Thursday, December 22, 2011

Vẫy cờ tào lao đón thái tử tào lao thiên triều


Posted on by gocomay 

Không biết chuyện thêm sao vào lá cờ của CHND Trung Hoa do ai khởi xướng mà hết VTV tới vụ Lễ tân BNG ở xứ ta đều sính thể hiện trong các dịp lễ trọng đại hỷ của hai nước Việt-Trung. Khiến nhiều người quan tâm thời cuộc ngạc nhiên đến phẫn nộ cho đó là dấu hiệu của ”diễn biến (hoà bình) từ bên trong và bên trên” nhằm từng bước nhất thể hoá cả về chính trị lẫn chủ quyền lãnh thổ… nhằm ve vãn, kiếm lợi trước mắt, cho dù phải chiều theo giấc mộng bành trướng bá quyền Đại Hán âm thầm hay sôi động suốt cả ngàn năm nay.




Luận về sự việc này, truyền thông lề phải thường im ro. Khi đưa hình ảnh mà bị người xem phát hiện. Thì lẳng lặng phi tang mà không thèm đính chính hay cáo lỗi dù nửa câu. Truyền thông quốc tế, dù không phải theo “định hướng XHCN” cũng chỉ đưa hình ảnh mà không bình bọt gì nhiều. Có lẽ tụi tây xứ “giẫy chết” vẫn hay có thói tôn trọng độc giả mà không muốn áp đặt chủ kiến cho bất kỳ ai. Ai muốn hiểu ra sao là tùy nhận thức và chính kiến của mình. Sổi nổi nhất vẫn là giới blogger tự do, những dân báo nghiệp dư. Đa phần không “ăn cơm chúa múa tối ngày” nên cũng có phần vô tư loạn bàn. Họ cho rằng, bản chất của ngọn cờ quốc tế vô sản từ Mác-Lênin cho tới Mao Trạch Đông và cả những thành phần giáo điều trong ĐCS ở xứ ta khi đã tin vào thế giới đại đồng “bốn phương vô sản đều là anh em” thì chả cần coi tổ quốc và dân tộc làm trọng nữa. Khi ngây ngất trong cơn say ”Bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương” thì “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”  (*) (Dân đáng quý trọng nhất, đất nước ở hàng thứ hai, vua chỉ đáng xem nhẹ) là đã bị đảo ngược hoàn toàn.
 
Từ lý do đó, rất có thể việc chủ động gắn thêm sao vào lá cờ 5 sao của Hoa lục thời hiện tại, thành quốc kỳ 6 sao thời tương lai (5 sao nhỏ: Hồi; Mông; Tạng; Mãn + Việt chầu ngôi sao lớn: Hán) trong các dịp đại hỷ gần đây của hai đảng hai nhà nước đang dần hé lộ công khai vừa qua cũng là để cho dư luận quần chúng quen mắt dần, tránh bị sốc… cho tới khi toàn bộ thâm cung bí sử giữa hai đảng được phơi bày thì mọi việc đã ”an bài”. Tới lúc ”ván đã đóng thuyền” xong rồi, ai dám chê lá cờ 6 sao trên tay các em nhỏ ngây thơ trong trắng của xứ Việt hôm nay là sơ xuất hay tào lao, sơ ý?

 



Nhìn cả rừng cờ “lạ” 6 sao, song hành với lá cờ đỏ sao vàng của VN, về lý, đó là sự coi thường Tập Thái tử của Hoa lục, một quốc gia đông dân nhất và hùng mạnh về kinh tế đứng thứ hai thế giới. Lại là nước “Láng giềng gần” cùng thờ “tổ Mác Lê”, từng “cho đòn cho vọt” (như cha dạy con) mỗi khi thương yêu nhau qúa đỗi. Nên chả thể được rời nhau vì cái tình “môi hở răng lạnh”. Sâu nặng tới mức “Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt – Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau”. Thảo nào những lá cờ 6 sao của thiên triều trong tương lai đã “reo vui” trên tay “các thế hệ mai sau” là hoàn toàn có chủ ý chứ đâu phải sự “nhầm lẫn” hay “sơ sót” như một số loạn bàn. Bởi sau các (tạm gọi) sự cố đó có ai bị kỷ luật hay thất sủng đâu mà nhầm hay sót?

Trong hàng trăm ý kiến loạn bàn của cư dân mạng, có một cái còm của một nặc nô (à nặc danh) như sau:

“Các bạn quá cố chấp, cứ nhìn và phát biểu phiến diện. Đây là việc chứng tỏ Việt Nam ta không tôn trọng, xem thường bọn Trung Quốc. Bởi vì lá cờ TQ là do hiến pháp quy định, chúng ta cầm cờ không phải của TQ để đón tiếp TQ thật là thú vị. Chắc chắn lãnh đạo ta muốn thử lửa Tổng bí thư, chủ tịch nước TQ tương lai đây. Thử nghĩ nếu chủ tịch nước ta mà đi thăm Mĩ mà nước Mĩ dùng cờ đỏ 2 sao vàng tiếp đón thì như thế nào nhỉ??? Có thể đây là đòn ngoại giao bí hiểm của Việt Nam ta. Hoan hô Việt Nam, Việt Nam muôn năm.” (Nặc danh – 10:29 Ngày 22 tháng 12 năm 2011)

Nếu khả năng đây thực sự là một hành vi thăm dò hay “xem thường bọn Trung Quốc” mà không hề có sự “đồng thuận” trước của chính giới “trí tuệ đỉnh cao” ở hai xứ tam tương tứ tốt (3 tương đồng; 4 tốt) mà vẫn có màn ôm nhau thắm thiết như thế này (xem ảnh) thì qủa thật vị “Thiên tử” tương lai của “Thiên triều” thật “đại cục”…. đại… đại.. kỳ cục!


Theo qui chế ngoại giao (kể cả hai quốc gia cùng ý thức hệ), những nghi lễ bắt tay kèm thêm có ôm hôn hay không ôm hôn ở các chuyến thăm viếng cấp cao của các bậc nguyên thủ… đều hết sức nghiêm ngặt.

Lần đầu tiên trong hơn 60 năm cầm quyền, sự yết kiến (thăm viếng chính thức) của người đứng đầu chế độ ta sang Bắc triều đã không có hai chữ “hữu nghị” và màn ôm hôn thắm thiết của hai vị đứng đầu hai đảng. Mặc dù trước và sau chuyến đi lịch sử đó, đều có màn ôm hôn âu yếm của ông Tổng Trọng (Nguyễn Phú Trọng) với các thuộc hạ của ông Tổng Hồ (Cẩm Đào) như Đới Bỉnh Quốc và Tập Cận Bình, cho dù truyền thông định hướng của đảng và nhà nước có đưa hay không.

Trong bang giao quốc tế, thể diện của quốc gia mình và quốc gia đối tác luôn được các chính khách xem trọng. Dù vô tình hay hữu ý, sự xuất hiện của chiếc lá cờ “lạ” 6 sao trong nghi lễ đón rước long trọng Thái tử Tập vào ngày 21/12/2011 tại Phủ Chủ tịch ở Ba Đình Hà Nội là sái cho cả chủ lẫn khách. Nếu đây là cuộc thăm viếng không chính thức hay bí mật thì lại đi một nhẽ. Đằng này đây là một việc công khai minh bạch thì chính sự xuất hiện lá cờ “lạ” 6 sao tào lao chưa được ai công nhận như thế là “lợi bất cập hại”. Vì nó làm mất đi sự thiêng liêng của lá cờ 5 sao của hơn 1 tỷ quốc dân Hoa lục, đã được cả thế giới công nhận. Vẫn hài lòng trước lá cờ không phải của tổ quốc mình, được đám con nít (bảo sao nghe vậy) vung vít loạn xạ mà họ Tập (do mắt kém) không nhìn thấy hay nhìn thấy mà làm lơ (?)… thì đó vẫn là sự vô minh vô cảm với quốc gia mà mình đại diện. Nếu chính khách đi ra ngoài để mất sự chính danh trước bàn dân thiên hạ thì đó là trò lố không thể biện minh.

Thuyết chính danh của Khổng Tử coi mục đích của chính danh là giữ lễ “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Chính danh là tiền đề để lễ nhạc hưng vượng lên; lễ nhạc hưng vượng chính là bản lề để trị nước. Chính khách (sứ thần) họ Tập không biết bảo vệ quốc thể (lễ nhạc) trong chuyến Nam du đã chứng tỏ tư cách của chính giới cấp cao ở Trung Nam Hải cũng thực sự có vấn đề. Lợi bất cập hại của những trò không chính danh và khuất tất thường bị trả giá đắt là ở chỗ đó. Thiết nghĩ những ai thích các trò tào lao để phục vụ các mục tiêu bất chính chắc chắn sẽ bị những thứ tào lao đó chôn vùi hình ảnh của chính mình.

Gocomay 


(*) Tư tưởng của Mạnh Tử (372–289 trước CN)



LỜI BÀN CỦA TÂY THÁNH THÁN: Tớ thấy thiếu một giả thuyết đó là tụi Trung Nam Hải lệnh cho các đệ tử bán nước trong BCT phải dùng những lá cờ này! Để rồi chúng đo thử phản ứng của dân ta như thế nào. Nếu im lặng như những lần vừa qua, chúng sẽ công bố lên thế giới lá cờ mới của chúng (vừa được một tộc mới chấp thuận)... nếu bị phản đối nhiều, coi như in lộn, in lại...


Không thể có sự nhầm lẫn trong tình huống này. Những người đưa ra giả thuyết nhầm lẫn là những "con nai vàng ngơ ngác, tiếp tục đạp lên lá vàng khô" để cho một nhúm người vừa cướp vừa bán nước...


Bỏ qua tất cả những tranh cãi về các thứ trong quá khứ, bán nước cầu vinh thì nhất định không thể nào nhân nhượng được. Quý vị là bộ đội, quý vị là công an, quý vị là đảng viên... là công chức các cấp, quý vị là phó thường dân không màng đến chính sự... Đừng để hổ thẹn với những cặp mắt ngây thơ của các cháu thiếu nhi vô tội trong tấm ảnh dưới đây...