Đinh Tấn Lực
“Triển khai hiệu quả Lộ trình dân chủ, vì hòa giải và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái. Qua đó, sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước Myanmar” -Nguyễn Tấn Dũng.
Nói theo tay tiền nhiệm của Tư Sang thì đúng là bầu bạn Myanmar đang …”tự sát” *.
Mà đã vậy thì, suy ra, Ba Dũng có công lớn trong việc góp phần vừa “động viên” lại vừa “phân hóa nội bộ” để giật sập một thể chế hữu nghị **.
Tháng 4-2010, trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội, Ba Dũng ở cương vị chủ nhà kiêm chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội này, đã có những phát biểu “chỉ đạo xử lý”tình hình Myanmar, rồi lặp lại lần nữa, rốt ráo và chi tiết hơn, khi sang thăm Myanmar sau đó. Nghe cứ như hồi 1987, ông Reagan đòi Gorbachev giật sập bức tường Bá Linh.
Bức tường độc tài độc đảng ở Ngưỡng Quảng hiện đang hóa bùn từng mảng lớn.
Bức tường độc tài độc đảng ở Ngưỡng Quảng hiện đang hóa bùn từng mảng lớn.
Còn ở đây, Ba Dũng đang ra sức chữa cháy trước các mồi lửa củi đậu nấu đậu của bọn Tư Sang.
Sự thể thế nào?
*
Sau Brunei-1984 và VN-1995, ASEAN kết nạp thêm 3 thành viên sau cùng là Lào-1997, Miến-1997, và Miên-1999. Cả 3 đều do phần lớn công sức vận động của VN, với ý đồ (có chỉ đạo từ đâu đó để) tạo dựng một cõi liên kết độc tài Đông Dương mở rộng ngay giữa lòng chảo Hiệp hội Các nước Đông Nam Á. Trong đó, Lào và Miến có chung biên giới ở vùng Tam giác vàng. Còn Lào và Miên thì đã có duyên (Pháp định) gắn kết hữu cơ với VN từ 1887, bằng tên gọi Union Indochinoise.
Sự thể thế nào?
*
Sau Brunei-1984 và VN-1995, ASEAN kết nạp thêm 3 thành viên sau cùng là Lào-1997, Miến-1997, và Miên-1999. Cả 3 đều do phần lớn công sức vận động của VN, với ý đồ (có chỉ đạo từ đâu đó để) tạo dựng một cõi liên kết độc tài Đông Dương mở rộng ngay giữa lòng chảo Hiệp hội Các nước Đông Nam Á. Trong đó, Lào và Miến có chung biên giới ở vùng Tam giác vàng. Còn Lào và Miên thì đã có duyên (Pháp định) gắn kết hữu cơ với VN từ 1887, bằng tên gọi Union Indochinoise.
Riêng Miến Điện, tức Burma, hay đương danh chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, bất kể từ lâu vẫn là thành viên khối Phi Liên Kết, đã kinh qua thực tiễn mồi chài lẫn thử thách để mối quan hệ với VN được “nâng lên một tầm cao mới”, dù chỉ là mức chạm sàn, tít mù bên dưới tầm cao quan hệ với TQ từ bấy đến nay.
Myanmar có diện tích gấp đôi, tài nguyên gấp đôi, nhưng dân số chỉ hơn phân nửa của VN đôi chút, và từng là một trong các quốc gia giàu có hàng đầu Đông Nam Á vào thời còn là thuộc địa của Anh (1885-1948), với lượng gạo xuất khẩu đứng đầu thế giới bấy giờ.
Trước đó nữa, vào thời 1100, vương quốc Pagan này còn được gọi là Đế chế Miến Điện, và kể từ thời 1364, vương quốc Ava này có một nền văn minh vang danh khu vực.
Còn sau giai đoạn Anh thuộc, vào thời 1961, Đại biểu Thường trực U-Thant của Miến Điện là người đầu tiên của phương Đông được bầu làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, với một nữ nhân viên xuất chúng có tên là Daw Aung San Suu Kyi.
Đến năm 1962, tướng Ne-Win đảo chính, lên cầm quyền, rồi đổi tên nước (nghe khá quen tai) là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Myanmar. Hệ quả 26 năm dưới triều đại độc tài độc đảng của Ne-Win là vào năm 1987, tương ứng với thời VN rã họng kêu gọi thế giới cứu đói, Myanmar được xếp vào thứ hạng các nước kém phát triển nhất hành tinh.
Năm 2006, giới lãnh đạo quân nhân của Myanmar dời đô từ Ngưỡng Quảng (Rangoon) về một khu vực yên tĩnh ở gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho thủ đô mới là Naypyidaw, có nghĩa là “vùng đất của những ông vua”.
Năm 2006, giới lãnh đạo quân nhân của Myanmar dời đô từ Ngưỡng Quảng (Rangoon) về một khu vực yên tĩnh ở gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho thủ đô mới là Naypyidaw, có nghĩa là “vùng đất của những ông vua”.
Trong suốt nửa thế kỷ, qua nhiều triều đại của các ông vua tập thể nhiều tiền lắm đạn này, Myanmar lâm vào cảnh đất nước bị cô lập thành ốc đảo, kinh tế bị cấm vận đến kiệt quệ, còn nhân dân bị cưỡng bức lao động/bóp nghẹt thông tin/hạn chế giáo dục/tràn ngập buôn người/thường trực đói cơm… và bao phen tắm máu, tiêu biểu là vụ đàn áp long trời lở đất 8-8-88, một khi lòng dân không như ý đảng. Đó là chưa kể các đạo luật “không được khoan dung” đối với các nhân vật bất đồng chính kiến. Không ai rõ chúng có được đánh thứ tự trong khoảng giữa các con số 79 tới 88 chăng, nhưng rõ ràng vị khôi nguyên Nobel Hòa Bình Daw Aung San Suu Kyi đã được nhân loại biết tới như một nạn nhân bi hùng của chế độ suốt nhiều chục năm qua.
Khẩu hiệu đại trà đâu đâu cũng thấy trong suốt thời này là “đất nước chỉ mạnh khi nào quân đội mạnh”, với tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP đứng hàng top-15 của thế giới, hiện to gấp 4 lần ngân sách y tế và giáo dục gộp lại, nhưng vẫn không giúp cho Myanmar đủ mạnh để thoát khỏi móng vuốt của người anh em XHCN Trung Quốc.
Bắc Kinh chi phối gần trọn nền kinh tế sản xuất của xứ này, xâm thực đều khắp các mặt văn hóa, nhân công, đất đai, tài nguyên và cả an ninh. Điển hình là hai đường ống dầu khí dài trên 1100 cây số nối liền từ biên giới TQ ra tận bờ biển Myanmar, với vô số đập thủy điện khắp nước, cùng một dự phóng tân trang thiết lộ và xây dựng 1 cảng nước sâu ngó ra vịnh Bengal. TQ có tổng vốn đầu tư lên tới 16 tỷ mỹ kim hiện nay, cộng thêm kim ngạch giao thương gần 5 tỷ mỹ kim trong năm 2010, nghiễm nhiên đã là bầu sữa “đối tác thương mại” lớn nhất của lãnh đạo Myanmar.
Ngược lại, dàn lãnh đạo quân phiệt của Myanmar cũng nhìn về Bắc Kinh như một điểm tựa địa chính trị duy nhất, một mô hình cai trị mẫu mực cần noi… nên đã từng công khai thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối, kể cả sự tán đồng quyết định tàn sát sinh viên Thiên An Môn 1989.
Nói chung, Myanmar, dưới các triều độc tài quân phiệt, từng được coi là một chư hầu gương mẫu của TQ (trên trường đua, có chăng, đau đớn thay, chỉ là VN ta). Mà điều đó không nhất thiết chỉ là nhận định riêng của Bắc Kinh.
*
Dưới tán lọng bảo bọc “tận tâm tận lực” đó của TQ, mấy ai dám nghĩ hội đồng quân nhân lãnh đạo Myanmar sẽ không còn cơ hội cưỡng lại lòng dân và các loại áp lực quốc tế?
Thế mà, phép lạ chăng, lãnh đạo Myanmar đã có cách ngẩng mặt nói không với TQ và gật đầu với nhân dân Miến Điện:
Khẩu hiệu đại trà đâu đâu cũng thấy trong suốt thời này là “đất nước chỉ mạnh khi nào quân đội mạnh”, với tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP đứng hàng top-15 của thế giới, hiện to gấp 4 lần ngân sách y tế và giáo dục gộp lại, nhưng vẫn không giúp cho Myanmar đủ mạnh để thoát khỏi móng vuốt của người anh em XHCN Trung Quốc.
Bắc Kinh chi phối gần trọn nền kinh tế sản xuất của xứ này, xâm thực đều khắp các mặt văn hóa, nhân công, đất đai, tài nguyên và cả an ninh. Điển hình là hai đường ống dầu khí dài trên 1100 cây số nối liền từ biên giới TQ ra tận bờ biển Myanmar, với vô số đập thủy điện khắp nước, cùng một dự phóng tân trang thiết lộ và xây dựng 1 cảng nước sâu ngó ra vịnh Bengal. TQ có tổng vốn đầu tư lên tới 16 tỷ mỹ kim hiện nay, cộng thêm kim ngạch giao thương gần 5 tỷ mỹ kim trong năm 2010, nghiễm nhiên đã là bầu sữa “đối tác thương mại” lớn nhất của lãnh đạo Myanmar.
Ngược lại, dàn lãnh đạo quân phiệt của Myanmar cũng nhìn về Bắc Kinh như một điểm tựa địa chính trị duy nhất, một mô hình cai trị mẫu mực cần noi… nên đã từng công khai thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối, kể cả sự tán đồng quyết định tàn sát sinh viên Thiên An Môn 1989.
Nói chung, Myanmar, dưới các triều độc tài quân phiệt, từng được coi là một chư hầu gương mẫu của TQ (trên trường đua, có chăng, đau đớn thay, chỉ là VN ta). Mà điều đó không nhất thiết chỉ là nhận định riêng của Bắc Kinh.
*
Dưới tán lọng bảo bọc “tận tâm tận lực” đó của TQ, mấy ai dám nghĩ hội đồng quân nhân lãnh đạo Myanmar sẽ không còn cơ hội cưỡng lại lòng dân và các loại áp lực quốc tế?
Thế mà, phép lạ chăng, lãnh đạo Myanmar đã có cách ngẩng mặt nói không với TQ và gật đầu với nhân dân Miến Điện:
Tháng 10/2010, tên chính thức của nước này được cắt ngắn bớt mấy từ khóa: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Myanmar” trở thành “Cộng Hòa Liên Bang Myanmar”, chỉ 2 tuần trước khi xứ này tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên sau 20 năm người dân không thấy mặt lá phiếu.
Tháng 3/2011, tân Tổng tư lệnh Quân đội Min Aung Hlaing đi thăm VN thay vì sang khấu đầu lãnh ấn ở Bắc Kinh.
Tháng 8/2011, tân Tổng thống Thein Sein đã gặp, trao đổi và nhất trí với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi bốn điểm: 1) Cùng nhau nỗ lực vì hoà bình, ổn định và phát triển của đất nước theo nguyện vọng của nhân dân; 2) Hợp tác vì phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống dân chủ; 3) Nỗ lực hợp tác trên cơ sở cùng có lợi; 4) Tiếp tục thúc đẩy mạnh đối thoại.
Tháng 9/2011, Tổng thống Thein Sein công bố ngưng xây đập thủy điện Myitsone trên sông Irrawaddy, một dự án đầu tư hàng chục tỷ mỹ kim của tập đoàn điện lực China Power Investment, mà nếu hoàn thành, sẽ dẫn 90% công suất về phục vụ mẫu quốc thiên triều.
Tháng 10/2011, tân chính phủ Myanmar quyết định trả tự do cho 6000 tù nhân, trong đó có hơn 200 tù nhân chính trị (trong tổng số 2000 người bị giam về tội bất đồng chính kiến).
Giữa tháng 11/2011, Hội nghị các Ngoại trưởng của ASEAN ra nghị quyết chuẩn thuận cho Myanmar giữ chức Chủ tịch Luân phiên của ASEAN vào năm 2014.
Cuối tháng 11/2011, Quốc hội Myanmar thông qua đạo luật bảo đảm quyền biểu tình thông thoáng cho người dân xứ này. Lãnh tụ đối lập Daw Aung San Suu Kyi cho biết sẽ ra tranh cử đại biểu quốc hội kỳ tới.
Đầu tháng 12/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thực hiện chuyến thăm viếng kéo dài 3 ngày để trao đổi với chính giới Myanmar cùng Daw Aung San Suu Kyi, và cam kết rằng Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ tiến trình cải cách dân chủ nhiều hơn nữa ở xứ này.
Trong tuần đầu tháng 12/2011, hình ảnh và bài viết về Daw Aung San Suu Kyi, lần đầu tiên, đã xuất hiện trên dàn báo chính quy của Myanmar…
Tiếp theo ba trái bon tấn cắt bỏ cụm từ chết tiệt “XHCN”, cất dẹp dự án mông muội Myitstone và chấp nhận Sinh Hoạt Chính Trị Đa Nguyên, hầu hết những nút thắt cổ dân đã lần lượt được tháo gỡ. Không ai chắc bao nhiêu phần trăm nỗ lực này đến từ lời phán hữu nghị ở mức chạm sàn dẫn trên của Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu còn nhớ đến vó câu của Hốt Tất Liệt và bốn lần quân Mãn Thanh từng hằn vết trên lãnh thổ Myanmar từ nhiều thế kỷ trước, cộng với hàng chục vạn công nhân TQ đang thi công khạc nhổ khắp nơi trên đất nước này hiện nay, mọi người đều rõ là chính cái bóng đè của TQ lên trên “những ông vua tập thể” xứ này là nguyên nhân của lụn bại mà nhân dân Myanmar muốn vượt qua.
Nếu còn nhớ đến thông điệp nhậm chức của tân Tổng thống Thein Sein, người ta đều rõ là Myanmar cần hòa nhập vào sân chơi rộng thoáng và bình đẳng của thế giới trong trào lưu dân chủ hóa toàn cầu; cần giải tỏa các thứ lệnh cấm vận và áp lực quốc tế; và cần tự thân vượt thoát ra khỏi cái bóng đổ tàn khốc của TQ, như lòng dân nước này từ lâu mong mỏi, cùng một khối lớn sĩ quan trung niên thúc đẩy ngay trong quốc hội, để đất nước có cơ cất cánh.
Cái gốc chuyển hóa vẫn là khát vọng nhân dân chứ không phải duy trì quyền bính.
Chủ đích sau cùng vẫn là canh tân đất nước chứ không phải ổn định chính trị.
*
Những cải cách êm thắm tại Myanmar đang dấy lên một triều sóng tại Á Châu, không khác gì hương hoa Nhài lan tỏa ở Bắc Phi & Trung Đông hồi đầu năm.
Hình ảnh TQ hiện giờ là một bức tranh thu điếu đã bị đóng khung cô lập.
Ngay cả Nhật Bản cũng hiển lộ mối quan tâm sâu sắc hơn về hiểm họa TQ trong khu vực. Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu đã được tổ chức hoành tráng tại Nhật Bản, trong bối cảnh thời sự thế giới đặc biệt của năm 2011: 1) Sự kiện Hoa Lài tại Bắc Phi; 2) Hoa Kỳ tích cực trở lại vùng Á Châu Thái Bình Dương; 3) Những chuyển hóa chính trị tại Miến Điện.
Tham dự diễn đàn hội nghị là các các diễn giả Tin Win (Miến Điện); Lý Thái Hùng (Việt Nam); Pima Gyalpo (Tây Tạng); Ilhaqm Mahmut (Ngô Duy Nhĩ); Olhunud Daichin (Mông Cổ); Thừa Văn Lập (Hoa Lục). Họ đã cùng với 3 nhân vật khác trong ban tổ chức của Nhật Bản đồng thành lập một Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu, và công bố bản Tuyên Ngôn Dân Chủ Hóa Á Châu 2011.
*
Những cải cách êm thắm đó của Myanmar có ảnh hưởng gì tới VN ta?
Đầy!
Lời phán đóng khung ở đầu bài, quất ngược vào mặt phán quan, và trở thành cây thước đo mức độ tệ hại về tình hình nhân quyền, dân chủ, báo chí, quyền biểu tình và tù chính trị ở VN.
Nó còn là cây thước đo chuẩn xác về độ ươn hèn của lãnh đạo xứ ta, một khi đảng viên các cấp từ thủ đô Hà Nội xuống tới vùng sâu vùng xa đều thấy như nhau là: Với một loạt ứng xử can trường của tân chính phủ Myanmar, Bắc Kinh chắc chắn là không thể kìm nén nỗi mày nhăn mặt nhó, nhưng rồi …làm gì nhau? Vậy thì, hà cớ chi Bắc bộ Phủ nhà ta cố bập bùng thắp đuốc mà vẫn ướt đũng …sợ ma?
Nó khóa cổ ban Tuyên giáo Trung ương, khiến cho nỗ lực ngáng chân tiến trình dân chủ hóa VN bằng một loạt ngụy luận rổn rảng (vì ổn định chính trị/vìphát triển kinh tế/vì trình độ dân trí v.v…) bổng chốc trở thành giẻ rách .
Nội bộ đảng viên, và cả quần chúng ngoài đảng, dạo này quên khuấy các bản tin lộ hàng hay nữ sinh lột áo nhau trên báo. Họ bận khoan nhặt kháo nhau về thông điệp cân bằng ở Úc của Tổng thống Mỹ Barack Obama, và các cam kết nức lòng ở Miến của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Cấn sườn hơn, họ thấy rõ, cũng như cả thế giới thấy rõ, VN ta lệt bệt sau lưng Miến Điện là nước mình đã cất công vận động ASEAN mấy năm trước, bởi lẽ, vở kịch đổi mới của ta vẫn quanh năm xài lại mớ tuồng tích cổ/đạo diễn xưa/đào kép cũ:
Trong lúc Luật biểu tình Miến Điện đã được nhanh chóng thông qua thì Luật biểu tình Việt Nam chỉ được đưa ra quốc hội để tranh cãi có nên bàn trong khóa này hay bỏ ra vô thời hạn, với hàng loạt đại biểu được Ban Tuyên giáo Trung ương cho dựng rạp diễn hài. Đại biểu Hoàng Hữu Phước được giao và đã làm tốt vai hài chính.
Trong lúc Miến Điện thả hàng trăm tù chính trị, và đang chuẩn bị thả thêm hàng ngàn người bất đồng chính kiến khác, thì VN vận công bắt cóc hàng loạt người ở Vinh, ở Thái Hà, ở Sài Gòn… tự tiện đưa vào trại phục hồi nhân phẩm hoặc tù cải tạo… Rồi sau đó diễn màn thả đúng 1 người là anh Trương Quốc Huy, giảm án 1 người là thầy Phạm Minh Hoàng, và lục đục lên phương án trục xuất Ls. Lê Công Định.
Nghĩa là, nói chung, bàn thắng đẹp của Myanmar đè bẹp bóng ma TQ hết đường cựa quậy đã quăng lưới giao thông vây khốn Bộ chính trị Hà Nội tứ bề.
Ngay bên trong thượng tầng đảng, đám Tư Sang đang nhịp đùi nhắp rượu bất chiến tự nhiên thành, một khi Ba Dũng đang bị bọn Tử Cấm Thành tới tấp dí vào mặt một câu hỏi gây ngọng cấp tính:
- Hà cớ gì lại tài khôn xúi dại Myanmar cho nó bứt rời thiên triều đế chế? Đang là Kép Chánh lại muốn rơi tòm xuống phường Nhắc Tuồng đấy phỏng?
09-12-2011- Nhân mùa Quốc Tế Nhân Quyền 2011.
Blogger Đinh Tấn Lực
Ngay bên trong thượng tầng đảng, đám Tư Sang đang nhịp đùi nhắp rượu bất chiến tự nhiên thành, một khi Ba Dũng đang bị bọn Tử Cấm Thành tới tấp dí vào mặt một câu hỏi gây ngọng cấp tính:
- Hà cớ gì lại tài khôn xúi dại Myanmar cho nó bứt rời thiên triều đế chế? Đang là Kép Chánh lại muốn rơi tòm xuống phường Nhắc Tuồng đấy phỏng?
09-12-2011- Nhân mùa Quốc Tế Nhân Quyền 2011.
Blogger Đinh Tấn Lực