Saturday, December 31, 2011

ĐỌC LÒNG VÒNG SÁNG MỒNG MỘT TẾT TÂY

Báo Dân Trí

Hải Dương:

Bố lột truồng 2 con, bắt ăn phân người

(Dân trí) - Dù là bố đẻ nhưng Nguyễn Văn Ngữ (SN 1970) hành hạ 2 con nhỏ của mình với các hành vi rất tàn độc: nhiều lần bắt con ăn phân người, phân gà; đổ cơm xuống nền nhà bắt con ăn, đánh đập và bắt con trần truồng đi từ nhà đến trường.


Đối tượng Nguyễn Văn Ngữ (SN 1970), ở Mỗ Đoạn - Kỳ Sơn - Tứ Kỳ - Hải Dương đã bị cơ quan CSĐT Công an huyện Tứ Kỳ khởi tố, bắt tạm giam. Ngữ là đối tượng “cộm cán” ở địa phương, đã có 3 tiền án: 2 lần do trộm cắp tài sản và 1 lần do “hành hạ vợ”. Ngữ hiện không có nghề nghiệp, đang tạm trú tại thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo.

Vợ đầu của Ngữ là chị Phạm Thị Lư (SN 1974), ở Mỹ Xá - Ngọc Sơn - Tứ Kỳ. Hai vợ chồng Ngữ sinh được 3 cháu: Nguyễn Phạm N.Q. (SN 1998), Nguyễn Phạm T.L (SN 2000) và Nguyễn Phạm H.K (SN 2002). Ngữ có tính ghen tuông vô cớ và hay hành hạ vợ con. Năm 2003, chị Lư đã làm đơn ly hôn và nuôi 3 con theo quyết định của tòa. Nhưng sau khi ra tù, Ngữ đã bắt 2 cháu N.Q và H.K về nuôi.

Năm 2008, Ngữ lấy vợ 2 là chị Nhâm (SN 1974), ở Xuân Nẻo - Hưng Đạo - Tứ Kỳ có 1 con chung và ở lại đây. Vợ chồng Ngữ và 3 con sống cùng một mái nhà. Sống cùng với người vợ thứ hai, Ngữ vẫn không thể bỏ được thói vô cơ hành hạ vợ con.


Hai em N.Q và H.K vẫn còn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại những trận đồn dã man của bố.

Nhiều người hàng xóm nhà Ngữ chưa hết bức xúc về những lần hành hạ con dã man của Ngữ. Theo người dân, tình trạng các cháu bị ngược đãi diễn ra đã lâu, nhiều người dân đều biết. Gần đây nhất, ngày 26/10/2011, do nghịch bị rạn xương tay, cháu H.K đã bị bố bắt trần truồng đứng ở cửa nhà khi có đám ma đi qua. Sau đó, cán bộ thôn và một số người dân bức xúc đã yêu cầu Ngữ chấm dứt hành động ngang ngược trên. Ngữ đã đe dọa, đuổi mọi người ra khỏi nhà.

Quá bất bình, có người đã báo cho một cán bộ công an tới giải quyết. Khi đó cháu bé mới được mặc quần áo. Vào năm 2010, H.K cũng từng bị bố bắt trần truồng đi đến trường. Sau đó có người dân phát hiện sự việc đã mang quần áo cho cháu mặc.

Quá đau đớn trước việc 2 con bị hành hạ dã man, chị Phạm Thị Lư kể lại: “Sau khi tôi và anh Ngữ li dị, tôi nhận nuôi cả 3 con. Tôi gửi các cháu ở nhà ngoại để đi làm tận Lạng Sơn, hàng tháng gửi tiền nuôi các cháu. Anh Ngữ phạm tội phải đi cải tạo. Nhưng sau khi ra tù, anh Ngữ đã sang đe dọa mang 2 cháu H.K và N.Q về nuôi. Sau đó, anh Ngữ kết hôn với chị Nhâm.

Chứng kiến những lần hành hạ 2 cháu quá dã man của Ngữ, chính chị Nhâm cũng không chịu nổi và đã giấu Ngữ, ngầm thông tin cho tôi biết dù rất sợ Ngữ biết sẽ đánh chết. Suốt một thời gian dài, chị Nhâm thông tin tất cả cho tôi. Sự việc được phát giác sau lần 2 cháu bị hành hạ gần đây nhất, chị Nhâm báo tin và tôi đã bắt chị Nhâm phải đưa 2 cháu đi khám nhưng chị Nhâm sợ chồng nên không dám. Nhưng sau đó, thấy sức khỏe các cháu quá yếu, chính chị Nhâm đã đưa 2 cháu đi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tứ Kỳ. Sự việc mới bị phát giác”.


2 em Q và K hàng ngày phải tự làm các việc trong gia đình

Trong thời gian này, không những không được chăm sóc, H.K còn bị bố “giáo dục” bằng các trận đòn thừa sống thiếu chết. Mới 9 tuổi, thể trạng yếu ớt nên cháu bị suy nhược cơ thể nặng. Trong một buổi học tại trường Tiểu học Hưng Đạo, cháu đã ngã gục và được đưa đi cấp cứu. Nhà trường báo công an và thông báo cho mẹ đẻ của cháu. Hiện các cháu đã được mẹ đón về cùng với em ở nhà bà ngoại.

Chị Lư cho biết khi đón 2 con về, nghe con kể lại mà chị không cầm được nước mắt. Ngữ đã 2 lần bắt cháu H.K ra hố xí moi phân người lên ăn, 1 lần phải ăn phân gà hót ở sân. Cháu gái N.Q cũng 2 lần bị Ngữ buộc phải ăn phân người và phân gà. Mỗi lần đó, Ngữ đều túm tóc, đứng giám sát, buộc các cháu phải nuốt phân vào bụng. Thương con chồng, mẹ kế đã lén lút hướng dẫn các cháu ra móc họng nôn phân ra ngoài.

Cháu N.Q đã 13 tuổi nhưng rất thấp bé và yếu ớt. Cháu cho biết: Được về ở cùng bà, 2 chị em thoát khỏi các trận đòn kinh hồn của bố nên đã khỏe ra. Các cháu cũng đã nhập học ở xã Ngọc Sơn để tránh nỗi ám ảnh về người cha tàn độc. N.Q cũng cho biết: Bố hành hạ 2 chị em chỉ vì những lý do rất nhỏ nhặt, như mải chơi, quần rách... Do suốt một thời gian dài bị đánh đập bằng gậy inox, bằng chân tay vào đầu và các chỗ hiểm, nên cơ thể các cháu chằng chịt sẹo.

Vùng da mông cháu N.Q bị cộn lên, thâm tím, cháu đang bị mờ mắt và một tai nghe không rõ. Cháu H.K bị sụp mí mắt, một tay bị khuỳnh. Dù nhỏ tuổi nhưng 2 chị em thường kêu đau lưng mỗi khi trái gió trở trời. Sau khi phát hiện vụ việc, ngày 13/11, mẹ đẻ của các cháu đã làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng.

Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Trần Văn Thường - Trưởng Công an huyện Tứ Kỳ cho biết: “Sau khi xác minh sự việc, cơ quan CSĐT Công an huyện Tứ Kỳ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Văn Ngữ, sau đó hoàn tất hồ sơ chuyển VKSND cùng cấp hoàn thiện các thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, đến ngày 15/12, Viện KSND huyện Tứ Kỳ đã ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú và cho Nguyễn Văn Ngữ tại ngoại. bà Trần Thị Mý - Viện trưởng VKSND huyện Tứ Kỳ cho biết: “VKSND huyện Tứ Kỳ chỉ thay đổi biện pháp ngăn chặn với đối tượng Nguyễn Văn Ngữ. Hành vi phạm tội của đối tượng Ngữ, hiện cũng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ và kiên quyết xử lí theo quy định pháp luật”.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc tới bạn đọc.

Anh Thế - Quốc Đô
BEE.NET.VN

Chùm ảnh: Hà Nội chào 2012
01/01/2012 00:41:43


- Chào năm 2012, dòng người đổ dồn về trung tâm rất lớn. Các hoạt động nghệ thuật chào mừng năm mới diễn ra xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm thu hút rất đông người dân và cả du khách nước ngoài.

Cùng ngắm nhìn những khoảng khắc chào 2012:

Ngay từ 6 giờ chiều từng tốp người tay trong tay đổ dồn về phía trung tâm


Rất đông khán giả đến hòa cùng vũ điệu Heniken từ rất sớm


Dòng người ngày một đông hơn ở khu vực Nhà Hát Lớn


Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Yamaha tại Hồ Gươm


Lượng khách cũng rất đông tại các quán bar mang phong cách Châu Âu…


…và cả những quán trà chanh vỉa hè


Một du khách chọn cho mình một góc nhìn thuận lợi để chụp ảnh


Các em nhỏ thì được đón giao thừa trên vai cha mẹ giữa một rừng người


Chờ thời khắc giao thừa


Quên đi cái rét của Hà Nội


Niềm vui giản dị trước thềm năm mới






Các cặp tình nhân bên nhau đón khoảnh khắc giao thừa


Trung Kiên - Thu Hiền
DATVIET.VN
 


Ngắm “cụ chè” hơn 100 trăm tuổi trên đỉnh Suối Giàng
 
Dân Việt - Búp lá non xanh, thân uốn lượn như thế cây cảnh, đó là những hình ảnh đầy ấn tượng về những “cụ chè” Shan tuyết ở Suối Giàng, huyện Văn Chấn, Yên Bái.

Gọi là “cụ chè” vì hàng nghìn cây chè Shan tuyết sống ở đây có độ tuổi từ 100 đến hơn 200 năm tuổi. Sống tự nhiên trên độ cao 1.400m so với mặt biển, sương mù bao phủ từ tối đến trưa mới tan, ưa khí hậu nên ngoài sự độc đáo ở hình dáng, 18 vị đầu đẳng của chè trên thế giới đầu hội tụ trong chén chè búp ngắt vò sáng sớm rồi đêm xao khô. Hương vị chè càng thơm mát hơn khi bứt lá, búp tươi đun nước uống giải khát.
 


Mỗi năm, người dân Suối Giàng thu hoạch được 300 tấn búp tươi và 60 tấn khô. Chính bởi sự hấp dẫn này, du khách đến tham quan ở Yên Bái không quên lên đỉnh Suối Giàng thưởng lãm hương vị trà và chụp lại những bức ảnh lưu niệm.
 


Hàng nghìn “cụ chè” sống tự nhiên trên độ cao 1.400m
 










Cánh của những bông hoa chè cũng dầy dặn khác thường
 


Trong rừng chè, du khách tha hồ vui chơi và chụp ảnh lưu niệm
 


Đồi chè trồng ở lưng chừng đường lên Suối Giàng cũng tươi xanh nõn nà

HOÀNG GIANG



Tài xế “vô cảm” khi thấy người nằm bất động trên đường

Thứ Bảy, 31.12.2011 | 22:09 (GMT + 7)


Hàng trăm xe tải, container khi lưu thông qua đây, ai cũng phải giật thót cả mình vì đột nhiên phát hiện một thanh niên nằm bất động chỉ cách bánh xe ôtô trong gang tấc, thế nhưng họ vẫn “vô cảm” đi tiếp.

Lúc 17 giờ chiều nay, ngày 31.12, vào giờ cao điểm, trên Quốc Lộ 22, cách cầu vượt An Sương khoảng 300 mét, hướng lưu thông ngã tư Trung Chánh - An Sương có một thanh niên trạc 35 tuổi, đang nằm dài trên làn đường dành cho ô tô trong tư thế bất động. Điều đáng nói là ôtô nào đi ngang đây cũng làm ngơ.


Hàng trăm ôtô lưu thông qua nhìn thấy vẫn “vô cảm” rồi bỏ đi, ảnh chụp lúc 17 giờ ngày 31.12 trên QL 22


Thông tin ban đầu được biết, người đàn ông trên nằm bất động khá lâu, chưa rõ nguyên nhân bị gì, nhiều người dân xung quanh khu vực nhìn rất xót lòng, nhưng vì làn đường dành riêng cho ôtô, nhiều xe tải, container chạy qua vun vút với tốc độ rất nhanh nên không một người dân nào dám băng qua đường.


Người thanh thanh niên đang nằm bất động, chụp lúc 17 giờ 5 phút, ngày 31.12

Điều đáng nói, vào thời điểm trên, tuyến quốc lộ này cả hàng trăm lượt xe ô tô lưu thông nối đuôi liên tục, thế nhưng không một “tài xế” nào mở rộng lòng nhân ái để giúp nạn nhân.

Cuối cùng, nhiều người phải gọi điện nhờ đến lực lượng chức năng sớm có mặt điều tiết giao thông, giảm tốc độ di chuyển phần làn xe ôtô để người dân dễ dàng tiếp cận và giúp đỡ người thanh niên đang gặp nạn.

Hải Thọ


PHÁP LUẬT TPHCM
Khổng Tử, Tôn Tử và cờ vây: Kissinger bàn về Trung Quốc
 
TS Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ, vốn là một nhân vật “có duyên nợ” với Việt Nam từ gần 40 năm nay. Tháng 5-2011 vừa qua, nhà ngoại giao nổi tiếng này cho ra mắt cuốn sách về nước láng giềng khổng lồ của Việt Nam On China (tạm dịch: Bàn về Trung Quốc).

Ông đã dành nhiều trang để nhắc tới Việt Nam, với tư cách một láng giềng gần gũi nhưng không phải là không có con đường riêng độc lập với Trung Quốc.

On China của Henry Kissinger, về căn bản, không hẳn là một cuốn hồi ký chính trị của nhà ngoại giao bởi tác giả xưng “tôi” không nhiều và không thường xuyên gắn mình vào từng tình huống, sự kiện, câu chuyện kể trong sách. Tuy nhiên, On China cũng không thuần túy là sách lịch sử. Nhiều chương được mở đầu bằng những đoạn tác giả phân tích về chính trị, quan hệ quốc tế, trong đó ông đưa ra những quan điểm mà có lẽ nhiều người đọc Việt Nam sẽ thấy mới mẻ.

Trung Hoa với tư tưởng đại Hán

trong chương I (về tính độc tôn của Trung Quốc), mô tả quan niệm của người Trung Hoa về quan hệ quốc tế, Kissinger viết:

“Trung Quốc có tới hơn 1.000 năm áp dụng một hệ thống quan lại được thiết kế hoàn hảo, các quan được tuyển từ những cuộc thi mang tính chất cạnh tranh; hệ thống này thâm nhập và điều chỉnh tất cả khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, cách hiểu của người Trung Quốc về trật tự thế giới rất khác biệt với phương Tây. Quan niệm phương Tây hiện đại về quan hệ quốc tế được hình thành từ thế kỷ 16-17, khi cấu trúc của xã hội Âu châu thời Trung cổ bị phá vỡ thành một nhóm các nhà nước với sức mạnh tương đương và nhà thờ Thiên chúa phân chia thành nhiều giáo phái khác nhau. Ngoại giao để cân bằng quyền lực các bên không phải là sự lựa chọn mà là điều tất yếu. Không nhà nước nào đủ mạnh để áp đặt ý chí của mình; không tôn giáo nào giữ được đủ quyền lực để có thể duy trì tính phổ biến. Khái niệm quyền tự quyết và bình đẳng về mặt pháp lý giữa các nhà nước trở thành cơ sở của công pháp quốc tế và ngoại giao.

Còn Trung Hoa, ngược lại, chưa bao giờ quan hệ với một nước nào trên cơ sở bình đẳng, vì lý do đơn giản là họ chưa bao giờ tiếp xúc với những xã hội có nền văn hóa hay có quy mô tương đồng với họ. Việc đế quốc Trung Hoa chiếm địa vị vượt trội so với các nước ở cùng mặt bằng địa lý được coi gần như luật trời vậy. Đối với các hoàng đế Trung Hoa, luật trời không nhất thiết hàm ý một mối quan hệ thù địch với các dân tộc láng giềng; tốt hơn hết là không nên như thế. Cũng giống như Mỹ, Trung Quốc tự cho là mình đóng một vai trò đặc biệt”.

Đó là cách Kissinger chỉ ra và giải thích sự tự tin thái quá trong tư duy của người Trung Quốc (mà trong nhiều trường hợp, tâm lý đó đã biến thành tư tưởng nước lớn, bá quyền). Ông cũng cho rằng về điểm này thì Trung Quốc và Mỹ có nét tương đồng.



TS H. Kissinger giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, sau đó kiêm luôn chức bộ trưởng Ngoại giao dưới thời tổng thống Richard Nixon. Là người đề xuất “realpolitik”, Kissinger đóng vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1969-1970. (Ảnh trên: GETTY IMAGE NORTH AMERICAN 2011)

Triết học Khổng Tử, binh pháp Tôn Tử

Henry Kissinger cũng tỏ ra là một nhà ngoại giao tài năng khi ông cho người đọc thấy mình đã tìm hiểu thấu đáo đến thế nào về nền văn hóa có bề dày 4.000 năm của Trung Quốc. Ông nghiên cứu về triết học Khổng Tử và tóm tắt nó lại trong một phần của chương I. Qua diễn giải của Kissinger thì do Khổng Phu Tử sống vào thời loạn nên triết gia này luôn hướng đến một xã hội cân bằng, hòa hợp từng tồn tại trước đó và nhiệm vụ tinh thần của mỗi con người là phải tái lập trật tự cũ đã bị mất đi kia.

Không phải ngẫu nhiên mà Kissinger đề cập tới Khổng Tử ngay từ chương đầu cuốn sách. Đó là vì ông cho rằng Khổng giáo có ảnh hưởng rất lớn tới một nhân vật đặc biệt của Trung Quốc thế kỷ 20 và cũng là nhân vật nổi bật trong On China : Mao Trạch Đông. Điều kỳ lạ ở đây, theo Kissinger nhận xét là tuy Mao Trạch Đông chống Khổng Tử một cách nhiệt thành và công khai nhưng đường lối điều hành đất nước của Mao lại rõ ràng là một phiên bản của triết học Khổng Tử. Mao tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ nhưng lại dựa rất nhiều vào những thể chế truyền thống của Trung Hoa, gồm cả cách điều hành như của triều đình phong kiến lẫn hệ thống cán bộ, quan chức được Mao sử dụng theo cách chẳng khác gì hoàng đế ngày xưa sử dụng quan lại: khinh ghét, thích thì dùng không thích thì cách chức đi, sau đó lại cất nhắc trở lại, cứ thường xuyên như thế.

Cờ vây và lợi thế tương đối

Kissinger quan tâm đến binh pháp Tôn Tử và viết khá tỉ mỉ về cờ vây (wei qi), trò chơi trí tuệ lâu đời nhất của người Trung Quốc. Ông dụng công so sánh: Nếu ở bộ môn cờ tướng và cờ vua người chơi phải giành chiến thắng tuyệt đối thì ở cờ vây, người chơi tìm kiếm lợi thế tương đối. Cờ tướng, cờ vua nhằm vào tiêu diệt từng quân của đối phương trong những thế đối đầu trực tiếp, còn trong cờ vây, người chơi di chuyển vào chỗ trống và dần dần làm tiêu hao sức mạnh chiến lược của đối thủ. Nghệ thuật cờ vây được áp dụng vào quân sự: Theo Kissinger, tư duy chiến lược của người Trung Quốc hướng đến chiến thắng thông qua lợi thế về tâm lý hơn là qua đối đầu trực tiếp.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Kissinger nghiên cứu và giải thích tương đối tỉ mỉ về Tôn Tử và cờ vây. Ấy là bởi vì theo ông, Mao Trạch Đông cũng chính là một “môn đồ” trung thành của Tôn Tử. Thậm chí, ông viết: “Những bí kíp của Tôn Tử được thể hiện sống động trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc thế kỷ 20 dưới tay người học trò của Tôn Tử là Mao Trạch Đông và trong chiến tranh Việt Nam, với việc Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp áp dụng các nguyên lý tấn công gián tiếp, chiến tranh tâm lý đối với Pháp và kế đó là Mỹ”.

Một trong các gương mặt nổi bật của On China là Mao Trạch Đông, người mà Kissinger - trên cương vị ngoại trưởng Mỹ - từng có nhiều dịp tiếp xúc. Trong cuốn sách “nửa hồi ký” của mình, Kissinger cũng đưa ra (dù không nhiều) nhận xét và cả phán đoán cá nhân về vị lãnh đạo đặc biệt này của Trung Quốc - một trong 20 chính trị gia có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 theo bình chọn của tạp chí Time năm 2000.



On China có 18 chương, bắt đầu với một chương khái quát về cổ sử Trung Quốc, trong đó có những phần luận bàn về Khổng giáo, quan điểm chính trị thực dụng của người Trung Quốc (realpolitik) và binh pháp Tôn Tử. Sau đó, sách lướt nhanh qua giai đoạn sử cận đại với sự biến Chiến tranh nha phiến giữa Anh và Trung Quốc. Còn lại gần như toàn bộ tác phẩm dành để nói về lịch sử quan hệ quốc tế của Trung Hoa từ thời Mao Trạch Đông đến nay, những tương tác của họ với Mỹ, Liên Xô, hai miền Triều Tiên, Đông Dương và Việt Nam…


ÐOAN TRANG tổng thuật



VNEXPRESS.NET

Nữ hoàng Trang sức loại 2 thí sinh nâng ngực, sửa mũi
 
Đứng khóc rấm rứt một góc khi các bạn đang thi Nữ hoàng Trang sức, Mai Hồng Nhung - top 10 Siêu mẫu 2009 - cho biết, 2 tiếng trước khi bước vào đêm chung kết, cô mới được thông báo bị loại vì đã sửa mũi.
 

Tại vòng bán kết cuộc thi Nữ hoàng Trang sức, tối 27/12 ở TP HCM, ban tổ chức công bố danh sách 22 thí sinh lọt vào chung kết. Tuy vậy, chỉ có 19 cô gái tham dự đêm thi cuối 30/12.

Nguyễn Phạm Bích Trâm, Người đẹp Tài năng của cuộc thi Hoa hậu VN 2010, tự rút lui khỏi chương trình. Thí sinh Mai Hồng Nhung và Diệu Linh đều không xuất hiện trên sân khấu vì bị ban tổ chức lập biên bản, yêu cầu ngừng thi vì vi phạm quy chế. Kết quả kiểm tra nhân trắc học cho thấy Mai Hồng Nhung đã sửa mũi, Diệu Linh nâng ngực.
 

Mai Hồng Nhung cho biết, nếu ban tổ chức Nữ hoàng Trang sức thông báo việc cô bị loại sớm hơn thì cô đỡ sốc và hụt hẫng. Ảnh: Thất Sơn.


Trao đổi với VnExpress.net, đại diện ban tổ chức cuộc thi cho biết, theo quy chế cuộc thi, các thí sinh không được chỉnh sửa, phẫu thuật thẩm mỹ. Trước vòng bán kết, Ban tổ chức đã kiểm tra nhân trắc học tổng quan cho các thí sinh. Đến trước chung kết, vào ngày 30/12, các người đẹp lại được kiểm tra lần hai. Người phụ trách việc này là bác sĩ Lê Hành, một thành viên ban giám khảo. Sau khi bác sĩ Lê Hành đưa ra kết quả: Thí sinh Diệu Linh phẫu thuật thẩm mỹ ngực, thí sinh Hồng Nhung phẫu thuật thẩm mỹ mũi, ban tổ chức tiến hành lập biên bản và cho hai thí sinh này dừng thi.

Thí sinh Mai Hồng Nhung bày tỏ sự hụt hẫng vì được thông báo bị loại khỏi cuộc thi chỉ 2 tiếng đồng hồ trước đêm chung kết, khi cô đã trang điểm, làm tóc và chờ thay trang phục để ra sân khấu. Mai Hồng Nhung cho rằng, lời giải thích của ban tổ chức không thỏa đáng.

Hồng Nhung kể trong nước mắt, từ trước vòng bán kết, ban tổ chức đã bố trí người kiểm tra nhân trắc học cho thí sinh. Khi đó, bác sĩ của chương trình đã biết cô có chỉnh sửa mũi và thông báo với ban tổ chức.

"Nếu tôi vi phạm quy chế cuộc thi thì nên loại tôi từ đầu, ngay sau khi có kết quả kiểm tra nhân trắc học đó. Tôi sẽ vui vẻ chấp nhận. Đằng này, ban tổ chức biết vậy mà vẫn công bố cho tôi vào chung kết. Rồi khi tôi đã trang điểm, chuẩn bị để thi, đại diện ban tổ chức đến đề nghị tôi ký giấy tự nguyện rời bỏ cuộc thi". Nữ thí sinh nghẹn ngào trước cách ứng xử mà cô cho là không đẹp.
 

Thí sinh Mai Hồng Nhung trình diễn bikini trong vòng bán kết. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.


Hồng Nhung chia sẻ thêm, cô đăng ký tham dự cuộc thi để tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị đến Hàn Quốc tham dự một cuộc thi thời trang sắp tới. Mai Hồng Nhung từng được EVE Group chọn làm đại diện cho Việt Nam tham dự Đại sứ Ngôi sao Toàn cầu 2010 (Global Harmony Star Ambassador) được tổ chức tại Nam Ninh, Trung Quốc, năm 2010. Hồng Nhung sinh năm 1989, có chiều cao 1,78 m và số đo hình thể 84-63-92.

Trái với Hồng Nhung khi hay tin bị loại vẫn ngồi lại sân khấu làm khán giả, thí sinh còn lại Diệu Linh đã bỏ về, không xem đêm chung kết.

* Nữ hoàng Trang sức 2011 gây thất vọng nặng nề (Ione.net)



Thất Sơn