tình phản kháng ở khoảng 370 thành phố trên khắp Trung Quốc, mà không có ai đứng đầu trên toàn quốc cả.

Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân nổi can qua” này, như ta thấy qua cách Bắc Kinh phản ứng quá mức đối với những cuộc biểu tình có tên gọi “Hoa Nhài” hồi mùa xuân năm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng là người thụ hưởng những xu thế toàn cầu, nay lại là nạn nhân của những xu thế đó.

Vậy liệu Trung Quốc có sụp đổ không? Các chính quyền yếu kém có thể tại vị lâu dài. Giới chính trị học, vốn thích lý giải điều không thể giải thích được, cho rằng cần phải hội đủ nhiều yếu tố mới dẫn đến sụp đổ chế độ, và Trung Quốc hiện đang thiếu hai yếu tố quan trọng nhất: một chính quyền bị chia rẽ và một lực lượng đối lập mạnh.

Vào lúc mà những thách thức hệ trọng đang tăng chồng tăng chất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp bắt đầu sự chuyển giao [thế hệ] chính trị trong nhiều năm, do đó thiếu chuẩn bị kỹ càng cho những vấn đề mà Đảng phải đương đầu. Hiện đã có những phân hóa rõ rệt trong hàng ngũ chóp bu của Đảng, và phản ứng chậm chạp của giới lãnh đạo trong những tháng gần đây (khác hẳn phản ứng nhanh như chớp hồi năm 2008 đối với những khó khăn kinh tế ở nước ngoài) cho thấy tiến trình ra quyết định ở Bắc Kinh đang rệu rã. Vậy ta có thể khẳng định yếu tố thứ nhất: chính quyền bị chia rẽ.

Còn về chuyện có một lực lượng đối lập, Liên Xô suy tàn mà đâu cần có đối lập gì cho cam. Trong thời đại biến động hơn nhiều của chúng ta, chính quyền Trung Quốc có thể tan rã giống như những chế độ chuyên quyền ở Tunisia và Ai Cập. Như ta thấy rõ qua “cuộc nổi dậy công khai” ở làng Ô Khảm (Wukan, 烏坎) thuộc tỉnh Quảng Đông trong tháng 12 này, người dân có thể nhanh chóng tự tổ chức – như họ từng làm quá nhiều lần kể từ cuối thập niên 1980. Dù sao đi nữa, nay đâu còn cần đến một cỗ máy vận hành trơn tru để đánh sập một chế độ trong thời đại cách mạng không có lãnh tụ này.

Mới đây thôi, mọi thứ quá thuận lợi cho giới quan lại ở Bắc Kinh. Nay, thuận chẳng còn, lợi cũng không. Đúng là tôi đã tiên đoán sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ sụp đổ vào năm 2012. Cược gì tôi cũng cược.

Gordon G. Chang là tác giả của The Coming Collapse of China (Trung Quốc sắp sụp đổ), và cây bút phụ trách chuyên mục của trang mạng Forbes.com.

Bản tiếng Anh: The Coming Collapse of China: 2012 Edition, (Trung Quốc sắp sụp đổ: Ấn bản 2012), Foreign Policy, 29/12/2011.

Bản tiếng Việt: PVLH, Blog lên đông xuống đoài, http://phamvuluaha.wordpress.com/2011/12/30/china-coming-collapse/

Đọc thêm trên blog này: Trung Quốc sắp thịnh? Việc gì phải sợ đến thế

THÔNG ĐIỆP THƯ NGỎ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC


Thông điệp thư ngỏ gửi Chủ tịch nước

Quốc Phương
BBC Tiếng Việt
Cập nhật: 17:07 GMT – thứ bảy, 31 tháng 12, 2011
 
Người đồng chủ trì trang mạng phản biện của trí thức Việt Nam, Bauxite Việt Nam, vừa lên tiếng từ trong nước, nói với BBC rằng bức thư ngỏ gửi Chủ tịch Nước đòi trả tự do cho một người ‘biểu tình yêu nước’ mới lên mạng hôm 31/12/2011, thực ra là một đa thông điệp *.

Giải thích về động cơ đằng sau bức thư cuối năm gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang đòi thả bà Bùi Thị Minh Hằng, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho hay ông và nhóm chủ trương, ký tên bức thư không hy vọng người nhận thư và chính quyền ‘trả lời’ hay ‘giải quyết’ đơn thư này, song nói đây là một thông điệp gửi cho tất cả mọi người dân ở trong nước để cảnh báo về một hiện trạng mà ông gọi là “vô pháp luật” ở Việt Nam.

“Nói chung là ít hy vọng lắm. Tôi không có hy vọng đâu,” Giáo sư Huệ Chi dự đoán với BBC hôm thứ Bảy về tác động và hiệu quả với lãnh đạo của bức thư ngỏ.
Để cho dân tộc biết rằng chúng ta vẫn có rất nhiều người rất tỉnh táo, lý trí vẫn sáng suốt, chứ không phải biến chúng ta thành bò được. Chúng tôi chỉ có một chút hy vọng ấy thôi” – Giáo sư Huệ Chi
“Nhìn những người ở trên, chúng tôi không đặt vấn đề hy vọng, nhưng chúng tôi đặt vấn đề là những người ấy, dầu sao đi nữa, gửi lá thư cho họ cũng không đến nỗi quá uổng phí. Nhưng mà thực tế là gửi lá thư cho toàn thể dân tộc,” Giáo sư Huệ Chi nói.

“Để cho dân tộc biết rằng chúng ta vẫn có rất nhiều người rất tỉnh táo, lý trí vẫn sáng suốt, chứ không phải biến chúng ta thành bò được. Chúng tôi chỉ có một chút hy vọng ấy thôi,” chuyên gia văn học cổ đại Việt Nam giải thích.

Giáo sư Huệ Chi cho hay lý do ông, bên cạnh những người khác gửi bức thư ngỏ, đã chọn Chủ tịch Sang vì Giáo sư có “ấn tượng” về một số động thái gần đây của ông Sang đối với vấn đề chủ quyền đất nước:

“Tôi cũng rất có ấn tượng về ông Trương Tấn Sang trong việc ông đi sang Ấn Độ, rồi Philippines để liên kết với các nước đó tạo một lực lượng mà chắc là để làm cho Việt Nam mạnh lên trong đối trọng với Tàu (TQ),” Giáo sư Huệ Chi nói.

“Đối với ông Trương Tấn Sang, chúng tôi nhìn ông ấy với một cái nhìn cũng tương đối khác với những người khác, bởi vì chúng tôi thấy ông ấy có những hành động tích cực.

“Cũng như gần đây ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố thẳng thắn ở giữa Quốc hội là Hoàng Sa là bị Trung Quốc cướp, bị Trung Quốc xâm lược. Một thái độ thẳng thắn.”

Thế nhưng, nhà nghiên cứu văn hóa than phiền rằng ở trong nước các lãnh đạo ở trên rất “coi rẻ” người dân và do đó tái khẳng định ông “không có hy vọng” gì cả:

“Chúng tôi viết để cho thấy rằng 85 triệu dân ở trong nước không phải là những con bò, mà là những con người. Họ biết sống, họ biết suy nghĩ và họ biết quyền của họ. Chứ còn hiện nay, chúng tôi bị đối xử hơn những con bò,” Giáo sư Huệ Chi nói.
Bãi bỏ tất cả các văn bản của Nhà nước đã vi phạm Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và trái với Hiến pháp” – Yêu cầu trong thư ngỏ
‘Ba yêu cầu’

Bức “Thư gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang” của nhóm chủ trương được thực hiện từ ngày 25 tháng Mười Hai, cáo buộc chính quyền đã vi hiến khi tiến hành bắt giữ công dân Bùi Thị Minh Hằng, người đã tham gia các cuộc biểu tình vì Hoàng Sa – Trường Sa và chống Trung Quốc vi phạm biển đảo Việt Nam từ mùa Hè vừa qua.

“Việc cưỡng bức bà Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục và việc bắt giữ, bắt giam, hăm dọ công dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa là trái với đạo lý, trái với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, vi phạm Công ước Quốc tế về quyền con người mà việt Nam đã ký kết, tham gia,” thư ngỏ viết.

Những người chủ trương, ký và gửi bức thư còn cho rằng một nhà nước pháp quyền văn minh thì “không có một công dân nào bị bắt giam, bỏ tù hay đưa đi cải tạo” khi chưa có phán quyết của tòa án.

Bức thức ngỏ đưa ra ba đề nghị với ông Chủ tịch Nước như sau:

“Xem xét việc trả tự do ngay cho bà Bùi Thị Minh Hằng; Yêu cầu các cơ quan chắc năng chấm dứt các hành vi ngăn cản, đe dọa công dân bày tỏ sự quan tâm đối với hiện tình của đất nước;”

“Xem xét việc bãi bỏ tất cả các văn bản của Nhà nước đã vi phạm Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và trái với Hiến pháp; đặc biệt là quy định ‘áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục’ của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và sửa đổi, bổ sung năm 2008′ do ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.

Bức thư ngỏ có hàng chục chữ ký, trong đó có nhiều trí thức, nhân sỹ được biết đến rộng rãi ở trong nước như các vị Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Đông Yên, Hoàng Xuân Phú…

Ngoài ra còn có chữ ký của các tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Đặng Ngọc Lan, Nguyễn Hồng Kiên, các nhà văn: Nguyên Ngọc, Vũ Ngọc Tiến, Trần Nhương và những người khác.
-

Nhức nhối chuyện Karaoke... ôm (18+)

Chủ nhật 01/01/2012 07:00 - AN NINH THỦ ĐÔ
  



ANTĐ - Màn đêm buông, kim đồng hồ tích tắc điểm những giây cuối cùng để 3 kim chụm một - “0h” - những con đường đã vắng bóng xe, thưa bóng người; cánh “xe ôm” bắt đầu hoạt động, xe “cân” 3, chở 4… ả mắt xanh mỏ đỏ, tóc nối vàng hoe, áo hai dây trễ ngực, váy thiếu vải lướt nhanh trên đường, vương lại mùi nước hoa nằng nặng đến nhức mũi. Cập bến các quán karaoke, mấy ả phấn son lòe loẹt, đưa mắt lúng liếng rất chuyên nghiệp, ý là để “thượng đế” chọn, cuộc chơi bây giờ mới thật sự bắt đầu…


Khách cùng nhân viên múa thoát y trong quán karaoke
Quán karaoke X-Men chứa mại dâm
Nhiều vi phạm tại các nhà nghỉ, quán karaoke
"Karaoke tay vịn" hết thời, "múa thoát y" lên ngôi


Tuyển “hàng”

Chiếc “xế hộp” cáu cạnh đáng giá tiền tỉ phanh kít trước cửa quán karaoke N.T.T cao 5 tầng “nức tiếng” vì chiều khách và gái đẹp. Cửa xe bật mở, nhóm khách 5 người mặt đỏ gây men rượu nhưng chưa tới “bến” bước xuống; nam nhân viên trông xe lập tức ngồi vào ghế lái, đánh xe rất gọn vào điểm đỗ, rồi một anh khác từ bộ phận lễ tân tất bật chạy ra cửa mời khách vào thang máy rồi vồn vã: “Mời các anh vào, em sẽ bố trí “hàng” chuẩn”. Anh ta vừa đưa mắt vừa ra hiệu cho một thanh niên khác đứng sẵn ở cửa thang máy: “Đưa khách lên phòng V.I.P”.

Chiếc thang máy hoạt động cơ học lầm lũi mở ra, khách được đưa vào một căn phòng rộng chừng 30m2, salon quây tròn quanh bàn đá hướng ra màn hình tivi LCD cỡ lớn, 2 micro đã chờ sẵn. Theo chủ ý của 5 vị “thượng đế”, những chai “ken lạnh” bôm bốp khui nắp, trào bọt để giải khát, hoa quả tinh tươm để sẵn trên bàn. “Các anh có em nào quen để em bố trí” - một tay nhân viên của quán karaoke nói. “Ly (Yên Bái), Hương (Lào Cai) có đi làm không?” - một thanh niên trong hội hỏi. “Dạ có, để em gọi 2 em xuống phục vụ các anh, thế còn những anh còn lại ạ?” - “Tùy, nhưng phải đẹp, đưa hết vào đây”. Tiếng cụng ly tiếp tục chan chát. Thi thoảng 5 “thượng đế” vẫn liếc mắt ra cửa, nhìn qua tấm kính đủ nhìn thấy mặt người bên ngoài qua lại, chờ đợi…


“Các em vào hết đây”, cánh cửa phòng bật mở, công tắc đèn được bật hết ánh sáng, loáng sau nhân viên điều “hàng” đã trở lại cùng với 8 cô gái trẻ. Cuộc tuyển “hàng” bắt đầu… “Ly và Hương vào ngồi đi, các anh còn lại xem em nào vừa mắt thì chọn luôn, toàn các em trẻ đẹp, chiều chuộng cả”. 6 cô gái còn lại má đỏ môi hồng, xúng xính juyp ngắn, váy dài, guốc cao xếp hàng ngang khoe những đường cong lả lơi, gợi cảm không quên nhoẻn nụ cười e lệ trước 10 con mắt hau háu của “thượng đế”. 1 cái gật đầu, 2 cái gật đầu chỉ tay chọn, 2 cô gái độ tuổi chừng 20 bước lên tiến về phía khách hàng đã chọn mình, em khoác tay ôm sát, em còn lại tình tứ ôm cổ. 4 cô gái còn lại không được “tuyển” quay gót ra khỏi phòng.


Tiếng nhạc đã cất lên, vị khách cuối cùng khó tính vẫn chưa tuyển được “hàng” lầm lũi cầm micro hát. 4 vị còn lại chúi đầu vào những em giá non tơ tình tự những câu chuyển “ảo”. Chưa đầy 5 phút sau, cánh cửa lại được mở, đèn lại được bật sáng, mặc dù đã có “hàng” tay trong tay nhưng tất cả các “thượng đế” vẫn dừng mọi hoạt động để nhìn ra cửa, 5 cô gái khác được nhân viên đưa vào rồi luyên thuyên giới thiệu… Vị khách cuối cùng vẫn lắc đầu, những cô gái không được chọn vẫn thản nhiên một cách vô hồn quay bước. Vị khách lướt nhanh qua nhóm bạn rồi đánh mắt về phía nhân viên điều “hàng” tỏ ý thất vọng. “Anh an tâm, để em đưa em khác vào, có em mới vào làm, đẹp lắm!” - nam nhân viên vẫn lễ độ và kiên nhận chiều lòng khách. Vài phút sau, duy nhất một cô gái trắng trẻo, cao ráo, chiếc váy không thể ngắn hơn bó nịt người, mái tóc đen tuyền lạ lẫm được dắt vào đã tạo điểm hút cực mạnh với vị khách cuối cùng. Sau cái gật đầu, cô gái theo đúng bản năng làm nghề ôm rịt lấy vị khách, họ ôm nhau chụm đầu nhỏ to… Nhóm 5 vị “thượng đế” đã phần nào yên vị, thay vì biểu diễn “giọng hát vàng” thì họ chuyển sang công cuộc “bàn tay vàng” được coi là màn “khai vị”…
 

Phòng V.I.P này đã xong, nhân viên điều “hàng” lại tiếp tục bận rộn với những phòng hát khác. Nhạc vẫn lên, bia - rượu vẫn cụng và các cô gái vẫn lặng lẽ ra - vào để các “thượng đế” lựa “hàng”. Họ ra mắt khách, ai được chọn thì ở lại phòng, ai không “trúng tuyển” thì lại lặng lẽ trở ra, không phàn nàn, không ngúng nguẩy, không “thái độ”. Họ trở lại căn phòng tập kết thường được bố trí ở tầng trên cùng để đợi “lệnh” của nhân viên, chạy hết phòng này sang phòng khác để phục vụ “thượng đế”.

Cơ cấu “dịch vụ”

Từ khi loại hình dịch vụ kinh doanh karaoke xuất hiện ở Việt Nam, nó đã trở thành một địa chỉ vui chơi, giải trí tinh thần cho phận đại đa số người dân, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng lâu dần cũng thành nhàm, chán; kinh doanh loại hình này đã không còn “hốt” bạc như thuở ban đầu. Để thay đổi cơ cấu “dịch vụ”, một số quán karaoke không những đầu tư trang thiết bị phòng ốc, kỹ thuật, âm thanh mà còn trang bị thêm cả “đối tác” hát cùng. Và “hàng” (gái ôm) xuất hiện như một giải pháp cứu tinh cho các quan karaoke dần thưa thớt người ghé đến. Ban đầu chỉ có một vài ông chủ dư dả tiềm lực kinh tế đầu tư, sau đó mô hình này trở thành một trào lưu lan rộng bởi tính hiệu quả của nó. Kể thiên hạ nói cũng chẳng ngoa, chẳng có gì bỗng dưng… mà vậy, chính các cô gái karaoke… ôm đã hâm nóng cho một loại hình kinh doanh thuần chất tinh thần này. Và cũng từ đó, cánh đàn ông sau màn hạ thổ rượu - bia “tây tây” thường lui tới các địa chỉ trên mang tiếng là hát nhưng mục đích chính là thỏa cơn … sắc dục.


Đến nay thực sự là chưa có một con số cụ thể có bao nhiêu quán karaoke… ôm trên địa bàn Thủ đô, theo đó là cũng không thể thống kê được số lượng các cô gái từ rất nhiều các vùng miền trên cả nước quy tụ về đất Hà thành sinh sống, hành “nghề… ôm”!. Gần với vị trí của các quán karaoke… ôm là vị trí thuê nhà ở của các cô gái. Tuy nhiên, có thể khẳng định số lượng “hàng” phục vụ cho các quán karaoke V.I.P kiểu này trung bình khoảng 40 cô, lúc cao điểm có thể huy động tăng lên gấp rưỡi để đáp ứng nhu cầu của “thượng đế”. Theo N.V.H, một nam nhân viên điều hành tại một quán karaoke… ôm có tiếng chia sẻ, hầu hết các quán karaoke đều không ai “nuôi” gái tại chỗ. Đến giờ làm việc gái tự đến, thay quần áo, rồi làm việc đến khi hết khách, hoặc đến giờ đóng cửa theo quy định của quán. Số lượng gái phục vụ trong các quán karaoke… ôm cũng khác nhau. “Quán V.I.P gái đậu”, tùy theo quy mô phòng hát, chất lượng lẫn danh tiếng của quán. Điều này “định vị” số lượng khách sang, chịu chơi vào nhiều sẽ đảm bảo kinh tế vững vàng hàng tháng cho các cô gái thông qua tiền “bo”. Tuy nhiên, những quán karaoke top trên này không phải ai đến “làm việc” cũng được, các cô gái cũng phải qua vòng xét hồ sơ, sơ tuyển, phỏng vấn…

N.V.H cho biết các quán karaoke kiểu này đón ngày mới rất muộn bởi chẳng mấy ai đi hát… ôm vào ban ngày, sớm cũng từ 3-4h chiều đổ ra, sôi động nhất phải từ 9h tối đến khuya. Đây cũng là lúc các cô gái hoạt động hết công suất di chuyển từ phòng nọ sang phòng kia với số lượng tiền “bo” không nhỏ. Sau một ngày lao động của họ thường đã sang ngày mới, chiều khách, hát hò, nhảy múa, tâm sự, chất kích thích có cồn, hít “no” phổi khói thuốc… khiến các cô mệt lử, những chiếc xe ôm lại sẵn sàng khuya mấy cũng đợi để đưa các cô về nhà trọ, lết lên giường và ngủ đến trưa ngày hôm sau.

Hậu… karaoke

Quay trở lại với câu chuyện ban đầu, khi các vị “thượng đế” nam đã xong xuôi việc lựa “hàng”, ưng ý tuyển được “hàng” lọt mắt, sự trầm lắng của phòng hát kéo dài không quá 30 phút “khởi động”. Dù không một quán nào quy định, và cũng chẳng có luật pháp nào cấm, tất cả các cô gái đều hiểu ý nhau với màn gạ gẫm “thượng đế” mua “coóc-xê, quần chíp” của chính mình. Tâm lý đám đông đã trở nên phổ biến, đã đến chốn ăn chơi thì phải tới bến, các vị “thượng đế” cũng chẳng quá chi ly khi móc hầu bao với giá 500.000 đồng/coóc-xê; thêm 500.000 đồng nữa để “sở hữu” chiếc quần chíp.


Cuộc vui ở thời khắc này mới thật sự được đẩy tới đỉnh điểm bởi sự đụng chạm không còn vướng víu bởi đồ lót. Ngay tức thì, thay vì các bài hát karaoke, các cô gái sẽ lập tức báo nhân viên phục vụ thay nhạc nhảy. Nhạc bay, các cô ra sức lắc, “thượng đế” cũng lắc theo, tất cả rơi vào một vòng xoáy mờ ảo. Xin cắt ngang câu chuyện, việc các cô gái hành nghề karaoke… ôm “bán” đồ lót của mình cho “thượng đế” cũng là một cách kiếm tiền nhanh hơn mà cũng chẳng mất gì. Một cuộc chiều chuộng “thượng đế” đơn thuần, tàn cuộc các cô được “bo” trung bình 300.000 đồng cho 2-3h phục vụ, khách “sộp” thì 500.000 đồng. Đằng này chỉ đơn giản là cởi bỏ nội y, nhanh chóng các cô kiếm được số tiền hơn thế rất nhiều. Theo những nhân viên các quán karaoke… ôm cho biết, tiếp viên phục vụ 1 tháng kiếm được số tiền không nhỏ. Làm một phép tính nhẩm, trung bình 1 triệu đồng/1 ngày thì 1 tháng cũng đút túi 30 triệu đồng, một con số trong mơ đối với những người đi làm công ăn lương.


Cuộc vui nào cũng đến thời khắc tàn, đặc biệt là đối với các quán karaoke… ôm. Nhưng dường như vài tiếng đồ hồ “du lịch” theo “bàn tay vàng” là chưa đủ “đô” đối với các “thượng đế”. Cuộc vui sẽ được tiếp nối nếu những cuộc ngã giá thành công giữa “hàng” và “thượng đế” ngay trong phòng hát. Không phải loại “hàng” nào cũng chấp nhận những lời đề nghị “mây mưa” hậu… karaoke. Nhưng ở đời trong địa hạt ăn - chơi vốn danh truyền câu cửa miệng “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”; trong một số hoàn cảnh câu nói trên là chân lý. Cách đây vài năm, tại các quán karaoke… ôm xếp vị trí top trên giá cả dao động từ 700.000 đồng - 1 triệu đồng/suất “tàu nhanh”; nhưng giờ tối thiểu cũng phải từ 1-2 triệu đồng/suất “tàu nhanh” tùy mặt “hàng”, độ thân sơ, có cảm tình với “thượng đế”.


Để giữ gìn nhan sắc, đa phần tiếp viên karaoke… ôm thường từ chối những lời đề nghị “qua đêm” (overnight), nếu đồng ý thì “thượng đế” cũng sẽ phải trả con số vài triệu đồng, bao tiền nhà nghỉ. Tuy nhiên rủi ro không hẳn là không có, có những cuộc ngã giá đã hoàn tất, “thượng đế” chơi đẹp lót tay ít tiền, rồi xuống quầy thanh toán ra xe đợi, gái ôm hẹn lên phòng tập kết thay quần áo rồi xuống sau, nhưng “thượng đế” đợi mãi cũng chẳng thấy gái đâu, điện thoại liên lạc thì “tò-tí-te, thuê bao quý khách nằm ngoài vùng phủ sóng”… Nếu không đi khách, tiếp viên sẽ ra về nơi thuê trọ, đứng đợi sẵn là những cánh xe ôm chuyên nghiệp, thân quen, đôi khi được gái ôm trả lương theo tháng để chuyên chở. Những gái hạng oách, hoặc ngày làm việc hiệu quả với nhiều tiền “bo” thì sẽ gọi taxi tập kết ở những quán ăn đêm để nạp năng lượng trước khi về nhà ngủ bù. 
 

Ký sinh

Đỉnh điểm của các cuộc “bay” tan xác trong quán karaoke đó là các tiếp viên cởi bỏ toàn bộ phục trang, uốn éo múa lắc đủ mọi tư thế kích dục trong các quán karaoke để được nhận tiền “bo” hậu hĩnh. Đó là quy luật của cuộc chơi, ôm mãi cũng chán, giờ là phải xem, vậy là màn múa thoát y, múa lửa được coi là “món giải trí” lạ của “thượng đế”. Để tận hưởng “món” này, không phải quán karaoke nào cũng có và dám phục vụ, “thượng đế” phải thân quen, tin tưởng và chịu chi mức tối thiểu 2 triệu đồng/30 phút múa thoát y/em. Trong lúc múa, với những kỹ nghệ thoát y, uốn dẻo gợi dục làm mãn nhãn “thượng đế”, cuồng loạn trong âm thanh và tiếng gào thét chát chúa, đôi ba nữ tiếp viên vừa múa, vừa mơn trớn các vị khách; những tờ tiền “bo” cùng từ đấy tới tấp được nhét vào những vùng nhạy cảm trên trên cơ thể các cô gái. 30 phút nhảy và cởi bỏ quần áo, các cô gái nhận được số tiền “bo” hậu hĩnh và nhanh chóng rút êm. Đây là một hoạt động vi phạm pháp luật, chính vì vậy mà mỗi khi các “vũ nữ” “phục vụ” khách, rất đông nhân viên của quán đều đứng ra ngoài để cảnh giới. Đến nay, CATP Hà Nội đã phát hiện, kiểm tra và xử lý rất nhiều các quán karaoke tổ chức múa thoát y, khiến cho loại hình này không còn nhiều, và các chủ quán karaoke cũng không dám liều lĩnh dẫu lợi nhuận thu được là rất cao.


Sau những cuộc truy hoan chưa đủ “đô” tại các quán karaoke, những chiếc taxi đợi sẵn rời quán lao vun vút trong đêm chọn hướng nhà nghỉ, khách sạn tìm “bến đáp”. “Thượng đế” hay gái ôm chọn điểm đến cho miền hoan lạc đều được, bởi tiền phòng “thượng đế” phải thanh toán. Và có không ít taxi dù “vợt” khách đêm liên kết với các nhà nghỉ quen để đưa khách đến. Nếu như trường hợp trên xảy ra, sau khi gái ôm và “thượng đế” cập bến, lái xe taxi dù sẽ bước vào quầy lễ tân đòi tiền “sâu”. Và không ít các cô gái cũng sẵn sàng gợi ý “thượng đế” đến những nhà nghỉ quen thuộc, sự móc ngoặc sẵn có từ trước giữa “hàng” với các nhà nghỉ, cuộc chia chác, phối hợp làm ăn thêm khăng khít, an toàn. Ở một khía cạnh khác, không ít các cánh xe ôm đón - đưa “hàng” đều có một danh sách số điện thoại nhân viên karaoke… ôm. Từ đó hình thành nên mạng lưới “cò”… “hàng” núp bóng những gã hành nghề xe ôm; “thượng đế” có nhu cầu chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn đồng cho cánh xe ôm hoàn toàn có thể sở hữu những số điện thoại cô gái hành nghề karaoke… ôm trên địa bàn mà xe ôm đón, chờ khách. Trước khi cho số, cánh xe ôm còn giới thiệu, tư vấn “hàng” theo đúng sở thích, giá tiền mà “thượng đế” muốn. Nếu thỏa thuận giữa “hàng” và “thượng đế” “okie”, cánh xe ôm sẽ trực tiếp chở “hàng” đến địa chỉ “thương đế” yêu cầu.


Một hiện tượng phổ biến hiện nay là karaoke… ôm “liên kết mại dâm” với nhà nghỉ, khách sạn để kinh doanh. Một số quán karaoke nhỏ, lẻ, mới mở muốn hút khách đã mở cửa dịch vụ hát… ôm; chưa đủ, có quán còn liên kết với nhà nghỉ sử dụng phương thức mại dâm để lôi kéo khách hàng. Thông thường chủ quán karaoke không “ăn” tiền bán dâm mà chỉ nhằm hút khách, thu lợi từ tiền rượu - bia bán giá cắt cổ. Hiện nay trên các diễn đàn, giới trẻ vẫn truyền tay nhau những “list” (danh sách) “hàng” karaoke… ôm, “call girl” “chịu” đi khách dài hàng chục trang với số điện thoại liên hệ, “pass” (mật khẩu), kèm theo bản mô tả tích cách, màu tóc, cân nặng, chiều cao, số đo, phương tiện, và đặc biệt là giá cả để “thượng đế” dễ dàng chọn lựa. Và danh sách tiếp tục được bổ sung, cập nhật sau mỗi lần “thượng đế”… “test” (kiểm tra) “hàng” mới.

(Còn nữa)

Quân.Trần 

(Hình minh họa không phải của ANTĐ)

Liệu Trương Duy Nhất có bị bắt không?



Nguyễn Ngọc Già


“Màn quyết đấu của các thế lực “thiên hạ đệ nhất bẩn” liệu có tiếp tục xảy ra với Trương Duy Nhất, mà có người ví như là một quân cờ khá quan trọng trên “chiến địa” thông tin truyền thông? Tôi không tán thành Trương Duy Nhất chỉ từ một việc bôi bác Bùi Thị Minh Hằng. Tuy vậy, tôi không bao giờ vui mừng nếu điều xấu đó xảy ra với anh, bởi lẽ tôi nghĩ đến người thân của anh trước hết.” 
 

Đe dọa Bùi Thanh Hiếu – anh Hiếu “chưa biết sợ” (lời Tom Cat).

Đe dọa Trương Duy Nhất – anh Nhất cười khẩy hay cười thú vị hoặc cười sặc mất cả tách café nóng cầm trên tay mỗi sáng như anh tự trần trong một bài viết?

Cũng đáng đăm chiêu với lời đe dọa mới nhất từ Tom Cat, lần này dành cho Trương Duy Nhất vào lúc cuối năm, lẽ ra nên là những thời khắc “ôn cố tri tân” những sai lầm hay tốt đẹp cho cá nhân và gia đình trước đã, sau đó hãy nói đến dân tộc, Tổ quốc.

Tom Cat cũng nhắc đến “Tết Nguyên Đán” – một thời điểm thiêng liêng của năm mà lúc đó mọi người cần quây quần bên vợ con đầm ấm đón năm mới với ước mơ và hy vọng những gì tốt đẹp nhất cho gia đình. Một hình ảnh ấm áp, lung linh và dịu ngọt, do đó nó có thể làm lung lay và đổ sập tất cả những suy tư quyết liệt trước đó, khi nghĩ về “trại tạm giam”.

 
Dù sao cũng quá khó để nghĩ bắt giữ Trương Duy Nhất theo “pháp lý”, trừ phi những “tuyệt dơ chiêu” của các thế lực “hoàn thiện bẩn” tiếp tục “tái xuất giang hồ” tranh tài cao thấp trước “đại hội võ lâm” để giành giải “thiên hạ vô địch tởm”.

 
Nhất có cái khí phách ngang tàng hảo hớn mang dáng dấp “hiệp nghĩa” trong những bộ phim kiếm hiệp kỳ tình thưở xa xưa. Đôi khi Trương Duy Nhất cũng làm độc giả khó hiểu theo cái cách lúc dường như là ngụy quân tử Mộ Dung Phục, lúc lại khảng khái theo kiểu Kiều Phong, lúc lại tưng tưng như “Lão ngoan đồng Châu Bá Thông”. Mặc cho dư luận có lúc miệt thị, rẻ khinh, Nhất vẫn tiến bước theo cách riêng. Dường như ưu điểm của Nhất có lúc “không sợ trời, không sợ đất” chỉ “sợ lẽ phải”? Có nhiều cách định nghĩa “lẽ phải”, ở đây chắc chắn là theo định nghĩa “một góc nhìn khác” của riêng anh. 
 

Một hình ảnh gần sát với hành vi bắt cóc các giáo dân và chị Tạ Phong Tần, chị Bùi Thị Minh Hằng khó có “cơ hội” lặp lại cho Trương Duy Nhất trong khi lại có nhiều “thuận tiện” để “vô hiệu hóa” nhằm áp dụng cho Bùi Thanh Hiếu. Tuy nhiên, những cuộc “mạn đàm” với café và thuốc lá có thể diễn ra âm thầm, “êm ả” và không để lại “vết tích”, mặc dù có thể làm Nhất khó ngủ vài đêm, bởi Nhất không có phong cách “hở chút ra là ong óng la lên” như nhiều blogger bị “mang tiếng”.

Hãy cùng nhớ lại nơi cư trú của Trương Duy Nhất, không phải là Hà Nội hay Saigon. Nhất hình như đang cư ngụ tại một địa phương nổi tiếng quyết liệt “đổi mới” do Nguyễn Bá Thanh đứng đầu mà nhiều người không quên vụ án đình đám với Tướng Trần Văn Thanh (1) hôn mê trên cáng cứu thương mà vẫn ra “hầu tòa” cùng lời bình đanh thép của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: “hành động vô cùng tàn bạo và man rợ, một phiên tòa chưa từng có trong lịch sử thế giới”. Nhiều người cũng nhìn thấy dáng dấp những thổ phỉ hoặc bộ dạng mafia áp lên thân xác bất động của tướng Trần Văn Thanh cùng các “đồng phạm”: Đinh Công Sắt, Dương Tiến, Nguyễn Duy Phi Linh. Vào thời điểm đó, ai cũng biết, Nguyễn Bá Thanh chễm chệ trên cái ghế Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, UVTWĐ, Đại biểu Quốc hội. Dư luận tại Đà Nẵng và nhiều địa phương khác cũng gọi là một sự “cát cứ” hay dáng dấp một “đội kiêu binh” dũng mãnh bất chấp sự càn lướt có vẻ từ cấp cao nhất. Dù sao, vụ án Tướng Trần Văn Thanh đã khép lại như một sự thỏa hiệp các bên với án treo 12 tháng tù và phiên xử giám đốc thẩm vẫn bỏ ngỏ cho đến nay.

 
Xem ra, phân chia lãnh địa “rừng nào cọp đó” đã rõ ràng, ít nhất từ vụ án Trần Văn Thanh – một viên tướng thuộc Công An. Chắc không ai thắc mắc khi người viết bài chỉ đích danh viên tướng thuộc Bộ Công an còn phải bại trận trên một vùng đất có vẻ được điều khiển khéo léo, nhịp nhàng và… “đoàn kết” của công an sở tại, Viện kiểm sát sở tại, Tòa án sở tại từ một ông Bí Thư có vẻ có “đầu óc” hơn nhiều “đồng chí” khác. Phải công nhận Nguyễn Bá Thanh đáng mặt “xưng bá” trong trường hợp kết án Trần Văn Thanh.

Màn quyết đấu của các thế lực “thiên hạ đệ nhất bẩn” liệu có tiếp tục xảy ra với Trương Duy Nhất, mà có người ví như là một quân cờ khá quan trọng trên “chiến địa” thông tin truyền thông?

 
Tôi không tán thành Trương Duy Nhất chỉ từ một việc mà lẽ ra (theo tôi) với tên tuổi của Nhất không nên làm và không đáng mặt “người của công chúng” – bôi bác Bùi Thị Minh Hằng. Giá như đừng có việc ấy… thì hay biết mấy! Tuy vậy, tôi không bao giờ vui mừng nếu điều xấu đó xảy ra với anh, bởi lẽ tôi nghĩ đến người thân của anh trước hết.

Tôi thích phát ngôn nổi tiếng: “I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it” – Evelyn Beatrice Hall.

Ông Trời ban cho loài Sư Tử bản năng sống bầy đàn, vô cùng hiếm khi thấy bầy Sư Tử này tấn công bầy Sư Tử kia, tôi cũng chưa được xem Hổ và Sư Tử tấn công nhau, nhưng tôi đã biết Heo Rừng tấn công Sư Tử và con Sư Tử đã phải bỏ chạy dù nó to lớn gấp nhiều lần (2). Hổ vẫn an toàn nếu như nó biết “rừng nào cọp đó” và hãy đừng xâm phạm vào “lãnh địa” của con Hổ khác, bởi hoặc nó thắng và “lãnh địa” vươn rộng ra thêm hoặc nó bỏ mạng. Một trong hai cách mà thôi.

 
Hình ảnh Hổ là một biểu tượng dũng mãnh của uy lực, thật đáng tiếc khi tôi không biết dùng hình ảnh nào khác để ẩn dụ cho xã hội ngày càng nhiều những thằng hèn! Hãy tha lỗi cho tôi!

Không có gì vui mừng vào hôm nay, trừ đoạn clip Heo Rừng tấn công Sư Tử tặng bạn đọc như món quà nhỏ cuối năm. 
 
Nguyễn Ngọc Già (TTHN)
 
(Hình minh họa cho vui mắt, không phải của tác giả)

Trả lời Tom Cat


 
Bài “cảnh báo của Tom Cat” đáng ra tôi không trả lời. Bởi nó đã gửi không đúng chỗ, đối tượng muốn “cảnh báo” là tôi nhưng không gửi cho tôi, lại gửi nơi khác, đăng trên một trang mạng mà tôi từng nhìn xem là “một diễn đàn chống Cộng cực đoan đến điên loạn”. Mặt khác, cái tên “Tom Cat” chẳng khác gì nặc danh, và chưa thể biết được tính xác thực của “bức thư” kia thế nào.




Nhưng vì quá nhiều bạn đọc ý kiến, gặng hỏi, bức xúc, lo lắng, khuyên bảo.... nên tôi xin có đôi lời sau:

- Tom Cat viết “mặc dù anh cố tình tỏ ra không phải là thành phần chống đối chế độ”- Xin thưa thế này: Không phải “mặc dù” mà đương nhiên chưa bao giờ tôi “chống đối chế độ”. Những phản biện, góp bàn trên website này là ý kiến thiện chí trên tinh thần xây dựng, góp bàn cho đảng và chính phủ. Tôi coi đó không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ công dân, là một- góc- nhìn- khác của cá nhân mình trước các vấn đề quốc sự. Nó có thể không mới, chưa hẳn đã hay (thậm chí chưa chắc đúng). Và cho dù có thể ai đó không muốn đọc không muốn nghe, nhưng cần phải được tôn trọng. Nếu ai đó đọc mà diễn suy là “chống đối chế độ” thì chính họ mới là kẻ chống đối và đang phá hoại chế độ.

- Tom Cat cho rằng các bài viết của tôi “đã khiến cho một số lãnh đạo và những người làm công tác an ninh và bảo vệ tư tưởng văn hóa đặc biệt khó chịu”- Nếu chỉ vì sự “khó chịu” mà đòi “vô hiệu hóa” và đưa “vào tù” Trương Duy Nhất thì phải xem lại những “người làm công tác an ninh và bảo vệ tư tưởng văn hóa” kia là ai, họ đang thi hành theo cái loại pháp luật nào và đang bảo vệ cái gì? Chẳng lẽ chế độ của chúng ta lại dám “vô hiệu hóa” và đưa “vào tù” một công dân chỉ vì họ có những bài viết làm ai đó “khó chịu”? Làm công tác “an ninh và bảo vệ tư tưởng văn hóa” kiểu này thì bôi trát và phá nát chế độ chứ bảo vệ được ai và bảo vệ được cái gì? Tư duy “bảo vệ” này, nếu quả thật còn được dùng như biện pháp bảo vệ chế độ thì tôi cho rằng nó là một mối nguy lớn.
 
Trong các bài của tôi, có bài góp ý, thậm chí chê bai cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng chính phủ... Nhưng tôi tin rằng nếu các vị đó đọc được, cho dù có thể sẽ có người “khó chịu” (giả dụ thế), nhưng sẽ không một ai lại dám bảo những sự góp ý, chê bai của tôi là “bôi nhọ, nói xấu”, là “chống phá, phản động” cả! Tôi tin như thế! Chẳng lẽ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng chính phủ... lại có những cách nhìn xét hồ đồ, sai lệch và... phản động đến thế sao?

- Việc nói Trương Duy Nhất “dựa vào một thế lực chính trị khác trong đảng để chống đối, bôi nhọ và nói xấu”- Tôi là người ngoài đảng nên không tỏ tường chuyện này. Nhưng nếu thật sự trong đảng đang có “một thế lực chính trị khác” chống phá và phản động như vậy, thì tôi rất mong đảng nhìn ra và đập chết nó đi. Và nếu cần trên mặt trận thông tin, tôi sẵn sàng xung phong dùng ngòi bút của mình để bảo vệ đảng, đấu tranh với bọn “thế lực chính trị” đen tối phản động đó.
Mặt khác, tôi nghĩ “người cảnh báo” đang xem thường đảng. Chẳng lẽ những bài viết của tôi lại “bôi nhọ và nói xấu các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước”, chẳng lẽ nó lại “gây hoang mang trong dư luận quần chúng” được sao? Tư duy qui chụp dạng này đáng phải chôn vùi từ rất lâu rồi, không hiểu sao vẫn tồn tại để nhân danh đảng-chính phủ-nhà nước làm ông kẹ đe nẹt, hăm dọa những chính kiến trái chiều.

Tôi đã viết câu này lâu rồi, và thỉnh thoảng vẫn đem treo trên đầu trang web: Có nhiều người trong hội trường thì oang oang chụp mũ, phê phán, chỉ trích như nã đạn rằng tác phẩm này, thằng nhà báo, nhà văn nhà thơ kia là... phản động! Thế nhưng về phòng, chính họ lại cặm cụi chép những thứ “phản động” ấy một cách nâng niu, trân trọng vào sổ tay và đêm đêm nhẩm đến thuộc lòng. 
 
Tôi biết trang web này có nhiều “đồng chí lãnh đạo” đọc, đọc thường xuyên. Tôi biết nhiều vị thích, chứ chưa bao giờ nghe ai dám qui chụp hồ đồ như thế. Thậm chí có vị còn công khai giới thiệu cho nhiều người khác tìm đọc vì “trang thằng Nhất nó viết hay lắm”! 

Ông Đinh Đức Lập (Tổng biên tập) và Nguyễn Quốc Khánh (Phó Tổng biên tập) báo Đại Đoàn Kết có nói với tôi rằng: Trong một lần tiếp chuyện ông Hữu Thọ, cựu Trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa trung ương, ông Thọ bảo rằng: Đừng có qui chụp cái thằng Trương Duy Nhất thế này thế nọ, tôi đọc nó thường xuyên đấy, nó viết nhiều bài được, làm lãnh đạo nếu biết đọc biết bình tĩnh nghe những góp bàn như thế thì chỉ có lợi, lợi cho đảng và nhà nước, chứ chả phải phản động chống phá gì đâu! 

Đại loại thế. Tôi chưa có dịp gặp ông Hữu Thọ để kiểm chứng điều này, nhưng tôi tin ông Lập ông Khánh không dám bịa ra chuyện đó để làm gì.

Thưa bạn Tom Cat. Tôi không dám xem thường đảng và xem thường quần chúng như bạn viết. Quần chúng bây giờ đâu phải ai xúi cái gì cũng nghe, ai viết cái gì cũng tin. Nhận thức của dân thời giờ đã rất khác, họ đủ trình độ, đủ hiểu biết và tỉnh táo để nhìn xét và lựa chọn, không phải hễ ai muốn áp đặt cái gì cũng được. Ngay cả các trang web chống đối chế độ một cách khiên cưỡng và mù quáng đều bị cộng đồng mạng bài xích. Nhiều trang tự chết, nhiều trang cố đấm ăn xôi nhưng chẳng còn có tác dụng gì, thậm chí chẳng ai thèm đọc, chẳng ai đoái hoài... 

Đảng và các “đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước” cũng thế. Họ đâu đến nỗi chỉ vài bài góp bàn, phản biện thẳng thắng, thiện chí và ngay thẳng của công dân mà thế là bị “bôi nhọ”, thành “xấu xa” được. Nếu cựa tí là bị “bôi nhọ”, cựa tí là thành “xấu xa” thì tạng người ấy không nên chọn nghề quan, không nên đứng trong đảng.

Suy diễn qui chụp như vậy thì đấy mới chính là kiểu “tự diễn biến” nguy hiểm nhất, phản động nhất.

- Còn phần “P/s: Anh nên chuẩn bị các tài liệu và câu trả lời về chuyến đi du lịch Bắc Mỹ trong thời gian vừa qua”- Nói vậy tức là người nói chẳng hiểu gì cả, không có thông tin và rất thiếu hiểu biết! Việt Nam chứ đâu phải... Triều Tiên mà cứ ra nước ngoài là nhìn người ta “có vấn đề”! 
 
Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại một văn bản từ năm 2008 có đánh giá những bài viết của tôi rằng: Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội” (có dịp tôi sẽ trở lại cụ thể hơn câu chuyện này). Ngay khi đó, tôi đã trả lời rằng: Nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội”, thì chính bạn mới là người tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động! (Xem lại bài “Ai phản động?”)

Dù sao, cũng cảm ơn bạn ký tên “Tom Cat” trong bài “cảnh báo” nọ. Nhờ nó mà tôi có cơ hội để giải bày đôi lời cùng bạn đọc.

Trân trọng!

TRƯƠNG DUY NHẤT

_______________
Dưới đây là toàn văn bức thư “Tom Cat cảnh báo blogger Trương Duy Nhất” trên trang Tin tức hàng ngày:

Tom Cat cảnh báo blogger Trương Duy Nhất

TTHN: Đây là bài viết được gửi đến hộp thư của TTHN với bút danh Tom Cat với tiêu đề “Tom Cat cảnh báo blogger Trương Duy Nhất”, chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng tính xác thực nên xin đăng nguyên văn với sự thận trọng nhất để bạn đọc tham khảo.

Vì nhiều lý do nên tôi không trực tiếp gửi bài này cho ban biên tập Dân Luận và X-café đăng dùm tôi như mọi lần. Xin nhờ website TIN TỨC HÀNG NGÀY đăng tải giúp. Xin cảm ơn – TC.

* * *



Đã trở thành thông lệ, mỗi khi Tom Cat tôi buộc phải lên tiếng thì một nhân vật có ý tưởng chống đối chính quyền sẽ phải vào tù. Lần đầu là trường hợp của ông Cù Huy Hà Vũ, gần đây tôi đã cảnh báo Blogger Người Buôn Gió – anh Bùi Thanh Hiếu, cùng các ông Nguyễn Hữu Vinh và ông Nguyễn Xuân Diện. Tất cả những lời cảnh báo của tôi tới họ xuất phát từ việc tôi thật sự không muốn những người mà tôi tôn trọng và phải ngồi tù. Lần cảnh báo gần đây nhất đã được các anh có tên trên tiếp thu và biết điều hơn, ngoại trừ trường hợp Blogger Người Buôn Gió – anh Bùi Thanh Hiếu vẫn tỏ ra chưa biết sợ. 

Anh Trương Duy Nhất thân mến, mặc dù anh cố tình tỏ ra không phải là thành phần chống đối chế độ, nhưng các hoạt động và các bài viết của anh đã khiến cho một số lãnh đạo và những người làm công tác an ninh và bảo vệ tư tưởng văn hóa đặc biệt khó chịu. Khi anh núp bóng viết blog phản biện nhưng thực chất việc làm của anh là dựa vào một thế lực chính trị khác trong đảng để chống đối, bôi nhọ và nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước nhằm mục đích chia rẽ gây hoang mang trong dư luận quần chúng. Điều này hết sức nguy hiểm, là một kiểu tự diễn biến đánh từ trong đánh ra. Điều này rất bất lợi cho sự lãnh đạo của đảng và chính quyền. 
Tôi xin mạn phép cảnh báo anh Nhất biết là đã có quyết định chính thức của cơ quan chức năng sẽ buộc phải vô hiệu hóa anh nếu anh còn tiếp diễn. Tôi rất lấy làm tiếc về điều này, và thật sự tôi hy vọng với những dòng cảnh báo này anh sẽ chấm dứt hoàn toàn những hoạt động chống đối trên, xin anh nên nhớ không có bất kỳ thế lực nào có thể đảm bảo sự an toàn cho anh ngoài cá nhân anh. Như vậy thì cơ quan Công An có thể sẽ tha thứ cho anh, tôi thật sự không muốn anh vào tù trước Tết Nguyên đán và rất mong anh suy nghĩ.

Trân trọng

Tom Cat

P/s: Anh nên chuẩn bị các tài liệu và câu trả lời về chuyến đi du lịch Bắc Mỹ trong thời gian vừa qua của anh.
_______________
(nguồn: Tin tức hàng ngày
(Hình minh họa cho lóng lánh sắc màu, không phải của các tác giả.)

ĐỌC LÒNG VÒNG SÁNG MỒNG MỘT TẾT TÂY

Báo Dân Trí

Hải Dương:

Bố lột truồng 2 con, bắt ăn phân người

(Dân trí) - Dù là bố đẻ nhưng Nguyễn Văn Ngữ (SN 1970) hành hạ 2 con nhỏ của mình với các hành vi rất tàn độc: nhiều lần bắt con ăn phân người, phân gà; đổ cơm xuống nền nhà bắt con ăn, đánh đập và bắt con trần truồng đi từ nhà đến trường.


Đối tượng Nguyễn Văn Ngữ (SN 1970), ở Mỗ Đoạn - Kỳ Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương đã bị cơ quan CSĐT Công an huyện Tứ Kỳ khởi tố, bắt tạm giam. Ngữ là đối tượng “cộm cán” ở địa phương, đã có 3 tiền án: 2 lần do trộm cắp tài sản và 1 lần do “hành hạ vợ”. Ngữ hiện không có nghề nghiệp, đang tạm trú tại thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo.

Vợ đầu của Ngữ là chị Phạm Thị Lư (SN 1974), ở Mỹ Xá - Ngọc Sơn - Tứ Kỳ. Hai vợ chồng Ngữ sinh được 3 cháu: Nguyễn Phạm N.Q. (SN 1998), Nguyễn Phạm T.L (SN 2000) và Nguyễn Phạm H.K (SN 2002). Ngữ có tính ghen tuông vô cớ và hay hành hạ vợ con. Năm 2003, chị Lư đã làm đơn ly hôn và nuôi 3 con theo quyết định của tòa. Nhưng sau khi ra tù, Ngữ đã bắt 2 cháu N.Q và H.K về nuôi.

Năm 2008, Ngữ lấy vợ 2 là chị Nhâm (SN 1974), ở Xuân Nẻo - Hưng Đạo - Tứ Kỳ có 1 con chung và ở lại đây. Vợ chồng Ngữ và 3 con sống cùng một mái nhà. Sống cùng với người vợ thứ hai, Ngữ vẫn không thể bỏ được thói vô cơ hành hạ vợ con.


Hai em N.Q và H.K vẫn còn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại những trận đồn dã man của bố.

Nhiều người hàng xóm nhà Ngữ chưa hết bức xúc về những lần hành hạ con dã man của Ngữ. Theo người dân, tình trạng các cháu bị ngược đãi diễn ra đã lâu, nhiều người dân đều biết. Gần đây nhất, ngày 26/10/2011, do nghịch bị rạn xương tay, cháu H.K đã bị bố bắt trần truồng đứng ở cửa nhà khi có đám ma đi qua. Sau đó, cán bộ thôn và một số người dân bức xúc đã yêu cầu Ngữ chấm dứt hành động ngang ngược trên. Ngữ đã đe dọa, đuổi mọi người ra khỏi nhà.

Quá bất bình, có người đã báo cho một cán bộ công an tới giải quyết. Khi đó cháu bé mới được mặc quần áo. Vào năm 2010, H.K cũng từng bị bố bắt trần truồng đi đến trường. Sau đó có người dân phát hiện sự việc đã mang quần áo cho cháu mặc.

Quá đau đớn trước việc 2 con bị hành hạ dã man, chị Phạm Thị Lư kể lại: “Sau khi tôi và anh Ngữ li dị, tôi nhận nuôi cả 3 con. Tôi gửi các cháu ở nhà ngoại để đi làm tận Lạng Sơn, hàng tháng gửi tiền nuôi các cháu. Anh Ngữ phạm tội phải đi cải tạo. Nhưng sau khi ra tù, anh Ngữ đã sang đe dọa mang 2 cháu H.K và N.Q về nuôi. Sau đó, anh Ngữ kết hôn với chị Nhâm.

Chứng kiến những lần hành hạ 2 cháu quá dã man của Ngữ, chính chị Nhâm cũng không chịu nổi và đã giấu Ngữ, ngầm thông tin cho tôi biết dù rất sợ Ngữ biết sẽ đánh chết. Suốt một thời gian dài, chị Nhâm thông tin tất cả cho tôi. Sự việc được phát giác sau lần 2 cháu bị hành hạ gần đây nhất, chị Nhâm báo tin và tôi đã bắt chị Nhâm phải đưa 2 cháu đi khám nhưng chị Nhâm sợ chồng nên không dám. Nhưng sau đó, thấy sức khỏe các cháu quá yếu, chính chị Nhâm đã đưa 2 cháu đi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tứ Kỳ. Sự việc mới bị phát giác”.


2 em Q và K hàng ngày phải tự làm các việc trong gia đình

Trong thời gian này, không những không được chăm sóc, H.K còn bị bố “giáo dục” bằng các trận đòn thừa sống thiếu chết. Mới 9 tuổi, thể trạng yếu ớt nên cháu bị suy nhược cơ thể nặng. Trong một buổi học tại trường Tiểu học Hưng Đạo, cháu đã ngã gục và được đưa đi cấp cứu. Nhà trường báo công an và thông báo cho mẹ đẻ của cháu. Hiện các cháu đã được mẹ đón về cùng với em ở nhà bà ngoại.

Chị Lư cho biết khi đón 2 con về, nghe con kể lại mà chị không cầm được nước mắt. Ngữ đã 2 lần bắt cháu H.K ra hố xí moi phân người lên ăn, 1 lần phải ăn phân gà hót ở sân. Cháu gái N.Q cũng 2 lần bị Ngữ buộc phải ăn phân người và phân gà. Mỗi lần đó, Ngữ đều túm tóc, đứng giám sát, buộc các cháu phải nuốt phân vào bụng. Thương con chồng, mẹ kế đã lén lút hướng dẫn các cháu ra móc họng nôn phân ra ngoài.

Cháu N.Q đã 13 tuổi nhưng rất thấp bé và yếu ớt. Cháu cho biết: Được về ở cùng bà, 2 chị em thoát khỏi các trận đòn kinh hồn của bố nên đã khỏe ra. Các cháu cũng đã nhập học ở xã Ngọc Sơn để tránh nỗi ám ảnh về người cha tàn độc. N.Q cũng cho biết: Bố hành hạ 2 chị em chỉ vì những lý do rất nhỏ nhặt, như mải chơi, quần rách... Do suốt một thời gian dài bị đánh đập bằng gậy inox, bằng chân tay vào đầu và các chỗ hiểm, nên cơ thể các cháu chằng chịt sẹo.

Vùng da mông cháu N.Q bị cộn lên, thâm tím, cháu đang bị mờ mắt và một tai nghe không rõ. Cháu H.K bị sụp mí mắt, một tay bị khuỳnh. Dù nhỏ tuổi nhưng 2 chị em thường kêu đau lưng mỗi khi trái gió trở trời. Sau khi phát hiện vụ việc, ngày 13/11, mẹ đẻ của các cháu đã làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng.

Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Trần Văn Thường - Trưởng Công an huyện Tứ Kỳ cho biết: “Sau khi xác minh sự việc, cơ quan CSĐT Công an huyện Tứ Kỳ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Văn Ngữ, sau đó hoàn tất hồ sơ chuyển VKSND cùng cấp hoàn thiện các thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, đến ngày 15/12, Viện KSND huyện Tứ Kỳ đã ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú và cho Nguyễn Văn Ngữ tại ngoại. bà Trần Thị Mý - Viện trưởng VKSND huyện Tứ Kỳ cho biết: “VKSND huyện Tứ Kỳ chỉ thay đổi biện pháp ngăn chặn với đối tượng Nguyễn Văn Ngữ. Hành vi phạm tội của đối tượng Ngữ, hiện cũng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ và kiên quyết xử lí theo quy định pháp luật”.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc tới bạn đọc.

Anh Thế - Quốc Đô
BEE.NET.VN

Chùm ảnh: Hà Nội chào 2012
01/01/2012 00:41:43


- Chào năm 2012, dòng người đổ dồn về trung tâm rất lớn. Các hoạt động nghệ thuật chào mừng năm mới diễn ra xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm thu hút rất đông người dân và cả du khách nước ngoài.

Cùng ngắm nhìn những khoảng khắc chào 2012:

Ngay từ 6 giờ chiều từng tốp người tay trong tay đổ dồn về phía trung tâm


Rất đông khán giả đến hòa cùng vũ điệu Heniken từ rất sớm


Dòng người ngày một đông hơn ở khu vực Nhà Hát Lớn


Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Yamaha tại Hồ Gươm


Lượng khách cũng rất đông tại các quán bar mang phong cách Châu Âu…


…và cả những quán trà chanh vỉa hè


Một du khách chọn cho mình một góc nhìn thuận lợi để chụp ảnh


Các em nhỏ thì được đón giao thừa trên vai cha mẹ giữa một rừng người


Chờ thời khắc giao thừa


Quên đi cái rét của Hà Nội


Niềm vui giản dị trước thềm năm mới






Các cặp tình nhân bên nhau đón khoảnh khắc giao thừa


Trung Kiên - Thu Hiền
DATVIET.VN
 


Ngắm “cụ chè” hơn 100 trăm tuổi trên đỉnh Suối Giàng
 
Dân Việt - Búp lá non xanh, thân uốn lượn như thế cây cảnh, đó là những hình ảnh đầy ấn tượng về những “cụ chè” Shan tuyết ở Suối Giàng, huyện Văn Chấn, Yên Bái.

Gọi là “cụ chè” vì hàng nghìn cây chè Shan tuyết sống ở đây có độ tuổi từ 100 đến hơn 200 năm tuổi. Sống tự nhiên trên độ cao 1.400m so với mặt biển, sương mù bao phủ từ tối đến trưa mới tan, ưa khí hậu nên ngoài sự độc đáo ở hình dáng, 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới đầu hội tụ trong chén chè búp ngắt vò sáng sớm rồi đêm xao khô. Hương vị chè càng thơm mát hơn khi bứt lá, búp tươi đun nước uống giải khát.
 


Mỗi năm, người dân Suối Giàng thu hoạch được 300 tấn búp tươi và 60 tấn khô. Chính bởi sự hấp dẫn này, du khách đến tham quan ở Yên Bái không quên lên đỉnh Suối Giàng thưởng lãm hương vị trà và chụp lại những bức ảnh lưu niệm.
 


Hàng nghìn “cụ chè” sống tự nhiên trên độ cao 1.400m
 










Cánh của những bông hoa chè cũng dầy dặn khác thường
 


Trong rừng chè, du khách tha hồ vui chơi và chụp ảnh lưu niệm
 


Đồi chè trồng ở lưng chừng đường lên Suối Giàng cũng tươi xanh nõn nà

HOÀNG GIANG



Tài xế “vô cảm” khi thấy người nằm bất động trên đường

Thứ Bảy, 31.12.2011 | 22:09 (GMT + 7)


Hàng trăm xe tải, container khi lưu thông qua đây, ai cũng phải giật thót cả mình vì đột nhiên phát hiện một thanh niên nằm bất động chỉ cách bánh xe ôtô trong gang tấc, thế nhưng họ vẫn “vô cảm” đi tiếp.

Lúc 17 giờ chiều nay, ngày 31.12, vào giờ cao điểm, trên Quốc Lộ 22, cách cầu vượt An Sương khoảng 300 mét, hướng lưu thông ngã tư Trung Chánh - An Sương có một thanh niên trạc 35 tuổi, đang nằm dài trên làn đường dành cho ô tô trong tư thế bất động. Điều đáng nói là ôtô nào đi ngang đây cũng làm ngơ.


Hàng trăm ôtô lưu thông qua nhìn thấy vẫn “vô cảm” rồi bỏ đi, ảnh chụp lúc 17 giờ ngày 31.12 trên QL 22


Thông tin ban đầu được biết, người đàn ông trên nằm bất động khá lâu, chưa rõ nguyên nhân bị gì, nhiều người dân xung quanh khu vực nhìn rất xót lòng, nhưng vì làn đường dành riêng cho ôtô, nhiều xe tải, container chạy qua vun vút với tốc độ rất nhanh nên không một người dân nào dám băng qua đường.


Người thanh thanh niên đang nằm bất động, chụp lúc 17 giờ 5 phút, ngày 31.12

Điều đáng nói, vào thời điểm trên, tuyến quốc lộ này cả hàng trăm lượt xe ô tô lưu thông nối đuôi liên tục, thế nhưng không một “tài xế” nào mở rộng lòng nhân ái để giúp nạn nhân.

Cuối cùng, nhiều người phải gọi điện nhờ đến lực lượng chức năng sớm có mặt điều tiết giao thông, giảm tốc độ di chuyển phần làn xe ôtô để người dân dễ dàng tiếp cận và giúp đỡ người thanh niên đang gặp nạn.

Hải Thọ


PHÁP LUẬT TPHCM
Khổng Tử, Tôn Tử và cờ vây: Kissinger bàn về Trung Quốc
 
TS Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ, vốn là một nhân vật “có duyên nợ” với Việt Nam từ gần 40 năm nay. Tháng 5-2011 vừa qua, nhà ngoại giao nổi tiếng này cho ra mắt cuốn sách về nước láng giềng khổng lồ của Việt Nam On China (tạm dịch: Bàn về Trung Quốc).

Ông đã dành nhiều trang để nhắc tới Việt Nam, với tư cách một láng giềng gần gũi nhưng không phải là không có con đường riêng độc lập với Trung Quốc.

On China của Henry Kissinger, về căn bản, không hẳn là một cuốn hồi ký chính trị của nhà ngoại giao bởi tác giả xưng “tôi” không nhiều và không thường xuyên gắn mình vào từng tình huống, sự kiện, câu chuyện kể trong sách. Tuy nhiên, On China cũng không thuần túy là sách lịch sử. Nhiều chương được mở đầu bằng những đoạn tác giả phân tích về chính trị, quan hệ quốc tế, trong đó ông đưa ra những quan điểm mà có lẽ nhiều người đọc Việt Nam sẽ thấy mới mẻ.

Trung Hoa với tư tưởng đại Hán

trong chương I (về tính độc tôn của Trung Quốc), mô tả quan niệm của người Trung Hoa về quan hệ quốc tế, Kissinger viết:

“Trung Quốc có tới hơn 1.000 năm áp dụng một hệ thống quan lại được thiết kế hoàn hảo, các quan được tuyển từ những cuộc thi mang tính chất cạnh tranh; hệ thống này thâm nhập và điều chỉnh tất cả khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, cách hiểu của người Trung Quốc về trật tự thế giới rất khác biệt với phương Tây. Quan niệm phương Tây hiện đại về quan hệ quốc tế được hình thành từ thế kỷ 16-17, khi cấu trúc của xã hội Âu châu thời Trung cổ bị phá vỡ thành một nhóm các nhà nước với sức mạnh tương đương và nhà thờ Thiên chúa phân chia thành nhiều giáo phái khác nhau. Ngoại giao để cân bằng quyền lực các bên không phải là sự lựa chọn mà là điều tất yếu. Không nhà nước nào đủ mạnh để áp đặt ý chí của mình; không tôn giáo nào giữ được đủ quyền lực để có thể duy trì tính phổ biến. Khái niệm quyền tự quyết và bình đẳng về mặt pháp lý giữa các nhà nước trở thành cơ sở của công pháp quốc tế và ngoại giao.

Còn Trung Hoa, ngược lại, chưa bao giờ quan hệ với một nước nào trên cơ sở bình đẳng, vì lý do đơn giản là họ chưa bao giờ tiếp xúc với những xã hội có nền văn hóa hay có quy mô tương đồng với họ. Việc đế quốc Trung Hoa chiếm địa vị vượt trội so với các nước ở cùng mặt bằng địa lý được coi gần như luật trời vậy. Đối với các hoàng đế Trung Hoa, luật trời không nhất thiết hàm ý một mối quan hệ thù địch với các dân tộc láng giềng; tốt hơn hết là không nên như thế. Cũng giống như Mỹ, Trung Quốc tự cho là mình đóng một vai trò đặc biệt”.

Đó là cách Kissinger chỉ ra và giải thích sự tự tin thái quá trong tư duy của người Trung Quốc (mà trong nhiều trường hợp, tâm lý đó đã biến thành tư tưởng nước lớn, bá quyền). Ông cũng cho rằng về điểm này thì Trung Quốc và Mỹ có nét tương đồng.



TS H. Kissinger giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, sau đó kiêm luôn chức bộ trưởng Ngoại giao dưới thời tổng thống Richard Nixon. Là người đề xuất “realpolitik”, Kissinger đóng vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1969-1970. (Ảnh trên: GETTY IMAGE NORTH AMERICAN 2011)

Triết học Khổng Tử, binh pháp Tôn Tử

Henry Kissinger cũng tỏ ra là một nhà ngoại giao tài năng khi ông cho người đọc thấy mình đã tìm hiểu thấu đáo đến thế nào về nền văn hóa có bề dày 4.000 năm của Trung Quốc. Ông nghiên cứu về triết học Khổng Tử và tóm tắt nó lại trong một phần của chương I. Qua diễn giải của Kissinger thì do Khổng Phu Tử sống vào thời loạn nên triết gia này luôn hướng đến một xã hội cân bằng, hòa hợp từng tồn tại trước đó và nhiệm vụ tinh thần của mỗi con người là phải tái lập trật tự cũ đã bị mất đi kia.

Không phải ngẫu nhiên mà Kissinger đề cập tới Khổng Tử ngay từ chương đầu cuốn sách. Đó là vì ông cho rằng Khổng giáo có ảnh hưởng rất lớn tới một nhân vật đặc biệt của Trung Quốc thế kỷ 20 và cũng là nhân vật nổi bật trong On China : Mao Trạch Đông. Điều kỳ lạ ở đây, theo Kissinger nhận xét là tuy Mao Trạch Đông chống Khổng Tử một cách nhiệt thành và công khai nhưng đường lối điều hành đất nước của Mao lại rõ ràng là một phiên bản của triết học Khổng Tử. Mao tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ nhưng lại dựa rất nhiều vào những thể chế truyền thống của Trung Hoa, gồm cả cách điều hành như của triều đình phong kiến lẫn hệ thống cán bộ, quan chức được Mao sử dụng theo cách chẳng khác gì hoàng đế ngày xưa sử dụng quan lại: khinh ghét, thích thì dùng không thích thì cách chức đi, sau đó lại cất nhắc trở lại, cứ thường xuyên như thế.

Cờ vây và lợi thế tương đối

Kissinger quan tâm đến binh pháp Tôn Tử và viết khá tỉ mỉ về cờ vây (wei qi), trò chơi trí tuệ lâu đời nhất của người Trung Quốc. Ông dụng công so sánh: Nếu ở bộ môn cờ tướng và cờ vua người chơi phải giành chiến thắng tuyệt đối thì ở cờ vây, người chơi tìm kiếm lợi thế tương đối. Cờ tướng, cờ vua nhằm vào tiêu diệt từng quân của đối phương trong những thế đối đầu trực tiếp, còn trong cờ vây, người chơi di chuyển vào chỗ trống và dần dần làm tiêu hao sức mạnh chiến lược của đối thủ. Nghệ thuật cờ vây được áp dụng vào quân sự: Theo Kissinger, tư duy chiến lược của người Trung Quốc hướng đến chiến thắng thông qua lợi thế về tâm lý hơn là qua đối đầu trực tiếp.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Kissinger nghiên cứu và giải thích tương đối tỉ mỉ về Tôn Tử và cờ vây. Ấy là bởi vì theo ông, Mao Trạch Đông cũng chính là một “môn đồ” trung thành của Tôn Tử. Thậm chí, ông viết: “Những bí kíp của Tôn Tử được thể hiện sống động trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc thế kỷ 20 dưới tay người học trò của Tôn Tử là Mao Trạch Đông và trong chiến tranh Việt Nam, với việc Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp áp dụng các nguyên lý tấn công gián tiếp, chiến tranh tâm lý đối với Pháp và kế đó là Mỹ”.

Một trong các gương mặt nổi bật của On China là Mao Trạch Đông, người mà Kissinger - trên cương vị ngoại trưởng Mỹ - từng có nhiều dịp tiếp xúc. Trong cuốn sách “nửa hồi ký” của mình, Kissinger cũng đưa ra (dù không nhiều) nhận xét và cả phán đoán cá nhân về vị lãnh đạo đặc biệt này của Trung Quốc - một trong 20 chính trị gia có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 theo bình chọn của tạp chí Time năm 2000.



On China có 18 chương, bắt đầu với một chương khái quát về cổ sử Trung Quốc, trong đó có những phần luận bàn về Khổng giáo, quan điểm chính trị thực dụng của người Trung Quốc (realpolitik) và binh pháp Tôn Tử. Sau đó, sách lướt nhanh qua giai đoạn sử cận đại với sự biến Chiến tranh nha phiến giữa Anh và Trung Quốc. Còn lại gần như toàn bộ tác phẩm dành để nói về lịch sử quan hệ quốc tế của Trung Hoa từ thời Mao Trạch Đông đến nay, những tương tác của họ với Mỹ, Liên Xô, hai miền Triều Tiên, Đông Dương và Việt Nam…


ÐOAN TRANG tổng thuật



VNEXPRESS.NET

Nữ hoàng Trang sức loại 2 thí sinh nâng ngực, sửa mũi
 
Đứng khóc rấm rứt một góc khi các bạn đang thi Nữ hoàng Trang sức, Mai Hồng Nhung - top 10 Siêu mẫu 2009 - cho biết, 2 tiếng trước khi bước vào đêm chung kết, cô mới được thông báo bị loại vì đã sửa mũi.
 

Tại vòng bán kết cuộc thi Nữ hoàng Trang sức, tối 27/12 ở TP HCM, ban tổ chức công bố danh sách 22 thí sinh lọt vào chung kết. Tuy vậy, chỉ có 19 cô gái tham dự đêm thi cuối 30/12.

Nguyễn Phạm Bích Trâm, Người đẹp Tài năng của cuộc thi Hoa hậu VN 2010, tự rút lui khỏi chương trình. Thí sinh Mai Hồng Nhung và Diệu Linh đều không xuất hiện trên sân khấu vì bị ban tổ chức lập biên bản, yêu cầu ngừng thi vì vi phạm quy chế. Kết quả kiểm tra nhân trắc học cho thấy Mai Hồng Nhung đã sửa mũi, Diệu Linh nâng ngực.
 

Mai Hồng Nhung cho biết, nếu ban tổ chức Nữ hoàng Trang sức thông báo việc cô bị loại sớm hơn thì cô đỡ sốc và hụt hẫng. Ảnh: Thất Sơn.


Trao đổi với VnExpress.net, đại diện ban tổ chức cuộc thi cho biết, theo quy chế cuộc thi, các thí sinh không được chỉnh sửa, phẫu thuật thẩm mỹ. Trước vòng bán kết, Ban tổ chức đã kiểm tra nhân trắc học tổng quan cho các thí sinh. Đến trước chung kết, vào ngày 30/12, các người đẹp lại được kiểm tra lần hai. Người phụ trách việc này là bác sĩ Lê Hành, một thành viên ban giám khảo. Sau khi bác sĩ Lê Hành đưa ra kết quả: Thí sinh Diệu Linh phẫu thuật thẩm mỹ ngực, thí sinh Hồng Nhung phẫu thuật thẩm mỹ mũi, ban tổ chức tiến hành lập biên bản và cho hai thí sinh này dừng thi.

Thí sinh Mai Hồng Nhung bày tỏ sự hụt hẫng vì được thông báo bị loại khỏi cuộc thi chỉ 2 tiếng đồng hồ trước đêm chung kết, khi cô đã trang điểm, làm tóc và chờ thay trang phục để ra sân khấu. Mai Hồng Nhung cho rằng, lời giải thích của ban tổ chức không thỏa đáng.

Hồng Nhung kể trong nước mắt, từ trước vòng bán kết, ban tổ chức đã bố trí người kiểm tra nhân trắc học cho thí sinh. Khi đó, bác sĩ của chương trình đã biết cô có chỉnh sửa mũi và thông báo với ban tổ chức.

"Nếu tôi vi phạm quy chế cuộc thi thì nên loại tôi từ đầu, ngay sau khi có kết quả kiểm tra nhân trắc học đó. Tôi sẽ vui vẻ chấp nhận. Đằng này, ban tổ chức biết vậy mà vẫn công bố cho tôi vào chung kết. Rồi khi tôi đã trang điểm, chuẩn bị để thi, đại diện ban tổ chức đến đề nghị tôi ký giấy tự nguyện rời bỏ cuộc thi". Nữ thí sinh nghẹn ngào trước cách ứng xử mà cô cho là không đẹp.
 

Thí sinh Mai Hồng Nhung trình diễn bikini trong vòng bán kết. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.


Hồng Nhung chia sẻ thêm, cô đăng ký tham dự cuộc thi để tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị đến Hàn Quốc tham dự một cuộc thi thời trang sắp tới. Mai Hồng Nhung từng được EVE Group chọn làm đại diện cho Việt Nam tham dự Đại sứ Ngôi sao Toàn cầu 2010 (Global Harmony Star Ambassador) được tổ chức tại Nam Ninh, Trung Quốc, năm 2010. Hồng Nhung sinh năm 1989, có chiều cao 1,78 m và số đo hình thể 84-63-92.

Trái với Hồng Nhung khi hay tin bị loại vẫn ngồi lại sân khấu làm khán giả, thí sinh còn lại Diệu Linh đã bỏ về, không xem đêm chung kết.

* Nữ hoàng Trang sức 2011 gây thất vọng nặng nề (Ione.net)



Thất Sơn