Thursday, March 14, 2013

Người cha các dân tộc



‘Người cha các dân tộc’ thành con yêu tinh


Stalin. Ảnh onet.pl

Tháng 3 năm nay là kỷ niệm lần thứ 60 cái chết của một nhân vật lịch sử Joseph Stalin, người từng cai trị Liên Bang Xô Viết suốt 30 năm (1922-1953) bằng một chế độ độc tài Cộng sản cá nhân sắt máu.

Con người này có nhiều chức tước: Tổng Bí thư đảng CS Liên Xô, Lãnh tụ đệ Tam Quốc tế CS sau khi Lenin mất năm 1924, Tổng Chỉ huy, Tư lệnh tối cao, Đại Nguyên soái Liên bang Xô viết…Ở thời kỳ cực thịnh, Stalin được suy tôn là “Lãnh tụ vĩ đại của các dân tộc” và “Người Cha của các Dân tộc”. Riêng đảng CS Pháp gọi ông một cách thân thiết đặc biệt là “Le Petit Père Aimé de tous les peoples” (Người Cha thân thương của mọi dân tộc).

Năm nay, báo chí châu Âu và thế giới nhắc khá nhiều đến nhân vật lịch sử này với một số phát hiện mới. Cuốn sách được chú ý nhất là tác phẩm tiếng Pháp Le canapé du Diable (Chiếc ghế trường kỷ của Quỷ sứ), hay còn có tiêu đề phụ Les 5 jours d’agonie de J. Staline (5 ngày hấp hối của J. Stalin) của nhà báo Thierry Lentz, do tuần báo Express xuất bản.

Sáng tác này nằm chung trong bộ sách lớn mang tít chung là Les derniers jours des dictateurs (Những ngày cuối cùng của những tên độc tài), viết về những cái chết của Mussolini, Mao Trạch Đông, Francisco Franco, Tito, Nicolae Ceaucescu, Mobutu Sese Seko, Saddam Hussein và Muammar Gaddafi.

Phát hiện mới khẳng định, Stalin chết là chính do tính nghi kỵ bệnh hoạn ở cuối đời, vì đã gây án oan không biết cơ man nào mà kể trong các đợt thanh trừng lớn diễn ra suốt thời kỳ cầm quyền. của ông ta.

Trước Thế chiến thứ II, Stalin mở cuộc Đại thanh trừng năm 1937, bắn bỏ 70.000 sỹ quan trung, cao cấp quân đội cũ và bỏ tù 20.000 người khác chỉ vì bệnh đa nghi dai dẳng, sợ họ làm phản khi chiến tranh xảy ra. Thời gian sau, ông đã đặt bút ký tên duyệt án xử bắn thêm 44.000 người nữa. Tháng 3/940 ông ký duyệt xử bắn hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong rừng Katyn, gần Smolensk.

Do Stalin chủ quan, tin tưởng phát xít Đức sẽ không tiến công Liên Xô trước vì bị ràng buộc bởi hiệp ước Xô – Đức tháng 8/1939, nên khi chiến tranh nổ ra tháng 6/1941, quân đội Liên Xô bị bất ngờ, ngay trong những tháng đầu đã tổn thất hơn 1 triệu quân, mất gần 1 triệu km vuông lãnh thổ. Đầu tháng 12/1941 quân Đức chỉ còn cách thủ đô Moscow có 22 km.

Chưa kể hàng chục triệu người chết do thanh trừng, đói kém, di dân cưỡng bức thời Lenin (1917 – 1924), riêng thời Stalin (1924 – 1953), số người chết do nhiều đợt thanh trừng, khủng bố, chết đói do tập thể hóa nông nghiệp và di dân Do Thái đến Uzbekistan và Kazakhstan, tổng số lên đến hơn 20 triệu sinh mạng.

“Năm ngày hấp hối của Stalin” được kể lại như sau: Tối thứ Bảy 28/2/1953, cả Bộ Chính trị khoảng 20 người như thường lệ họp tại nhà nghỉ riêng của Stalin ở Kountsévo, cách điện Kremlin chừng nửa giờ xe ô tô. Sau một bữa ăn, uống rượu mạnh, xem phim, mọi người ra về.

Stalin ở lại một mình trong ngôi nhà, thường mệt mỏi, mặc luôn bộ cánh y phục nằm trên ghế sofa để chợp mắt, không vào phòng ngủ. Hôm ấy buổi họp khá căng. Mọi người cảm thấy Béria sắp bị sa thải đến nơi, tiếp theo là Molotov, mà bà vợ vừa bị Stalin giao cho mật vụ tra hỏi một số vấn đề. Sau 2 tay này sẽ có thể đến Khrushchev. Vụ án “áo choàng trắng” – các bác sỹ bị nghi có âm mưu ám sát Stalin, đang gay gắt.

Mấy tháng nay nghiêm lệnh của Stalin là không được đánh thức ông trong giấc ngủ, khi có chuông gọi mới được vào phòng ông. Cả ngày Chủ nhật 1/3 không ai biết có gì đã xảy ra, vì không nghe chuông gọi. Dạo này ông hay lên cơn đau khớp, nhức đầu, cáu gắt, mọi ngưòi càng sợ. Đến tận 22 giờ, chuyến công văn mật và khẩn từ điện Kremlin xuống, Đội trưởng cảnh vệ và người quản gia được mời đến, mở cửa ra, thấy Stalin nằm trên sàn nhà, bất tỉnh, vẫn thở nhẹ nhưng không nói được.

Họ điện khắp nơi để tin cho Béria nhưng ông này đi vắng, một giờ sau lệnh của Béria mới tới: “Để nguyên, không được làm gì, chờ!”. Khoảng 3 giờ sáng thứ Hai 2/3, Béria cùng Malenkov đến, nhìn qua, Béria chỉ thị: “Không được tiết lộ gì ra ngoài, để ông ấy yên ngủ”. Một giờ sau Béria chỉ thị cho Bộ trưởng Y tế Tratiakov, ông này cử ngay toán chuyên gia do Giáo sư Bác sỹ Loukomski dẫn đầu đến khám nghiệm, với sự có mặt của 4 nhà lãnh đạo Molotov, Mikoyan, Kaganovitch và Vorochilov, với nhận xét: huyết áp tụt thấp, liệt bên phải, xuất huyết não trái nặng, phía trái co giật. Như vậy hơn 20 giờ sau khi xảy ra tai biến, bệnh nhân mới được khám, nhưng không có phương án chữa trị nào ngoài chỉ thị: để bệnh nhân nằm nghỉ nơi thoáng, yên tĩnh.

Suốt cả ngày thứ Ba 3/3 Bộ Chính trị họp để bàn về sự kế thừa Staline bởi bộ ba tập thể Malenkov, Kaganovitch và Bulganin, do Malenkov làm Tổng Bí thư. Ngày thứ Tư 4/3 ra thông báo về bệnh tình đáng lo ngaị của Stalin, ngày thứ Năm 5/3, bệnh nhân nôn ra máu, khó thở, trụy tim và tắt thở vào lúc 9 giờ 50 phút ,thọ 75 tuổi.

Ngày 9/3 ở Moscow làm lễ an táng trọng thể Stalin với 5 triệu người đi viếng, do chen chúc có hằng trăm người bị thương. Thi hài Staline được đặt trong Lăng Lenin và Stalin trên Quảng trường Đỏ. Tháng 2/1956, gần 3 năm sau, tại Đại hội XX đảng CS Liên Xô, tệ sùng bái cá nhân Stalin bị lên án. Tháng 10/1961, thi hài Stalin được chôn ở chân tường điện Kremlin. Nhiều tượng của Staline bị phá đổ, gần đây là cả bức tượng hiếm có còn lại ở quê hương Gruzia của ông đã bị phá sập.

Ở Pháp, nơi vốn có đảng CS mạnh, từng nổi tiếng là “đảng của những người bị bắn” (le parti des fusillés) do đảng viên CS tham gia đông đảo các đội du kích chống phát xít Đức, phối hợp với Hồng quân Liên Xô, ảnh hưởng Stalin rất lớn. “Người Cha thân thương của mọi dân tộc” là danh hiệu phổ biến nhất của ông. Gia đình Cộng sản nào cũng có ảnh Đại Nguyên soái Josseph Stalin ở nơi trang trọng nhất. Có nơi ngày Noel , “Ông già Stalin” thay cho “Ông già Noel” tặng quà cho các em bé.

Nay thì hết, không còn gì nữa. Qua những trang sách, những bức ảnh, những cuốn phim, Stalin hiện nguyên hình là kẻ sát nhân hàng loạt, do động cơ quyền uy, danh vọng cá nhân. Trong cuốn sách nói trên, tác giả gọi ông là “Sa hoàng Đỏ, “chiếc ghế trường kỷ của Quỷ sứ”. Sách cho thiếu nhi Pháp còn vẽ ông như con “Đại Yêu tinh” (le Grand Ogre) ăn thịt người…

Có nhà bình luận cho rằng ác giả ác báo, cuộc hấp hối đau đớn uất hận tột cùng của tên phạm tội diệt chủng chống nhân loại, kéo dài suốt 5 ngày đêm mà không nói được nên lời, là sự cảnh cáo mọi nhà độc tài CS coi nhân dân như cỏ rác, muốn đầy ải, bỏ tù, giết hại ai là tùy tiện thực hiện, do có quyền lực tự cho là tuyệt đối trong tay.

Ai bảo Bộ Chính trị CS Việt Nam hiện nay không mang tinh thần khủng bố và thanh trừng kiểu Stalin, coi bất cứ công dân, đảng viên, sỹ quan, viên chức, nhà báo, sinh viên nào không phục tùng mình là kẻ thù cần tiêu diệt, cho vào tù hay đuổi việc, dù cho đó chỉ là những em sinh viên như Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Hoàng Vi, Đỗ Thị Minh Hạnh, hay như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mới đây nhất.



Blog Bùi Tín- VOA


___________________________________




Cháu của Nguyễn Sinh Hùng hất cẳng Nông Quốc Tuấn?


Ông Nông Quốc Tuấn bị hất cẳng và Trần Sỹ Thanh về thay thế giữ chức Bí Thư Bắc Giang. Có lẽ ít người biết rằng cái cậu ấm Uỷ viên trung ương dự khuyết này là cháu của Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc Hội – Một trong thế lực đang thoả hiệp cùng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng…



Ông Trần Sỹ Thanh

Ông Trần Sỹ Thanh – 41 tuổi, Ủy viên dự khuyết Trung ương, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương – đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang thay ông Nông Quốc Tuấn vừa được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Ngày 15-6, ông Tô Huy Rứa – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương – thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư công bố các quyết định nhân sự của Trung ương tại Tỉnh ủy Bắc Giang.

Theo Quyết định số 528 và 529-QĐNS/TW ngày 4-6-2012, Bộ Chính trị quyết định ông Nông Quốc Tuấn – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang – thôi tham gia Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban này.

Tại buổi công bố, ông Tô Huy Rứa cũng công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao ông Trần Sỹ Thanh – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương – thôi tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2010-2015.

Phát biểu tại buổi công bố các quyết định, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa ghi nhận những đóng góp của ông Nông Quốc Tuấn trong thời gian giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Ông Tô Huy Rứa mong ông Trần Sỹ Thanh tiếp tục phát huy khả năng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.

Ông Trần Sỹ Thanh, 41 tuổi, quê xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An, là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

H.Thành (Quan Làm Báo)

______________________________________________