THÁNG 1112012
Sự tráo trở của ngôn ngữ
Tất nhiên sách của Alejo Carpentier thì hay rồi, bác Nguyễn Trung Đức dịch cuốn gì mà chả hay, chỉ tiếc bác Trung Đức về trời quá sớm, không thì thiên hạ sẽ đọc được nhiều của Alejo Carpentier nói riêng và văn học Mỹ Latinh nói chung. Nhưng hay nhất vẫn là đầu đề của cuốn sách, Sự tráo trở của phương pháp, chỉ một câu ấy thôi là thiên hạ biết ngay bọn độc tài trên thế giới đã làm gì và sẽ làm gì để lừa mị nhân dân.
Có lẽ vì thế mà rất nhiều người ăn theo cái đầu đề ấy, mình cũng ăn theo, chẳng những ăn theo một lần mà đến hai, ba lần lận. Lần này là sự tráo trở của ngôn ngữ.
Sở dĩ có đầu đề có vẻ giật gân như vậy vìông Huỳnh Phong Tranh, tổng thanh tra Chính phủ đã khẳng định như đinh đóng cột trước Quốc hội ngày 30/10 vừa rồi: “Tôi khẳng định tính đến cuối năm 2009, Vinashin nợ lên đến 86 ngàn tỉ đồng, chứ không phải thất thoát”. Khẳng định của ông Tranh là để cãi lại ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, khi ông Tiến bảo rằng Vinashin đã thất thoát 107 nghìn tỷ đồng, trên 40 nghìn tỷ nợ nước ngoài, hơn 60 nghìn tỷ nợ trong nước.
86 nghìn tỉ hay 107 nghìn tỉ? Cái này chỉ có Chính phủ và Vinashin mới biết đích xác chứ mình chả biết. Nhưng ông Tranh bảo rằng số tiền đó là nợ chứ không phải thất thoát thì mình vỗ đùi đánh đét cười khà khà, nói đây rồi, lại thêm một ví dụ về sự tráo trở của phương pháp, à quên, sự tráo trở của ngôn ngữ!
Ngay lập tức bạn Li Ti đã lên tiếng: Nợ không đòi được mà không gọi là thất thoát thì gọi là cái gì ( tại đây): “Đây đích thực là sự đánh tráo khái niệm trắng trợn. Nói như thế, khác nào Vinashin chỉ tay xuống biển mà tuyên bố con tàu của chúng tôi chìm ở chỗ đấy nhé, chứ có mất đi đâu đâu.” Xong, khỏi phải nói gì thêm.
Chừng nào ông Tranh chỉ ra được làm thế nào để Vinashin trả được nợ và cái món ” thế chấp” của Vinashin là gì, liệu có ” thế chấp” kiểu đó được không, thì khi đó mới xem lại phát ngôn của ông Tranh, còn không thì chắc chắn ông Tranh đã đánh tráo khái niệm để bảo vệ cho chính phủ của ông Tranh. (Chính phủ của ông Tranh thôi nhé, không phải chính phủ của nhân dân, nói vậy cho nó vuông.)
Bạn Li ti đã kết luận: “Bọn tham nhũng làm thất thoát gần trăm nghìn tỷ đồng của dân, của nước là tội nặng không thể tha thứ. Nhưng những kẻ bao che giờ đây cần phải bị xử nặng hơn nữa.” Chuẩn không cần chỉnh, không cần phải nói gì thêm.
Mình xin kể một chuyện vui vui thế này: Vợ chồng ông bạn bị con lấy một món tiền lớn cho bạn mươn. Thằng con đòi bạn ba năm không được vì bạn nó một xu dính đít cũng không có. Ông bạn mắng con, nói mày làm mất của tao cả đống tiền. Thằng con trương gân cổ lên cãi, nói con không làm mất, đó là món tiền bạn con nợ , chẳng qua nó không có trả thôi. Ông bạn gầm lên, nói nó không có trả tức là tao mất tiền chứ sao nữa, thằng ngu!
Mình xin kể một chuyện vui vui thế này: Vợ chồng ông bạn bị con lấy một món tiền lớn cho bạn mươn. Thằng con đòi bạn ba năm không được vì bạn nó một xu dính đít cũng không có. Ông bạn mắng con, nói mày làm mất của tao cả đống tiền. Thằng con trương gân cổ lên cãi, nói con không làm mất, đó là món tiền bạn con nợ , chẳng qua nó không có trả thôi. Ông bạn gầm lên, nói nó không có trả tức là tao mất tiền chứ sao nữa, thằng ngu!
Hi hi hu hu.
Nguyễn Quang Lập
__________________________________________________
THÁNG 1112012
Thư Hà Nội: Ở đây cái gì cũng sẵn
Phạm Thị Hoài: Dưới đây là đoạn trích từ bức thư của một người bạn sống tại Hà Nội tôi nhận được hôm nay. Cảm ơn bạn đã cho phép tôi đem ra chia sẻ trên blog này.
Hơn một tháng qua tớ long tong, đầu bù tóc rối, toan tính những thứ vụn vặt tầm thường. Tâm trí lúc chìm lúc nổi. Xã hội xung quanh im lìm như thóc. Chết lặng. Khủng hoảng thực sự đã tràn về, mọi nơi mọi chỗ.Bài viết của bác Alan Phan hôm 23.10. vừa rồi đã nhấn chìm tiahi vọng cuối cùng còn sót lại của những đại gia lạc quan nhất. Nôm na nói nhanh cho vuông là đất nước đang chìm trong biển nợ. Sau gần hai mươi năm vay ăn béo bẫm, vẽ cho lắm hão huyền thì các vấn đề vĩ mô vẫn còn nguyên đó. Quan còn tiếp tục đánh nhau, chưa ai rỗi mà lo cho dân. Anh Kiên vẫn ngồi, anh Tâm vẫn đứng, anh Sang anh Dũng hai phe chưa phân thắng bại. Trâu chưa chết, bò chưa chết, ruồi muỗi là dân đen đã ngắc ngoải thoi thóp.
Vất vưởng ở đây gần tám năm nhưng cái không khí dở dở ương ương đậm mùi đói khát, lọc lừa như hiện tại tớ chưa thấy bao giờ. Có đồng bào nào xa quê hương, lâu lâu không về thì nên về ngay lập tức. Về mà trải nghiệm cái thanh lịch, hiếu khách, cần cù chịu khó, tính nhẫn nhục, thật thà dễ thương của người Việt. Hiếm khi nào mà người Hà Nội lại khiêm tốn như lúc này. Đại gia ngấp nghé bên bờ vỡ nợ, cửa hàng cửa hiệu thi nhau đóng cửa. Khách sạn 4-5 sao vắng như chùa bà đanh. Nếu giả sử có hứng mua nhà thì người bán đã dịu giọng. Trật tự trên thị trường nhà đất đang được thiết lập lại.
Đầu tiên như mọi khi tớ xin báo cáo tình hình học hành của con gái. Cục vàng của tớ. Con đi học được tròn hai tháng. Tháng đầu tiên thì học cả ngày, ăn ngủ trưa ở lớp, sụt mất ba cân. Tháng thứ hai do mẹ nài nỉ nhờ cô thông cảm con còi cọc nên con được phép tùy ý nghỉ ở nhà tự học lúc nào con muốn. Trong 7 môn học chính thì Toán, Văn, Anh đã ngoi lên top 3 trong lớp và các lớp học thêm. Còn bốn môn Sử, Lý, Sinh, Địa thì chưa có sức để mà học.
Sáng hôm qua bố sa sầm mặt mũi khi hỏi đến cái gì con cũng không biết, ngay lập tức đã có cuộc nói chuyện nghiêm túc. Gay gắt chỉnh đốn thói học hành cẩu thả của con gái và thói chiều con của mẹ. Nói là làm, đêm về vợ nghiên cứu sách môn Sinh, chồng nghiên cứu môn Địa. Hai vợ chồng vật vã nghĩ cách dạy con. Sau một hồi thì tá hỏa, hóa ra con học dốt một phần vì con chưa chăm, nhưng phần nhiều bởi sách viết toàn ngôn từ khó hiểu, câu cú văn phong lằng nhằng rối rắm. Bố mẹ cả đời ăn học, sách Tây sách ta đọc như gió còn chẳng thông. Thương con mà rơi nước mắt, trách ai, hận ai bây giờ?
Nói vậy thôi chứ tớ chẳng dám hé nửa lời chê trách thầy cô. Lương bổng thế tớ cũng chẳng kham nổi. Tuần qua xã hội nhao nhao ném đá ngành giáo dục. Từ “Canh gà Thọ Xương” đến học thêm, lớp VIP. Nghĩ mà chán. Lại cái bài đánh lạc hướng của quan đây mà. Thiên hạ cứ mải đi mà cãi nhau ba cái tầm phào, lãng nhách thì quan ta mới rảnh rang chia chác, trộm cắp, chấm mút.
Ngành giáo dục nói đi nói lại cũng chỉ là ngành cung cấp dịch vụ đơn thuần. Thị trường cầu cái gì thì cung cái đó. Đã mua được quan, bán được chức thì buôn bán in ấn bằng cấp thật giả có gì là sai. Tớ đã nghe có quan phán thẳng vào mặt tớ là cho con đi học làm gì cho mệt, đằng nào thì nó cũng có chân có suất trong Bộ rồi. Học lắm để dọa ai, biết nhiều chỉ tổ ế chồng!
Chỉ tội cho các bác nông dân nai lưng bán mặt cho đất để cuối tháng lo đủ 3 triệu gửi lên cho con đi mua cái chữ. Sau năm năm ăn học con lại bủng beo quay về nhờ bố chạy cho vào cái chức đi cày. Biết thế này ở nhà đi cày luôn cho xong. Mẹ cha đứa nào dụ con ông thi đỗ đại học. Con ơi là con, tao tưởng công thành danh toại mày mới về chứ ai biết đâu mày bị người ta lừa đi du lịch giá cao hả con!
Và tội cho những đứa trẻ. Biết chạy vào đâu để cống hiến tài năng trí tuệ? Ghế thì ít đít thì nhiều. Khắp nơi phá sản, giải thể, cưỡng ép tự thôi việc. Bố mẹ ở quê nào đã từng nghe bao giờ. Cứ tưởng ra gần trung ương là tốt. Hoài bão ước mơ con luôn canh cánh trong lòng, tâm niệm thương cha xót mẹ. Một lòng hiếu thảo. Một lòng theo thầy cô đèn sách. Tuổi trẻ, nhiệt huyết, niềm tin, hi vọng, trôi dạt về đâu?
Học xong bằng đỏ ra lấy đâu nửa tỉ bạc mà chạy vào ngân hàng? Lấy đâu ra 400 triệu để có chân được làm bác sĩ? Lấy đâu ra 20.000 $ để chạy làm tiếp viên hàng không Vietnam Airlines? Lấy đâu ra 160 triệu để chạy vào biên chế giáo viên cấp hai? Lấy đâu ra 60 triệu để chạy vào làm cô giáo mầm non? Rồi cách cuối cùng, muốn vào làm vợ hai, vợ ba, vợ hờ của đại gia thì cũng phải có tiền đầu tư phấn son giầy dép chứ có phải tay trắng mà được đâu!
Ở đây cái gì cũng sẵn, chỉ thiếu mỗi công ăn việc làm.
___________________________________________
THÁNG 1112012
Ma trận của Bộ trưởng Vương Đình Huệ
Đào Tuấn
Trước Quốc hội ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khiến cử tri và nhân dân lạc vào “ma trận” khi tung ra hàng loạt những thuật ngữ kiểu “tỷ lệ động viên thuế phí”, rồi “ngân sách”, rồi “% GDP”.
Thưa Bộ trưởng, cả nước chỉ có hơn 24 ngàn tiến sĩ, mà cũng không phải tất cả đều là tiến sĩ kinh tế để có thể hiểu được điều ông nói.
Tóm lại, ý Bộ trưởng muốn nói thuế phí ở Việt Nam không phải cao gấp từ 1,4 đến 3lần khu vực như báo cáo của Ủy ban Kinh tế. Bởi các nước chỉ tính thuế trên ngân sách TƯ, trong khi ở ta, tính tất, cả từ việc bán tài nguyên là dầu thô, đất đai, lẫn viện trợ.
Những con số mà Bộ trưởng thậm chí dùng “GDP” để nói, thật ra khiến người dân mù tịt. Và đã mù tịt thì làm sao có thể thuyết phục được họ tin. Nhưng dường như việc sử dụng “thuật ngữ ma trận” không hoàn toàn tình cờ. Bởi khi khẳng định thuế phí ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình so với thế giới và khu vực, thì Bộ trưởng lại “quên” không so sánh thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam so với thế giới và khu vực.
Cách đây chưa lâu, đề tài khoa học cấp nhà nước do Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ ra một thực tế: GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia. Còn Còn theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Nhưng không chỉ những con số đang cho thấy sự “trời vực” về thu nhập giữa người dân Việt Nam so với khu vực, châu Á, và thế giới mà chất lượng sống của người Việt Nam cũng đang bị đánh giá là “suy giảm” và “có nguy cơ tụt lại phía sau” so với các nước.
Sự “suy giảm”, “tụt lại phía sau” biểu hiện ngay trong chính thứ mà Bộ trưởng Huệ cũng đã sử dụng ngày hôm qua “giá thế giới”. Cụ thể hơn, trong khi thu nhập và chất lượng sống thấp thì các giá cả hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đang được tính toán và so sánh nhằm hướng tới “hội nhập” với giá cả thế giới. Chẳng hạn như giá xăng, thứ giá mà Việt Nam đang hướng và quản lý “theo giá thế giới”- như khẳng định của Bộ trưởng Huệ. Hoặc giá điện “thấp hơn giá thế giới” mà vài hôm nữa, thế nào Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng sẽ kêu than.
Sự suy giảm và tụt lại về mặt thu nhập và đời sống, so với mức thuế phí được thanh minh là “trung bình so với thế giới và khu vực” đang cho thấy tư duy trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến thuế phí là rất thiếu công bằng với đời sống người dân. Không nói đâu xa, khi quyết định số tiền lương tăng thêm 100 ngàn (mà cũng chỉ cho 8 triệu đối tượng) thì Bộ Tài chính cũng quyết thu đúng 100 ngàn theo kiểu “bổ đầu” đối với hơn 40 triệu chiếc xe máy, thực ra là đôi chân, là chiếc cần câu cơm của dân chúng. Thậm chí, xe đạp điện cũng không được tha.
Người dân sẵn sàng chia sẽ khó khăn với ngân sách nhà nước. Nhưng dứt khoát đó không phải là từ việc tư lệnh ngành tài chính đưa ra một thứ “ma trận” để cử tri và nhân dân thực lạc vào đó mà không biết đầu cua tai nheo thế nào. Lại càng không thể chỉ nói đến chuyện “nộp” như thế là chưa nhiều, mà không quan tâm đến việc họ “có” bao nhiêu trong túi, và những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt đó có đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu hay không.
Tóm lại, ý Bộ trưởng muốn nói thuế phí ở Việt Nam không phải cao gấp từ 1,4 đến 3lần khu vực như báo cáo của Ủy ban Kinh tế. Bởi các nước chỉ tính thuế trên ngân sách TƯ, trong khi ở ta, tính tất, cả từ việc bán tài nguyên là dầu thô, đất đai, lẫn viện trợ.
Những con số mà Bộ trưởng thậm chí dùng “GDP” để nói, thật ra khiến người dân mù tịt. Và đã mù tịt thì làm sao có thể thuyết phục được họ tin. Nhưng dường như việc sử dụng “thuật ngữ ma trận” không hoàn toàn tình cờ. Bởi khi khẳng định thuế phí ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình so với thế giới và khu vực, thì Bộ trưởng lại “quên” không so sánh thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam so với thế giới và khu vực.
Cách đây chưa lâu, đề tài khoa học cấp nhà nước do Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ ra một thực tế: GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia. Còn Còn theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Nhưng không chỉ những con số đang cho thấy sự “trời vực” về thu nhập giữa người dân Việt Nam so với khu vực, châu Á, và thế giới mà chất lượng sống của người Việt Nam cũng đang bị đánh giá là “suy giảm” và “có nguy cơ tụt lại phía sau” so với các nước.
Sự “suy giảm”, “tụt lại phía sau” biểu hiện ngay trong chính thứ mà Bộ trưởng Huệ cũng đã sử dụng ngày hôm qua “giá thế giới”. Cụ thể hơn, trong khi thu nhập và chất lượng sống thấp thì các giá cả hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đang được tính toán và so sánh nhằm hướng tới “hội nhập” với giá cả thế giới. Chẳng hạn như giá xăng, thứ giá mà Việt Nam đang hướng và quản lý “theo giá thế giới”- như khẳng định của Bộ trưởng Huệ. Hoặc giá điện “thấp hơn giá thế giới” mà vài hôm nữa, thế nào Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng sẽ kêu than.
Sự suy giảm và tụt lại về mặt thu nhập và đời sống, so với mức thuế phí được thanh minh là “trung bình so với thế giới và khu vực” đang cho thấy tư duy trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến thuế phí là rất thiếu công bằng với đời sống người dân. Không nói đâu xa, khi quyết định số tiền lương tăng thêm 100 ngàn (mà cũng chỉ cho 8 triệu đối tượng) thì Bộ Tài chính cũng quyết thu đúng 100 ngàn theo kiểu “bổ đầu” đối với hơn 40 triệu chiếc xe máy, thực ra là đôi chân, là chiếc cần câu cơm của dân chúng. Thậm chí, xe đạp điện cũng không được tha.
Người dân sẵn sàng chia sẽ khó khăn với ngân sách nhà nước. Nhưng dứt khoát đó không phải là từ việc tư lệnh ngành tài chính đưa ra một thứ “ma trận” để cử tri và nhân dân thực lạc vào đó mà không biết đầu cua tai nheo thế nào. Lại càng không thể chỉ nói đến chuyện “nộp” như thế là chưa nhiều, mà không quan tâm đến việc họ “có” bao nhiêu trong túi, và những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt đó có đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu hay không.