Hôm 21 tháng 10, câu chuyện tai nạn thương tâm của một bé gái người Trung Hoa tại thành phố Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông đã khuấy động sự chú ý của toàn thế giới về lương tâm, đạo đức của người dân trong xã hội Tàu cộng. Đoạn video từ camera an ninh cho thấy em Vương Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe tải cán qua người, nằm sóng soài giữa đường chờ chết trước sự thờ ơ của mọi kẻ xung quanh. Lần lượt 18 người đi ngang qua cô bé mà chẳng một ai dừng lại giúp đỡ, gọi cảnh sát hay gọi cấp cứu, hoặc ít nhất bế em vào vệ đường, để rồi em bị một xe tải thứ hai cán tiếp và chết trong bệnh viện vài ngày sau đó. Vụ việc còn đang gây bàng hoàng và phẫn nộ cho cả hoàn cầu thì chỉ tuần sau, lại thêm một chuyện tương tự cũng tại Trung cộng, ở thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Sau khi đâm phải cậu bé Xiong Maoke 5 tuổi, tên tài xế còn lùi xe lại để cán cho cậu bé chết hẳn, hầu khỏi phải trả tiền viện phí tốn kém, lâu dài. Chưa hết, gần đây dân mạng Việt Nam lại thấy xuất hiện một câu chuyện mới về lòng vô cảm cũng xảy ra tại đất nước của Mao, vùng Phục Hổ Sơn, nhưng vào năm 2008. Còn gây chấn động hơn hai vụ việc trên, câu chuyện nói về một chiếc xe buýt chở đầy khách đang leo lên đồi. Giữa đường, ba tên du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng lại hòng cưỡng hiếp. Cô kêu cứu, nhưng hành khách trên xe chỉ đáp trả bằng im lặng, ngoại trừ một người đàn ông yếu ớt đứng lên can gián lũ du côn song đã bị chúng đánh đập. Tiếp đó chúng lôi cô vào bụi rậm bên đường… Một giờ sau, khi xe chuẩn bị lên đường lại, cô gái yêu cầu người đàn ông tử tế bước xuống, bằng không xe sẽ chẳng lăn bánh. Ông phản đối trong sững sờ kinh ngạc. Nhiều hành khách nãy giờ im lặng nay về hùa với cô gái, lại còn vất đồ đạc ông qua cửa sổ và đẩy ông xuống đường, để xe có thể lăn bánh, kẻo công chuyện của họ bị trễ nãi. Chiếc xe bus lại tiếp tục hành trình. Khi chuẩn bị xuống đồi mà một bên là vực thẳm, tốc độ của xe tăng dần. Nhận thấy có gì không ổn, một tên du côn bảo cô chạy chậm lại rồi định giằng lấy tay lái. Nhưng cô càng tăng tốc và cố ý lao chiếc xe ra ngoài vực thẳm. Cả cô và 13 hành khách đều thiệt mạng….
Lòng vô cảm và sự dửng dưng trong xã hội CS Tàu nói trên cũng không thiếu trong xã hội CS Việt (và trong mọi xã hội CS năm châu). Xin nêu vài trường hợp tiêu biểu.
Năm 2009, dân Sài Gòn đã chứng kiến một tai nạn kinh hoàng xảy ra ở Thủ Đức. Nạn nhân tên Nguyễn Thành Trung, bị xe tải cán đứt đôi. Đoạn video clip do một khách bộ hành quay tại chỗ cho thấy anh bị dập nát nửa thân dưới. Thế nhưng tất cả những người đi đường chỉ đứng nhìn mà chẳng ra ai tay cứu giúp nạn nhân. Sau đó nạn nhân qua đời trước khi xe cấp cứu đến. Ngày 26-01 năm nay, Quốc lộ 1A ở cầu Bến Thủy (Nghệ An) bị tắc nghẽn 6 giờ vì một xe tải chở đầy bia đâm vào thành cầu rồi bị lật. Thấy hàng nghìn thùng bia rơi xuống đường, dân chúng xung quanh ùa ra cướp giật thay vì giúp đỡ, gây nên cảnh tắc nghẽn và hỗn loạn. Chủ xe rồi cả cảnh sát cố gắng ngăn cản người dân để bảo vệ tài sản nhưng bất lực! Mới đây, tại Sài Gòn, xảy ra vụ một tài xế nổi điên gây tai nạn liên tiếp khiến 2 người chết và 17 người bị thương. Khách đi đường chẳng những không ra tay cứu giúp mà còn xông vào hôi của. Người bị thương nặng nhất trong số nạn nhân còn sống đã bị mất toàn bộ số tài sản để trong cốp xe. Một phụ nữ khác tử vong do vết thương quá nặng, mãi đến 3 ngày sau gia đình mới biết vì túi xách đựng giấy tờ tùy thân đã bị cướp giật. Rồi hôm 23 tháng 7 tại Cầu Giấy (Hà Nội), hai cha con anh Nguyễn Công Vinh đang đứng đón xe buýt thì bị một thanh niên móc túi. Khi tên này chuyền chiếc ví cho đồng bọn, anh Vinh phát hiện và chộp được tay hắn. Lập tức cả toán cướp lao vào đánh con trai anh gãy răng. Lúc ấy có hàng trăm người đứng xem mà chẳng ai động thủ giúp đỡ. Cuối cùng anh Vinh đành buông tay để mặc bọn cướp tẩu thoát cùng với chiếc ví.
Đó là sự vô cảm trước nỗi đau khổ của tha nhân hay sự tung hoành của kẻ ác mà người ta chứng kiến cụ thể trong thôn xóm hay trên đường lộ. Ngoài ra còn có sự vô cảm tai hại hơn nhiều và hiện nay rất trầm trọng, đó là vô cảm trước những vấn đề của quê hương đất nước. Thái độ mặc kệ này có nhiều biểu hiện. Mặc kệ đất nước ngày càng nghèo đói và lạc hậu! Mặc kệ bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. Mặc kệ nạn tham nhũng ngày càng hoành hành, nạn cường quyền ngày càng thô bạo! Mặc kệ văn hóa ngày càng suy đồi, giáo dục ngày càng xuống cấp, đạo đức ngày càng tiêu biến, xã hội ngày càng băng hoại. Mặc kệ chính sách đàn áp ngày càng khốc liệt đối với những ai bênh vực sự thật và lẽ phải! Mặc kệ Tàu cộng ngày càng xâm lấn tổ quốc, lũng đoạn kinh tế chính trị đất nước, bắt bớ và giết hại đồng bào!....
Đó là sự vô cảm của quần chúng vô danh, vốn thường tham lam ích kỷ hay chuộng yên thân an nhàn. Tuy nhiên, đáng trách và đáng nói hơn là sự vô cảm của giới lãnh đạo. Trước hết là giới lãnh đạo chính trị. Thái độ dửng dưng của hạng người này biểu hiện qua vô số vụ việc. Nào là những sơ sót liên quan đến các bản tin Tàu cộng tập trận ở Biển Đông, chủ quyền Việt Nam bị phủ định, từng làm xôn xao dư luận. Nào là nhiều chính quyền địa phương cho Trung Quốc thuê dài hạn rừng đầu nguồn và rừng quốc phòng. Nào là Trung ương Hà Nội để kẻ thù truyền kiếp vào tận yếu huyệt của Tổ quốc khai thác bauxite, treo quả bom bùn đỏ trên đầu nhân dân, ém quân chuẩn bị xâm chiếm lãnh thổ, tàn phá môi sinh và văn hóa bản địa… Nào là Bộ Chính trị cương quyết thực hiện dự án điện nguyên tử, bất chấp lời can gián của giới khoa học, nạn thiếu thốn các chuyên gia lành nghề, gương cảnh báo của thảm họa tại Nhật, chủ trương từ bỏ loại năng lượng nguy hiểm này trên khắp thế giới... Nào là các tòa đại sứ lãnh sự Việt Nam bỏ mặc công nhân xuất khẩu bị rơi vào kiếp lao nô, tình nô hay hành khất ở nước ngoài. Nào là các cơ quan công quyền đóng cửa trước hằng vạn dân oan nằm đường khiếu kiện hay thậm chí sai tay chân đàn áp họ… Nào là tòa án tối cao hay địa phương không xử án các vụ công an đánh đập hoặc giết chết dân lành… Thái độ vô cảm này lan xuống những hạng có quyền thấp hơn trong xã hội, như bác sĩ trong bệnh viện (có tiền mới cứu chữa bệnh nhân), giáo viên trong trường học (bóc lột học sinh nghèo bằng dạy thêm), nhân viên công quyền ở huyện xã (phải đút lót mới giải quyết giấy tờ)…
Tiếp đến là sự vô cảm của giới lãnh đạo tinh thần vốn luôn rao giảng tình hiệp thông, lòng nhân ái và có nghĩa vụ công bố sự thật, bênh vực lẽ phải hơn ai cả. Đa phần trong giới này lấy lý do “không làm chính trị” để khỏi lên tiếng trước những bất công trong xã hội, những sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền; viện cớ “đạo đứng trên đời” để không can thiệp cứu giúp dân oan giáo oan, tránh nhận định về các vấn đề nghiêm trọng của đất nước, từ khước dấn thân vì sự an nguy của Tổ quốc trước hiểm họa xâm lược… Tai hại hơn nữa, thái độ dửng dưng vô cảm này của họ làm tê liệt chính cộng đoàn tín hữu họ đang phụ trách, làm mờ nhạt ý thức hay lệch lạc lương tâm của những giáo đồ họ đang hướng dẫn, gây tiếng xấu cho giáo hội trước nhân quần, giảm ảnh hưởng tốt lành của tôn giáo trên xã hội và góp phần dung dưỡng những kẻ cầm quyền phạm tội ác…
Đó là sự vô cảm của quần chúng vô danh, vốn thường tham lam ích kỷ hay chuộng yên thân an nhàn. Tuy nhiên, đáng trách và đáng nói hơn là sự vô cảm của giới lãnh đạo. Trước hết là giới lãnh đạo chính trị. Thái độ dửng dưng của hạng người này biểu hiện qua vô số vụ việc. Nào là những sơ sót liên quan đến các bản tin Tàu cộng tập trận ở Biển Đông, chủ quyền Việt Nam bị phủ định, từng làm xôn xao dư luận. Nào là nhiều chính quyền địa phương cho Trung Quốc thuê dài hạn rừng đầu nguồn và rừng quốc phòng. Nào là Trung ương Hà Nội để kẻ thù truyền kiếp vào tận yếu huyệt của Tổ quốc khai thác bauxite, treo quả bom bùn đỏ trên đầu nhân dân, ém quân chuẩn bị xâm chiếm lãnh thổ, tàn phá môi sinh và văn hóa bản địa… Nào là Bộ Chính trị cương quyết thực hiện dự án điện nguyên tử, bất chấp lời can gián của giới khoa học, nạn thiếu thốn các chuyên gia lành nghề, gương cảnh báo của thảm họa tại Nhật, chủ trương từ bỏ loại năng lượng nguy hiểm này trên khắp thế giới... Nào là các tòa đại sứ lãnh sự Việt Nam bỏ mặc công nhân xuất khẩu bị rơi vào kiếp lao nô, tình nô hay hành khất ở nước ngoài. Nào là các cơ quan công quyền đóng cửa trước hằng vạn dân oan nằm đường khiếu kiện hay thậm chí sai tay chân đàn áp họ… Nào là tòa án tối cao hay địa phương không xử án các vụ công an đánh đập hoặc giết chết dân lành… Thái độ vô cảm này lan xuống những hạng có quyền thấp hơn trong xã hội, như bác sĩ trong bệnh viện (có tiền mới cứu chữa bệnh nhân), giáo viên trong trường học (bóc lột học sinh nghèo bằng dạy thêm), nhân viên công quyền ở huyện xã (phải đút lót mới giải quyết giấy tờ)…
Tiếp đến là sự vô cảm của giới lãnh đạo tinh thần vốn luôn rao giảng tình hiệp thông, lòng nhân ái và có nghĩa vụ công bố sự thật, bênh vực lẽ phải hơn ai cả. Đa phần trong giới này lấy lý do “không làm chính trị” để khỏi lên tiếng trước những bất công trong xã hội, những sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền; viện cớ “đạo đứng trên đời” để không can thiệp cứu giúp dân oan giáo oan, tránh nhận định về các vấn đề nghiêm trọng của đất nước, từ khước dấn thân vì sự an nguy của Tổ quốc trước hiểm họa xâm lược… Tai hại hơn nữa, thái độ dửng dưng vô cảm này của họ làm tê liệt chính cộng đoàn tín hữu họ đang phụ trách, làm mờ nhạt ý thức hay lệch lạc lương tâm của những giáo đồ họ đang hướng dẫn, gây tiếng xấu cho giáo hội trước nhân quần, giảm ảnh hưởng tốt lành của tôn giáo trên xã hội và góp phần dung dưỡng những kẻ cầm quyền phạm tội ác…
• Nguyên nhân của thái độ vô cảm ấy trong toàn thể xã hội VN hiện thời là gì? Nhiều trí thức của chế độ cho đó “chẳng qua là vì VN đang chuyển mình từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, nên xã hội có sự huỷ hoại hệ thống giá trị sống” hoặc đó là “sản phẩm của quá trình đô thị hóa trong thời kỳ công nghiệp như VN giai đoạn này”. Theo thiển ý, nguyên nhân chính yếu nằm trong bản chất của chủ nghĩa, chế độ và chính đảng CS.
CS chủ trương thuyết duy vật vô thần, coi con người là thuần túy vật chất, không có tâm linh, chẳng cần tôn giáo, rồi còn quan niệm kiếp sống là cuộc đấu tranh sinh tồn. Thành thử con người chỉ biết sống cho bản thân, chỉ lo sao hưởng thụ, chẳng cần nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, bất chấp nỗi đau khổ của tha nhân, sự băng hoại của xã hội. Trong thực tế, CS đã tàn phá lương tâm và nhân nghĩa, chẳng hạn qua cuộc Cải cách ruộng đất, giết người như ngóe trong vụ “long trời lở đất” này, trong vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Cộng Hòa, làm cho lòng người ly tán, đất nước tan hoang và nhân tâm dần dần vô cảm.
Xã hội theo CS là một trường đấu tranh giai cấp trường kỳ. Trước đây là “đào tận gốc trốc tận rễ trí phú địa hào”, nay là trấn áp không nương tay “những kẻ thù của nhân dân, của tổ quốc, của chế độ, của nhà nước, của đảng”: từ các dân oan đòi lại đất đai nhà cửa, các công nhân đòi lương bổng và điều kiện lao động xứng hợp, đến các công dân đòi quyền yêu nước chống xâm lăng, các nhà đối kháng đòi tự do dân chủ… CS dùng cả một hệ thống tuyên truyền và giáo dục để bêu xấu những hạng đó là “bất mãn chống đối, phá rối trị an, có ý đồ chống lại nhà nước và tổ quốc, bị các lực lượng thù địch xúi giục…” để làm cho toàn dân vô cảm với họ và dửng dưng trước các hành động chính đáng của họ.
Chế độ CS khiến người dân mặc kệ trước các vấn đề của đất nước bằng cách tước trách nhiệm của họ đối với Tổ quốc. Trách nhiệm này trở thành một cái tội. Trên hệ thống tuyên truyền, CS luôn nhấn mạnh: đó là trách nhiệm của đảng và chính quyền chứ không phải của người dân. Nhân dân bị xem là những kẻ ngoại cuộc đối các vấn đề quốc sự. Ai không chấp nhận điều đó thì bị trừng phạt nặng nề: bị bắt bớ, bị đạp mặt, bị đả thương, bị cầm tù, thậm chí bị thủ tiêu; bị chụp mũ, bị bêu xấu trên truyền thông đại chúng, bị phá tan hoang nhà cửa, bị ngăn chận công ăn việc làm, thậm chí bị trục xuất ra hải ngoại….
Để khôi phục tâm lòng nhân ái đối với tha nhân và ý thức trách nhiệm đối với đất nước, chỉ có một cách duy nhất là phải tiêu diệt cái chủ nghĩa duy vật vô thần, phải giải thể cái chế độ độc tài toàn trị và phải tống cổ cái chính đảng Cộng sản bất nhân, bất tài và bất lực khỏi ghế quyền lực. Thế thôi!!!
BAN BIÊN TẬP
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 136 (01-12-2011)