Thursday, August 23, 2012

BÌNH LUẬN TỪ PHỌT PHẸT BLOG


CHÉM ĐI! CÁC BẠN...






Sự kiện Kiên bựa bạn anh nhập kho gây nên một cơn địa chấn, không chỉ riêng mặt kinh tế, mà còn rúng động đến cả giới chóp bu thượng tầng và tâm lý xã hội. Báo chí chính thống có vẻ như cẩn trọng trong việc thông tin. Nhưng không vì thế mà các thể loại báo chí lề trái và không lề cũng như các diễn đàn mạng kém tiếng, mà ngược lại, ồn ĩ, căng thẳng hơn bất kì sự vụ nào khác với rất nhiều bình luận, suy đoán dạng vỉa hè và hóng lờ. Anh cũng là thành phần không loại trừ trong mớ thanh la não bạt chũm chọe loạn xị ngậu, tả pí lù đó. Cơ mà anh vửa khỏi chân xong, phải chạy kiếm cơm tý chút nên bết mẹ tham luận của thằng đệ anh lên đây để các bạn chém cho thỏa mái. Thằng đệ anh là ai, chắc các bạn cũng đoán ra, chính là Lãng đầu bò có bứu hĩ hĩ


***

6 tháng trước khi canh bạc bản quyền bóng đá được đẩy lên cao trào, anh Lãng đã nói, đó chỉ là ván bài lẻ bên cạnh một phiên tố lớn. Và câu chuyện bóng đá chỉ là nước cờ để bố già Kiên dùng như một giải pháp ném đá bắc cầu hòng tái lập quan hệ với phe thắng thế khi đầu tư sai vào Hồ Đức Việt, từ đó phục vụ các kế hoạch ở quy mô lớn hơn rất nhiều. Tái lập quan hệ, là tái lập quan hệ với nhân vật quyền lực nhất Việt Nam ở thời điểm đó, anh Ba bạn thân anh. Canh bạc lớn thực sự, là canh bạc về việc thôn tính ngân hàng STB, Habubank... Lúc đó nhiều bọn bò nhao nhao đề nghị anh Lãng phân tích sâu thêm. Nhưng thời gian của anh Lãng là vàng ngọc, anh hơi kặc đâu mà phải dậy bọn bò cả đến động tác vạch chim đứng đái?

Đến thời điểm này, anh một lần nữa nhấn mạnh với các bạn, đây đang là một cuộc chơi chính trị, và cuộc chơi này đang đến hồi quyết liệt ở tầm cấp cao nhất. Những gương mặt chính trong BCT đang sắp xếp lại thế cục quyền lực, và các diễn biến hiện nay chỉ là những nước cờ, những đòn đánh dứ để buộc đối phương nhượng bộ. Cuộc chiến quyền lực này hiện vẫn đang được kiểm soát, bởi không ai muốn đẩy nó đi quá xa. Chuyện này sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản ở đội ngũ cầm quyền tối cao, nhưng về cơ bản, nó sẽ không có ảnh hưởng đến toàn xã hội, chí ít là cho đến hết năm 2012, khi các chính sách mới thực sự được định hình và đi vào hiệu lực. Quyền lực của chế độ có thể được chia chác giữa các cá nhân, nhưng sự thống trị của chế độ là điều không ai được phép gây tổn hại. Chế độ cần sự ổn định ở tầng lớp dân đen, chế độ chỉ chấp nhận giới hạn cuộc đấu ở tầm cấp cao. Trong cuộc chiến này không có ai thua thực sự, chỉ có một số miếng bánh sẽ to hơn, và một số miếng bánh vốn to sẽ phải ít đi. Nếu có đổ vỡ, không ai có bánh hết. Do đó đây là một nguyên tắc đã được nhất trí.


Riêng về sự kiện dính dáng đến Hải Đăng Kiên, một lần nữa, anh nhấn mạnh rằng nhân vật quyền lực này sẽ khó ngã ngựa, và dù đang bị kiểm soát pháp lý nhưng vẫn là một tay chơi trong canh bạc chính trị quốc gia. Cái Kiên bệu nắm trong tay, không chỉ là tiền bạc, điều cốt lõi là vai trò của Kiên với tư cách là một đầu mối giằng chéo về thông tin và quyền lực, giữa các thế lực khác nhau. Kiên nắm trong tay quá nhiều thông tin và các mối liên hệ quyền lực. Giống như một cái chốt chặn trung gian, nếu nó bị gỡ bỏ hoàn toàn, sẽ khiến cả cỗ máy suy sụp. Vì những lý do đó, những vấn đề pháp lý xoay quanh Kiên bệu sẽ luôn được kiểm soát và không mang lại hậu quả quá đáng nào cho bố già này.



Những ảnh hưởng tâm lý dây chuyền đối với hệ thống tài chính quốc gia là chuyện không thể tránh khỏi. Trong lúc nhiễu nhương cũng là cơ hội để đám cóc nhái lao nhao với đầy rẫy tin đồn hòng khuấy đục nước kiếm mồi. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, BCT đã thống nhất giới hạn cuộc đấu ở tầm mức cao và giữ ổn định tuyệt đối hệ thống tài chính. Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, lợi ích người gửi tiền sẽ được đảm bảo trong mọi tình huống.



Rất may là ở thời điểm này, thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng là rất dồi dào. Lạm phát ở mức rất thấp khiến NNNH có thêm rất nhiều lựa chọn trong những tình huống khẩn cấp.



Trong lúc nhiễu nhương cũng đồng thời là cơ hội để kiếm tiền. Nếu có bạn nào hỏi cần đầu tư gì vào lúc này, anh trả lời ngắn và nhanh: Mua cổ phiếu ACB, Eximbank ... tối đa trong phạm vi có thể, ngay trong lúc sự ngu dốt của quần chúng đang khiến cho chính họ mất tiền.



Nếu có những ngân hàng nào không thể phá sản trong nền kinh tế Việt Nam, thì trước hết đó chính là ACB. 20 năm tồn tại của nó với tư cách là ngân hàng CP đại chúng hoạt động hiệu quả nhất, quản trị rủi ro tốt nhất không phải là một danh hiệu hữu danh vô thực. Xét về nguồn lực tự thân của nó, ACB luôn là một thế lực mạnh nhất trong bản đồ tài chính Việt Nam. Xét về an ninh tài chính quốc gia, cái lý thuyết "too big to fail" là đúng hơn hết trong trường hợp này. ACB bị tổn hại nghiêm trọng, đồng nghĩa với việc không còn một ngân hàng nào tốt đúng nghĩa ở Việt Nam. Điều này là không tưởng.



Câu chuyện chính trị xoay quanh Hải Đăng Kiên sẽ sớm ngã ngũ vào trung tuần tháng 9, khi các phe phái quyền lực tối cao đã đàm phán và thỏa hiệp với nhau xong. Kiên bệu, đã đang và sẽ vẫn là một thế lực sau câu chuyện này. Tuy nhiên, có thể những thay đổi về mặt chính sách trong năm 2013 sẽ khiến chế độ và tính minh bạch xã hội có những thay đổi vượt bậc. Hơn ai hết, BCT Việt Nam hiểu rất rõ, mối nguy tồn tại chế độ là đã rất cận kề, sau Lybi, Ai Cập, Mianma, Xiry và tới đây có thể gồm cả Iran. Trong khi bước tiến của Trung Quốc trên biển đông ngày càng quyết đoán. Thay đổi hay là chết, đây là ván bài thực sự mà chế độ đang phải giải, chứ không phải ở vụ án của Kiên bệu, vốn chỉ là một nước cờ xoay quanh để chia lại quyền lực.



Các bạn có thể chiêm nghiệm, lời anh Lãng nói đúng hay là sai. Như một thông lệ từ trước tới nay, mỗi thiên Lãng luận của anh luôn hàm chứa trong đó chân lý và nhiều cơ hội lớn.


Bão tổ nổi lên là lúc chứng minh phẩm chất của những con tàu vững chãi. Khi nghịch cảnh xảy ra, là lúc cần phải xiết chặt tay nhau, tỉnh táo và quyết tâm để tìm lối thoát khỏi màn đêm đen tối. Đây là phẩm chất vốn có trong huyết quản chúng ta, một phẩm chất đã từ lâu khiến thế giới phải cúi chào.

Đoạn trên anh phóng tác giành cho bọn dân đen đọc. Chứ anh không dùng thủ đoạn mị dân để áp dụng cho các bạn, bọn con bò  


Bản thân anh Lãng là người rất thích xem thiên hạ đánh nhau. Loạn thế mới sinh được anh hùng, chứ thời bình thì kiệt hiệt với thằng bán thịt cũng khác cái đé o gì nhau? Tuy nhiên, anh không thích chút nào nếu bão nổi lên ở chính con tàu mà anh với các bạn đang cùng hội cùng thuyền.



Điều đó cũng là suy nghĩ chung của các bạn thân anh trong Bộ Chính Trị. Dù có đấu đá nhau, các bạn cũng đều đang ăn chung một nồi cơm. Cơm có thể chia, nhưng cái nồi thì không thể đập bể. Đó chính là lý do, cuộc chiến hiện nay sẽ được giới hạn và mang màu sắc thỏa hiệp.



Thay đổi là điều ai cũng đang nhắc tới, nhưng điều quan trọng là thay đổi theo hướng nào, và ai sẽ là người đi tiên phong cho sự thay đổi. Việt Nam không có Thiên hoàng Minh Trị, không có Lý Quang Diệu và thậm chí là cũng chẳng có gương mặt nào cấp tiến so được với dù chỉ Thansue của Mianma. Đây chính là điều khiến cá nhân anh không thực sự cho rằng những gì diễn ra hôm nay sẽ tạo được một sự cách mạng gì trong ngày mai.


***

Tổng tài sản của ACB hiện nay khoảng 250 nghìn tỷ. Lượng tiền gửi huy động chỉ khoảng 100 nghìn tỷ. Với quy mô của nó, ở thời điểm bình thường, lượng tiền mặt cần thiết duy trì chỉ khoảng 2000 - 3000 tỷ. Ở thời điểm khủng hoảng hiện nay, lượng tiền được chuẩn bị này tăng lên 15.000 tỷ.

Tuy nhiên, nó còn một lượng dự trữ cực lớn tương đương tiền gồm trái phiếu chính phủ, kim loại quý, chứng từ có giá nhóm A ... có giá trị khoảng 70.000 tỷ. Chưa tính đến các khoản cho vay liên ngân hàng mà ACB là chủ nợ.


Đây chính là lý do Ngân hàng nhà nước có thể nhắm mắt bơm tiền cho ACB mà không sợ rủi ro. Hiện nay không có bất cứ ngân hàng ở Việt Nam nào có cơ chế phòng ngừa rủi ro tốt như ACB.


***

Anh rất bận, và điều đáng tiếc là anh không có thời gian để khai sáng nhiều hơn cho các bạn, bọn con bò.

Có 3 vấn đề thôi:


1. Hải đăng Kiên sẽ dính mức án rất nhẹ hoặc gần như không có.

2. Vụ việc sẽ nhanh chóng được dẹp ổn định sau khi thỏa thuận quyền lực và các nhượng bộ tại Bộ chính trị được thiết lập xong.

3. Một số ngân hàng như ACB, Eximbank ... bị ảnh hưởng nhẹ trong ngắn hạn, nhưng với tiềm lực vốn có và sự hậu thuẫn tuyệt đối của Ngân hàng nhà nước, sóng gió sẽ qua rất nhanh. Riêng với ACB, sau câu chuyện này, nó sẽ được quản trị như một mô hình ngân hàng đại chúng hóa tốt nhất Việt Nam, với tiềm lực và hoạt động hoàn toàn minh bạch.



Sau 3 tháng nữa, anh sẽ vào tổng kết lại với các bạn về tính chính xác của những nhận định này.



***


Anh Lãng đã phát ngôn, và xác nhận lại với các bạn: Đây là cuộc đấu ở tầm cao, và dân đen chẳng bị ảnh hưởng đé o gì ngoài vấn đề tâm lý.

ACB từ lâu là một ngân hàng đại chúng, cổ đông lớn nhất của ACB, là nhóm cổ đông nước ngoài, điều hành chung bởi Standard Chater Bank với 30% cổ phần đại diện. Nhóm cổ đông này hiện can thiệp rất sâu vào hoạt động điều hành của ACB với 4 phó chủ tịch là người nước ngoài ngồi điều hành thường trực tại hội sở, ngoài ra, một loạt các vị trí trọng yếu khác cũng là nhân sự do Standard sắp xếp, đặc biệt là các vị trí liên quan đến quản trị rủi ro.


ACB hiện là ngân hàng Việt Nam duy nhất đang thực sự chuyển dần mô hình ngân hàng lõi theo đúng tiêu chuẩn của Standard Chatter Bank. Xét về quy mô, về tổng tài sản và về nguồn vốn, nó luôn là một ngân hàng đứng đầu.



Nếu thời điểm vụ việc xảy ra cách đây 1 năm, khi thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng căng thẳng và làn sóng chạy đua lãi suất ác liệt, có thể sẽ là khó khăn. Nhưng ở thời điểm này, kết dư thanh khoản ngân hàng dư thừa cực lớn, và do đó, chẳng có rủi ro đé o nào cho dân đen với tư cách người gửi tiền.



Sự độc lập của Kiên bệu với hoạt động của ACB là một vấn đề rõ ràng. Bản thân bạn thân anh bị phang do các bài toán đầu tư lũng đoạn thao túng một loạt vụ mua bán sát nhập các ngân hàng gần đây, dính thêm vàng và ngoại tệ chứ chẳng dính dáng gì đến ACB.



ACB bản thân là một ngân hàng mạnh và là thương hiệu đã được khẳng định từ lâu, câu chuyện này sẽ qua nhanh và về cơ bản tốt hơn cho ACB về dài hạn.



Riêng vấn đề của Hải đăng Kiên, anh nhấn mạnh đây là câu chuyện thuộc về chính trị. Chưa bao giờ Việt Nam đối mặt với nhiều xáo trộn đến thế dù đại hội đã qua khá lâu. Sức ép từ bên ngoài về chủ quyền cộng với những khó khăn kinh tế, và cách điều hành đần độn của bạn Ba đã vượt quá sức chịu đựng của những gương mặt còn lại và đối với cả nền kinh tế. Anh không cho rằng câu chuyện lần này có thể mang lại hậu quả nặng nề nào với Kiên Bệu, bởi sự giằng chéo về quyền lực và tiền bạc trong trường hợp này quá phức tạp.


_________________________




Hệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên?








Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận rõ ràng nào về chuyện có động cơ chính trị nào đằng sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên dựa vào những thông tin ít ỏi đang được cung cấp nhỏ giọt.


Nếu chúng ta nhìn vào tiểu sử của ông, hay những gì chúng ta biết về tiểu sử đó, ông Kiên không phải là người xa lạ với các tranh cãi.


Ông đã bị cáo buộc về những vụ làm ăn mờ ám trong quá khứ và đã bất đồng với nhiều cá nhân và tổ chức có quyền lực.


Do vậy có khả năng ông Kiên đã chọc vào ai đó có quan hệ ở cấp cao và vụ này không liên quan trực tiếp tới chính trị hay quan hệ của ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Mặc dù vậy, các cáo buộc hiện tại có vẻ khá nhẹ và cách bắt giữ ông khá đáng ngạc nhiên và bởi vậy cách giải thích hợp lý hơn có thể là ông Kiên là nạn nhân của cố gắng nhằm làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng và một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.


Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.


“Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế.”


Nếu đúng vậy, người thông qua vụ bắt giữ có lẽ muốn đạt được hai mục tiêu:


1. Tìm thấy tì vết của ông Kiên có liên quan tới Thủ tướng hay gia đình ông và dùng nó để hạ uy tín của ông Dũng, vốn đã bị hoen ố sau vụ scandal Vinashin và hoạt động yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung. Nếu các đối thủ có thể biến ông Dũng thành biểu tượng của tham nhũng, họ có thể toan đẩy ông khỏi ghế thủ tướng và lấy lại tính chính danh đã hoen ố của Đảng Cộng sản trong việc chống tham nhũng.


2. Ngăn cản những nhân vật giàu có từ khu vực tư – và thậm chí cả chính trị gia – có liên hệ với ông Dũng bằng cách cho thấy rủi ro của mối quan hệ và như thế giảm được quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.


Trong tình huống này, vụ bắt ông Kiên có thể được xem là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và các đối thủ đứng đầu Đảng Cộng sản, một cuộc chiến mà việc dùng các cuộc điều tra tham nhũng để loại bỏ đồng minh của đối phương và sử dụng truyền thông nội địa một cách chiến thuật là chuyện không có gì xa lạ.


Thỏa hiệp mới


Chỉ riêng vụ bắt ông Kiên không thôi có lẽ không báo hiệu sự sụp đổ nhanh chóng của ông Thủ tướng.


Điều đáng quan sát là sau ông Kiên liệu có thêm các vụ bắt giữ nào trong những tuần/tháng tới đây hay vụ ông Kiên chỉ được dùng như cây gậy mà các đối thủ của Thủ tướng dùng để buộc ông bỏ bớt quyền lực.


Khả năng thứ hai này có vẻ hợp lý hơn và có lẽ sẽ lại có một đơn thỏa hiệp mới trong đó Thủ tướng chuyển một số quyền uy cho đối thủ nhưng vẫn tại nhiệm.


Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế. Trước mắt có nhiều khả năng ông Dũng vẫn tại nhiệm.


Cuộc đấu đá nội bộ này chắc chắn có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chủ yếu vì những tranh cãi chính xoay quanh việc làm sạch hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất cũng như cải cách doanh nghiệp nhà nước.


Việc cải cách ngân hàng đã bị trì hoãn từ lâu, nhiều hạn chót đã bị lỡ và nó cho thấy sự thiếu nhất quán trong chính sách kinh tế vĩ mô vốn gây ra tình trạng khó vay vốn và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tư nhân.


Vụ bắt ông Kiên có vẻ phát tín hiệu cho thấy hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trong số các lãnh đạo cao cấp về cách giải quyết vấn đề trong hệ thống ngân hàng (và cải cách kinh tế nói chung) và kết quả sẽ là bất ổn về chính sách kinh tế trong tương lai.


Nguồn: BBC