Mặc Lâm, Biên tập viên RFA
Đã hơn một tháng kể từ ngày bà Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và bị cưỡng bức giáo dục tại Cơ sở giáo dục Thanh Hà, dư luận vẫn không ngớt quan tâm theo dõi không những vụ bắt người trái pháp luật này làm cho dư luận bức xúc mà sâu sa hơn.
“Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính” năm 2002 của UB Thường vụ Quốc hội cho phép công an bắt giữ người không qua án lệnh của tòa án cũng như tự ý chỉ định mức giam giữ không qua sự xét xử của tòa án là một pháp lệnh bị cho là vi hiến. Mặc Lâm theo dõi và tường trình chi tiết sau đây.
Vụ bắt giữ bà Bùi Thị Minh Hằng chứa đựng rất nhiều chi tiết cưỡng bức trái với pháp luật. Theo thông tin chính xác từ người thân cũng như luật sư của bà Bùi Thị Minh Hằng thì vào trưa ngày 27-11-2011, bà Hằng nghe tin ở Hà Nội công an bắt một số người tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm khi họ biểu thị thái độ ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với đề nghị Quốc hội ban hành Luật biểu tình, lúc ấy tuy đang ở nhà tại thành phố Vũng Tàu nhưng bà Bùi Thị Minh Hằng đã về thành phố Hồ Chí Minh cùng với ba người bạn khác đứng giơ trên tay mảnh giấy ghi “Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình” ở cạnh khu vực nhà thờ Đức Bà. Sau đó bà Hằng bị bắt đưa vào Công an phường Bến Nghé, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.
“Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính” năm 2002 của UB Thường vụ Quốc hội cho phép công an bắt giữ người không qua án lệnh của tòa án cũng như tự ý chỉ định mức giam giữ không qua sự xét xử của tòa án là một pháp lệnh bị cho là vi hiến.
Ngày 28-11-2011 bà Hằng bị đưa đến Cơ sở giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc mà theo sự xác nhận của nhiều người thì đây là một trại cải tạo thuộc sự quản lý của Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an.
Lách luật để bắt người
Chưa nói đến việc “pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính” có vi hiến hay không nhưng trong nội dung quy định những đối tượng nào sẽ bị đưa vào cơ sở giáo dục có ghi rõ nếu người đó không có nơi cư trú nhất định, tức là những thành phần vô gia cư, bụi đời hay nói rộng ra là thành phần bất hảo sẽ bị đưa vào trại giáo dục.
Theo luật sư Hà Huy Sơn khẳng định thì bà Bùi Thị Minh Hằng không phải là người không có nơi cư trú nhất định vì vậy bà Hằng không phải là đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục như quy định tại các Nghị định nêu trên và điều 25 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Luật sư Hà Huy Sơn chứng minh các loại giấy tờ mà bà Bà Bùi Thị Minh Hằng có từ giấy chủ quyền nhà đến sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân của bà, hộ khẩu thường trú tại số 106 Lê Hồng Phong, phường 4, thành phốVũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Do đó quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với bà Bùi Thị Minh Hằng là hoàn toàn trái pháp luật. Luật sư Hà Huy Sơn cho chúng tôi biết:
bà Bùi Thị Minh Hằng không phải là người không có nơi cư trú nhất định vì vậy bà Hằng không phải là đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục như quy định tại các Nghị định nêu trên và điều 25 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
LS. Hà Huy Sơn
Chị ấy bị đưa vào cơ sở giáo dục Thanh Hà tỉnh Vĩnh Phúc theo quyết định số 5225 ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Quyết định này đưa ra căn cứ để đưa chị ấy vào cơ sở giáo dục là dựa vào “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính” năm 2002 của UB Thường vụ Quốc hội. Trong điều 1 nó có nói rằng do chị ấy vi phạm trật tự công cộng.
Thực ra cái pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đối với trường hợp của chị Hằng là không đúng, lý do thì tôi đã trình bày trong đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ngày 18 tháng 12 năm 2011.
Bà Hằng gây rối trật tự công cộng?
Người ta dễ nhận ra rằng chưa lúc nào xã hội Việt Nam lại bất an như hiện nay. Các loại tội phạm gây rối trật tự nhan nhản tung hoành trên khắp kẻ chợ làng quê tới thị thành mà không thấy ai bị quản chế theo kiểu của bà Bùi Thị Minh Hằng. Những kẻ đốt nhà, đánh đập vợ con, say sưa đánh nhau nơi công cộng hay đua xe rải đinh trên đường phố xuất hiện đều đặn trên mặt báo. Khi người dân tố cáo kẻ vi phạm thì chính quyền hoặc làm ngơ hoặc rất chiếu lệ vì nếu làm đúng từng trường hợp một thì không đủ chỗ để chứa những kẻ gây rối trật tự xã hội này.
Bà Bùi Thị Minh Hằng không gây rối trật tự xã hội như một kẻ thiếu ý thức công dân mà ngược lại chính ý thức được quyền công dân của mình mà bà bị bắt. Những lần tập trung với bạn bè biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội đã đưa bà vào trại giam nhiều lần. Rồi bà cũng nhiều lần bị công khai sách nhiễu ngoài đường hay bị gây áp lực tại nhà không làm bà chùn bước. Sự gan lì cứng cỏi này làm bà bị xem là một cái gai trong mắt nhà cầm quyền và họ đã lách luật qua lệnh bắt giam bà một cách tùy tiện và trái pháp luật.
với “pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính” năm 2002 của UB Thường vụ Quốc hội, nhiều nhà làm luật cho rằng đây là một biện pháp đối phó với những người mà luật pháp không thể kết án do Bộ Công an đề nghị và UB Thường vụ Quốc hội đã nhắm mắt ban hành không kể gì đến việc vi hiến với chính Hiến pháp năm 1992.
Quay lại với “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính” năm 2002 của UB Thường vụ Quốc hội, nhiều nhà làm luật cho rằng đây là một biện pháp đối phó với những người mà luật pháp không thể kết án do Bộ Công an đề nghị và UB Thường vụ Quốc hội đã nhắm mắt ban hành không kể gì đến việc vi hiến với chính Hiến pháp năm 1992.
Bãi bỏ để tránh vi hiến
Trước hệ lụy này mới đây một nhóm trí thức đã gửi một thư ngỏ cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về trường hợp củadân Bùi Thị Minh Hằng, trong đó điều thứ ba ghi rõ: “xem xét việc bãi bỏ tất cả các văn bản của nhà nước đã vi phạm công ước quốc tế mà VN đã ký kết, tham gia và trái với Hiến pháp. Đặc biệt là quy định “áp dụng đưa vào cơ sở giáo dục” của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và sửa đổi bổ sung năm 2008 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành”.
Sau khi bức thư gửi đi, Giáo sư Huệ Chi, một người có chữ ký trong bức thư cho rằng đây là một đa thông điệp gửi tới các tầng lớp nhân dân, kể cả những ai quan tâm trên trường quốc tế, về việc “đang có tình trạng vô luật pháp” ở Việt Nam, “trái với đạo lý, trái với Hiến pháp, vi phạm Công ước Quốc tế về quyền con người” khi nhà nước “bắt giữ, bắt giam, hăm dọa công dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa” qua việc cưỡng bức bà Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục.
“đang có tình trạng vô luật pháp” ở Việt Nam, “trái với đạo lý, trái với Hiến pháp, vi phạm Công ước Quốc tế về quyền con người” khi nhà nước “bắt giữ, bắt giam, hăm dọa công dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa” qua việc cưỡng bức bà Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục.
Luật sư Hà Huy Sơn, người lãnh phần bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng tuyên bố:
Tôi cho rằng “pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính” năm 2002 của UB Thường vụ Quốc hội nó không phù hợp với Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam. Nó cũng không phù hợp với Công ước dân sự về chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982 có nêu rằng bất cứ một công dân nào cũng không thể bị bắt bỏ tù mà không có một bản án của tòa. Trong quyết định này người ta không nói là chị Hằng bị tù nhưng thực chất đây là biện pháp cải tạo, cưỡng chế.
Nhà báo quân đội Phạm Đình Trọng, người đã viết rất nhiều bài về các vụ giam giữ người trái phép cũng đồng tình với luật sư Hà Huy Sơn ông nói:
Cái nghị định để đưa người vào cơ sở giáo dục là cái mà họ chà đạp lên Hiến pháp, nó trái Hiến pháp. Họ tạo ra nghị định để làm việc này. Đây là cái nghị định vi hiến bởi vì Hiến pháp quy định không ai có tội khi chưa có quyết định của tòa án. Cơ sở giáo dục này thật ra nó là cái nhà tù mà nhà tù thì chỉ người có tội mới bị đem vào thôi chứ!
Human Rights Watch lên tiếng
Sáng ngày 5 tháng 1 năm 2012 tổ chức Human Rights Watch đã ra một thông báo lên tiếng về việc bắt giữ bà Bùi Thị Minh Hằng là vi phạm Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách Châu Á cho chúng tôi biết những quan tâm của ông về vần đề này:
Chính quyền đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật khi bắt giữ hàng loạt người và giam giữ họ mà không xét xử. Điều tệ hại hơn cả là chính quyền có toàn quyền bắt giữ bất cứ ai mà không cần bất cứ lý do nào.
Ông Phil Robertson
Có hai điểm chính yếu tôi muốn nói, trước nhất là việc làm của bà Bùi Thị Minh Hằng không có gì sai trái để phải bị bắt giữ. Bà ấy chỉ thực hiện cái quyền được bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa qua việc biểu tình bất bạo động vậy thì trước tiên nhà cầm quyền không thể bắt giữ bà ấy. Điều quan trọng thứ hai là chính quyền đã bẻ cong luật pháp khi bắt giữ bà ấy. Bà bị giam tại một trại cải tạo giáo dục và bị bắt làm việc hàng ngày như một tù nhân.
Bà không được lên tiếng bảo vệ quyền lợi của một công dân, không được ra tòa để bào chữa những gì mà UBND thành phố Hà Nội cáo buộc. Bà ấy bị giam giữ tại một nơi xa với thành phố như một phạm nhân. Chính quyền đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật khi bắt giữ hàng loạt người và giam giữ họ mà không xét xử. Điều tệ hại hơn cả là chính quyền có toàn quyền bắt giữ bất cứ ai mà không cần bất cứ lý do nào.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực chỉnh đốn để khỏi phải sụp đổ, không biết có ai trong 14 vị lãnh đạo chú ý tới vấn đề của bà Bùi Thị Minh Hằng hay không, vì xét cho cùng bắt giữ người do định kiến là việc làm khiến đảng mất uy tín nhất cần phải lập tức chỉnh đốn trước khi thực hiện những gì to tát và khó khăn trước mắt.
M.L.