Saturday, April 28, 2012

Câu chuyện chủ nhật: Bình chú giải về những lời mạ lị nhà văn Nguyễn Huy Thiệp


Phạm Thành


Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp


 

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với tài văn lừng lẫy thiên hạ vừa công bố tác phẩm mới: vở chèo: “ Vong Bướm” lập tức bị một số nhà cải cọ lăng nhăng “hội quân” đánh đòn hội đồng cấp tập, dã man. Nó như là “đòn thù” đã được “ủ nhuyễn” từ lâu chỉ chờ dịp Thiệp “ló đầu” ra là đại bác cấp tập nhã đạn. Người nhằm bắn đạn bẩn đầu tiên (đã nhã 3 viên, còn một viên) mang tên Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu, quê Thanh Hóa, nguyên giám đốc Nhà Xuất bản Văn học. Người này khi còn đương chức thi thoảng có bài điểm sách, thi thoảng có bài cải cọ này nọ về các tác phẩm văn học đăng trên một vài tờ báo, nhưng chẳng có ai để ý. Rồi tiếp đến nhà giáo Lê Xuân, bạn giáo viên với Thiệp (2 viên); đến nhà phê bình “thứ thiệt” Bùi Công Thuấn (cũng hai viên). Tất cả họ đều một giọng hạ sát, nhục mạ Thiệp một cách mà các bà hàng tôm hàng cá có vén váy lên chửi nhau cũng phải khom lưng tôn các vị này lên bậc đại sư phụ.


Nguyễn Văn Lưu chửi Thiệp, “Sao lại chửi đời”; chửi Thiệp là kẻ “Phản đạo, vô đạo” là kẻ “bất lương, vô nhân bản, là kẻ dối trá, không sợ ai?” là kẻ “dắt gái, ma cô đĩ bợm không từ"; kẻ “nôn mửa vào lịch sử, vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc”.



Lê Xuân miệt thị Thiệp là “con buôn”, kẻ “đốt sách”, kẻ “loạn ngôn”, kẻ “vô chính phủ". Và cũng như Lưu, Xuân cũng “mách” với “Cảnh sát”: “Thiệp xúc phạm đến cả dân tộc, cả Đời, từ chủ nghĩa xã hội đến các vị anh hùng dân tộc” và mớn an cho Tòa án: “Vẻ đẹp của đất nước ta hôm nay có được là do biết bao xương máu của các anh hùng, liệt sĩ và dân tộc đổ xuống. Đó không phải là thành quả của cách mạng đem lại hay sao?”.


Khác một chút với hai người kia, Bùi Công Thuấn có vẻ khách quan hơn khi đem học thuật ra để hạ sát Thiệp. Nào là Thiệp “không có tư tưởng, không có triết học, và quên Thiệp từ lâu rồi”. Nhưng ẩn trong các câu trích dẫn Thuấn cũng như hai vị trên đều “tố” Thiệp là tên phản động của nước Việt ta phá hoại từ giáo dục đến an ninh, từ nhân cách đến hạnh phúc của nhân dân Việt Nam anh hùng.

Toàn những vấn đề ghê gớm.

Trong các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình…có bao nhiêu người làm đặc tình cho công an, hẳn mọi người đã nghe nói. Ba vị phê bình trên không biết có phải là đặc tình hay không, nhưng mục tiêu đề ra của các bài viết này không khác là bao so với “bản báo cáo tố giác tội phạm” của đặc tình. Nhưng chuyện đó là chuyện của anh ninh. Tôi tin, từ các bài viết của 3 vị này mà một ngày gần đây nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sẽ bị tống lao vì hằng hà sa số tội:
- Môi giới mại dâm
- Trốn thuế
- Tuyền truyền chống nhà nước
- Tuyền truyền chống dân tộc
- Phỉ báng đạo Phật
- Phỉ bán đạo Thiên chúa
- Phỉ báng đất đai, xương máu người hy sinh
Căn cứ để tống lao Thiệp là các bài viết của ba vị này, rành rành nha. Nhưng đấy là chuyện của kiểm sát, an ninh và những tên chó săn chuyên sục mõm vào mâm cỗ. Tôi, một người đọc bài của các vị chỉ xin bình chú giải những vấn đề mà tôi thấy ngứa tai tôi mà thôi.

1. Nguyễn Văn Lưu: tri bất tri.


Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu giống ai vậy? Ảnh: Tư liệu Google.

Nguyễn Văn Lưu dưới cái tít bài “Sao lại chửi đời”, “Thiệp ơi, Thờ phật làm chi”, “Có phải Nguyễn Huy Thiệp không biết sợ” và một bài nữa sắp đăng. Chỉ lướt những cái tít của Nguyễn Văn Lưu đã thấy rùng mình cả người, kinh khiếp còn hơn cả sự kinh khiếp, giống như Lưu đem phân của người anh hùng Trịnh Xuân Bái, cùng quê huyện Thọ Xuân với Nguyễn Văn Lưu, đổ ụp xuống đầu Nguyễn Huy Thiệp (Những năm 60 của thế kỷ trước, ông Trịnh Xuân Bái nhờ có sáng kiến đem phân người ủ thành phân bắc để bón cho cây trồng nên được nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong tặng danh hiệu: Anh hùng lao động). Thật không còn có thứ nhơ bẩn rác thải nào hơn đổ chụp lên đầu Nguyễn Huy Thiệp.

Mà “cái tội” lớn của Nguyễn Huy Thiệp là “Sao lại chửi đời” bằng thứ ngôn ngữ mà Nguyễn Văn Lưu cho là tục tằn:

“Đéo mẹ tiên sư đời tầm thường
Đéo diện lượt là, đéo đế vương
Đéo vênh vang mặt: giai đéo sợ
Đéo giáo giở lòng: gái đéo thương
Đéo khoác lác cho phường vô dụng!
Đéo cúi luồn hóa đứa bất lương!
Đời có ra chi mà đéo chửi!
Đéo mẹ tiên sư đời tầm thường!”.

Và Lưu bình “Viết sách như thế đúng là làm trò cười cho thiên hạ”.

Ơ, cái ông Lưu này, đây và vở diễn, nếu chưa diễn mà Lưu đã thấy cười rồi, chẳng là thành công ngoài mong đợi của Thiệp rồi sao?

Lưu nói, Lưu ghê sợ cái sự tục. Hãy từ từ để giám định cái ngôn ngữ tục tằn của Thiệp là gì, có đáng để cho Nguyễn Văn Lưu ghê tởm để lại mượn tục chửi tục lại Thiệp không?

Đời có ra chi mà đéo chửi
Viết văn, đọc sách, trò cười ư?
Tiểu nhân lại đóng vai quân tử
Đĩ bợm ma cô cũng chẳng từ.
Bạn hỏi ở đâu đời gớm thế
Tỉnh thức đi cùng với lú mê
“Vong bướm” tích chèo vừa mới mở
Văn nhân Nguyễn (Huy) Thiệp mượn vai hề!”.

Trước hết tôi xin bình chú giải về lời “tố” của Nguyễn Văn Lưu đối với Nguyễn Huy Thiệp: “Sao lại chửi đời?

Thưa ông Lưu, tôi xin hỏi ông: Đời là cái gì mà ta lại không dám chửi? Phải chăng Đời là Ngọc Hoàng, Đời là ánh sáng, Đời là không khí, là thần là thánh, là ngọc ngà kim cương, là mâm cỗ… chỉ được phép thờ, không được chửi?

Đời phải chăng không phải là của mỗi người chúng ta vừa cộng, vừa trừ, vừa nhân, vừa chia, và khai căn… với nhau mà thành? Nói một cách “lý luận”, Đời là mối quan hệ giữa người với người, và việc chửi hay khen Đời là tất yếu của bất kỳ một thứ văn tự nào khi chúng được viết ra. Nói một cách khác, bất kỳ một văn tự nào được viết ra, suy cho cùng cũng đều thể hiện thái độ, tư tưởng nào đó, chung quy lại là: hoặc là khen, hoặc là chê, hoặc là vừa khen vừa chê Đời.

Vậy thì cái mối quan hệ giữa người với người trong xã hội Việt Nam ta trong mấy chục năm qua như thế nào? Hẳn người có lương tri đều đã biết cả.

Nó là một xã hội mà trong đó, dân tộc ta đã phải hứng chịu một thứ chủ nghĩa quái thai nhập ngoại về, lấy tính giai cấp làm động lực để phát triển xã hội, đã không khoan nhượng tiêu diệt tính dân tộc; lấy súng đạn để dựng nên chính quyền; lấy đất đai sông núi làm nhà tù; lấy nhân dân làm vật thí nghiệm; lấy chém giết, đàn áp, bỏ tù làm kế sách giáo dục… Cái xã hội đó, dắt mũi dân tộc đi về cõi âm; đã dìm văn hóa đạo đức con người vào bể phốt. Cái Đời đó đã được “blog 2D của Nhà văn Nhật Tuấn khái quát và treo trang trọng trên đầu blog của mình: “Blog thời 2D: Đồ Đểu, Đĩ Đực, Đàng Điếm, Độc Đoán, Điên Đầu, Điên Địt, Điên Đéo, Điên…

Nhà văn Nhật Tuấn cũng chứi đấy chứ, nhưng là chửi bằng khẩu hiệu, còn Nguyễn Huy Thiệp chửi bằng văn, bằng những câu chuyện kể, có nhân vật, có tình tiết, có tâm hồn…, tức là chứi bằng nghệ thuật của con chữ và hình tượng. Thiệp viết, như Lưu đã dẫn, là “Thế hệ tôi nôn mửa vào lịch sử”, đám nhà văn thì rặt một bọn “rặt rẹo, lưu manh”.

Nguyễn Văn Lưu, ông hãy bình tâm mà nhận mặt lịch sử đi. Trong gần 70 năm qua, dân tộc ta đã tiến tới đâu so với thế giới; Quyền tối thiểu của người Việt Nam xếp hạng bao nhiêu trong bức tranh tiến bộ, văn minh của thế giới? Chiến tranh liên miên mấy chục năm qua góp gì cho sự giải phóng con người? Cái sự chiến thắng của của miền Bắc làm bao nhiêu người sung sướng, bao nhiêu đớn đau? (như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cảnh tỉnh). Sau chiến thắng, cái cảnh “cành đậu đun hạt đậu” diễn ra “tưng bừng”, và vẫn còn “tưng bừng” ở thì ngày nay. Văn minh, lương thiện con người như Lưu nói là “phi thường” vẫn đang song hành cũng cái “tầm thường”. Ông Lưu ơi, hãy vào mạng và chỉ cần “lướt mạng”, cũng không cần ông lẩm nhẩm cộng, trừ, nhân, chia gì thì ông cũng buộc phải nhận ra, cái “phi thường” của ông là thứ của hiếm, của độc, cái ẻo lả, nhạt nhòa; còn cái dã man, phi con người, phi đạo đức, phi văn hóa, cướp giật, giết người, trộm cắt, đĩ điếm, tham ô, tham những, “coi mạng người như cỏ rác” lại diễn ra ngày ngày, nhiều đến mức ai cũng phải kinh khiếp và ghê sợ. Vậy, cái xã hội đó là cái xã hội “phi thường” đẹp, phổ biến hay là một xã hội đang “đi về nơi hoang dã – tiểu thuyết của Nhật Tuấn” mới là phổ biến? Tôi dám cược với Lưu 1 ăn cả tất cả bạn bè của tôi rằng, hầu hết người Việt Nam hiện nay sẽ “biểu quyết” với tinh thần đồng thuận cao ở khía cạnh thứ 2, đó là cả dân tộc ta, sau chiến thắng đánh đuổi ngoại xâm, sau đổi mới mấy chục năm trời vẫn đang “đi về nơi hoang dã”.

Chả có mấy ai là không biết cái Đời đang như vậy. Cái Đời đang bị “tồn tại khách quan” như vậy. Và, dù muốn hay không tất cả đều bị vấy bẩn, nhiều ít có khác nhau. Nhưng kỳ lạ là, chả có mấy ai dám từ bỏ nó, vạch mặt nó, lên án nó mà hầu hết đều chấp nhận nó, sống với nó như sâu, như bọ nhung nhúc ăn, vui… trong một đống. Cái xã hội đó đúng như Nguyễn Huy Thiệp đã viết:

Chàng duỗi chân, ngả người vào lòng thuyền. Chàng nói :-Cứt…Giờ đây gặp Mỵ Nương, chàng hiểu chắc chắn rằng cuộc sống của chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi được. Không chỉ riêng chàng mà cả bầy. Tất cả đều thối hoắc : – cứt. …Trương Chi không hát nữa. Chàng lại nói:- Cứt…Chàng ăn cá nhưng được vài miếng chàng lại nhổ đi. Chàng nói : - Cứt. Mị Nương bảo chàng hát, Trương Chi biết đó chỉ là trò cứt. Khi Trương Chi Hát, bọn hoạn quan đứng quanh nhiều lần cười ré lên: - Hát như cứt…Trương Chi lại chèo thuyền ra giữa tim sông. Chàng lại nói :- Cứt.


Đứng trước một Đời như vậy, người có lương tri chân chính phải làm gì? Phải lên án nó, nguyền rủa nó, kêu gọi tiêu diệt nó, tức là chửi nó là một lẽ đương nhiên, là một hành động cần thiết, là tấm gương sáng của đạo đức Hồ Chí Minh. Nguyễn Huy Thiệp đã dũng cảm làm như vậy. Một số người ít ỏi khác cũng đã và đang làm như vậy. Chửi những cái xấu xa của con người, sao có thể là người phản đạo, vô đạo, kẻ bất lương, vô nhân bản, kẻ dối trá, không sợ ai, kẻ dắt gái, ma cô đĩ bợm không từ; kẻ “nôn mửa vào lịch sử, vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc được". Còn không chửi nó, makeno nó, đương nhiên đó là cách “hành động” của những kẻ bất tri, hoặc có tri nhưng là cái tri đồng tình và đang đồng hành cùng nó, “quyết” đưa Đời “đi về nơi hoàng dã”, nơi Đời là những con vật chuyên “ăn sống, nuốt tươi” đồng loại. Những kẻ như thế này mới chính là kẻ: Phản đạo, vô đạo, kẻ bất lương, vô nhân bản, kẻ dối trá, không sợ ai, kẻ dắt gái, ma cô đĩ bợm không từ, kẻ ăn chung năm chạ với đống nôn mửa của lịch sử, và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Không khen Nguyễn Huy Thiệp dám dũng cảm chửi Đời mà lại mạt sát Nguyễn Huy Thiệp, Chu Giang – Nguyễn Văn Lưu đang là kẻ bất tri, kẻ makeno, kẻ đang vui thú đồng hành cùng đưa Đời “đi về nơi hoang dã”, nơi Đời đang là những con vật chuyên “ăn sống, nuốt tươi” đồng loại.


2. Lê Xuân, sao lại phỉ báng doanh nhân?


Nhà giáo Lê Xuân. Ảnh: lethieunhon.com

Cũng trong đòn đánh hội đồng lần này, người có tên là Lê Xuân tự xưng là là giáo viên cùng với Thiệp hồi ở Tây Bắc. Người này chỉ nhẹ nhàng cung cấp cho bạn đọc “Về cái tài của Nguyễn Huy Thiệp” khi làm thày giáo và khi làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Giáo dục, và như chưa đã cơn “tố cáo” Xuân lại bồi thêm một “đòn” nữa “Nguyễn Huy Thiệp giữa chính danh và ngụy danh”. Xuân lại cũng phê bình văn chương Thiệp theo cái lối mà nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã chế ra: “bỏ bóng đá người”, “tố cáo” Thiệp là kẻ khôn ngoan, cơ hội và con buôn, nói trắng ra nói Thiệp là kẻ lưu manh. Có thể Xuân nói không sai. Nhưng Xuân nói như vậy, cũng là kẻ bất tri như Nguyễn Văn Lưu mà thôi, nhưng hèn thì hèn hơn Nguyễn Văn Lưu. Vì rằng, Thiệp “lưu manh” là để tồn tại, là để rồi mấy năm sau Thiệp làm một cuộc cách mạng trong văn học Việt Nam bằng những tác phẩm để đời như: Tướng về hưu, Phẩm tiết, Kiếm sắc, Qua Sông, Thương nhớ đồng quê, vân vân, mà nếu không có nó nền văn chương Việt Nam sẽ mãi như một tên nô lệ khốn nạn thủ dâm trong chuồng lợn. Hơn nữa, Thiệp khôn ngoan kiếm tiền để tồn tại, đó như là sự đấu tranh để sinh tồn trong một xã hội đói kém và bịt đường sinh sống, chứ có kiếm tiền để củng cố quyền lực, kết bè kết cách gây tội ác đâu. Nó chỉ là sự quyền biến để tồn tại. Nó cũng như Việt vương Câu Tiễn phải nếm cứt vua Ngô Phù Sai vậy. Chẳng thương cho Thiệp, cho biết bao thân phận thì thôi, Lê Xuân lại “nhe răng cắn áo rách”. Phê như thế chẳng những khổ cho Thiệp mà con đau cho biết bao thân phận người Việt Nam ta đã sống ở thời bao cấp.

Nhưng quan niệm của Lê Xuân, về cái nghề buôn mới là điều đáng xấu hổ. “Con buôn” là cách gọi kinh thị của đám hủ nho. Lũ này chỉ cho chữ nghĩa mới là quan trọng trên hết; còn ăn ở, yêu đương chỉ là cứt đái… Quan niệm này đã bị “cây đời mãi mãi xanh tươi”, đã bị tri thức con người loại bỏ từ lâu rồi. Buôn bán kiếm tiền là một nghề, và là một nghề quan trọng, thiếu nó cư dân đô thị sẽ thiếu cơm ăn, nước uống hàng ngày ngay lập tức. Vì thế, nước mình từ đổi mới đến nay “con buôn” đã trở thành giường cột của quốc gia, của nhà nước, chính phủ, của nhân dân, của các tổ chức xã hội. Hàng năm đều có “mít tính kỷ niệm”, trao giải vàng, giải bạc cho những “con buôn” giỏi.

Một comment có tên là Dokimkhang đã giúp Lê Xuân nhận thức cho đúng về doanh nhân thế này:

“”thực dụng” và “con buôn” thì đã sao? ngày nay người ta đang đội con buôn lên đầu, rồi trao hết giải thưởng này, tới giải thưởng khác đó thôi. với việc mang chuyện riêng tư của tác giả ra để tranh luận về tác phẩm của họ, tôi sợ rằng thiếu nghiêm túc và không công bằng, nhất là những chuyện thời bao cấp chỉ xem như sự bi hài, vì chả lẽ chúng ta lại đi tìm “thân thế và sự nghiệp” những ai đã đọc Nguyễn Huy Thiệp và cả ông giám đốc vừa mua bản quyền các tác phẩm cuả Nguyễn Huy Thiệp? vì thực tế ở Việt Nam và cả trên thế giới, không thiếu gì những tác giả đã từng trải qua cuộc sống bi đát dưới đáy của xã hội, nhưng những tác phẫm của họ viết về những gì họ từng trải lại trở nên bất hủ. Với những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp tôi nghĩ nó ra đời đúng lúc, khi mà niềm tin trong con người có phần suy giảm, thậm chí sụp đổ trong một bộ phận người đọc. Nguyễn Huy Thiệp như một dòng nước lạ (độc hay không tính sau) thu hút mọi người, nhưng cũng như cuộc chơi tắm bùn nó sẽ tạo nên một trận cười khoái trá sau những căng thẳng và trét, nhưng rồi nhìn lại mặt ai cũng vấy bùn””.

Cái hèn nhà giáo Lê Xuân còn ở chỗ, tại sao lại chỉ trích Thiệp, một công chức nhà nước, phải cần khôn một tí mới có thể tồn tại được mà không vạch mặt những kẻ chẳng cần phải “ buôn” mà ngày ngày tự tung tự tác thít cổ dân, cướp bóc của cải, ăn trên ngồi chốc như vua. Tại sao “thày” không đem chữ ra mà vạch mặt cái tổ chấy này lại chỉ dám soi mói một bạn đồng nghiệp, phải khôn một tí mới sống được, phải học Câu Tiễn nếm cứt vua Ngô mới sống được? Nó cũng tương tự như các chiến sĩ cách mạng, buộc phải bịa ra tấm gương Lê Văn Tám để cổ vũ phong trào cách mạng mà thôi.

Tiểu kết:

Xin được tiểu kết về hai ông Chu Giang – Nguyễn Văn Lưu và Lê Xuân bằng một commet khác có tên là Hoa tri trên lethieunhon.com như sau:

Nguyễn Văn Lưu và Lê Xuân là ai thực sự bạn đọc trẻ không biết, chỉ biết thông qua danh tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, khi các ông có các bài chửi đổng, vu khống Nguyễn Huy Thiệp. Ở các nhà sách, sách của người này người kia chất đống cũ mốc năm này tháng kia không có người mua nhưng sách của Nguyễn Huy Thiệp ra cuốn nào hết cuốn nấy, không tranh thủ mua thì hết sạch. Vừa rồi ngày thơ Việt Nam, ở Sài Gòn một số người đang mua cả bè cá định đi phóng sinh (nhân ngày rằm tháng giêng) nghe tin Nguyễn Huy Thiệp bán Vong Bướm ở miền Bắc đã bỏ dở bè cá bay ra Bắc để mua được sách, khi về cầm theo Vong Bướm có chữ ký của nhà văn. Sự thành công ngoài sức tưởng tượng của Vong Bướm đầu năm nay và cả việc NHT bán bản quyền tác phẩm 5 năm cho NXB Trẻ trị giá nửa tỉ đồng đã làm xốn sang quá lớn đối với nhiều người cầm bút, tôi nghĩ đó chính là lý do có các bài viết này ra đời. Có một điểm xin được phê bình là Nguyễn Văn Lưu (không biết là ai) viết không có nghệ thuật lắm khiến người ta đâm ra nghi ngờ tính khoa học của bài viết, tương tự như thế ở bài này Lê Xuân (không biết là ai) cũng không thành công. Nếu có các bài viết hay thì có thể mới thu hút được các cây bút phê bình lớn trong nước, dựng được một sự kiện để mai sau còn nhắc. Các thông tin bài viết người đọc không tin”.

3. Bùi Công Thuấn, đúng không cần cải, nhưng…



Nhà phê bình Bùi Công Thuấn. Ảnh: Tư liệu Google.

Một nhà phê bình chính danh Bùi Công Thuấn vào hùa, theo cái cách thì thụt “ném đá giấu tay” không nói tới giá trị văn chương Thiệp hay, dở thế nào mà là phê bình “Nguyễn Huy Thiệp là người thế nào” và “Nghệ thuật giấu mặt của Nguyễn Huy Thiệp”. Ông ta vòng vo Tam quốc, chẳng biết khen Thiệp hay chê Thiệp, hay khen chê một ít như thói quen phê bình điếm đàng của các nhà phê bình nước ta hay làm, để rồi ông quyết bỏ Thiệp vì Thiệp không có triết học, không có tư tưởng.

Bùi Công Thuấn nói: “Hãy bỏ qua tâm ý của Thiệp, thì bạn đọc nhận ra rõ ràng rằng Thiệp chẳng có một lý thuyết xã hội nào, hay nền tảng triết học tư tưởng nào để lập ngôn, chỉ có cách nói đưa đẩy vòng quanh, cảm tính, như thế Thiệp sẽ chẳng đối thoại với ai được" (những lý thuyết gia kinh tế, chính trị),

Thật là “u u minh minh”, cứ phải có triết học trong mình mới sáng tác đựơc ư? Cứ phải có thần tượng trong mình mới sáng tác được ử? Thiệp đã lập ngôn và mỗi lập ngôn của Thiệp đều để lại ấn tượng mạnh trong xã hội theo ý nghĩa tích cực và lập ngôn của Thiệp đã mang tư tưởng Thiệp, và Thiệp đã trên cả có ích của biết bao người. Thử hỏi, Thích ca khi sáng tạo ra đạo Phật, Gie-su sáng tạo ra đạo Thiên chúa, trong hai ông có triết học nào, tư tưởng nào, thần tượng nào?

Bùi Công Thuấn cố gắng làm trò “ném đá giấu tay” đến mức tối đa nhằm“lôi cổ” Thiệp ra để hạ sát. Nhưng chỉ cần trích theo Bùi Công Thuấn cũng thấy Nguyễn Huy Thiệp đúng.

Chẳng hạn: “Thiệp nói nhân dân VN đang bị nô lệ mà không biết”- Đúng không thể cải.

Thiệp nói về các nhà chính trị VN: Họ chỉ “hứa hẹn suông để bịp bợm thôi”, và “Đừng có bẫy tay vào chính trị tư tưởng, mày đều lắm”…” Bản chất của mày là một thằng trí thức lưu manh chính trị. Tởm lắm! (Những Người Thợ Xẻ) – Cũng đúng không thể cải.

Về cái Hội nhà văn Việt Nam, Nguyễn Huy Thiếp viết, Bùi Công Thuấn “tố cáo” và ngầm kêu gọi Hội đuổi Thiệp ra khỏi Hội:

““Trong cách chửi, giọng văn NHT bình tĩnh dẫn dụ, sau đó bất ngờ bốp chát thẳng vào mặt đối tượng. Xin đọc. “ …Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều… “vô học”, tự phát mà thành danh… Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ… trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa." (Nguyễn Huy Thiệp – Trò Truyện Với Hoa Thủy Tiên) – Cũng đúng không thể cải.

Bùi Công Thuấn “tố cáo” Thiệp, tiếp: “Lúc này ở Châu Âu, nền Đế chế Napôlêông Bonnapac đã sụp đổ. Châu Âu chín chắn hơn. Họ đã bắt đầu hiểu vẻ đẹp và vinh quang một dân tộc không phải do cách mạng hoặc chiến tranh mang lại, cũng không phải do các nhà tư tưởng hoặc các hoàng đế mang lại, bởi vậy họ sống đỡ căng thẳng hơn, giản dị hơn, hợp tự nhiên hơn…” (Vàng Lửa)

và: “Tôi nói NHT lệch lạc, võ đoán và tự ty khi đưa ra nhận định: Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp” – Đúng không thể cải.

Tiếp: “Lê Lợi biết tư tưởng đó chỉ là ngọn cờ khởi sự chứ không phải phương pháp. Hơn nữa ngọn cờ ấy chỉ phù hợp với tình trạng khốn cùng về vật chất của đám đông trong từng khoảng thời gian nhất thời. Lê Lợi vĩ đại vì đã thực tế hơn Nguyễn về cuộc sống…Nguyễn tôn sùng đám đông nhưng Lê Lợi tin chắc chỉ có những cá nhân siêu việt mới có khả năng gây men cho lịch sử. Lê Lợi hiều rõ khả năng tạo dựng và khả năng phá bỏ của Nguyễn nhưng Nguyễn lại không có khả năng giữ nguyên tình trạng”. – Đúng không thể cải.

Thuấn móc Thiệp: “Tôi biết sẽ có nhiều người phản ứng lại điều tôi nói “trắng phớ” ra như thế nhưng ở đây nó là thực tế. Tôi chỉ nói ra một thực tế “tàn nhẫn” mà mọi người vẫn tránh né hoặc “không nỡ” nói ra mà thôi. Đã đến lúc người ta phải nhìn vào thực tế để thúc đẩy văn học cũng như thúc đẩy xã hội phát triển” ( Nguyễn Huy Thiệp – Trò Truyện Với Hoa ThủyTiên.) – Cũng đúng không thể cải.

Từ hàng loạt những tố cáo, mạ lị, gợi ý trên, Bùi Công Thuấn kết luận: “Thiệp đã nhận mình là thằng đểu, thằng tởm lợm,… được cài cắm trong câu chuyện của Thiệp thì chính Thiệp là con người ấy”..

Sao ngây thơ thế nhà phê bình thứ thiệt ông Buì Công Thuấn ơi!
Một trí thức dám nhận mình làm cái nghề tởm lợm, nhất định anh ta không bao giờ tởm lợm. Vì khi anh ta đã nhận ra nó, nhất định anh ta không bao giờ muốn sống chung với nó. Tởm lợm là tởm lợm của ai kia?

Thiệp nói, chính trị bản chất là tởm lợm, thế nhưng nhiều kẻ không nhận ra lại cứ tưởng mình đang cứu nước cứu dân, siêu vong, độ thế, kẻ đó mới đích thị là kẻ tởm lợm. Nhà phê bình Bùi Công Thuấn chẳng lẽ lại không hiểu cái ngầm ý “nói zậy mà không phải zậy” của Nguyễn Huy Thiệp sao?. Không hiểu Thiệp mà bỏ Thiệp thì oan cho Thiệp quá. Ông Thuấn nói “Tôi đã từ bỏ Nguyễn Huy Thiệp từ lâu lắm rồi! Bởi chẳng nên mất thì giờ vào những thứ vô bổ mà Thiệp chào mời”. Tôi tin ở đây ông Thuấn nói như vậy, thực chất cũng lại là “nói zậy mà không phải zậy” vì quên “từ lâu lắm rồi!”, sao Nguyễn Văn Lưu vừa bắn viên đại bác bẩn đầu tiên vào Nguyễn Huy Thiệp, Bùi Công Thuấn đã vội “nhảy” vào ngay và cũng có tới hai phát súng bẩn?

Đối với cách phê bình của ông Thuấn còn nhiều điều phải bàn, nhưng trích vài ý như thế là biết ông Thuấn là người thuộc hàng ngũ nào rồi, trình độ nào rồi, tư tưởng nào rồi.

4. Lời kết cho ba ông:

Mấy câu thơ không phải của Thiệp viết nhưng Thiệp dùng nó trong tác phẩm của mình:

“Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/
Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào lồn/
Vợ tôi nửa dại nửa khôn/
Hôm nay lại bảo: Dí lồn vào thơ!”

Thiệp đàng hoàng viết chữ lồn chứ không như Bùi Công Thuấn dù trích nhưng cũng chí dám viết chữ lồn bằng el, chấm, chấm, chấm – l…. Cụ thể như sau:


“Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/
Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l…/
Vợ tôi nửa dại nửa khôn/
Hôm nay lại bảo: Dí l… vào thơ!”

Ông Lưu, ông Xuân, ông Thuấn cho rằng, đấy là qúa tục và quá bẩn và ba ông không chịu được khi thơ phú lại bị dí vào lồn.


Đền thơ Linga - Yoni ở Thánh địa Mỹ Sơn- Di sản văn hóa vật thể thế giới.

Thưa nhà giám đốc Nhà xuất bản Văn học Nguyễn Văn Lưu, thưa nhà giáo Lê Xuân, Nhà phê bình thứ thiệt Bùi Công Thuấn:

Cái quan niệm nhìn xem, gọi là ngự lãm; uống gọi là ngự tửu; ăn gọi là ngự thiện… của mấy ông đồ nho gàn “dựng” lên từ xửa, từ xưa cũng cần phải có “Biện chứng pháp Mac –Lê”, “Khoa học Mac- Lê” soi vào cho nó ra nhẽ. Tôi cho đây là những quan niệm hủ bại của đám nhà nho điên khùng, muốn cao thượng hơn người khác mà biến thái ra nó. Cứ như đã là nhà nho rồi thì nhất nhất con người không phải chui ra từ lồn, rồi khi trưởng thành không phải yêu nhau và ân ái với nhau ở lồn. Hiện đại, văn minh, văn hóa là sự vật nào phải gọi đúng tên sự vật ấy. Cái tay, cái mắt, cái cặc, cái lồn.. là những bộ phận có nhiệm vụ khác nhau nhằm giúp con người sinh ra, lớn lên và kết thúc. Chúng hoàn toàn bình đẵng và liên kết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất là con người. Chẳng có cái nào có văn hóa hơn cái nào; chẳng có cái nào đáng gọi, cái nào không đáng gọi. Khoa học văn minh chỉ cần xác định giá trị của nó, cái nào hơn cái nào mà thôi. Tôi dám chắc rằng, trong Đời thì cặc, lồn là cái có giá trị nhất. Chúa Gie-su khi sáng tạo ra con người đã quyết sáng tạo ra nó như vậy và đã gửi gắm vào nó như vậy. Nếu không có nó, đàn ông yêu đàn bà bằng cách nào? Lòai người tồn tại và ngày một phát triển bằng cách nào? Lồn sạch sẽ và vĩ đại hơn mấy ông đồ gàn, mấy ông đương đại sĩ diện rởm rất nhiều.

Cho nên, từ xưa dân tộc này đã dựng tượng la liệt ở khắp nơi để thờ lồn và cặc. Những bảo vật ấy vẫn còn “trơ gan cùng tuế nguyệt” ở khắp đất nước ta, tập trung nhiều ở miền Trung, hẳn ba ông đã rõ.

Cho nên, Nguyễn Huy Thiệp gọi lồn là lồn và không ngại ngần bảo các bà vợ đem thơ dí vào lồn, tức là dí vào cái chỗ sạch sẽ nhất, giá trị nhất và vĩ đại nhất ấy. Thiệp hồn nhiên gọi sự vật nào đúng tên sự vật ấy, Thiệp đã là người đàng hòang nhất, tử tế nhất, khoa học nhất, biện chứng nhất và biết quý trọng cái gì cần phải quý trọng nhất. Nguyễn Văn Lưu, Lê Xuân và Bùi Công Thuấn thì không. Ba ông cho rằng, lồn là một thứ ghê tởn, nhơ bẩn, mở mồn ra nói cũng không được, nên đã hạ sát, nhục mạ Nguyễn Huy Thiệp hết lời. Nguyễn Văn Lưu ơi, Lê Xuân và Bùi Công Thuấn ơi, tôi cá 1 ăn vô cùng với ba ông rằng, bất kỳ một con người nào, khi dùng nước đái của bất kỳ một người đàn bà nào đem xoa lên cái mặt người, nhất định trên những cái mặt ấy sẽ lập tức hiện lên hình ảnh cái lồn đã sinh ra ông ta; hình ảnh cái lồn mà bất kỳ một người đàn ông tử tế nào đêm đêm vẫn vuốt ve liếm láp và hú hí với nó. Nó là sự hiện diện của “tội tổ tông mà" mà ba ông. Tôi tin, sau khi làm như vậy, rất có thể ba ông phải xin lỗi ông Thiệp và phải cảm ơn ông Thiệp nữa, vì khi các ông đã làm như thế, ít nhất trong ngày mai, các ông sẽ được vợ các ông cho “ăn ngon, ngủ yên” được một ngày. Thế là đủ cho ba ông rồi đấy.

Một ngày tháng 4.2012 – P. T