Trương Duy Nhất - một góc nhìn khác
Năm 2011, 2 lần ông Nguyễn Tấn Dũng được báo chí nước ngoài “ca ngợi” là “Thủ tướng xuất sắc nhất châu Á”. Trong khi tình hình kinh tế được coi là bi đát nhất trong vòng 20 năm qua, lạm phát cao nhất châu Á, nhì thế giới, đời sống dân tình khó khăn, thu nhập thực tế thấp hơn 9- 10 năm về trước.
Sáng nay 29/12, báo Pháp luật Việt Nam đưa tin: báo chí Hàn Quốc có bài viết ngợi ca Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã “chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy”, là vị Thủ tướng “có ảnh hưởng và xuất xắc nhất khu vực Châu Á”.
Đọc những dòng này, không biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có xấu hổ?
Báo Hàn Quốc nhận định về tầm ảnh hưởng
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Báo điện tử http://www.koreaherald.com- ngày 26/12/2011 đăng tải bài viết nhận định: trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nhiều biến động, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ dấu ấn của mình chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy” bằng các quyết sách linh hoạt, kịp thời, cân đối về kinh tế, tài khóa, tiền tệ và ngoại giao. Kết quả, năm 2011 Việt Nam bước đầu kiểm soát được lạm phát, giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo an sinh xã hội.
Bài báo viết : Trong bối cảnh khu vực Châu Á đang cảm nhận rõ nét những khó khăn của kinh tế toàn cầu, các chuyên gia kinh tế quốc tế của Hàn Quốc cho rằng Việt Nam đã thoát khỏi “cơn lốc xoáy” của sự tăng trưởng chậm.
Ổn định kinh tế vĩ mô, đi đôi với tái cơ cấu nền kinh tế tiếp tục là thông điệp chính được người đứng đầu Chính phủ chuyển tới cộng đồng các nhà đầu tư và các nhà tài trợ quốc tế về chiến lược hành động của Chính phủ Việt Nam năm 2012.
Tại cuộc họp với các nhà tài trợ CG, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá cao trong việc thực hiện thành công nội dung chủ yếu của Nghị Quyết 11 và đã có những hành động nhanh chóng trong việc định hướng triển khai quyết liệt, có hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2011 – làm bản lề để thực hiện vượt trội các kế hoạch và nhiệm vụ cho năm 2012 – một năm sẽ đầy thách thức không chỉ đối với nền kinh tế thế giới mà còn đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Nhóm Giáo Sư và Chuyên Gia kinh tế Cấp Cao của Chính Phủ Hàn Quốc đã thực hiện cuộc nghiên cứu về tác động của khủng hoảng công lan rộng và biến đổi khí hậu toàn cầu và tầm ảnh hưởng và khả năng lãnh đạo nền kinh tế của các Thủ Tướng ở các nước Khu Vực Đông Nam Á.
Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy Việt Nam là nước thoát khỏi khủng hoảng nền kinh tế nhanh nhất và Thủ Tướng Việt Nam Ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là Thủ tướng có ảnh hưởng và xuất xắc nhất khu vực Châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là vị Thủ tướng có tính quyết đoán cao nhất trong mọi thời điểm ra quyết định.
Cụ thể: Về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam chọn mức tăng GDP 2011 là 5,8-6% trong khi mục tiêu của 2012 là 6%. Duy trì mức tăng trưởng này sẽ giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã chọn đúng thời điểm để quyết định Việt Nam không chọn tăng trưởng cao trong giai đoạn hiện nay.
Song song với ổn định kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào cải cách đầu tư, hệ thống tài chính – ngân hàng và khu vực doanh nghiệp. Việt Nam sẽ tiến hành cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước với mục tiêu chủ yếu là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những mục tiêu vĩ mô nói trên, Việt Nam sẽ tiếp tục đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 1.200 USD một năm nhưng khoảng cách giàu nghèo vẫn ở mức cao.
Để giải quyết tình trạng này, Ông Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thỉ chỉ đạo thực hiện ngay kế hoạch hành động thưc hiện chiến lược đảm bảo việc làm ổn định và bền vững tập trung nâng cao trình độ tiếng Anh và đào tạo nghề với mục tiêu tạo ra trên 1,6 triệu việc làm trong năm 2012 nhằm giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%. Cùng với đó là giảm 2% số hộ nghèo trong cả nước.
Ông Dũng cũng đã ra quyết định thành lập một nhóm chuyên trách thực hiện và theo dõi và thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân, sử dụng hiệu quả những sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt là ODA.
Những thành tựu này được thể hiện qua những hành động cụ thể và khả năng của Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng chèo lái tài tình nền kinh tế Việt Nam với kết quả đáng kinh ngạc và khâm phục.
Bên cạnh đó, trên trường Quốc tế, ông luôn được đánh giá cao bởi những sáng kiến do ông đưa ra nhằm thúc đẩy gắn kết quốc tế và sức mạnh của các nước, bởi bản lĩnh vững vàng, thông minh và quyết đoán của ông và những chính sách nhất quán, giữ lời hứa của ông mà các nhà đầu tư luôn tin tưởng trong việc đầu tư vào Việt Nam , ông đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc đưa vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới và ngày càng có ảnh hưởng với các nước quốc tế và khu vực.
Trong suốt nhiệm kỳ là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho tới nay, Ông Dũng luôn quan tâm tới những ý kiến đóng góp quý báu của các thế hệ đi trước, luôn tôn trọng và biết sử dụng người tài, tầng lớp trí thức của Việt Nam, luôn có các chính sách ủng hộ các doanh nghiệp nhằm ổn định , phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, các chính sách dân sinh xã hội hỗ trợ sinh viên, người dân nghèo trong cả nước…
Koreaherald nhận xét : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đại diện cho tinh thần dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện tại trong việc kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp Quốc tế và giữ quan hệ ngoại giao tốt với các nước trên thế giới .
Anh Phương ( theo koreaherald.com)
(nguồn: báo Pháp luật Việt Nam)
_______________
Còn nhớ đầu năm 2011, cũng báo Pháp Luật Việt Nam đưa tin: báo chí châu Âu ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất châu Á. Xem lại 2 bài này:
- Thật hư chuyện báo chí châu Âu ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất châu Á
- Tuyên truyền phản tuyên truyền
Như vậy là trong năm 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng 2 lần được báo chí nước ngoài “ngợi ca” là “Thủ tướng xuất sắc nhất châu Á”.
Lần “ngợi ca” thứ nhất là một cú việt vị ê mặt, là trò dại dột của màn tuyên truyền phản tuyên truyền. Ngay sau đó, tờ Pháp luật Việt Nam và một số báo mạng khác đã phải bóc gỡ bài viết “ngợi ca” ê chề này.
Lần “ngợi ca” thứ hai chưa biết thật hư ra sao? Tác giả bài viết, cũng như lần trước, lại là ông chủ một công ty TNHH.
Mà cho dù có đúng là báo chí Tây- Hàn nào đó ca tụng, thì cũng không nên vui mừng trước sự “ca tụng” đó.
Một Thủ tướng vấy nhiều tai tiếng qua vụ Vinashin, một chính phủ bất lực hoàn toàn trước mục tiêu kiềm chế lạm phát, để tốc độ lạm phát nhảy lên mức cao nhất châu Á, nhì thế giới, để đời sống dân tình khó khăn, thu nhập thực tế thấp hơn 9- 10 năm về trước, thì đó là một ông Thủ tướng kém cỏi, rất kém cỏi, chứ “xuất sắc” cái nỗi gì?
Nhớ chuyện năm rồi, VTV đưa tin: ở một địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long có em học sinh lớp 7 được khen thưởng là học sinh giỏi nhưng đọc còn phải đánh vần. Sau đó, vì quá xấu hổ trước danh hiệu “học sinh giỏi”, em học sinh nọ đã phải... bỏ học!
Không biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tự nhìn ra điều này? Còn tôi, nếu là Thủ tướng, hẳn sẽ rất xấu hổ trước hai cú “vinh danh” kia. Đấy rõ ràng là một cái tát đểu chứ không phải sự “ngợi ca”.
Báo chí trong nước không nhìn ra điều này, thấy thế thổi hoắng theo. Tuyên truyền thế là phản tuyên truyền. Báo chí, vô tình tạo một hiệu ứng ngược, họ đang bêu Thủ tướng của mình mà lại cứ tưởng thế là... ngợi ca!
Sáng nay 29/12, báo Pháp luật Việt Nam đưa tin: báo chí Hàn Quốc có bài viết ngợi ca Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã “chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy”, là vị Thủ tướng “có ảnh hưởng và xuất xắc nhất khu vực Châu Á”.
Đọc những dòng này, không biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có xấu hổ?
Báo Hàn Quốc nhận định về tầm ảnh hưởng
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Báo điện tử http://www.koreaherald.com- ngày 26/12/2011 đăng tải bài viết nhận định: trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nhiều biến động, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ dấu ấn của mình chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy” bằng các quyết sách linh hoạt, kịp thời, cân đối về kinh tế, tài khóa, tiền tệ và ngoại giao. Kết quả, năm 2011 Việt Nam bước đầu kiểm soát được lạm phát, giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo an sinh xã hội.
Bài viết về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên tờ báo tiếng Anh của Hàn Quốc
Bài báo viết : Trong bối cảnh khu vực Châu Á đang cảm nhận rõ nét những khó khăn của kinh tế toàn cầu, các chuyên gia kinh tế quốc tế của Hàn Quốc cho rằng Việt Nam đã thoát khỏi “cơn lốc xoáy” của sự tăng trưởng chậm.
Ổn định kinh tế vĩ mô, đi đôi với tái cơ cấu nền kinh tế tiếp tục là thông điệp chính được người đứng đầu Chính phủ chuyển tới cộng đồng các nhà đầu tư và các nhà tài trợ quốc tế về chiến lược hành động của Chính phủ Việt Nam năm 2012.
Tại cuộc họp với các nhà tài trợ CG, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá cao trong việc thực hiện thành công nội dung chủ yếu của Nghị Quyết 11 và đã có những hành động nhanh chóng trong việc định hướng triển khai quyết liệt, có hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2011 – làm bản lề để thực hiện vượt trội các kế hoạch và nhiệm vụ cho năm 2012 – một năm sẽ đầy thách thức không chỉ đối với nền kinh tế thế giới mà còn đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Nhóm Giáo Sư và Chuyên Gia kinh tế Cấp Cao của Chính Phủ Hàn Quốc đã thực hiện cuộc nghiên cứu về tác động của khủng hoảng công lan rộng và biến đổi khí hậu toàn cầu và tầm ảnh hưởng và khả năng lãnh đạo nền kinh tế của các Thủ Tướng ở các nước Khu Vực Đông Nam Á.
Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy Việt Nam là nước thoát khỏi khủng hoảng nền kinh tế nhanh nhất và Thủ Tướng Việt Nam Ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là Thủ tướng có ảnh hưởng và xuất xắc nhất khu vực Châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là vị Thủ tướng có tính quyết đoán cao nhất trong mọi thời điểm ra quyết định.
Cụ thể: Về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam chọn mức tăng GDP 2011 là 5,8-6% trong khi mục tiêu của 2012 là 6%. Duy trì mức tăng trưởng này sẽ giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã chọn đúng thời điểm để quyết định Việt Nam không chọn tăng trưởng cao trong giai đoạn hiện nay.
Song song với ổn định kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào cải cách đầu tư, hệ thống tài chính – ngân hàng và khu vực doanh nghiệp. Việt Nam sẽ tiến hành cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước với mục tiêu chủ yếu là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những mục tiêu vĩ mô nói trên, Việt Nam sẽ tiếp tục đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 1.200 USD một năm nhưng khoảng cách giàu nghèo vẫn ở mức cao.
Để giải quyết tình trạng này, Ông Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thỉ chỉ đạo thực hiện ngay kế hoạch hành động thưc hiện chiến lược đảm bảo việc làm ổn định và bền vững tập trung nâng cao trình độ tiếng Anh và đào tạo nghề với mục tiêu tạo ra trên 1,6 triệu việc làm trong năm 2012 nhằm giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%. Cùng với đó là giảm 2% số hộ nghèo trong cả nước.
Ông Dũng cũng đã ra quyết định thành lập một nhóm chuyên trách thực hiện và theo dõi và thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân, sử dụng hiệu quả những sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt là ODA.
Những thành tựu này được thể hiện qua những hành động cụ thể và khả năng của Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng chèo lái tài tình nền kinh tế Việt Nam với kết quả đáng kinh ngạc và khâm phục.
Bên cạnh đó, trên trường Quốc tế, ông luôn được đánh giá cao bởi những sáng kiến do ông đưa ra nhằm thúc đẩy gắn kết quốc tế và sức mạnh của các nước, bởi bản lĩnh vững vàng, thông minh và quyết đoán của ông và những chính sách nhất quán, giữ lời hứa của ông mà các nhà đầu tư luôn tin tưởng trong việc đầu tư vào Việt Nam , ông đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc đưa vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới và ngày càng có ảnh hưởng với các nước quốc tế và khu vực.
Trong suốt nhiệm kỳ là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho tới nay, Ông Dũng luôn quan tâm tới những ý kiến đóng góp quý báu của các thế hệ đi trước, luôn tôn trọng và biết sử dụng người tài, tầng lớp trí thức của Việt Nam, luôn có các chính sách ủng hộ các doanh nghiệp nhằm ổn định , phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, các chính sách dân sinh xã hội hỗ trợ sinh viên, người dân nghèo trong cả nước…
Koreaherald nhận xét : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đại diện cho tinh thần dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện tại trong việc kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp Quốc tế và giữ quan hệ ngoại giao tốt với các nước trên thế giới .
Anh Phương ( theo koreaherald.com)
(nguồn: báo Pháp luật Việt Nam)
_______________
Còn nhớ đầu năm 2011, cũng báo Pháp Luật Việt Nam đưa tin: báo chí châu Âu ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất châu Á. Xem lại 2 bài này:
- Thật hư chuyện báo chí châu Âu ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất châu Á
- Tuyên truyền phản tuyên truyền
Như vậy là trong năm 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng 2 lần được báo chí nước ngoài “ngợi ca” là “Thủ tướng xuất sắc nhất châu Á”.
Lần “ngợi ca” thứ nhất là một cú việt vị ê mặt, là trò dại dột của màn tuyên truyền phản tuyên truyền. Ngay sau đó, tờ Pháp luật Việt Nam và một số báo mạng khác đã phải bóc gỡ bài viết “ngợi ca” ê chề này.
Lần “ngợi ca” thứ hai chưa biết thật hư ra sao? Tác giả bài viết, cũng như lần trước, lại là ông chủ một công ty TNHH.
Mà cho dù có đúng là báo chí Tây- Hàn nào đó ca tụng, thì cũng không nên vui mừng trước sự “ca tụng” đó.
Một Thủ tướng vấy nhiều tai tiếng qua vụ Vinashin, một chính phủ bất lực hoàn toàn trước mục tiêu kiềm chế lạm phát, để tốc độ lạm phát nhảy lên mức cao nhất châu Á, nhì thế giới, để đời sống dân tình khó khăn, thu nhập thực tế thấp hơn 9- 10 năm về trước, thì đó là một ông Thủ tướng kém cỏi, rất kém cỏi, chứ “xuất sắc” cái nỗi gì?
Nhớ chuyện năm rồi, VTV đưa tin: ở một địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long có em học sinh lớp 7 được khen thưởng là học sinh giỏi nhưng đọc còn phải đánh vần. Sau đó, vì quá xấu hổ trước danh hiệu “học sinh giỏi”, em học sinh nọ đã phải... bỏ học!
Không biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tự nhìn ra điều này? Còn tôi, nếu là Thủ tướng, hẳn sẽ rất xấu hổ trước hai cú “vinh danh” kia. Đấy rõ ràng là một cái tát đểu chứ không phải sự “ngợi ca”.
Báo chí trong nước không nhìn ra điều này, thấy thế thổi hoắng theo. Tuyên truyền thế là phản tuyên truyền. Báo chí, vô tình tạo một hiệu ứng ngược, họ đang bêu Thủ tướng của mình mà lại cứ tưởng thế là... ngợi ca!