“Tôi không biết nhiều về thời trung học của Hoàng Hữu Phước, nhưng lại biết rất rõ về quãng thời gian 5 năm từ 1976-1981 mà ông Phước học Lớp Anh văn, Khoa Ngữ văn Nước ngoài , trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, tại cơ sở 2 đường Đinh Tiên Hoàng Q1, bây giờ là Đại học KHXH và Nhân Văn, kế bên Đài Truyền hình TP.HCM…”
Suốt tuần qua,dân cư mạng bàn tán xôn xao về vụ đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đăng đàn “Kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội Khóa Xlll. Ở cái đất nước cộng sản nầy,chuyện gì cũng có thể xảy ra, ngay chính trong diễn dàn chính thức của kỳ họp Quốc hội một đại biểu Quốc hội nhân danh nhân dân phát biểu lung tung,tầm bậy tầm bạ, thậm chí vi phạm Hiến Pháp vẫn được đa số 90% đại biểu có gốc gác là đảng viên đảng cộng sản đồng tình!
Tính đến hôm nay,20-11-2011, đã có hơn 50 trí thức Việt Nam có tên tuổi đáng kính gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, luật sư, bác sĩ,… lên tiếng phê phán phát biểu của ông nghị Phước: kiến thức nông cạn, hiểu biết hạn hẹp, tính tình khoe khoang khoác lác, đôi khi lộng ngôn đến mức điên loạn, tại sao lại được bầu vào Quốc hội, về mặt lý thuyết là cơ quan quyền lực nhất nước.
Chửi rủa ông nghị Phước là vô liêm sĩ cũng bằng thừa, chẳng lẽ ông Phước đắc cử chỉ cần nhờ vào lòng trung thành tuyệt đối với Đảng CSVN? Trước đây khi chưa là nghị, trên blog của mình ông Phước có trình bày 6 lý do VN không cần đa đảng. Bài viết dài dòng, ý tưởng lượm thượm, đọc xong tức muốn ói máu hoặc buồn cười đến bể bụng. Chẳng thà cứ nói toạc móng heo như nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết – “Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát”, vừa gọn gàng khỏi hao tốn giấy mực và ít ra còn được nhân dân khen là thật thà, biết người biết ta!
Câu hỏi của giáo sư Hà Văn Thịnh của trường Đại học Huế – “Chẳng hiểu ông nghị Phước học từ đâu?” khiến tôi bức xúc, không viết không được, cứ giữ mãi ấm ức trong lòng không tốt. Thôi thì kể hết ra cho bà con cả nước nghe chơi vài chuyện về nhân vật ma quái nầy. Tiếc cho ông Trương Tấn Sang vô phước chọn đàn em thân tín lại không sưu tra lý lịch cho kỹ, hay chung quanh chỉ toàn đám sâu bọ làm người? Tôi không biết nhiều về thời trung học của Hoàng Hữu Phước, nhưng lại biết rất rõ về quãng thời gian 5 năm từ 1976-1981 mà ông Phước học Lớp Anh văn, Khoa Ngữ văn Nước ngoài , trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, tại cơ sở 2 đường Đinh Tiên Hoàng Q1, bây giờ là Đại học KHXH và Nhân Văn, kế bên Đài Truyền hình TP.HCM.
Xin phép lược bớt những cuộc tình linh tinh dù một thời tai tiếng đình đám của cậu sinh viên Hoàng Hữu Phước, chuyện tình cảm riêng tư moi móc làm gì, cũng như không nhắc lại chuyện ông Phước đã từng bị kiểm điểm trước tập thể vì đã ăn cắp nhu yếu phẩm của cả lớp đem bán lấy tiền xài chơi. Túng thiếu làm liều là chuyện thường tình, xã hội đầy rẫy, quan chức đâu phải chỉ mình ông Phước, có ông thời xưa đi học chuyên trộm vịt gà nhậu nhẹt, ngày nay cũng leo đến chức Thứ trưởng, mai kia Thủ tướng không chừng, mà có sao đâu?
Chuyện bàn dân thiên hạ cần biết là chương trình đại học chỉ có 4 năm, riêng ông Phước tuy học hành cũng được nhưng phải mất 5 năm. Số là, năm 1979 nổ ra cuộc chiến tranh biên giới VN-TQ, ông Phước đang học năm thứ 3, cùng chơi chung rất thân với Dương Ngọc Dũng, Đàm Xuân Mai và Nguyễn Đình Sĩ cùng lớp, cả 4 ông nầy đều học khá giỏi, chỉ tội hơi rởm đời, hợm hĩnh ở cách xưng hô, thằng gọi thằng kia lúc nào cũng bằng Sir. Thời ấy nếu tự thân nghĩ ra, không có ai tư vấn thì 4 ông nầy đáng mặt thiên tài, khi đồng lòng rủ nhau thi rớt để được học lại năm thứ 3 (1979-1980). Thời chiến bao cấp, được tà tà đi học, mỗi tháng 9kg lương thực, một số nhu yếu phẩm và còn có học bổng, sướng như… cán bộ! “Ví phỏng cuộc đời bằng phẳng”, nếu sang năm 1980 tốt nghiệp ra trường, cả bọn chắc chắn sẽ được ưu tiên phân công đi làm… bộ độ cụ Hồ! Đúng là ông Phước có tầm nhìn chiến lược từ thời trai trẻ. Vụ cam kết bị Dương Ngọc Dũng xé rào,thi đậu đuợc lên lớp năm đó nên bị 3 thằng còn lại rượt đánh ngay tại sân trường trong tháng 8-1980. Dù sao,cũng phải công nhận 4 ông nầy trẻ tuổi tài cao, nhờ vậy hơn 30 năm sau ai nấy đều thành công. Dương Ngọc Dũng là Tiến sĩ giảng dạy đại học, Nguyễn Đình Sĩ là đại gia Đà Lạt, Đàm Xuân Mai là Dược sĩ ở New York, và cuối cùng ông Nghị Hoàng Hữu Phước là Thạc sĩ Kinh Doanh Quốc Tế, cái bằng Thạc sĩ không biết bằng thiệt hay bằng mua. Thắc mắc cũng có lý do,vì mỗi lần nghe ông Phước nói hay đọc những gì ông Phước viết đều thấy ông ấy vừa khùng như học quá hóa rồ, hoặc vừa ngu như chưa hề đi học… Master.
Nhưng chuyện học hành năm thứ 4 của sinh viên Hoàng Hữu Phước mới thật đáng kinh. Trong mấy môn thi bắt buộc để tốt nghiệp, ông Phước rớt môn English Literature. Luận văn tốt nghiệp của Phước về tác phẩm “Tess of the d’Urbervilles” (Thomas Hardy) không đạt yêu cầu. Dưới trung bình một môn thi chính thì làm sao tốt nghiệp! Thay vì ghi nợ sang năm về trường thi lại, ông Phước âm thầm thực hiện kế khổ nhục. Đến ngay nhà cô giáo Trương Tuyết Anh phụ trách giảng dạy môn nầy để phân bua, trình bày xin thêm điểm. Không được, bèn xuất chiêu nhất quyết tự tử trước mặt cô giáo, nếu cô không cho em pass! Cô giáo Tuyết Anh sợ quá, suốt đời dạy học chưa từng nghe, nói gì phải đối phó trực tiếp case nầy. Cô bèn năn nỉ ông Phước và điện thoại báo cáo thầy Khoa trưởng Nguyễn Nam. Nguyễn Huỳnh Đạt lúc đó là lớp trưởng, sau nầy có thời làm Khoa trưởng, phải đến thuyết phục đưa ông Phước về văn phòng Khoa giải quyết. Chuyện động trời thời ấy, ngoài những thầy cô trong cuộc, các thầy Phan văn Diệm (đã mất), Nguyễn Tiến Hùng và các cô Phạm Thị Ngọc Hoa, Đặng Thị Hưởng đều biết rất rõ.
Vài hàng báo cáo giáo sư Hà Văn Thịnh về chuyện ông nghị Hoàng Hữu Phước học từ đâu.
“You shall know the truth and the truth shall set you free”
DNC
Falls Church,Virginia.