Cập nhật: 11:06 GMT - thứ hai, 3 tháng 2, 2014
Cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam, diễn ra ở Geneva.
Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự Việt Nam ở Geneva từ 2008 đến 2012, đã lên kênh truyền hình địa phương Leman Bleu hôm Chủ nhật, cho biết ông xin tị nạn tháng 10 năm ngoái.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
“Bức tường Berlin đã đổ 25 năm trước, nhưng Việt Nam vẫn dưới chế độ cộng sản,” ông nói.
“Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu tiếp tục chế độ độc tài, chế độ độc đảng.”
Tin tức được truyền thông Thụy Sĩ loan đi hôm 3/2, trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam.
Ông Hùng nói ông làm tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983, và gọi Việt Nam đang ở trong tình trạng “khủng hoảng” cả về kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế.
Trước đó, trên các mạng xã hội của người Việt, ông Hùng đã công bố thư ngỏ cho biết ông ra khỏi Đảng Cộng sản tháng 10 năm ngoái.
“Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.”
"Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam"
Đặng Xương Hùng
“Đất nước và dân tộc Việt Nam chúng tôi đang sống mạnh mẽ, nhưng chế độ đương thời thì đã lâm bệnh nặng. Căn bệnh có tên là đảng cộng sản Việt Nam,” ông cáo buộc.
Lá thư của ông viết: “Một nước Việt Nam không cộng sản, thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền là lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế.”
Trong một bài viết khác về việc kiểm điểm nhân quyền tại Geneva, ông Hùng kêu gọi nhắm đến “đội ngũ cán bộ cấp trung”.
“Trước mắt, hướng đấu tranh vào đội ngũ cán bộ cấp trung đang thực thi nhiệm vụ. Họ là những người có trình độ hiểu biết, được tiếp cận với thế giới bên ngoài, có cơ hội so sánh, phân tích thật- hư. Đây là tầng lớp, nếu họ thay đổi thái độ sẽ làm xoay chuyển chiều hướng tình hình tại Việt Nam.”
Ông viết “cần tập trung vào phân tích cho họ thấy những hành động của họ chỉ có lợi trước mắt là Hà nội có thể tránh được những phê phán của cộng đồng quốc tế.”
“Nó kéo dài thời gian chờ đợi của cả một dân tộc đang mong muốn được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc,” ông viết.
FROM BBC WEBSITE