THẰNG MÙ DẪN LỐI CHO THẰNG SÁNG
Nguyễn Thùy Linh, sinh viên thế hệ 9x (FTU)
Nguyễn Thùy Linh thuộc thế hệ 9x. Tham gia mạng xã hội Facebook ngày 02 tháng 02 năm 2012. Mới môt năm rưỡi thôi, nhưng tính đến hôm nay (23g00′, 07/7/2013), bạn ấy có đến 1417 người theo (followers). Con số đó còn tăng từng ngày.
Họ “theo” chỉ để được đọc, bình luận và chia sẻ các “cảm nhận, suy nghĩ” của một sinh viên thế hệ 9x. Thế hệ 9x nhưng bàn luận về các vấn đề thời sự xã hội, chính trị, kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Vì sao một nữ sinh đang độ tuổi “chỉ lo ăn học và làm nũng với bố mẹ, bạn bè”, mà có nhiều người vào đọc và chia sẻ như vậy? Thậm chí có người có bằng tiến sỹ, giáo sư các ngành, vẫn dõi theo và mong muốn được đọc những chia sẻ của Nguyễn Thùy Linh.
Đơn giản,những “xì-tây-tút” (status=suy nghĩ và nhận xét) của một sinh viên 9x, đáng để các thế hệ cha anh suy nghĩ. Mà thế hệ cha anh thì không ít người mang chức danh học vj đầy mình nhưng “ngủ quên” trong thực tại xã hội hiện thời.
Nhiều người lớn tuổi nói, thanh niên ngày nay nào là “chỉ biết sống cho mình và thích hưởng thụ”; nào là “chạy theo những giá trị văn hóa ngoại lai và vật chất”.
Nếu đọc được những “xì-tây-tút” của NguyễnThùy Linh trên Phây-búc, chắc họ sẽ phải suy nghĩ lại. Thậm chí họ sẽ phải nhìn lại chính mình và những gì mình góp phần tạo “cống hiến” để tạo nên một xã hội ngày nay!
Nhân mùa thi đại học vừa kết thúc đợt 1, mình post lại status ngày 01/07/2013 của NguyễnThùy Linh. Mình đã “edited” câu cú nhưng vẫn giữa nguyên bản gốc và đặt tên cho “xì-tây-tút” (entry) này bằng thành ngữ của cộng đồng mạng xã hội là… :
Khoảng 2 tháng trước, trong một tiết học chính trị, thầy giáo của Linh khẳng định như đinh đóng cột rằng: “Thầy nghĩ với quyết tâm chính trị của Đảng và sự nổ lực của toàn dân, 20 năm nữa VN sẽ đuổi kịp Singapore“.
Linh không tin nên vội rút điện thoại ra và tìm kiếm dữ liệu về GDP bình quân đầu người của hai nước. Sau đó đưa cho thầy xem. Thầy ngồi trước màn hình máy tính khoảng 20 phút nhưng không tính ra được (^^).
Qua sự việc trên chúng ta đã thấy được phần nào nguyên nhân tụt hậu của nền giáo dục nước nhà. Chỉ tính đến cấu trúc ngữ nghĩa của câu nói được phát ra từ một vị Tiến sĩ đã thấy không ổn chút nào rồi. Chưa nói đến độ chính xác của thông tin.
“Với quyết tâm chính trị của Đảng” nghĩa là gì ??? Một câu nói mang tính hình thức, giáo điều, rập khuôn, tối nghĩa, nói thẳng ra là tào lao.
Năm 2012, GDP bình quân đầu người của Singapore và VN lần lượt là 49.271 USD và 1.374 USD. Nếu lấy tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của VN là 7%, của Singapore là 5% (dĩ nhiên đây chỉ là số liệu mà người VN mơ ước), thì bằng một phép tính đơn giản cũng cho ra kết quả: VN sẽ đuổi kịp Singapore sau 190 năm nữa !
Người ta thường nói đùa với nhau rằng: “Thằng mù dẫn lối cho thằng sáng“, có lẽ câu nói này đang rất phù hợp với tình hình ở VN.
Nhìn cái cách chính phủ điều hành nền kinh tế là thấy ngay được điều này. Điều nguy hại nhất mà chế độ “toàn trị” để lại cho đất nước, theo Linh là sự tụt hậu của nền giáo dục VN so với các nước trong khu vực.
Trình độ dân trí thấp sẽ dẫn đến đói nghèo và đói nghèo sẽ sinh ra những người thất học, nó như một vòng luẩn quẩn mà suốt mấy chục năm qua chúng ta vẫn không thể thoát ra được.
Linh nhớ có một lần, có một thầy giáo đã nói trước lớp họcrằng: “Nền giáo dục của nước ta đangđược quản lý bởi những người thiếu giáo dục“. Vừa nghe qua thì có vẻ cực đoan nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì ta lại thấy đúng.
Có thể lấy dẫn chứng về việc bộ trưởng bộ GD&ĐT đã gửi công văn yêu cầu báo chí không được đưa tin về tình hình vi phạm quy chế thi, trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Chính vì vậy mà “kỳ thitốt nghiệp THPT vừa rồi đã diễn ra tốt đẹp, không có học sinh vi phạm quy chế thi” (^^)
Sau khi đọc xong mấy cuốn sách chính trị Mác -Lênin, có mấy đứa bạn cùng lớp của Linh thắc mắc rằng, không biết tại sao mấy ông Giáo sư – Tiến sĩ mà lại viết ra những cuốn sách tào lao như vậy?
Linh đã trả lời, không phải các ông Giáo sư viết ra những cuốn sách tào lao mà nhờ viết ra những cuốn sách tào lao ấy các ông mới được phong hàm Giáo sư (^^).
Một nền giáo dục lồng ghép quá nhiều nội dung chính trị, mang tính tuyên truyền và nhồi sọ đã tạo ra một thế hệ học sinh yếu kém. Một nền giáo dục chạy theo thành tích đã tạo ra một thế hệ trẻ sống gian dối và thụ động.
Và tổng kết lại, một nền giáo dục mang tính XHCN đã biến Việt Nam thành một nước xuất khẩu lao động chân tay hàng đầu thế giới, nhân lực yếu kém về trình độ kỹ thuật và thiếu tính sáng tạo, sản phẩm làm ra có giá trị thấp, trong khi những mặt hàng công nghệ cao đều phải nhập khẩu.
Cũng vì nền giáo dục yếu kém mà nạn chảy máu chất xám diễn ra ngày càng trầm trọng. Nhiều sinh viên học giỏi ra trường không được trọng dụng, trong khi những sinh viên (nhiều khi chỉ là học sinh) yếu kém nhưng nhờ các mối quan hệ và tiền bạc lại kiếm được một công việc tốt, thậm chỉ trở thành người quản lý “cưỡi đầu cưỡi cổ” những người tài giỏi thực sự.
Sự bất công này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đếntình trạng đói nghèo của đất nước hiện nay…
Nguồn:
Dáng suy tư của Nguyễn Thùy Linh