Thursday, March 14, 2013

BẢN CHẤT LƯU MANH...


Tin tặc giả danh 'Anh Ba Sàm'


Hình ảnh từ trang basam trước khi bị đánh sập
Blog Basam nổi tiếng với các thông tin trái chiều


Chủ trang Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh nói bài viết về những "biên tập viên" của trang điểm tin này do tin tặc đưa lên.


Bài trên trang bị đột nhập nói về cá nhân ông Vinh và một người được cho là biên tập viên khác ở Hoa Kỳ với tên Đinh Ngọc Thu, vốn được gán cho là tác giả của chính Bấmbài viết về bản thân và các nhân vật phụ trách trang Ba Sàm.
"Cái việc họ làm bài giả biên tập viên là họ dựa trên thông tin họ lấy được trong hộp thư của chúng tôi, ông Vinh trao đổi với BBC tối 14/3.
"Đương nhiên tôi biết là họ có thông tin bên ngoài vì có những cái họ không thể có được qua hôm thư.
"Họ lắp ghép vào, xào xáo đủ thứ và họ đánh lừa được nhiều người", ông nói thêm.

'Bịa đặt hoàn toàn'

Ông Vinh nói ông đã nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại và email của độc giả hỏi về bài viết trên trang bị tin tặc chiếm.
Chủ blog nói có những thông tin trong bài viết là "bịa đặt hoàn toàn và bôi nhọ".
"Riêng tôi có một hai tình tiết họ bị đặt hoàn toàn."
Chủ blog Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
Ông nói: "Riêng tôi có một hai tình tiết họ bị đặt hoàn toàn.
"Ví dụ như là nói chuyện về gia đình tôi và nói rằng tôi qua thủ tục pháp lý thì được thừa hưởng toàn bộ nhà của hai ông bà cụ là sai hoàn toàn.
"Nhà của ông bà cụ tôi được ba tôi di chúc chia đều cho bốn anh em.
"Nhưng mà di chúc như thế với tình trạng pháp lý hiện nay thì anh em chúng tôi không chia nhau được vì má tôi còn sống.
"Má tôi năm nay 90 tuổi mà bị lẫn thì không thể làm thủ tục chia được.
"Hoặc là họ nói tôi ly dị là sai hoàn toàn."

'Nhẹ nhàng, lịch sự'

BBC cũng đã gọi vào số điện thoại của bà Thu nhưng được dẫn tới hộp thư thoại.
Ông Vinh nói ông sẵn sàng nói về những thông tin liên quan tới ông nhưng "không biết chắc, không muốn và không có quyền xác nhận" các thông tin về những người khác.
Ông cho biết: "Những gì không thuộc phần của tôi, vài ngày nữa khi chúng tôi xong trang ổn định của chúng tôi mà không sợ bị xóa thì chúng tôi sẽ thông báo về chuyện này."
Chủ blog thậm chí nói trong "đêm nay" ông sẽ có thông báo về trang Ba Sàm mới ở một địa chỉ khác cũng trên trang blog WordPress.
Ông nói ban biên tập sẽ cố gắng thực hiện bảo mật tốt hơn với một lớp bảo mật qua điện thoại khi truy cập vào tài khoản thư điện tử gmail.
"Phải nói thẳng là trong suốt hơn năm năm, tôi không bị áp lực gì căng thẳng từ cơ quan chức năng. "
Ông Nguyễn Hữu Vinh
Nhưng ông cũng nói khả năng bị tấn công luôn luôn có do số lượng tệp thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh hay video mà ông nhận được quá lớn và người ta luôn có thể cài mã bẩn vào các tệp thông tin.
Bình về sức ép của chính quyền đối với ông, chủ blog nói:
"Phải nói thẳng là trong suốt hơn năm năm, tôi không bị áp lực gì căng thẳng từ cơ quan chức năng.
"Chỉ đôi lần thông qua quan hệ bạn bè thì họ có đề nghị tôi ngừng.
"Có lần họ đề nghị tôi thôi [tường thuật] và gỡ các hình ảnh trực tiếp xuống, tôi nói tôi có thể đồng ý nhưng sẽ thông báo với độc giả đây là đề nghị của cơ quan chức năng.
"Như vậy cũng là để giảm bớt áp lực với họ."
Ông Vinh nói thêm:
"Họ cũng có đề nghị tôi không để trong list [danh sách] của tôi blog này, blog kia, tôi cũng chấp nhận một phần.
"Tôi coi cái đó không đáng kể. Tôi nói tôi không để trong list, nhưng bài vở tôi vẫn điểm.
"Tất cả yêu cầu của họ có tính chất nhẹ nhàng thôi, nhẹ nhàng, lịch sự.
"Tôi là người có nhiều kinh nghiệm và có quan hệ rộng."
Ông Vinh nói với BBC cho tới trước khi bị đánh sập, blog Ba Sàm có khoảng 100.000 lượt người truy cập mỗi ngày.
Chính quyền Việt Nam có chính sách hà khắc đối với các bloggers và vẫn nằm trong danh sách "kẻ thù internet" của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

FROM BBC

__________________________________________________


TQ hoàn tất thủ tục đổi ghế lãnh đạo


Ông Tập Cận Bình
Tổng bí thư ĐCS TQ Tập Cận Bình, vừa nhận chức Chủ tịch nhà nước và Chủ tịch Quân ủy
Trong một cuộc bầu chọn không có gì gay cấn, ông Tập Cận Bình vừa nhận chức Chủ tịch nhà nước Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy.
Công cuộc thay đổi giới lãnh đạo tại Trung Quốc bắt đầu từ tháng 11 năm 2012 khi ông Tập Cận Bình trở thành lãnh tụ Đảng, thay ông Hồ Cẩm Đào, nay đã hoàn tất và ông Tập trở thành một trong số rất ít người trong lịch sử Trung Quốc vừa là người đứng đầu đảng, nhà nước và quân đội.
Vậy ông tiếp nhận một đất nước như thế nào từ ông Hồ Cẩm Đảo?

'Thái tử đỏ'

Kerry Brown, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, cho rằng nhờ công của ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng đáng kế - tăng gấp bốn lần so với cách đây 10 năm.
"Ông Hồ Cẩm Đào cũng đã làm được việc duy trì sự đồng thuận chính trị khi giới lãnh đạo phải đối mặt với những hoàn cảnh chính trị và quốc tế phức tạp, đặc biệt phải thực thi quá trình chuyển tiếp chính trị sau vụ bê bối của ông Bạc Hy Lai," ông Brown nói.
Ông John Garrnaut, một phóng viên người Hoa viết cho tờ Sydney Morning Herald và tờ The Age cũng cảm thấy thành quả lớn nhất của ông Hồ là giữ gìn an ninh ổn định trong nước trong hoàn cảnh khá khó khăn.
Tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn phía trước.
"Nếu Trung Quốc cuối cùng tiến tới dân chủ thì khó có thể hình dung điều đó sẽ xảy ra nếu không có một nhà lãnh đạo cứng tay."
Kerry Brown
"Tình trạng bất bình đẳng không khá hơn so với cách đây 10 năm và Trung Quốc là một đất nước rất bất bình đẳng. Thiếu một cải cách chính trị và cải tổ luật pháp đồng thời không có nhúc nhích gì theo hướng đó cả," ông Kerry Brown nói.
So với ông Hồ Cẩm Đào, một người được xem là vô cùng cẩn trọng, thì ông Tập Cận Bình thể hiện là một người tự tin hơn rất nhiều, chủ yếu là do xuất thân của ông, con trai một nhà cách mạng lão thành.
"Ông Tập Cận Bình hoàn toàn là một người thuộc tầng lớp quý tộc trong đảng, và xuất thân này đã hình thành cách nhìn nhận thế giới của ông. Ông thực sự bảo vệ danh dự, phẩm chất và quyền lãnh đạo của đảng," ông Kerry Brown nói.
Trong khi đó ông John Garnaut thì cho rằng xuất thân đó cho phép ông Tập có được khởi đầu thuận lợi nhưng những gì ông đạt được cho tới này là do tài năng và khả năng của chính ông. Liệu điều đó sẽ giúp ông giải quyết những vấn đề hiện nay hay không thì còn quá sớm để có thể nói được.

Tham nhũng

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà ông Tập Cận Bình phải giải quyết là tình trạng tham nhũng lan tràn. Ông Kerry Brown tin rằng ông Tập là người từng có tiếng trong việc giải quyết tệ nạn này.
"Khi ông là lãnh đạo cao cấp tại Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, ông nói nhiều về tham nhũng và ông có lẽ là viên chức cao cấp duy nhất vào những năm 1990s đã không bị ảnh hưởng của vụ bên bối Viễn Hoa nổi tiếng; vì thế tham nhũng là quan trọng đối với ông."
"Sau khi ông nhận chức vụ Tổng bí thư đảng, ông bắt đầu giải quyết vấn đề này. Ông Vương Kỳ Sơn, một viên chức cứng rắn và có năng lực được cử vào vị trí đứng đầu ủy ban kỷ luật của đảng và họ thu nhỏ Ban thường trực lại so với trước đây. Lần này tại Đại hội Đảng toàn quốc họ bỏ bộ Xe lửa."
Ồng Tập Cận Bình và ông Hồ Cẩm Đào tại ĐH Đảng cộng sản TQ
Người ta cho rằng ông Tập Cận Bình tỏ ra là người tự tin hơn người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào
Ông Kerry Brown cho rằng phép thử tối quan trọng sẽ tới khi ông Tập Cận Bình phải giải quyết một vài người rất có quyền lực, những người đã trở nên vô cùng giàu có nhờ việc quản lý các công ty nhà nước, và rồi những người này sẽ biết liệu ông Tập Cận Bình có được nhóm người đồng thuận và thích hợp xung quanh ông để giúp ông đối mặt với những nhân vật đầy quyền lực đó hay không.
Đảng sẽ phải giải quyết cho xong vụ Bạc Hy Lai. Ông John Garnaut, tác giả của "Sự nổi lên và sụp đổ của nhà họ Bạc", tin rằng Tập Cận Bình đã đóng một vai trò quan trọng.
"Ông Bạc Hy Lai có tiềm năng là đối thủ nguy hiểm nhất của ông Tập. Ông tập Cận Bình có thể đã mất sự ủng hộ trong số các thái tử đảng, nhưng dường như ông đã thắng trong cuộc đầu đó."

Nhà lãnh đạo cứng tay?

Trong khi người dân ngày càng bối rối và hoài nghi đối đảng và chính phủ, một điều có thể thấy qua những bình luận trên các mạng xã hội, ông Tập Cận Bình phải đối mặt với nhiệm vụ phục hồi lòng tin và kết nối với người dân.
"Ông Tập là một người giao tiếp tốt hơn ông Hồ Cẩm Đào," ông Kerry Brown nhận xét, "và một vài bài phát biểu của ông đã thu hút những nhận xét tích cực, và như thế thật đáng khích lệ".
Trung Quốc cần một lãnh đạo cứng tay vào giai đoạn giữa ngã ba đường này, ông Garnaut tin như vậy, nếu không sẽ không thể đương đầu được với những thách thức to lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
"Nếu Trung Quốc cuối cùng tiến tới dân chủ thì khó có thể hình dung điều đó sẽ xảy ra nếu không có một nhà lãnh đạo cứng tay."
Đối với những thách thức quốc tế, ông Kerry Brown lưu ý rằng ông Tập Cận Bình đã có rất nhiều kinh nghiệm ở cương vị Phó Chủ tịch nước và là lãnh đạo đảng tại tỉnh Chiết Giang.
"Ông sẽ là nhân vật được nói tới và nhìn thấy nhiều hơn so với ông Hồ Cẩm Đào nhưng điểm chung mà họ cùng chia sẻ là họ muốn một môi trường quốc tế thật lành cho Trung Quốc để tiếp tục phát triển thành một đất nước có thu nhập trung bình vào năm 2020".