Tôi là Phạm Hiện, lão thành cách mạng 91 tuổi, 67 tuổi Đảng, năm 1940
từng tham gia rải truyền đơn cách mạng ở khu mỏ Hòn Gai, năm 1943 về Hà
Nội tham gia Công hội Đỏ, năm 1945 lên chiến khu vào Giải Phóng Quân và
nhập ngũ từ đấy, năm 1977 là Chánh Văn phòng Ban B68 của Trung ương Đảng
do đồng chí Trần Xuân Bách phụ trách, công tác ở Campuchia. Do bị mổ
nhiều lần, lại tuổi cao sức yếu cần được nghỉ ngơi, nhưng thấy có một
việc quá hệ trọng, nguy hại đến Đảng và đất nước nên phải viết bài này
gửi các đồng chí và các đồng chí đảng viên để mong cùng được quan tâm.
Năm 2001, qua đơn thư tố cáo và nguồn tin phản ánh của cán bộ thuộc
Thành ủy và Công an Hải Phòng, đồng chí Vũ Quốc Hùng, ủy viên TW Đảng,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho
thẩm tra việc khai man lý lịch bản thân và gia đình của ông Hoàng Trung
Hải. Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ TW đã quyết định thành lập Đoàn Kiểm
tra do đ/c Nguyễn Bình Giang, Phó trưởng ban Thường trực Ban BVCTNBTƯ,
ủy viên TWĐ các khóa 6,7,8 phụ trách và đã xác định: “Về thành phần dân
tộc, quê quán mà đ/c Hoàng Trung Hải UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công
nghiệp đã khai trong lý lịch từ ngày vào Đảng đến nay là không đúng sự
thật”. Ông Hải đã khai sinh là người dân tộc Kinh, quê Quỳnh Giao, Quỳnh
Phụ, Thái Bình mặc dù sự thật là người gốc Hoa, quê tại Long Khuê,
Chương Thâu, Phúc Kiến, Trung Quốc.
Bố đẻ ông Hoàng Trung Hải người Trung Quốc tên là Sì Sói (tên Việt là
Hoàng Tài), trong lý lịch Đảng viên năm 1952 còn lưu trữ ở Cục Cán bộ Bộ
Quốc phòng đã khai: dân tộc Trung Hoa, trong lý lịch khai lại tháng
4/1954 khai: Hoa Kiều. Theo hồ sơ lưu trữ của công an Hải Phòng, ở Bản
Đăng ký Hộ khẩu ngày 15-6-1977 và bàn khai nhân khẩu ngày 01-3-1979, bác
ruột của ông HTH tên là Coọc Dzếnh sinh năm 1926, dân tộc Hán, quê:
Long Khê, Chương Thâu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Chú ruột HTH sinh năm 1936
cũng khai trong sổ hộ khẩu là dân tộc Hán.
Trong Báo cáo của Công an Hải Phòng có đoạn viết: “Đ/c Hải có một người
chú ruột tên là Hoàng Quốc Chí vào Đảng năm 1954, đến năm 1982 bị xóa
tên khỏi ĐCSVN vì lý lịch không trung thực, quan hệ phức tạp, có tư
tưởng quan điểm sai trái, phát ngôn vô tổ chức, hay chửi bới, nói xấu
chế độ…” .
Một đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, không trung thực với Đảng, với tổ
chức, dấu giếm, khai man lý lịch, vi phạm Điều 1 Quy định số 57-QĐ/TW
ngày 03-9-2007 của Bộ Chính trị khóa X, thông thường phải bị đuổi khỏi
Đảng mà sao lại được cho giữ đến chức Phó Thủ tướng ??? !!!.
Điều phản nghịch này có thể xuất phát từ hai lý do. Lý do thứ nhất xuất
phát từ điều bí ẩn liên quan đến sự điều hành ngầm của Trung Quốc. Hai
là, do HTH đã rất “tài” trong việc nịnh bợ mua chuộc cán bộ lãnh đạo,
đút lót, chạy quyền, chạy chức.
Năm 2001, khi nghe tin bị thẩm tra, HTH lo sợ cuống cuồng đã mở chiến
dịch “bồi dưỡng” hàng loạt cán bộ lãnh đạo. Riêng Đ/c Nguyễn Bình Giang,
trưởng đoàn Thẩm tra của Ban BVCTNBTW được “bồi dưỡng” năm triêu gồm 05
tờ ngân phiếu, mỗi tờ một triệu, nhưng đ/c Giang không nhận. Đ/c N.B
Giang ĐTDD (0913 217 717).
Khi đã khỏi vòng cong đuôi rồi HTH lại nghênh ngang thách thức bằng cách
cho người gọi điện cho Trưởng đoàn Thẩm tra của Ban BVCTNBTW hẹn ra một
địa điểm gần khách sạn Đai U. Thấy giọng lạ, đ/c Giang hỏi ra đấy có
việc gì thì được trả lời “Cứ ra khắc biết”. Tại địa điểm hẹn lúc ấy đ/c
Trưởng đoàn Thanh tra thấy HTH đang vui vẻ tươi cười với một đoàn người
Trung Quốc ăn mặc sang trong, từ khách sạn Đai-U đi ra.
Ngoài thế lực ngầm nào đó từ Trung Quốc, chắc chắn HTH đã dùng tiền mua
được khá nhiều cán bộ lãnh đạo. Bà Diễm Hồng, vợ đ/c Phan Diễn (lúc ấy
là Thường trực Ban Bí thư) được ban cho nhiều Hợp đồng Bảo hiểm trị giá
hàng trăm triệu Đola. Họ hàng, thân tín của thủ tướng Phan Văn Khải cũng
được đối xử rất hậu hĩnh. HTH còn khoe: “Cụ Mạnh TBT ủng hộ tôi và nói
đã đưa vấn đề lịch sử chính trị bản thân và gia đình tôi vào két sắt
khóa lại vĩnh viễn. Từ nay sẽ chẳng còn một ai “dám” hoặc “có thể” lật
lại được vấn đề nữa …”.
Tiền đâu mà HTH mua được hết các quan to và hối lộ, đút lót khắp nơi như vậy?
Tiền buôn lậu ma túy.
Một trí thức trẻ tên là Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, nhiều năm qua đã gửi
nhiều đơn thư và bản tường trình dày hàng trăm trang với đầy đủ chứng
lý đi khắp nơi, đưa cả lên mạng, để tố cáo một số vị lãnh đạo cao cấp
nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã và đang bị HTH mua chuộc
rồi đưa vào tròng để bị HTH dắt mũi. L.A. Hùng bị đưa vào nhà thương
điên nhưng vì có các thế lực giằng co nên anh lại được thả ra. Anh tiếp
tục dịch những cuốn sách tiếng Anh trình độ cao và viết nhiều bài chính
trị, kinh tế rất trí tuệ, chứng tỏ là người không những không điên mà
còn rất thông minh và có tài. Ngày 01-6-2012 mới đây anh lại vừa tung
lên mạng bài “ĐƠN TỐ GIÁC VỀ BĂNG ĐẢNG MA TÚY CỦA ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI
TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN”.
Trong lá đơn này LAH kể rằng chính vợ anh (Lê thị Phương Anh, sinh năm
1984) đã bị lừa đưa vào băng đảng ma túy của HTH, đã từng làm tổ trưởng
của Tổng công ty May Việt Tiến tại Tràng Tiền Plaza, trong đó có kho
chứa ma túy của băng đảng HTH. Bức thư có đoạn: “Vợ tôi kể một lần cô ấy
xách hai va ly ma túy đi giao hàng, vừa ra khỏi tòa nhà Tràng Tiền
Plaza thì bị công an ập tới bắt giữ. Tuy nhiên, chưa đầy hai tiếng sau
cô ấy lại được thả ra. Sau này Trọng cho vợ tôi biết là lần ấy chính ông
Hoàng Trung Hải đã can thiệp để cứu vợ tôi … Vào tháng 6-2007, sau khi
nghe vợ tôi tố cáo ông H.T. Hải buôn bán ma túy, ông Nguyễn Khánh Toàn
(Thứ trưởng TT Bộ Công an) đã định vào Đông Hà rồi cùng tôi vào Quy Nhơn
để điều tra – điều này cũng đồng nghĩa với việc ít nhất là Bộ Công an
cũng đã nghi vấn về cái chết của tay trợ lý thân cận của ông HTH từ lâu…
Trong thời gian tham gia băng đảng ma túy của ông Hoàng Trung Hải, vợ
tôi đã biết nhiều vụ giết người diệt khẩu do băng nhóm này thực hiện
dưới sự chỉ đạo của ông HTH. Sau đây là 5 trong số những nạn nhân đó:
(1) Viên trợ lý người Quy Nhơn của ông HTH (vụ này do chính ông HTH “sám
hối” và kể với vợ tôi), (2) Loan (vụ này do Thúy cho vợ tôi biết sau
khi vợ tôi từ Anh trở về đầu năm 2008 v v … ”.
Toàn những sự việc động trời và hoàn toàn có thật. Đúng như Nghị quyết 4
của BCHTWD đã chỉ ra về tính nghiêm trọng của sự suy thoái về chính
trị, tư tửong, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng
viên, chủ yếu là trong đảng viên có chức có quyền, kể cả ở cấp Trung
ương.
Tôi mong các đồng chi thấy rõ trong cả bầy sâu như chủ tich Trương Tấn
Sang đã chỉ ra thì HTH là một trong vài con sâu to nhất, ghê gớm nhất
cần loại trừ để làm sạch Đảng. Điều càng cực kỳ quan trọng là cái ông
Phó Thủ tướng gốc Hoa này rất có thể còn là con ngựa thành Troa cần diệt
để trừ họa mất nước.
Hà Nội ngày 5 tháng 8 năm 2012
Phạm Hiện
Số nhà 5 hẻm 2/245/6 phố Khương Trung
Điện thoại: 04 38 583 750
-------------------------------
-------------------------------
Tại sao Việt Nam sợ biểu tình chống Trung Quốc?
Trước các cuộc
biểu tình của dân chúng nhằm phản đối những hành động gây hấn và lấn
chiếm biển đảo ngang ngược của Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam có một
chủ trương rõ rệt và bất khoan nhượng: Cấm. Nếu không cấm được thì dẹp.
Dẹp bằng nhiều biện pháp: một, đánh đuổi hay đạp vào mặt; hai, lùa lên
xe buýt chở về đồn công an để khủng bố tinh thần; và ba, nếu ngoan cố,
vu cho một tội gì đó rồi bắt giam hoặc lùa vào các trại phục hồi nhân
phẩm.
Nhà cầm quyền thừa hiểu những chủ trương như vậy là thiếu khôn ngoan. Thứ nhất, chúng gây phẫn nộ cho nhân dân, ngay cả những người đã từng là đảng viên và đã từng tham gia các cuộc chiến tranh do Cộng sản lãnh đạo trước đây. Thứ hai, chúng tạo nên những ấn tượng cực kỳ xấu trong lòng quần chúng về hình ảnh của đảng và chính quyền: một, giữa Trung Quốc và nhân dân, họ sẵn sàng hy sinh nhân dân để làm vừa lòng Trung Quốc; hai, giữa đảng và dân tộc, họ sẵn sàng hy sinh dân tộc để bảo vệ quyền lợi của đảng. Thứ ba, như hậu quả của cả hai điều trên, dưới mắt dân chúng, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền biến thành những kẻ hèn hạ và đang toan tính việc bán nước cho Trung Quốc.
Không thể nói nhà cầm quyền Việt Nam không biết những điều đó. Chúng quá hiển nhiên.
Biết, nhưng tại sao họ vẫn cấm và vẫn cương quyết dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc?
Lý do, một cách chính thức, họ nêu lên là: Những cuộc biểu tình ấy gây trở ngại cho các nỗ lực đàm phán để tìm một giải pháp hòa bình với Trung Quốc. Nhưng một cách không chính thức, họ rỉ tai dân chúng: những cuộc biểu tình như thế có thể khiến Trung Quốc nổi giận, từ đó, có thể tấn công Việt Nam.
Nền tảng của những lập luận ấy là: Sợ. Nền tảng của cái sợ ấy là: Hèn. Nền tảng của cái hèn ấy là: Thiếu lòng yêu nước và sự tự hào dân tộc.
Tuy nhiên, vấn đề đáng cho chúng ta bàn luận là những lập luận ở trên có hợp lý hay không?
Theo tôi, hoàn toàn không.
Thứ nhất, dù có điên khùng đến mấy, Trung Quốc cũng không thể phát động chiến tranh xâm chiếm Việt Nam chỉ vì lý do dân chúng Việt Nam xuống đường biểu tình chống lại họ. Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đem quân đánh dẹp một chính phủ, nhưng không ai dám tuyên bố đem quân để đánh dẹp nhân dân của một nước khác. Làm như thế, người ta không những chỉ là tội phạm chiến tranh mà còn là tội phạm diệt chủng.
Thứ hai, nhà cầm quyền muốn đàm phán với Trung Quốc nhưng họ lấy gì để thuyết phục được Trung Quốc trong các phòng họp? Ai cũng biết sức mạnh trên bàn hội nghị không nằm ở mớ giấy tờ. Có trưng ra bao nhiêu tấm bản đồ xưa cổ chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì cũng vô ích. Trung Quốc đã thừa biết những điều đó từ lâu rồi. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thừa kinh nghiệm trong việc đó: Những yếu tố quyết định chiến tranh Việt Nam trước năm 1975 không diễn ra ở các cuộc họp tại Paris mà là trên chiến trường Việt Nam; và yếu tố quyết định chiến trường ở Việt Nam không phải ở súng đạn mà là ở lòng dân Việt Nam, ở cả hai miền Nam và Bắc, cũng như lòng người, kể cả người Mỹ và người dân các nước Tây phương nói chung. Bây giờ, ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc với tư thế của những kẻ đạp vào mặt nhân dân, xua đuổi nhân dân và không sớm thì muộn cũng bị nhân dân xua đuổi, họ lấy gì để tăng thêm sức mạnh cho các lập luận của họ? – Không có gì cả!
Tổng thống Benigno Aquino của Phi Luật Tân hiểu rõ điều đó. Ngày 23 tháng 7 vừa qua, trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, ông đã có bài phát biểu quan trọng trước Quốc Hội, trong đó, ông kêu gọi dân chúng đoàn kết trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Phi Luật Tân, dù trên những hòn đảo nhỏ nhoi và xa xôi nhất. Ông lập luận: “Nhiều người bảo chúng ta nên bỏ qua việc Bajo de Masinloc [tức bãi cạn Scarborough]; chúng ta nên tránh phiền phức. Nhưng nếu có ai vào vườn nhà bạn, bảo với bạn đó là vườn của hắn, bạn có đồng ý hay không? Liệu có đúng không việc chúng ta cho người khác những gì vốn thuộc về chúng ta một cách chính đáng?” Rồi ông kêu gọi: “Tôi kêu gọi nhân dân đoàn kết về vấn đề này. Chúng ta hãy nói cùng một tiếng nói. Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta.”
Xin lưu ý đến câu cuối cùng vừa dẫn: “Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta” (Help me relay to the other side the logic of our stand.) Dĩ nhiên, Aquino không cần dân của ông làm những thông tín viên hay liên lạc viên. Những gì ông muốn nói với Trung Quốc, ông có thể nói thẳng. Điều ông nhờ ở dân chúng là làm tăng trọng lượng cho tiếng nói của ông để Trung Quốc hiểu đó không phải là lập trường của cá nhân ông mà là lập trường của cả nước Phi Luật Tân.
Benigno Aquino hiểu điều đó. Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không hiểu?
Như vậy, việc cấm đoán biểu tình chống Trung Quốc hẳn phải xuất phát từ những lý do khác. Chứ không phải những gì họ đã nói. Một cách chính thức hay không chính thức như đã nêu lên ở đầu bài viết này.
Lý do thực sự ấy là gì?
Câu trả lời, xin nhường lại cho các bạn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhà cầm quyền thừa hiểu những chủ trương như vậy là thiếu khôn ngoan. Thứ nhất, chúng gây phẫn nộ cho nhân dân, ngay cả những người đã từng là đảng viên và đã từng tham gia các cuộc chiến tranh do Cộng sản lãnh đạo trước đây. Thứ hai, chúng tạo nên những ấn tượng cực kỳ xấu trong lòng quần chúng về hình ảnh của đảng và chính quyền: một, giữa Trung Quốc và nhân dân, họ sẵn sàng hy sinh nhân dân để làm vừa lòng Trung Quốc; hai, giữa đảng và dân tộc, họ sẵn sàng hy sinh dân tộc để bảo vệ quyền lợi của đảng. Thứ ba, như hậu quả của cả hai điều trên, dưới mắt dân chúng, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền biến thành những kẻ hèn hạ và đang toan tính việc bán nước cho Trung Quốc.
Không thể nói nhà cầm quyền Việt Nam không biết những điều đó. Chúng quá hiển nhiên.
Biết, nhưng tại sao họ vẫn cấm và vẫn cương quyết dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc?
Lý do, một cách chính thức, họ nêu lên là: Những cuộc biểu tình ấy gây trở ngại cho các nỗ lực đàm phán để tìm một giải pháp hòa bình với Trung Quốc. Nhưng một cách không chính thức, họ rỉ tai dân chúng: những cuộc biểu tình như thế có thể khiến Trung Quốc nổi giận, từ đó, có thể tấn công Việt Nam.
Nền tảng của những lập luận ấy là: Sợ. Nền tảng của cái sợ ấy là: Hèn. Nền tảng của cái hèn ấy là: Thiếu lòng yêu nước và sự tự hào dân tộc.
Tuy nhiên, vấn đề đáng cho chúng ta bàn luận là những lập luận ở trên có hợp lý hay không?
Theo tôi, hoàn toàn không.
Thứ nhất, dù có điên khùng đến mấy, Trung Quốc cũng không thể phát động chiến tranh xâm chiếm Việt Nam chỉ vì lý do dân chúng Việt Nam xuống đường biểu tình chống lại họ. Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đem quân đánh dẹp một chính phủ, nhưng không ai dám tuyên bố đem quân để đánh dẹp nhân dân của một nước khác. Làm như thế, người ta không những chỉ là tội phạm chiến tranh mà còn là tội phạm diệt chủng.
Thứ hai, nhà cầm quyền muốn đàm phán với Trung Quốc nhưng họ lấy gì để thuyết phục được Trung Quốc trong các phòng họp? Ai cũng biết sức mạnh trên bàn hội nghị không nằm ở mớ giấy tờ. Có trưng ra bao nhiêu tấm bản đồ xưa cổ chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì cũng vô ích. Trung Quốc đã thừa biết những điều đó từ lâu rồi. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thừa kinh nghiệm trong việc đó: Những yếu tố quyết định chiến tranh Việt Nam trước năm 1975 không diễn ra ở các cuộc họp tại Paris mà là trên chiến trường Việt Nam; và yếu tố quyết định chiến trường ở Việt Nam không phải ở súng đạn mà là ở lòng dân Việt Nam, ở cả hai miền Nam và Bắc, cũng như lòng người, kể cả người Mỹ và người dân các nước Tây phương nói chung. Bây giờ, ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc với tư thế của những kẻ đạp vào mặt nhân dân, xua đuổi nhân dân và không sớm thì muộn cũng bị nhân dân xua đuổi, họ lấy gì để tăng thêm sức mạnh cho các lập luận của họ? – Không có gì cả!
Tổng thống Benigno Aquino của Phi Luật Tân hiểu rõ điều đó. Ngày 23 tháng 7 vừa qua, trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, ông đã có bài phát biểu quan trọng trước Quốc Hội, trong đó, ông kêu gọi dân chúng đoàn kết trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Phi Luật Tân, dù trên những hòn đảo nhỏ nhoi và xa xôi nhất. Ông lập luận: “Nhiều người bảo chúng ta nên bỏ qua việc Bajo de Masinloc [tức bãi cạn Scarborough]; chúng ta nên tránh phiền phức. Nhưng nếu có ai vào vườn nhà bạn, bảo với bạn đó là vườn của hắn, bạn có đồng ý hay không? Liệu có đúng không việc chúng ta cho người khác những gì vốn thuộc về chúng ta một cách chính đáng?” Rồi ông kêu gọi: “Tôi kêu gọi nhân dân đoàn kết về vấn đề này. Chúng ta hãy nói cùng một tiếng nói. Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta.”
Xin lưu ý đến câu cuối cùng vừa dẫn: “Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta” (Help me relay to the other side the logic of our stand.) Dĩ nhiên, Aquino không cần dân của ông làm những thông tín viên hay liên lạc viên. Những gì ông muốn nói với Trung Quốc, ông có thể nói thẳng. Điều ông nhờ ở dân chúng là làm tăng trọng lượng cho tiếng nói của ông để Trung Quốc hiểu đó không phải là lập trường của cá nhân ông mà là lập trường của cả nước Phi Luật Tân.
Benigno Aquino hiểu điều đó. Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không hiểu?
Như vậy, việc cấm đoán biểu tình chống Trung Quốc hẳn phải xuất phát từ những lý do khác. Chứ không phải những gì họ đã nói. Một cách chính thức hay không chính thức như đã nêu lên ở đầu bài viết này.
Lý do thực sự ấy là gì?
Câu trả lời, xin nhường lại cho các bạn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.