812 – Sở hữu đất đai và chuyện “nhích bút” của quan tham
Posted on 31/12/2013 by gocomay
Chả là cùng với những phát ngôn gây sốc của bác Cả Trọng, hôm qua báo QĐND (dạo này khá chăm “đánh giặc bằng mồm”), có bài của một trí thức khoa bảng của chế độ (PGS TS Nguyễn Đức Độ) với nhan đề: Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp. Để chứng minh cái sự đúng đắn và phù hợp đó, ông phó giáo sư Độ đã không ngần ngại lôi cả Lênin (bức tượng to lớn nhất của ngài vừa bị dân chúng Ukraina (thuộc Liên Xô cũ) giật đổ vào hôm Chủ nhật – 08.12.2013), cho rằng: tính chất vô lý của chế độ sở hữu tư nhân vềruộng đất, nguồn gốc đẻ ra địa tô, làm cho giá cảnông phẩm tăng, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, V.I. Lênin đãchủ trương phải quốc hữu hoá đất đai, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, thay vào đó là chế độ công hữu về đất đai.
Chuyện công hay tư hữu về đất đai, cái nào tốt cái nào xấu đã có nhiều phân tích bàn luận rồi. Những bậc đại công thần của chế độ cũng đã có ý kiến về việc này (ở đây), tôi không muốn nhắc lại nữa. Nhưng việc nhà nước ta đang ra sức quảng bá và thuyết phục các định chế kinh tế lớn trên thế giới (như EU; TPP là ví dụ) sớm công nhận nền kinh tế thị trường của VN, mà nhà nước lại cứ khư khư giữ cái thế độc quyền (như về sở hữu đất đai chẳng hạn) như vậy, thật khó coi.

Cái gọi là “chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, nguồn gốc đẻ ra địa tô, làm cho giá cảnông phẩm tăng, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp”. Thật khó đứng vững cả mặt lý thuyết lẫn trên thực tiễn.
Chả cần nói đâu xa, thời bao cấp trong sản xuất nông nghiệp, mỗi ngày công của một lao động chính (Xã viên HTX), cao nhất mới được khoảng 4 lạng thóc. Thì dù có muốn lạc quan tếu đến đâu cũng không thể nói đó là một mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến với giá thành nông sản hạ được.

Xin thưa, mỗi khi có đoàn tham quan ở trên về thì Ban quản trị HTX đành mượn tạm số lợn béo tốt của nhà dân vào trang trại để quay phim chụp ảnh tuyên truyền cho nó đã. Vì chưa quen hơi nhau, chúng đuổi cắn nhau cũng là lẽ thường thôi mà. Còn chuyện lúa ven bờ xanh tốt hơn, là nguyên nhân một công chỉ được trả từ 1 đến 3 lạng thóc (như chương trình Ký Ức Thời Gian của VTV vừa loan), nên người ta chỉ cần đứng trên bờ mà rải phân cho nó tương xứng chứ ai hơi đâu mà “ăn kỹ làm thật” cho nó nhọc mình.
Người ta cho đầu óc tư hữu của người nông dân là xấu. Nhưng họ có biết đâu, tư hữu chính là động lực để con người ta nỗ lực vươn lên. Nhờ tư hữu mà người nông dân chịu một nắng hai sương làm ra nhiều nông phẩm cho xã hội.

Vào làm ăn tập thể, cha chung không ai khóc, đi làm theo kẻng hiệu. Ra nơi tập trung, ngồi dãi thẻ ra ngã 3 ngã 7 tán phét chờ sự phân công việc là từ đội trưởng sản xuất. Gặp ông (bà) đội trưởng công tâm và thạo việc còn đỡ. Ngược lại sinh mâu thuẫn, ty nạnh dẫn đến cãi nhau ầm ĩ là khó tránh. Có khi 8, 9 giờ sáng mới ra tới đồng. Mùa hè, mặt trời đã lên cao, chả mấy chốc nắng mệt, hò nhau về. Buổi chiều, lại kẻng tập trung…. 3, 4 giờ chiều mới ra đồng… 6, 7 giờ giẫm chết cóc chết nhái thì kéo về. Tối kẻng họp bình công. Nếu bình không công bằng hay thiên vị, lại cãi nhau như mổ bò.

Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận
Cán dậm chúi xuống mặt đường – Những nòng súng gỗ hết đạn
Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám
…
Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu?
Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người.
Cán dậm chúi xuống mặt đường – Những nòng súng gỗ hết đạn
Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám
…
Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ
Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu?
Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người.
(Trích: Trên đại lộ – Nguyễn Quang Thiều)
Có lẽ hiếm có cây bút nào mô tả về số phận người phụ nữ nông thôn nói riêng và những người nông dân VN nói chung lại khiến ta phải giật mình xót xa đến thế. Quốc hữu hoá đất đai, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, thay vào đó bằng chế độcông hữu về đất đai để giải quyết rốt ráo được vấn nạn địa tô. Góp phần hạ giá thành nông phẩm và nâng cao năng xuất lao động lại làm đội quân chủ lực của công cuộc cách mạng tiến lên CNXH tàn tạ đến thế sao?

Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Ki-ép, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia
Xây dựng một xã hội không giai cấp, không có tư hữu… mọi người được bình đẳng, không có “người bóc lột người”, …. người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau. Trong một “thế giới đại đồng” với năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào… mà lại khiến bức tranh ở “xứ thiên đường” mình có qúa nhiều mảng tối như vậy?
Có phải vì qúa thất vọng với những cuồng ngôn không tưởng đó mà bức tôn tượng to lớn của lãnh tụ Lênin vĩ đại ngày nào, đã bị chính người dân ở nơi được mệnh danh thành trì của CNXH một thời đứng lên giật đổ đập nát chăng?


Nhiều dự án “Khu đô thị mới” ở Hà Nội mở rộng trở thành “Dự án ma” hoang toàng cỏ mọc, gây lãng phí nguồn tài lực quốc gia. (Ảnh: Khu đô thị “Ma” Kim Chung-Di Trạch TP HN)
Cứ xem cái cách người ta lừa ép người dân đi họp, lừa dân ký vào các bản giấy khống gọi là ký biên nhận “tiền bồi dưỡng ăn trưa” (20 ngàn VNĐ/ suất). Nhưng sau đó lại biến báo thành ”đồng thuận của dân” trong Biên bản cuộc họp dân về việc bàn giao ruộng đất cho mục đích phát triển kinh tế (Khu đô thị mới). Với giá đền bù rẻ mạt (theo qui định của nhà nước) thấp hơn giá thị trường hàng chục, hàng trăm lần. Những người không tán thành lập tức bị “cưỡng chế” bị đàn áp, bắt bớ giam cầm… rồi truy tố ra tòa và nhận các mức án tù về tội “chống người thi hành công vụ”.
Chính yếu tố “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” mang tính chất tước đoạt, rất vô lý đã lànguyên nhân sinh ra biết bao tệ hại, tiêu cực. (Ý kiến của vị tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh).
Tán đồng với nhận xét ấy, giáo sư Tương Lai khẳng định thêm: “đất đai là vấn đề của mọi vấn đề“. Do tấc đất tấc vàng theo cả nghiã đen lẫn nghiã bóng và “người ta” cũng biết “không bền” nên cố “ngoạm” nhanh rồi “chuồn”, do vậy họ đã dùng mọi thủ đoạn để “ngoạm” nó bằng mọi danh nghiã…
Cách đây ngót hai năm, từ lúc chưa có việc phát động cuộc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã giãi bày trên Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày 18/01/ 2012 rằng:
Tôi hiện đang sống ở thịxã Hà Đông. Nhà tôi cósổ đỏ. Mấy năm nay tôi rất muốn làm lại ngôi nhà cho hợp lý. Nhưng tôi không dám làm. Lýdo duy nhất là tôi sợ làm xong có thể bị chuyển đi nơi khác. Vì chỗ tôi ở liền với một khu đất rộng vốn là khu triển lãm của tỉnh Hà Tây cũ. Tôi cứ nghĩđã là một công trình, mộtđịa chỉ hay một không gian văn hóa thì không bao giờ người ta lấy đểlàm những việc khác. Nhưng một ngày, khu triển lãm bị san bằng và mảnh đất rộng có thể nói đẹp nhất thị xã Hà Đông đã được bán cho một nhà đầu tư để làm trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp. Và cái trung tâm này có thể sẽ thôn tính khu nhà chúng tôi đang ở cho trọn vẹn thông qua một quyết định nào đó nhiều lúc rất mơ hồ của chính quyền địa phương nhưng đố ai dám cưỡng lại. Khu triển lãm đã bị san phẳng hơn bốn năm nay rồi nhưng chẳng thấy ai làm gì. Nó trở thành bãi đất hoang đầy rác rưởi hôi thối.
Tôi muốn kể ra câu chuyện trà dư tửu hậu mà có lẽ ai cũng đã từng nghe, còn tôi thìđược trải nghiệm với tư cách người trong cuộc, đó là có hôm một vị là quan chức nói với tôi “Nếu nhà văn muốn đi nơi khác thì chúng tôi chỉ dịch bút xuống là đi, nếu nhàvăn muốn ở lại chúng tôi chỉ nhích bút lên là ở lại”.
Nghe câu chuyện sao mà đau đến thế. Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp theo kiểu “dịch” và “nhích” ngòi bút lên xuống của những kẻ tự xưng “đầy tớ nhân dân” như thế à? Một nhà nước luôn ra rả “của dân, do dân và vì dân” có lối hành xử vô luân vô pháp như vậy sao?
Đành rằng, ai cũng hiểu, muốn đất nước đi lên, từng người dân phải biết tự thay đổi cả về tư duy, nhận thức và hành xử để bắt kịp với bước tiến của thời đại. Một nhà nước vì dân thực sự là nhà nước phải biết lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Với tiêu chí ấy, việc công khai tuyên bố “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”, tự nó đã tố cáo sự sai trái của cái gọi là Sở hữu toàn dân về đất đai. Sự sai trái này đang được tiếp tay của những trí thức khoa bảng như tác giả bài đăng trên QĐND trước thềm năm mới (28/12/2013) này. Đó là sự phỉ báng dư luận của phường giá áo túi cơm “ăn cơm chúa múa tối ngày”. Chỉ còn biết vinh thân phì gia bất chấp đời sống khốn cùng của muôn dân!
Tiếc thay, tờ QĐND lại đi tiếp tay, truyền bá những tư duy giáo điều. không còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới văn minh nữa.
Để kết cho cái sự “cực chẳng đã” mà phải thưa thốt, chỉ xin dẫn lại câu nói của Lã Tư Phúc, một danh sỹ thời Xuân Thu rằng:
- Có học vấn mà không có đạo đức là người ác, có đạo đức mà không có học vấn là người quê.
Không biết những anh chàng bồi bút bợ đỡ cho đám quan tham (“dịch” và “nhích” bút) trên đây, thuộc hạng người nào trong ngữ cảnh này?