Mặc con voọc khiếp sợ thét gào rồi chắp tay vái loạn xạ, tay "đao phủ" kiêm con buôn đồ rừng lạnh lùng vạt sọ, cắt cổ, rạch bụng moi lấy bào thai, túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của con vật đáng thương...
Trong cơn cuồng vọng tráng dương, tăng lực, hùng mạnh trong lĩnh vực giường chiếu của đám quý ông lắm tiền, người ta tin rằng phải mổ xẻ voọc lúc nó còn sống thì các cơ phận của nó mới phát huy sức mạnh dược tính. Thể theo yêu cầu của mấy vị khách đại gia có niềm tin ấu trĩ và vô lương ấy, mặc con voọc khiếp sợ thét gào rồi chắp tay vái loạn xạ, tay "đao phủ" kiêm con buôn đồ rừng lạnh lùng vạt sọ, cắt cổ, rạch bụng moi lấy bào thai, túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của con vật đáng thương đặng chế biến các món ngon cho đám thực khách đang hau háu chờ đợi.
Màn hành quyết voọc - con vật rất gần gũi với loài người, lúc nó còn sống diễn ra trong ánh mắt hân hoan và giọng cười hô hố phấn khích của đám thực khách. Những đại gia chi tiền cho đao phủ vạt sọ đặng ăn não, lấy bào thai voọc ngâm rượu kia, có trí thức, đạo mạo, giàu kinh nghiệm ăn chơi nên lõi đời. Họ chỉ vui thú với cái sở thích man rợ kia trong phòng kín, trong biệt thự cổng cao tường kín nên thiên hạ khó mà biết để "ném đá" họ được.
Đâu chỉ có voọc, khỉ, gấu..., những kẻ lắm tiền còn có muôn vàn kiểu tìm vui, ăn chơi hành xác thú rùng rợn, dã man, bạo tàn khác không kém. So với bữa tiệc rắn hổ đơn thuần, nghĩa là sau khi cầm con rắn biểu diễn cho nó ngo ngoe đặng kích thích thực khách rồi tiến hành cắt cổ lấy huyết, rạch bụng lấy mật và trái tim còn đập thổn thức pha rượu, bữa tiệc rắn lục đầu dồ đuôi đỏ kinh khủng gấp nhiều lần.
Hình ảnh hành xác voọc.
Buổi tiệc hành xác loài lục xà vương diễn ra trong biệt thự của một đại gia bất động sản tên Hùng. Lắm tiền, ông này đổ đốn, tích cực tung tiền lùng những món được thiên hạ đồn thổi ích tinh, bổ khí, hỗ trợ đắc lực cho khoản... ấy. Sau óc khỉ, hùng chưởng (tay gấu), huyết xà đởm (rượu pha máu mật rắn hổ, rắn biển)...., lần này ông Hùng tổ chức đại tiệc lục xà vương.
Cái sự bổ của loài này không phải ở máu, mật, trái tim còn đập thổn thức như loài anh em rắn hổ của nó, mà là xâu bào thai mà theo ông Hùng phải thỏa yêu cầu tươi roi rói, vừa lọt từ ổ bụng của con rắn mẹ bị mổ bụng lúc còn sống. Để có bữa tiệc bào thai rắn tươi sống, vị đại gia đất phải đặt trước đó cả tháng để đầu bếp có thời gian săn, gom đủ số lượng rắn mang thai còn dăm bảy ngày nữa là "xổ ổ" để mổ bụng.
Lúc lỉa mũi dao bé, nhọn vào bụng con rắn, gã "đao phủ" bật mí rằng "phải mổ lúc nó bụng mang dạ chửa vầy thì bào thai mới có dược tính, mới bổ toàn tập". Mấy ông khách da dẻ đỏ au nhờ tẩm bổ quá nhiều đồ độc mắt sáng rực, giọng cười hô hố vì quá phấn khích trước cảnh con rắn độc xanh lè bị rạch bụng xồ ra chùm bào thai vấy máu. Con rắn vì quá đau đớn đã quặn mình, cuốn chặt vào tay đao phủ.
Đỉnh điểm của sự tàn bạo là thời khắc ông Hùng biểu diễn cho đám bạn xem độc chiêu ăn bào thai rắn nhúng giấm của mình. Ông ta ngắt một cái bào thai, chọc vỡ lớp màng nhầy chi chít gân máu để lộ ra con rắn lục con xanh từ đầu đến đuôi. Sau vài giây bất động, theo bản năng sinh tồn, con rắn con vùng vẫy dữ dội trong tiếng hò reo phần vì bất ngờ, phần vì phấn khích trước cái sự lạ ấy của đám thực khách.
Diễn được vài phút, khi thấy con rắn đã đừ, miệng đớp lấy đớp để "mớ" không khí mà chỉ trong tích tắc nữa thôi nó sẽ không được "đớp" nữa, ông Hùng khoan thai cầm một dụng cụ được thiết kế đặc biệt kẹp con rắn nhúng vào nồi nước xả sôi ùng ục, bỏ vào miệng nhai rau ráu rồi nói nhỏ với đám chiến hữu: "Đừng nhúng lâu quá, tai tái nó mới bổ".
Tháo khớp gấu lấy tay, rạch bụng rắn ngắt bào thai nhúng giấm… đã và đang là thú ăn chơi biến thái của ngày càng đông thực khách hám sung, hám mạnh.
Thú ăn uống biến thái, ăn uống theo kiểu hành xác động vật, nhất là các loài hoang dã được xếp vào dạng quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới vẫn chưa dừng lại ở đó. Để con trẻ được thông minh xuất chúng, có bà mẹ sẵn sàng chi tiền mua culi - con vật chậm chạp có biệt danh "hiền nhất muôn loài" rồi tự tay, hoặc nhờ người phạt ngang đầu con vật, chẻ sọ lấy óc chưng cách thủy cho con tẩm bổ.
Đại bàng, chim cắt hay chim ưng là giống chim ăn thịt dũng mãnh được mệnh danh "chúa tể bầu trời" nhưng cũng than trời trước những kẻ có kiểu ăn uống biến thái. Muốn có đôi mắt tinh anh nhìn xa, nhìn thấu vạn dặm như đại bàng, chim cắt, họ bất chấp cảnh con đại bàng bị trói chân, khóa mỏ, bẻ cánh rồi bị móc mắt trong đau đớn giãy giụa để... nuốt đôi mắt tinh anh của nó. Họ tỏ ra thản nhiên khi vừa ăn vừa ngắm con vật đang run rẩy vì đớn đau với hốc mắt đẫm máu. Bao năm qua, có mấy người ăn tay gấu, bào thai rắn, nuốt mắt đại bàng, nhâm nhi óc khỉ, uống rượu pha huyết voọc... bị bắt tội, bị kết án tù? Hình như chẳng có ai. Có chăng chỉ là những người buôn bán, thợ săn vì miếng cơm manh áo mà bất chấp pháp luật.
Công an Nhân dân
____________________________________vnexpress.net
Từ www.boxitvn.net
Sinh viên – bạn nghĩ gì?
Nguyễn Thị Từ Huy
Bạn đã bao giờ gặp tình huống này chưa: Để lảng tránh giải thích cho
bạn về một vấn đề nào đó, về một hiện tượng tiêu cực, về một sự khuất
tất hay một bất công nào đó, người ta trả lời bạn: “Cái nước mình nó
thế, đừng có hỏi!”?
Đã bao giờ bạn đưa phong bì cho giáo viên, và thay vì dằn vặt xấu hổ, bạn tự nhủ: “Cái nước mình nó thế”, rồi cảm thấy thanh thản?
Tôi giả định rằng bạn đủ nhận thức để hiểu cái nước mình nó thế là nó như thế nào, nên không luận giải về điều đó ở đây. Tôi chỉ muốn đề cập tới, một cách chưa đầy đủ, thái độ nào có thể có đằng sau câu nói đó. “Cái nước mình nó thế” là một mệnh đề tiêu biểu cho sự bất lực, cho sự đầu hàng vô điều kiện, sự nô lệ cho hoàn cảnh và nô lệ cho chính mình. Mệnh đề này thể hiện sự kìm kẹp, sự trói buộc từ bên trong của mỗi cá nhân, hậu quả của sự trói buộc dài hạn từ bên ngoài. Và nó cũng thể hiện sự lảng tránh trách nhiệm. Để tránh hành động, để chấp nhận cái xấu, cái ác, cái tồi tệ, nhưng đồng thời để tránh phải chịu trách nhiệm về cái xấu, cái tồi tệ và cái ác, người ta nói với bạn: “Cái nước mình nó thế”. Những người nói câu này ngụ ý rằng “mình” không can dự gì vào “cái nước mình” ấy, rằng “mình” chẳng phải chịu trách nhiệm gì hết. Phủi tay. Tuy nhiên, mệnh đề này khi được thốt ra cho thấy đằng sau nó thái độ chấp nhận tuyệt đối. Vì cái nước mình nó thế nên đừng hỏi gì cả, đừng làm gì cả, chỉ có một con đường duy nhất là chấp nhận mà thôi. Song, điều mà có thể những người phát ngôn câu đó không ngờ tới là cái vị thế này: chấp nhận rằng cái nước mình nó thế cũng có nghĩa là chấp nhận rằng mình cũng như thế. Thêm nữa, khi đóng đinh vào đầu bạn ý tưởng về cái nước mình nó thế, người ta không những tự phủ nhận khả năng thay đổi của mình, mà còn muốn phủ nhận khả năng thay đổi của bạn, người ta không khuyến khích bạn hỏi, không khuyến khích bạn hành động ; mà trái lại còn ngăn cản bạn, còn triệt tiêu khả năng đặt câu hỏi của bạn, còn làm bạn nhụt chí, khiến bạn trở nên giống như họ, nghĩa chấp nhận một cách tự nhiên rằng cái nước mình nó như vậy, nó không thể khác được, rằng không có cách gì làm cho nó khác đi được, và vì thế mà không làm gì để cho nó khác đi. Và nếu không làm gì cho nó khác đi thì cũng không sao, bởi vì… “cái nước mình nó thế”! Bạn thấy đấy, bằng cách đó, quả là thật dễ dàng để ăn ngon ngủ yên. Vấn đề là bạn có thể ăn ngon ngủ yên mãi trên một hiện thực “như thế” hay không? Nó có để cho bạn yên hay không?
Thế hệ của bạn cần thay thế mệnh đề đó bằng những mệnh đề mới, chẳng hạn như: “Nước mình sẽ khác”, hoặc “Nước mình sẽ tốt đẹp hơn”, hoặc những mệnh đề cùng loại do tự bạn nghĩ ra. Khi bạn để cho những mệnh đề loại đó vang lên trong đầu bạn, có thể bạn sẽ cảm thấy năng lượng giải phóng của chúng, bởi chúng đòi hỏi trước hết bạn phải khác đi, bạn phải giải phóng khỏi chính bạn. Khi bạn có mong muốn mãnh liệt rằng nước mình sẽ khác thì bạn sẽ tìm cách hành động cho sự đổi khác. Và muốn nước mình khác đi thì bản thân mình phải khác đi. Nếu bản thân bạn không khác đi được thì sao có thể mong muốn nước mình khác đi được. Mà nước mình không khác đi thì sao?
Thì có nguy cơ sẽ mất vào tay láng giềng.
Bạn có biết những gì đang xảy ra trên Biển Đông, và cả trên đất liền, những năm tháng, những ngày tháng gần đây? Mà nước đã mất thì “mình” có còn không? Bạn có còn không? Và nước đã mất thì bạn sẽ để lại gì cho con cháu bạn? Hay là bạn ngồi nhìn nước mất và tự nhủ: “cái nước mình nó thế”? Và bạn hy vọng rằng với câu đó thần chú đó bạn sẽ cảm thấy thanh thản vì có thể phủi tay, có thể đẩy trách nhiệm cho “cái nước mình” ấy? Nhưng dù bạn có thể phủi tay, dù bạn có thể tự lừa dối mình rằng tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm trừ chính bạn, thì bạn cũng không thể nào tránh được cái hiện thực là mất nước khi điều đó xảy ra.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng chính bạn phải cân nhắc và lựa chọn, chính bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình? Có bao giờ bạn nghĩ rằng nước mình sẽ không còn như thế, sẽ tốt đẹp hơn, rằng chính bạn có thể khác đi, có thể tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn?
Cái nước mình nó thế hay nước mình có thể khác đi tùy thuộc vào khả năng tự thay đổi của chính bạn, tùy thuộc vào khả năng của bạn trong việc nhận thức và hành động cho sự tiến bộ.
Hiện nay có những người đang nỗ lực vượt qua những khó khăn tưởng chừng không vượt nổi, họ đang nỗ lực để nước mình khác đi theo hướng tốt đẹp hơn. Điều nhỏ nhất mà bạn có thể làm là hiểu họ, và ủng hộ họ. Nhưng quan trọng hơn: bạn hoàn toàn có thể làm được như họ.
Có lẽ cần bắt đầu bằng câu hỏi này: Bạn muốn “cái nước mình nó thế” hay bạn muốn “nước mình sẽ tốt đẹp hơn”? Rồi từ đó bạn sẽ tìm cách trả lời những câu hỏi khác. Nhưng có lẽ bạn phải nhanh lên, bởi vì cái giá mà chúng ta phải trả cho việc chấp nhận “cái nước mình nó thế” giờ đây đã tới mức không còn một cá nhân nào có thể gánh nổi.
Bạn hãy hình dung tới những câu hỏi mà hậu thế sẽ đặt ra về chúng ta. Hơn thế, hãy hình dung những câu trả lời về chúng ta mà hậu thế sẽ phải đối diện, vì thực tế là sẽ không có cách nào lảng tránh được sự thật. Dù chúng ta có cố mà tự lừa dối mình thì người khác cũng sẽ nhìn thấy rất rõ.
Hơn nữa, dù chúng ta có thành công trong việc lừa dối chính mình và lừa dối người khác, dù chúng ta có bảo toàn được tài sản cá nhân và tính mạng cá nhân, nhưng nếu đất nước chung này mất đi, sẽ chẳng ai trong chúng ta thoát khỏi thân phận của kẻ mất nước. Không một ai.
Sài Gòn, tháng 7, những ngày dông tố trên Biển Đông
N. T. T. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đã bao giờ bạn đưa phong bì cho giáo viên, và thay vì dằn vặt xấu hổ, bạn tự nhủ: “Cái nước mình nó thế”, rồi cảm thấy thanh thản?
Tôi giả định rằng bạn đủ nhận thức để hiểu cái nước mình nó thế là nó như thế nào, nên không luận giải về điều đó ở đây. Tôi chỉ muốn đề cập tới, một cách chưa đầy đủ, thái độ nào có thể có đằng sau câu nói đó. “Cái nước mình nó thế” là một mệnh đề tiêu biểu cho sự bất lực, cho sự đầu hàng vô điều kiện, sự nô lệ cho hoàn cảnh và nô lệ cho chính mình. Mệnh đề này thể hiện sự kìm kẹp, sự trói buộc từ bên trong của mỗi cá nhân, hậu quả của sự trói buộc dài hạn từ bên ngoài. Và nó cũng thể hiện sự lảng tránh trách nhiệm. Để tránh hành động, để chấp nhận cái xấu, cái ác, cái tồi tệ, nhưng đồng thời để tránh phải chịu trách nhiệm về cái xấu, cái tồi tệ và cái ác, người ta nói với bạn: “Cái nước mình nó thế”. Những người nói câu này ngụ ý rằng “mình” không can dự gì vào “cái nước mình” ấy, rằng “mình” chẳng phải chịu trách nhiệm gì hết. Phủi tay. Tuy nhiên, mệnh đề này khi được thốt ra cho thấy đằng sau nó thái độ chấp nhận tuyệt đối. Vì cái nước mình nó thế nên đừng hỏi gì cả, đừng làm gì cả, chỉ có một con đường duy nhất là chấp nhận mà thôi. Song, điều mà có thể những người phát ngôn câu đó không ngờ tới là cái vị thế này: chấp nhận rằng cái nước mình nó thế cũng có nghĩa là chấp nhận rằng mình cũng như thế. Thêm nữa, khi đóng đinh vào đầu bạn ý tưởng về cái nước mình nó thế, người ta không những tự phủ nhận khả năng thay đổi của mình, mà còn muốn phủ nhận khả năng thay đổi của bạn, người ta không khuyến khích bạn hỏi, không khuyến khích bạn hành động ; mà trái lại còn ngăn cản bạn, còn triệt tiêu khả năng đặt câu hỏi của bạn, còn làm bạn nhụt chí, khiến bạn trở nên giống như họ, nghĩa chấp nhận một cách tự nhiên rằng cái nước mình nó như vậy, nó không thể khác được, rằng không có cách gì làm cho nó khác đi được, và vì thế mà không làm gì để cho nó khác đi. Và nếu không làm gì cho nó khác đi thì cũng không sao, bởi vì… “cái nước mình nó thế”! Bạn thấy đấy, bằng cách đó, quả là thật dễ dàng để ăn ngon ngủ yên. Vấn đề là bạn có thể ăn ngon ngủ yên mãi trên một hiện thực “như thế” hay không? Nó có để cho bạn yên hay không?
Thế hệ của bạn cần thay thế mệnh đề đó bằng những mệnh đề mới, chẳng hạn như: “Nước mình sẽ khác”, hoặc “Nước mình sẽ tốt đẹp hơn”, hoặc những mệnh đề cùng loại do tự bạn nghĩ ra. Khi bạn để cho những mệnh đề loại đó vang lên trong đầu bạn, có thể bạn sẽ cảm thấy năng lượng giải phóng của chúng, bởi chúng đòi hỏi trước hết bạn phải khác đi, bạn phải giải phóng khỏi chính bạn. Khi bạn có mong muốn mãnh liệt rằng nước mình sẽ khác thì bạn sẽ tìm cách hành động cho sự đổi khác. Và muốn nước mình khác đi thì bản thân mình phải khác đi. Nếu bản thân bạn không khác đi được thì sao có thể mong muốn nước mình khác đi được. Mà nước mình không khác đi thì sao?
Thì có nguy cơ sẽ mất vào tay láng giềng.
Bạn có biết những gì đang xảy ra trên Biển Đông, và cả trên đất liền, những năm tháng, những ngày tháng gần đây? Mà nước đã mất thì “mình” có còn không? Bạn có còn không? Và nước đã mất thì bạn sẽ để lại gì cho con cháu bạn? Hay là bạn ngồi nhìn nước mất và tự nhủ: “cái nước mình nó thế”? Và bạn hy vọng rằng với câu đó thần chú đó bạn sẽ cảm thấy thanh thản vì có thể phủi tay, có thể đẩy trách nhiệm cho “cái nước mình” ấy? Nhưng dù bạn có thể phủi tay, dù bạn có thể tự lừa dối mình rằng tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm trừ chính bạn, thì bạn cũng không thể nào tránh được cái hiện thực là mất nước khi điều đó xảy ra.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng chính bạn phải cân nhắc và lựa chọn, chính bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình? Có bao giờ bạn nghĩ rằng nước mình sẽ không còn như thế, sẽ tốt đẹp hơn, rằng chính bạn có thể khác đi, có thể tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn?
Cái nước mình nó thế hay nước mình có thể khác đi tùy thuộc vào khả năng tự thay đổi của chính bạn, tùy thuộc vào khả năng của bạn trong việc nhận thức và hành động cho sự tiến bộ.
Hiện nay có những người đang nỗ lực vượt qua những khó khăn tưởng chừng không vượt nổi, họ đang nỗ lực để nước mình khác đi theo hướng tốt đẹp hơn. Điều nhỏ nhất mà bạn có thể làm là hiểu họ, và ủng hộ họ. Nhưng quan trọng hơn: bạn hoàn toàn có thể làm được như họ.
Có lẽ cần bắt đầu bằng câu hỏi này: Bạn muốn “cái nước mình nó thế” hay bạn muốn “nước mình sẽ tốt đẹp hơn”? Rồi từ đó bạn sẽ tìm cách trả lời những câu hỏi khác. Nhưng có lẽ bạn phải nhanh lên, bởi vì cái giá mà chúng ta phải trả cho việc chấp nhận “cái nước mình nó thế” giờ đây đã tới mức không còn một cá nhân nào có thể gánh nổi.
Bạn hãy hình dung tới những câu hỏi mà hậu thế sẽ đặt ra về chúng ta. Hơn thế, hãy hình dung những câu trả lời về chúng ta mà hậu thế sẽ phải đối diện, vì thực tế là sẽ không có cách nào lảng tránh được sự thật. Dù chúng ta có cố mà tự lừa dối mình thì người khác cũng sẽ nhìn thấy rất rõ.
Hơn nữa, dù chúng ta có thành công trong việc lừa dối chính mình và lừa dối người khác, dù chúng ta có bảo toàn được tài sản cá nhân và tính mạng cá nhân, nhưng nếu đất nước chung này mất đi, sẽ chẳng ai trong chúng ta thoát khỏi thân phận của kẻ mất nước. Không một ai.
Sài Gòn, tháng 7, những ngày dông tố trên Biển Đông
N. T. T. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN