LƯƠNG DUY CƯỜNG
VKSND TP Hải Phòng khởi tố về tội giết người đối với Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng-Hải Phòng) và 2 em trai cùng một người cháu ruột; vợ và em dâu của Vươn cũng bị khởi tố tội chống người thi hành công vụ. Động thái này cho thấy các cơ quan hành pháp ở TP Hải Phòng đang thực thi cái gọi là sự nghiêm minh của một nhà nước pháp quyền trước những hành vi vi phạm pháp luật nhằm để cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội bình yên hơn.
Lẽ thường, kẻ có hành vi phạm pháp thường bị dư luận xã hội lên án. Ví như trường hợp giết người cướp tài sản của Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, dù cơ quan pháp luật tuyên phạt 18 năm tù là đã tột khung theo các chế định của pháp luật nhưng dư luận xã hội vẫn đòi phải xử cao hơn nữa, phải loại ra khỏi đời sống xã hội. Trường hợp của anh em Đoàn Văn Vươn thì khác, dù dấu hiệu của hành vi giết người và chống người thi hành công vụ là rất rõ nhưng dư luận lại đang theo chiều hướng sẻ chia với họ.
Dễ hiểu với sự sẻ chia này bởi theo như ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, thì “cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão”. Những người dân xã Vinh Quang quên sao được chỉ mới đây thôi, mỗi lần có bão là cả làng, cả xã lại phải chạy bão. Thế rồi với quyết tâm “đánh bạc với giời”, anh chàng Vươn đã thuyết phục được cả gia đình dồn hết tâm sức để biến một vùng cát trắng không chỉ thành bờ kè dài hai cây số, một bãi bồi màu mỡ, một vạt rừng ngập mặn rộng 60 ha… mà còn là thành lũy che chắn cho dân nghèo cả một vùng. Đất nước rất cần những thành luỹ nhân dân như thế.
Nói vậy để thấy sự phũ phàng trong lời của ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, nói với báo chí vào chiều 10-1 rằng “Ông Vươn chẳng có công lao gì vì sử dụng hàng chục hecta và thu lời nhưng không có đóng góp gì cho địa phương. Đặc biệt là từ năm 2007 đến nay, ông hoàn toàn ăn không. Anh đắp đê để thu lợi cho gia đình chứ có ích gì cho xã hội. Còn tài sản tại đầm của ông Vươn chẳng có gì nhiều nên khi cưỡng chế phải giải tỏa”.
Ông Khánh không nhỏ một giọt mồ hôi nào trên vùng cát trắng Vinh Quang nên ông nói thế cũng là dễ hiểu. Nhưng ông quên bản thân là cán bộ nên bổn phận công bộc buộc phải biết được mồ hôi của dân đã đổ ra thế nào trên đất đai để có bờ xôi ruộng mật, biết để lượng hóa nó mà hành xử cho có tình có lý.
Những người như ông Vươn lẽ ra phải nhận được sự tôn vinh. Và nếu có một kịch bản theo định hướng XHCN nhất thì kịch bản đó phải bắt đầu từ việc chính quyền ở đây, với đầy đủ ban ngành đoàn thể, chí ít cũng đến công khai cảm ơn gia đình anh Vươn đã có công lao vô bờ bến đối với sự nghiệp nông thôn mới ở quê nhà; rồi thì chính quyền huyện này phải hỏi gia đình anh Vươn khó khăn gì nếu muốn duy trì và thu lợi cao nhất từ mô hình này để xã, huyện, ngân hàng… bằng mọi khả năng của mình để hỗ trợ phát triển. Bởi dân giàu thì nước mạnh; bởi anh Vươn có thu nhập thì địa phương thu được thuế…Mà nếu chỉ làm đơn giản như vậy thôi thì anh Vương cũng khó để bỗng dưng tự biến mình thành kẻ giết người chứ chưa nói gì đến việc cả một gia đình 5-7 người vì anh, vì phải bảo vệ anh mà rơi vào vòng lao lý.
Nếu qủa thật những cán bộ cốt cán của huyện Tiên Lãng suy nghĩ như ông Khánh thì cái cách cưỡng chế khó thuyết phục đối với anh Vươn là không có gì lạ. Công bộc không biết tôn trọng công sức của dân thì người dân rất dễ trắng tay ngay trên mảnh đất thấm đẫm mồ hôi của họ. Đó là căn nguyên số một của những vụ giải tỏa, cưỡng chế di dời mà kéo theo sau đó là kiện cáo đông người, vượt cấp và những thảm kịch không bút tích nào kể xiết. Điều đó đã và vẫn đang xảy ra giữa đất nước chúng ta mà dù muốn hay không chúmg ta cũng cần phải thấy.
Và khi phải tự bảo vệ một cách quyết liệt, những nông dân vốn hiền lành như đất có lúc sẽ hành động thái quá. Giữa ranh giới mong manh của những cân đong đo đếm, đôi lúc họ vô tình tự biến thành những kẻ gây án, những tội phạm… Nghĩ mà rơi nước mắt.
Đất nước đang cần huy động nguồn lực từ dân để đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Nguồn lực từ dân không chỉ là tiền bạc mà còn phải tính đến cả mồ hôi và nước mắt.
Tác giả gửi cho Quê choa
(Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả, không hẳn là chủ kiến của QC)
VKSND TP Hải Phòng khởi tố về tội giết người đối với Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng-Hải Phòng) và 2 em trai cùng một người cháu ruột; vợ và em dâu của Vươn cũng bị khởi tố tội chống người thi hành công vụ. Động thái này cho thấy các cơ quan hành pháp ở TP Hải Phòng đang thực thi cái gọi là sự nghiêm minh của một nhà nước pháp quyền trước những hành vi vi phạm pháp luật nhằm để cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội bình yên hơn.
Lẽ thường, kẻ có hành vi phạm pháp thường bị dư luận xã hội lên án. Ví như trường hợp giết người cướp tài sản của Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, dù cơ quan pháp luật tuyên phạt 18 năm tù là đã tột khung theo các chế định của pháp luật nhưng dư luận xã hội vẫn đòi phải xử cao hơn nữa, phải loại ra khỏi đời sống xã hội. Trường hợp của anh em Đoàn Văn Vươn thì khác, dù dấu hiệu của hành vi giết người và chống người thi hành công vụ là rất rõ nhưng dư luận lại đang theo chiều hướng sẻ chia với họ.
Dễ hiểu với sự sẻ chia này bởi theo như ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, thì “cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão”. Những người dân xã Vinh Quang quên sao được chỉ mới đây thôi, mỗi lần có bão là cả làng, cả xã lại phải chạy bão. Thế rồi với quyết tâm “đánh bạc với giời”, anh chàng Vươn đã thuyết phục được cả gia đình dồn hết tâm sức để biến một vùng cát trắng không chỉ thành bờ kè dài hai cây số, một bãi bồi màu mỡ, một vạt rừng ngập mặn rộng 60 ha… mà còn là thành lũy che chắn cho dân nghèo cả một vùng. Đất nước rất cần những thành luỹ nhân dân như thế.
Nói vậy để thấy sự phũ phàng trong lời của ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, nói với báo chí vào chiều 10-1 rằng “Ông Vươn chẳng có công lao gì vì sử dụng hàng chục hecta và thu lời nhưng không có đóng góp gì cho địa phương. Đặc biệt là từ năm 2007 đến nay, ông hoàn toàn ăn không. Anh đắp đê để thu lợi cho gia đình chứ có ích gì cho xã hội. Còn tài sản tại đầm của ông Vươn chẳng có gì nhiều nên khi cưỡng chế phải giải tỏa”.
Ông Khánh không nhỏ một giọt mồ hôi nào trên vùng cát trắng Vinh Quang nên ông nói thế cũng là dễ hiểu. Nhưng ông quên bản thân là cán bộ nên bổn phận công bộc buộc phải biết được mồ hôi của dân đã đổ ra thế nào trên đất đai để có bờ xôi ruộng mật, biết để lượng hóa nó mà hành xử cho có tình có lý.
Những người như ông Vươn lẽ ra phải nhận được sự tôn vinh. Và nếu có một kịch bản theo định hướng XHCN nhất thì kịch bản đó phải bắt đầu từ việc chính quyền ở đây, với đầy đủ ban ngành đoàn thể, chí ít cũng đến công khai cảm ơn gia đình anh Vươn đã có công lao vô bờ bến đối với sự nghiệp nông thôn mới ở quê nhà; rồi thì chính quyền huyện này phải hỏi gia đình anh Vươn khó khăn gì nếu muốn duy trì và thu lợi cao nhất từ mô hình này để xã, huyện, ngân hàng… bằng mọi khả năng của mình để hỗ trợ phát triển. Bởi dân giàu thì nước mạnh; bởi anh Vươn có thu nhập thì địa phương thu được thuế…Mà nếu chỉ làm đơn giản như vậy thôi thì anh Vương cũng khó để bỗng dưng tự biến mình thành kẻ giết người chứ chưa nói gì đến việc cả một gia đình 5-7 người vì anh, vì phải bảo vệ anh mà rơi vào vòng lao lý.
Nếu qủa thật những cán bộ cốt cán của huyện Tiên Lãng suy nghĩ như ông Khánh thì cái cách cưỡng chế khó thuyết phục đối với anh Vươn là không có gì lạ. Công bộc không biết tôn trọng công sức của dân thì người dân rất dễ trắng tay ngay trên mảnh đất thấm đẫm mồ hôi của họ. Đó là căn nguyên số một của những vụ giải tỏa, cưỡng chế di dời mà kéo theo sau đó là kiện cáo đông người, vượt cấp và những thảm kịch không bút tích nào kể xiết. Điều đó đã và vẫn đang xảy ra giữa đất nước chúng ta mà dù muốn hay không chúmg ta cũng cần phải thấy.
Và khi phải tự bảo vệ một cách quyết liệt, những nông dân vốn hiền lành như đất có lúc sẽ hành động thái quá. Giữa ranh giới mong manh của những cân đong đo đếm, đôi lúc họ vô tình tự biến thành những kẻ gây án, những tội phạm… Nghĩ mà rơi nước mắt.
Đất nước đang cần huy động nguồn lực từ dân để đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Nguồn lực từ dân không chỉ là tiền bạc mà còn phải tính đến cả mồ hôi và nước mắt.
Tác giả gửi cho Quê choa
(Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả, không hẳn là chủ kiến của QC)
_______________________________________________
Biện pháp hại dân
Quê ChoaMình bị viêm họng nằm bẹp ở nhà, thế mà bao nhiêu người email hỏi mình: Khi vụ nổ súng xảy ra ở đầm Cống Rộc, anh Vươn ở đâu? Khổ, mình chả biết nhiều hơn mọi người, cũng chí biết thông tin qua báo chí mà thôi. Mệt lắm nhưng vẫn gắng ngồi dậy mày mò cả giờ mới tìm được bài ‘Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế‘ của VnExpress, trong đó có đoạn: “…trước hôm cưỡng chế, ông Vươn đã mang toàn bộ giấy tờ, văn bản tới nhà bạn ở trong xã ngủ. Sáng sớm, khi vụ cưỡng chế diễn ra, ông không có mặt ở khu đầm mà vẫn tới kêu với cơ quan chính quyền, Viện Kiểm sát. Khi tới Viện KSND thành phố thì ông bị bắt.” Mừng cho anh Vươn, nhờ thế tội anh sẽ nhẹ hơn.
Đến khi đọc bài: Vụ cưỡng chế thu hồi khu đầm tại Hải Phòng: Tòa nhầm lẫn? mình đã không chịu nổi, tức điên lên. “Khi được hỏi tại sao căn nhà hai tầng của ông Đoàn Văn Quý tại khu đầm không nằm trong phần diện tích 19,3 ha mà huyện cưỡng chế thu hồi nhưng đã bị san phẳng, phải chăng huyện đã cưỡng chế nhầm, ông Hiền thừa nhận ngôi nhà bị phá sập nằm trong phần diện tích đầm chưa bị cưỡng chế nhưng là nơi chủ đầm tấn công lực lượng cưỡng chế. Theo ông Hiền, lúc đó căn nhà bị đập là “áp dụng các biện pháp…”. Ngồi một mình trong phòng mình đã gầm lên, nói địt mẹ!
Biện pháp gì vậy? Thà đang khi người ta chống cự, anh cho lính bắn một phát B40 đánh sập ngôi nhà, thì dù đó là hành động tàn ác nhưng còn hiểu được. Đằng này khi người ta đã bỏ trốn, vườn không nhà trống chẳng có ai, sao lại đánh sập nhà người ta đi? Một câu đó thôi đủ biết Chủ tịch huyện Tiên Lãng và quan quân của thằng này ( xin lỗi, không thể gọi hắn bằng ông) đã bất chấp pháp lý và đạo lý đến thế nào!
Càng thấy rõ hơn các biện pháp bất chấp pháp lý và đạo lý khi đọc bài Dư luận quanh vụ nổ súng ở Tiên Lãng, quan quân Chủ tịch huyện Tiên Lãng đã hành hạ vợ con anh Vươn như thế này đây: “Đến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và đánh hai người đàn bà đấy. Xích chị ấy giong đi dọc đường, chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy. Và như thế là lên gối đánh chị Hiền vợ anh Quý. Đấy là hành động trước công chúng rất là đông người, và giong đi dọc đường đi đến đâu là đánh đến đấy. Còn cái đứa trẻ con sau khi thấy mẹ nó bị bắt thì nó bắt đầu giằng giẹ, lủi chạy vào trong dân; nó chui vào trong bếp cũng lôi ra, rồi đánh đến khi lột quần áo ra thấy nó có thẻ học sinh“.
Bác Phan Hồng Giang email cho mình, nói theo NBChâu : ” Muốn làm mất thể diện của Chính quyền thì cũng khg thể làm tốt hơn mấy ông này !”. Chuyện đó đã rõ như ban ngày, khỏi phải nói. Các biện pháp hại dân của quan quân ông Chủ tịch huyện còn tàn bạo hơn các biện pháp hại dân thời ” Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan.
Mình nhớ thời phổ thông, không nhớ lớp mấy, khi phân tích ” Tắt đèn”, đến đoạn vợ chồng Nghị Quế bắt bé Tý con chị Dậu ăn cơm của chó, cô Giao đã ứa nước mắt, nói khi chúng nó coi người nông dân như con chó thì chính chúng nó không bằng con chó. Con chó còn biết thương đồng loại. Tưởng chuyện đó chỉ có ở thời phong kiến thối nát, ai dè ngày nay quan quân Chủ tịch huyện Tiên Lãng còn tàn bạo hơn cả vợ chồng Nghị Quế. Khốn thay.
____________________________________________________
HÀ ĐÌNH SƠN
Nói đến bi kịch chắc ít ai không biết đến vở bi kịch Hamlet nổi tiếng của nhà văn, nhà soạn kịch vĩ đại người Anh William Shakespeare (1564-1616) – đây là một vở bị kịch của “hoàng gia”. Còn sự kiện đáng tiếc xảy ra ngày 05/01/2012, tại Tiên Lãng, Hải Phòng lại là một bi kịch mang tên hai chữ “nhân dân” thời hiện đại.
Người trực tiếp chịu hậu quả đau thương, bi đát trong sự kiện này là các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội bị thương, bị mất mát một phần sức khỏe phải vào nằm viện và anh, em gia đình anh Đoàn Văn Vươn thì nếm cảnh nhà lao, tài sản, nhà cửa bị phá tan tành, cơ đồ gia đình rồi không biết sẽ ra sao… Đây là một bi kịch lớn. Tính bi kịch còn thể hiện nữa ở đây là ngay trong thời bình các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội phải đổ máu mà người bắn mình không phải là tội phạm, không phải là giặc ngoại xâm.
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (NXB Văn hoá thông tin 2009) thì “nhân dân” là đại bộ phận những người lao động, trong một nước, phân biệt với bộ phận khác là giai cấp và tầng lớp thống trị xã hội. Các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội và anh em, anh Vươn đều là những người lao động tức là những “nhân dân”. Các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội có thể có những người thân là người lao động như anh Vươn và anh Vươn cũng có thể có những người em, người cháu như các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội.
Nếu không có việc cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản hôm đó, thì anh em nhà anh Vươn không có lý do gì để coi các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội như là kẻ thù của gia đình và nổ súng nhắm bắn vào họ. Còn về phía các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội bị thương không biết đến giờ này có còn thù hận anh em, anh Vươn hay không?
Kết quả nào cũng có nguyên nhân. Nếu đúng việc anh Vươn bị cưỡng chế thu hồi đất đai theo như một số chuyên gia nói là do UBND huyện Tiên Lãng đã làm sai so với quy định của pháp luật thì các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội cũng không có lỗi, vì các anh chỉ thừa hành mệnh lệnh. Còn lỗi của anh Vươn đã bắn vào các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội thì rồi đây các cơ quan pháp luật sẽ phán quyết. Nhưng nguyên nhân chính của việc này chưa được vạch ra.
Bi kịch nào thì cũng có mầm hy vọng. Sự kiện Tiên Lãng cũng là một tất yếu, một “tia chớp” cảnh tỉnh đối với các cơ quan, cá nhân của nhà nước chịu trách nhiệm về chính sách đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp. Chính quyền hiện nay có được là nhờ phần lớn bởi công hy sinh, công đóng góp của nông dân, của nông thôn; nền kinh tế Việt Nam chưa từng xảy ra đại khủng khoảng như các nước công nghiệp cũng là nhờ ở sự điều hòa, sự dung dưỡng của nông thôn, của nông nghiệp. Quay mặt lại với nông dân, với nông thôn là quay mặt lại với quá khứ. Nhà nước đã đến lúc không thể trì hoãn thêm được nữa việc phải cải cách luật đất đai vì đây chính là ngòi nổ của xã hội nông thôn.
Một xã hội có khả năng tự hóa giải những mâu thuẫn nội tại thay cho hình phạt, thay cho bạo lực là một xã hội có tính lương thiện, có tính chính nghĩa hay tính nhân văn, tức là xã hội đó lấy mục đích tối thượng là vì người lao động và ngược lại. Sự kiện trên đến giờ này thì đã thành một vụ án, anh Vươn đã thành một bị can và sẽ có phiên tòa xét xử được mở ra. Phương sách quản lý xã hội bền vững là phải dựa trên đạo lý chứ tuyệt nhiên không thể dựa trên sự chủ đạo là hình phạt, án phạt.
Tôi hy vọng ngày mở ra phiên tòa là ngày anh Vươn ân hận nhận ra lỗi lầm của mình và cũng là lúc các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội đã bị anh bắn làm bị thương hãy cao thượng vì lòng nhân đạo, vì nhân dân nói lên lời bãi nại cho anh Vươn tại phiên tòa, Hội đồng xét xử vì hòa giải xã hội mà tuyên mức tối thiểu hình phạt cho các bị cáo để vết thương của xã hội sớm được lành, để cho không bao giờ còn những bi kịch mang tên hai chữ “nhân dân”; để tia “chớp” Tiên Lãng trở thành báo hiệu của một cơn mưa có ích cho mùa màng bội thu lớn chứ không phải là báo hiệu của những cơn dông tố ở nông thôn.
Thăng Long – Hà Nội, 12/01/2012
H. Đ. S.
Theo BVN
___________________________________________________
LÊ MAI
Suy nghĩ về thời cuộc, tôi thường nhớ đến tác phẩm Điện Biên Phủ, cây cột mốc bằng vàng của Võ Nguyên Giáp, trong đó có nhận định rằng, “chủ nghĩa đế quốc…các thế lực phản động khác là những tên học trò dốt trong các trường học của lịch sử”. Đó là nhận định hết sức sâu sắc – không những của một nhà chính trị mà còn là một nhà sử học lớn. Nhận định đó đến nay càng có tính thời sự.
Chúng – bọn đế quốc, là những học trò dốt vì chúng không học thuộc bài học lịch sử, dù bài học lịch sử có rất nhiều. Lịch sử cho thấy, khi chúng đang mạnh, không bao giờ chúng thèm nghe ai cả. Đừng nói góp ý hay phản biện, đừng nói lẽ phải hay đạo đức với chúng. Tất cả những cuộc biểu tình đòi tự do, dân chủ đều bị chúng cấm đoán hoặc đàn áp dã man. Chúng ra sức bóc lột nhân dân, nuôi béo bộ máy của chúng. Chúng sống xa hoa, ăn chơi phè phỡn. Chúng tham nhũng, ăn cướp của dân. Miệng chúng nói đạo đức nhưng thực chất, chúng là những tên vô đạo đức nhất.
Nhớ lại những ngày đất nước ta bị giày xéo dưới gót dày của bọn đế quốc. Hồ Chí Minh đã khái quát trong Tuyên ngôn Độc lập:
“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.
Đó là những lời tố cáo đanh thép của Hồ Chí Minh đối với tội ác của bọn đế quốc.
Chúng là học trò dốt, vì chúng nghĩ là chúng mạnh, không ai có thể lật đổ chúng. Chính Anbe Xarô, Bộ trưởng thuộc địa đã mời Nguyễn Ái Quốc đến văn phòng của mình dọa dẫm. Rằng hiện nay có những kẻ âm mưu phá rối trật tự trị an, chống đối lại Nhà nước bảo hộ. Nước Pháp rất khoan hồng nhưng sẽ không tha thứ cho những kẻ gây rối loạn. Nước Pháp đủ sức bẻ gãy họ…
Nhưng, bọn đế quốc không thể ngờ được, con người mảnh khảnh đó với đôi mắt sáng, với tài năng và nghị lực phi thường của mình, đã chớp thời cơ, lập nên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Bọn đế quốc là những “học trò dốt”, bởi vì chúng xem thường sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta, xem thường sự quật khởi của đồng bào ta.
Chúng là học trò dốt, vì chúng đã sai lầm đánh giá thấp tài thao lược của tướng Giáp. Lúc đầu, chúng coi thường tướng Giáp, vì nghĩ tướng Giáp xuất thân “bạch diện thư sinh”, chỉ là một cử nhân luật kinh tế. Khi bị thua đau, bọn đế quốc mới tìm hiểu và thấy rằng, tướng Giáp là một trí thức nổi tiếng, một giáo sư văn sử. Những cộng sự đắc lực xung quanh ông phần lớn là bạn đồng nghiệp hoặc học trò cũ. Ngay cả những học giả nổi tiếng mà chính giới Pháp kiêng nể trong Chính phủ Hồ Chí Minh hầu hết là bạn của tướng Giáp. Cho đến trước trận Điên Biên Phủ, Pháp vẫn cho rằng, tướng Giáp chỉ giỏi đánh du kích, nếu chiến trường do Pháp lựa chọn với một trận đánh chính quy, tướng Giáp sẽ thất trận. Sự thật lịch sử là ngược lại, người thua đau chính là bọn đế quốc. Vì sao? Vì chúng là những học trò dốt trong các trường học của lịch sử – không muốn hòa bình, chỉ muốn dùng vũ lực hòng khuất phục dân tộc VN.
Bọn đế quốc tưởng xây dựng nhiều nhà tù, nhiều máy chém là có thể khủng bố được các chiến sỹ cách mạng. Chúng đã nhầm to. Bị biệt giam trong xà lim chờ ngày lên máy chém, Phạm Hùng vẫn bình tĩnh, thanh thản. Hàng ngày, ông vẫn ung dung tập thể dục, đọc báo, học tập. Phạm Hùng, con người nổi tiếng với tuyên bố trước tòa án, khi bị hai lần xử tử hình: “Mỗi người chỉ có một cái đầu, lần trước các ông đã xử tử hình tôi rồi, còn đầu nào nữa mà đòi chém. Chẳng lẽ cái “đầu dưới” cũng muốn chém nốt nữa hay sao?”. Cuối cùng, chính con người đầy lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng đó đã chiến thắng.
Và đây là phiên toàn của bọn đế quốc xét xử Tố Hữu. Quan tòa: “Tại sao anh làm cộng sản?”. Tố Hữu: “Tôi đấu tranh cho dân tộc, dân chủ, dân sinh, thế là có tội à? Tôi chưa hiểu chủ nghĩa cộng sản thì “làm cộng sản” sao được. Nhưng cộng sản thương nước, thương dân thì có tội gì?”. Quan tòa: “Cộng sản gì các anh? Cộng sản cơm!” (Nhớ lại một thời – Tố Hữu).
Bởi vì chỉ biết ỷ vào sức mạnh của nhà nước với quân đội, cảnh sát, nhà tù, chỉ biết bịt miệng toàn thể dân chúng mà cơ nghiệp của bọn đế quốc đã tan hoang. Quả thật, bọn đế quốc là những học trò dốt của lịch sử và lịch sử sẽ xẩy ra như nó vốn có.
Bài liên quan: Lịch sử đang trầm tư;
Theo blog LM
Bi kịch mang tên hai chữ “nhân dân”
HÀ ĐÌNH SƠN
Nói đến bi kịch chắc ít ai không biết đến vở bi kịch Hamlet nổi tiếng của nhà văn, nhà soạn kịch vĩ đại người Anh William Shakespeare (1564-1616) – đây là một vở bị kịch của “hoàng gia”. Còn sự kiện đáng tiếc xảy ra ngày 05/01/2012, tại Tiên Lãng, Hải Phòng lại là một bi kịch mang tên hai chữ “nhân dân” thời hiện đại.
Người trực tiếp chịu hậu quả đau thương, bi đát trong sự kiện này là các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội bị thương, bị mất mát một phần sức khỏe phải vào nằm viện và anh, em gia đình anh Đoàn Văn Vươn thì nếm cảnh nhà lao, tài sản, nhà cửa bị phá tan tành, cơ đồ gia đình rồi không biết sẽ ra sao… Đây là một bi kịch lớn. Tính bi kịch còn thể hiện nữa ở đây là ngay trong thời bình các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội phải đổ máu mà người bắn mình không phải là tội phạm, không phải là giặc ngoại xâm.
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (NXB Văn hoá thông tin 2009) thì “nhân dân” là đại bộ phận những người lao động, trong một nước, phân biệt với bộ phận khác là giai cấp và tầng lớp thống trị xã hội. Các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội và anh em, anh Vươn đều là những người lao động tức là những “nhân dân”. Các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội có thể có những người thân là người lao động như anh Vươn và anh Vươn cũng có thể có những người em, người cháu như các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội.
Nếu không có việc cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản hôm đó, thì anh em nhà anh Vươn không có lý do gì để coi các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội như là kẻ thù của gia đình và nổ súng nhắm bắn vào họ. Còn về phía các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội bị thương không biết đến giờ này có còn thù hận anh em, anh Vươn hay không?
Kết quả nào cũng có nguyên nhân. Nếu đúng việc anh Vươn bị cưỡng chế thu hồi đất đai theo như một số chuyên gia nói là do UBND huyện Tiên Lãng đã làm sai so với quy định của pháp luật thì các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội cũng không có lỗi, vì các anh chỉ thừa hành mệnh lệnh. Còn lỗi của anh Vươn đã bắn vào các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội thì rồi đây các cơ quan pháp luật sẽ phán quyết. Nhưng nguyên nhân chính của việc này chưa được vạch ra.
Bi kịch nào thì cũng có mầm hy vọng. Sự kiện Tiên Lãng cũng là một tất yếu, một “tia chớp” cảnh tỉnh đối với các cơ quan, cá nhân của nhà nước chịu trách nhiệm về chính sách đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp. Chính quyền hiện nay có được là nhờ phần lớn bởi công hy sinh, công đóng góp của nông dân, của nông thôn; nền kinh tế Việt Nam chưa từng xảy ra đại khủng khoảng như các nước công nghiệp cũng là nhờ ở sự điều hòa, sự dung dưỡng của nông thôn, của nông nghiệp. Quay mặt lại với nông dân, với nông thôn là quay mặt lại với quá khứ. Nhà nước đã đến lúc không thể trì hoãn thêm được nữa việc phải cải cách luật đất đai vì đây chính là ngòi nổ của xã hội nông thôn.
Một xã hội có khả năng tự hóa giải những mâu thuẫn nội tại thay cho hình phạt, thay cho bạo lực là một xã hội có tính lương thiện, có tính chính nghĩa hay tính nhân văn, tức là xã hội đó lấy mục đích tối thượng là vì người lao động và ngược lại. Sự kiện trên đến giờ này thì đã thành một vụ án, anh Vươn đã thành một bị can và sẽ có phiên tòa xét xử được mở ra. Phương sách quản lý xã hội bền vững là phải dựa trên đạo lý chứ tuyệt nhiên không thể dựa trên sự chủ đạo là hình phạt, án phạt.
Tôi hy vọng ngày mở ra phiên tòa là ngày anh Vươn ân hận nhận ra lỗi lầm của mình và cũng là lúc các chiến sĩ công an, các chiến sĩ bộ đội đã bị anh bắn làm bị thương hãy cao thượng vì lòng nhân đạo, vì nhân dân nói lên lời bãi nại cho anh Vươn tại phiên tòa, Hội đồng xét xử vì hòa giải xã hội mà tuyên mức tối thiểu hình phạt cho các bị cáo để vết thương của xã hội sớm được lành, để cho không bao giờ còn những bi kịch mang tên hai chữ “nhân dân”; để tia “chớp” Tiên Lãng trở thành báo hiệu của một cơn mưa có ích cho mùa màng bội thu lớn chứ không phải là báo hiệu của những cơn dông tố ở nông thôn.
Thăng Long – Hà Nội, 12/01/2012
H. Đ. S.
Theo BVN
___________________________________________________
Những học trò dốt của lịch sử
LÊ MAI
Suy nghĩ về thời cuộc, tôi thường nhớ đến tác phẩm Điện Biên Phủ, cây cột mốc bằng vàng của Võ Nguyên Giáp, trong đó có nhận định rằng, “chủ nghĩa đế quốc…các thế lực phản động khác là những tên học trò dốt trong các trường học của lịch sử”. Đó là nhận định hết sức sâu sắc – không những của một nhà chính trị mà còn là một nhà sử học lớn. Nhận định đó đến nay càng có tính thời sự.
Chúng – bọn đế quốc, là những học trò dốt vì chúng không học thuộc bài học lịch sử, dù bài học lịch sử có rất nhiều. Lịch sử cho thấy, khi chúng đang mạnh, không bao giờ chúng thèm nghe ai cả. Đừng nói góp ý hay phản biện, đừng nói lẽ phải hay đạo đức với chúng. Tất cả những cuộc biểu tình đòi tự do, dân chủ đều bị chúng cấm đoán hoặc đàn áp dã man. Chúng ra sức bóc lột nhân dân, nuôi béo bộ máy của chúng. Chúng sống xa hoa, ăn chơi phè phỡn. Chúng tham nhũng, ăn cướp của dân. Miệng chúng nói đạo đức nhưng thực chất, chúng là những tên vô đạo đức nhất.
Nhớ lại những ngày đất nước ta bị giày xéo dưới gót dày của bọn đế quốc. Hồ Chí Minh đã khái quát trong Tuyên ngôn Độc lập:
“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.
Đó là những lời tố cáo đanh thép của Hồ Chí Minh đối với tội ác của bọn đế quốc.
Chúng là học trò dốt, vì chúng nghĩ là chúng mạnh, không ai có thể lật đổ chúng. Chính Anbe Xarô, Bộ trưởng thuộc địa đã mời Nguyễn Ái Quốc đến văn phòng của mình dọa dẫm. Rằng hiện nay có những kẻ âm mưu phá rối trật tự trị an, chống đối lại Nhà nước bảo hộ. Nước Pháp rất khoan hồng nhưng sẽ không tha thứ cho những kẻ gây rối loạn. Nước Pháp đủ sức bẻ gãy họ…
Nhưng, bọn đế quốc không thể ngờ được, con người mảnh khảnh đó với đôi mắt sáng, với tài năng và nghị lực phi thường của mình, đã chớp thời cơ, lập nên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Bọn đế quốc là những “học trò dốt”, bởi vì chúng xem thường sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta, xem thường sự quật khởi của đồng bào ta.
Chúng là học trò dốt, vì chúng đã sai lầm đánh giá thấp tài thao lược của tướng Giáp. Lúc đầu, chúng coi thường tướng Giáp, vì nghĩ tướng Giáp xuất thân “bạch diện thư sinh”, chỉ là một cử nhân luật kinh tế. Khi bị thua đau, bọn đế quốc mới tìm hiểu và thấy rằng, tướng Giáp là một trí thức nổi tiếng, một giáo sư văn sử. Những cộng sự đắc lực xung quanh ông phần lớn là bạn đồng nghiệp hoặc học trò cũ. Ngay cả những học giả nổi tiếng mà chính giới Pháp kiêng nể trong Chính phủ Hồ Chí Minh hầu hết là bạn của tướng Giáp. Cho đến trước trận Điên Biên Phủ, Pháp vẫn cho rằng, tướng Giáp chỉ giỏi đánh du kích, nếu chiến trường do Pháp lựa chọn với một trận đánh chính quy, tướng Giáp sẽ thất trận. Sự thật lịch sử là ngược lại, người thua đau chính là bọn đế quốc. Vì sao? Vì chúng là những học trò dốt trong các trường học của lịch sử – không muốn hòa bình, chỉ muốn dùng vũ lực hòng khuất phục dân tộc VN.
Bọn đế quốc tưởng xây dựng nhiều nhà tù, nhiều máy chém là có thể khủng bố được các chiến sỹ cách mạng. Chúng đã nhầm to. Bị biệt giam trong xà lim chờ ngày lên máy chém, Phạm Hùng vẫn bình tĩnh, thanh thản. Hàng ngày, ông vẫn ung dung tập thể dục, đọc báo, học tập. Phạm Hùng, con người nổi tiếng với tuyên bố trước tòa án, khi bị hai lần xử tử hình: “Mỗi người chỉ có một cái đầu, lần trước các ông đã xử tử hình tôi rồi, còn đầu nào nữa mà đòi chém. Chẳng lẽ cái “đầu dưới” cũng muốn chém nốt nữa hay sao?”. Cuối cùng, chính con người đầy lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng đó đã chiến thắng.
Và đây là phiên toàn của bọn đế quốc xét xử Tố Hữu. Quan tòa: “Tại sao anh làm cộng sản?”. Tố Hữu: “Tôi đấu tranh cho dân tộc, dân chủ, dân sinh, thế là có tội à? Tôi chưa hiểu chủ nghĩa cộng sản thì “làm cộng sản” sao được. Nhưng cộng sản thương nước, thương dân thì có tội gì?”. Quan tòa: “Cộng sản gì các anh? Cộng sản cơm!” (Nhớ lại một thời – Tố Hữu).
Bởi vì chỉ biết ỷ vào sức mạnh của nhà nước với quân đội, cảnh sát, nhà tù, chỉ biết bịt miệng toàn thể dân chúng mà cơ nghiệp của bọn đế quốc đã tan hoang. Quả thật, bọn đế quốc là những học trò dốt của lịch sử và lịch sử sẽ xẩy ra như nó vốn có.
Bài liên quan: Lịch sử đang trầm tư;
Theo blog LM