Wednesday, July 24, 2013

THẾ LÀY LÀ THẾ LÀO?














Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Sang 

và cải cách dân chủ tại Việt Nam




Ảnh: Đại sứ Việt Nam David Sheare. đón chủ tịch Sang tại sân bay quân sự Adrew,


Ảnh: Đại sứ Việt Nam David Sheare. đón chủ tịch Sang tại sân bay quân sự Adrew,




Hôm nay, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang chính thức thăm Hoa Kỳ.
Cuộc hội đàm ngày mai 25/7/2013 với Tổng thống Obama sẽ là cuộc hội đàm có tính quyết định cho tương lại của Việt Nam và mối quan hệ Việt-Mỹ.
Rất nhiều bài báo tiên đoán về tương lai của cuộc đàm phán ngày mai, tiên đoán về những vấn đề sẽ được nêu, về những vấn đề có thể gây khó khăn cho quan hệ Việt- Mỹ…/ xem chẳng hạn bbc.com/
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Sang hội tụ rất nhiều điểm ghi vấn, những tình tiết bí mật,… như sự vội vã sang Hoa Kỳ ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Sang, sự kiện bắt bớ liên tục những Bloggers yêu nước phản đối Trung Quốc, sự im lặng của lãnh đạo cao cấp trước cuộc tuyệt thực tuyệt vọng của Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, những tuyên bố của Chính phủ VN, của Tòa nhà trắng chỉ xoay quanh kinh tế , nhân quyền, mua bán vũ khí Mỹ một cách chung chung …
Một số sự kiện lại có vẻ hưỡng dẫn cho những phỏng đoán trái ngược về chiều hướng chính trị đang được Bộ chính trị ĐCS VN thi hành. Nếu Bộ chính trị ĐCS VN muốn bẻ lái nghiêng về phía Mỹ, sao họ lại bắt bớ những người yêu nước phản đối Trung Quốc xâm lược. Nếu BCT ngả sang Trung Quốc, sao họ lại dám phê phán Trung Quốc tại Shangri-La, sao Chủ tịch Sang lại vội vàng sang Mỹ…
Xuất phát từ quan điểm chính trị ngoại giao là nối tiếp của chính trị đối nội, tôi xin trong bài ngắn, viết trước ngày hội đàm của 2 nguyên thủ quốc gia Việt Mỹ này, tải đến bạn đọc những gì có thể mong đợi ở ngày mai.


1. Chỉnh đảng là thất bại của Nguyễn Phủ Trọng và Trương Tấn Sang nhằm hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Đại cách mạng văn hóa của Mao là nhằm nhuộm Đảng CS TQ từ hồng sang xám xịt chủ nghĩa bành trướng Tân Đại Hán, và Đặng Tiểu Bình là người kế tục tư tưởng này một cách trung thành qua sự kiện đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 1974 và chiến tranh Dạy cho Việt Nam 1 bài học năm 1979.
Cuộc chỉnh đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động nhằm loại trừ khỏi BCT ĐCS VN phần tử có ý thức chống bành trướng TQ, có xu hướng ngả về phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vào cùng 1 phe với Nguyễn Phú Trọng là Trương Tấn Sang.
Sự thất bại ê chề của cặp đôi Sang-Trọng đã củng cố vị trí của Thủ tướng.
Nguyễn Phú Trọng không chấp nhận thực tế, quyết nhuộm ĐCS VN thành 1 chính đảng hoàn toàn thần phục TQ.
Hội nghị TW 7 đã diễn ra với sự năng nổ khác thường của TBT Trọng.
Chủ tịch Sang đã đứng ngoài cuộc chơi.
Như vậy ông Sang đã không tin vào thành công của Nguyễn Phú Trọng nữa.
Quả vậy, lần này những người như Nguyễn Bá Thanh do Tổng Trọng sức nước hoa đã không trúng nhân sự vào BCT.
Uy tín của Tổng bí thư xuống cấp, Thủ tướng có thêm vây cánh trong BCT.
Vì vậy người chia bài trong BCT ĐCS VN hôm nay là Thủ tướng.
Chính vì vậy, trong phát biểu Shangri-La, ta thấy có dòng nói về Trung Quốc khá thẳng thắn như :
“Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Đồng thời trong bài phát biểu Shangri-La của Thủ tướng, đã có câu :
“Tôi cũng muốn đề cập trường hợp của Mi-an-ma như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Mi-an-ma mà cho cả khu vực chúng ta”.
Tôi hiểu câu này là mong muốn cải cách dân chủ tại Việt Nam của Thủ tướng.
Tuy vậy, ông ta cũng nhắc rằng đây là “việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau”.
Sự kiện trong phái đoàn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần này sang Mỹ có 2 đại biểu tôn giáo, chứng tỏ Để có kết quả, Chủ tịch Sang sẽ có một số nhượng bộ trong yêu cầu về nhân quyền của Hoa Kỳ chiều hướng này của quan hệ Việt-Mỹ.


2. Không nên trông đợi một thay đổi đột ngột về nhân quyền.


Bản chất của ĐCS VN chúng ta đã hiểu rõ. Bản bất cố vị của những độc tài, chúng ta đã chứng kiến.
Sẽ không có sự nhân nhượng mạnh mẽ về hướng nhân quyền.
Tuy nhiên, đã có những suy nghĩ hướng về cải cách dân chủ của lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Việc định hướng của cải cách dân chủ kiểu Myanma còn gặp nhiều thác nghềnh.
Những phần tử bảo thủ cộng sản còn tập hợp lực lượng chống phá.
Cuộc chiến Đảng- Chính phủ còn tiếp diễn mà 1 sơ xẩy của lãnh tụ của phe cấp tiến sẽ làm ngưng tiến trình cải cách /thí dụ cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam/.
Nếu kinh tế Việt Nam càng trì trệ, những phần tử cộng sản bảo thủ sẽ lợi dụng điểm này để phát động quần chúng chống phá phe cấp tiến trong ĐCS VN.
Như vậy, thúc đẩy thảo luận về hội nhập TPP là rất quan trọng với Chủ tịch Trương trong chuyến thăm Mỹ này.
Để có kết quả, Chủ tịch Sang sẽ có một số nhượng bộ trong yêu cầu về nhân quyền của Hoa Kỳ.
Ngày mai, Obama và Trương Tấn Sang sẽ nói về kinh tế, về TPP, về quan hệ với Trung Quốc và một ít về nhân quyền.


© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt