Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Chắc có lẽ đi cùng trời cuối đất trên thế giới này không đâu có cái danh từ “qui hoạch treo” hay “dự án treo” như tại Việt Nam. Bởi vậy vợ chồng em tôi ở nước ngoài về chơi, nói chuyện quê nhà, cứ tủm tỉm cười hoài : Mấy ông CSVN “khỏe” thật ! cái thứ mà cả thế giới không ai “Treo” nổi, thì mấy ổng treo cả mười mấy, hai chục năm chưa thèm bỏ xuống ! Tôi trợn mắt, thì nó cười : “ Chớ không phải sao ? một hai trăm hec ta đất chớ đâu ít ỏi gì, mấy ổng lên cái bảng xong rinh ra “treo” gọn bân trên đất sở hửu của người dân, có chổ hơn chục năm không đá động, so thế giới mấy ổng thuộc hàng vô địch, vô địch nhiều nghĩa khác nhau mà chỉ có CSXH/CNVN mới thiết lập được, chớ nếu ở Phương Tây, chắc chắn phải tán gia bại sản để bồi thường cho người dân thưa kiện, có khi còn ở tù rục xương, với cái kiểu “treo” thế gian chỉ có một này, mấy ổng đặt ra luật lệ như con dao, nắm đằng cán, đưa cái lưỡi cho dân…”.
Sao người dân VN lại không có cái quyền tuyệt đối như mọi công dân các quốc gia khác trên thế giới ? khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ thuế cho quốc gia về bất động sản thì nhà và đất của họ, họ có toàn quyền quản lý xữ dụng toàn phần ở mọi tình huống và thời gian, bất động sản như tiền bạc, nó vẫn đầy khã năng sinh lãi ở mọi thời điểm, trừ trường hợp cần thiết hay khẩn cấp thuộc loại “biệt lệ” rất hạn chế của quốc gia, thì không thể nói rằng vì cái “qui hoạch” này hay cái “dự án” nọ mà “đóng băng” (đôi khi vô hạn định) khối tài sản tư hữu riêng tư hay quyền tự do xữ dụng nhà và đất của người dân. Tại sao quyền lợi hợp pháp của mình, lại tự nhiên bị khống chế lệ thuộc vào một chủ thể khác ? mà sự thiệt hại thấy rất rõ ràng nhưng pháp luật lại không đề cập, mà đó lại hợp pháp ?? – Người dân tự vấn ??.
Mà thật vậy, chắc không có Quốc Hội hay nghị viện tự do dân chủ nào trên thế giới ( trừ Viẹt Nam ) có thể cho phép một “ông” chính phủ hay nhà nước nào xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi cốt tử của nhiều người dân liên quan đến nhà đất như VN mình ! Rất giản đơn để bất cứ ai khi liên tưởng đến sự việc cũng phải phì cười vì cái phi lý của cái gọi là quản lý đất đai kiểu CSXHCN ấy, cái hành vi mà người dân cười buồn nói sao mà nó giống “giang hồ lục lâm thảo khấu” bởi sự áp đặt mà không được phép phản đối, nhưng nó vẫn cứ là thực tế để gọi là luật pháp, tồn tại như bám rể tại VN. Mặc cho dân tình khốn khó kêu than.
Cứ thử hỏi các “quan” lớn nhỏ từ địa phương đến TW, “quan” mang tiền nhà rủng rỉnh đi gửi ngân hàng lấy lãi, khi kết toán đáo hạn tính tiền lãi cuối kỳ, ngân hàng tính thiếu đi một ngày của quan, quan có chịu không ? Vậy mà nông thôn,ngoại thành dân nghèo có miếng đất,cái nhà, là vốn liếng,(bất động sản) giá trị nó cũng tương đương tiền mặt như của các “Quan” thì tự nhiên “quan” nhà nước lên cái bảng “qui hoạch” hay “dự án” rồi treo suốt, có nơi lên tới 20 năm, như đóng băng tài sản, không cấp giấy tờ, không cho mua bán, không được phép xây dựng gì ráo, trong ngần ấy năm, hãy tính xem giá trị ấy nếu nó nằm ở ngân hàng thì giá trị lãi nó đẻ ra như thế nào ? mà tính ra toàn quốc thì nó khủng khiếp quá, vì hầu như tỉnh thành quận huyện nào cũng có người dân, nhà đất bị “Treo”.
Chỉ mới lướt qua thôi, cái chuyện “Treo”, thì đã thấy cái “công bằng xã hội, XHCN” nó ưu việt ra sao rồi !.
Qui luật phát triển. Việc định hướng, quy hoạch những vùng đô thị, khu dân cư mới là điều cần thiết, tất nhiên thôi. Nhưng trong quá trình định hướng, quy hoạch ấy, nếu “ông” nhà nước đảm bảo được quyền lợi, cuộc sống của mọi người dân cũng công bằng đúng theo qui luật thực tế, thì đâu có vấn đề gì cần phải bàn.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, người dân nào bị “dính” vào vùng quy hoạch dự án “Treo”, thì quyền lợi bị xâm hại rất nghiêm trọng, gần như dự án “treo” đến đâu, người dân nghèo đi đến đó, bởi như gặp “đại nạn” mọi cơ hội nương nhờ đồng vốn từ nhà đất của chính mình bị “tước đoạt” một cách trắng trợn mà không thể khiếu nại hay thưa gởi gì hết, mà Quốc Hội, nói là dân bầu đại diện cho mình, nhưng khi an tọa ở nghị trường rồi thì biến thành “Đảng Biểu” ráo trọi chứ đâu còn là Đại Biểu của dân vì vậy dù hột cơm của nhân dân dính đầy kẻ răng nhưng đâu thấy ông nào hé môi lấy một tiếng, trước nổi khổ này của nhân dân ! trong khi nhà nước thì một mình một chợ (độc tài mà) viện dẫn đủ loại điều luật,qui định để áp đặt mà nếu phân tích cho cùng cặn thì nó lại cực kỳ phi lý bất công, ngược với nền kinh tế mà mấy ổng gọi là “thị trường” hiện nay …… không biết có phải vì định hướng XHCN nên trong qui hoạch “treo” nhà đất nó có hình hài như sợi thòng lọng siết cổ nhân dân như thế đó không ??.
Tại sao không thể là. Khi mọi nghĩa vụ của công dân với quốc gia đã hoàn thành thì : Nhà đất tôi, tôi ở, tôi bán, tôi cho mướn, tôi xây dựng, sữa chữa, nhỏ to, kiểu gì, tại thời điểm nào, bao lâu, …. là chuyện riêng của gia đình tôi, miển không vi phạm pháp luật, còn “qui hoạch” hay “dự án” hoặc gì gì nữa là chuyện của riêng “ông”, tại thời điểm nào “ông” muốn thực hiện “dự án” của ông mà vướng nhà và đất tôi thì mình ngồi vào thương lượng song phương theo giá trị thị trường tại thời điểm ấy,sòng phẳng rỏ ràng, không ai bắt chẹt o ép ai ! Sao lại tự nhiên bắt “đóng băng” tài sản riêng của cá nhân, không cho nó phát triển, sinh sôi nẩy nở, để chờ đợi một cái “dự án” trong qui hoạch của ai đó không dính dáng mật thiết tới mình ?.
Nói vui vui : Có khi nào mấy “quan” về nhà ra lệnh cho “hoàng tử hay công chúa” của mình : “ Tụi bay “stop” lại, tao cấm không cho phép lớn lên nữa, chờ khi nào tao có đủ tiền, tao mua quần áo con nít cho tụi bay, chớ tụi bay cứ “tự do” lớn, mai mốt chân dài vai rộng, tao phải tốn tiền mua quần áo kiểu người lớn cho tụi bay, hao tốn cho tao quá ? ” ….ẩn dụ méo mó, nhưng thực tế nó lại gần gặn với những điều luật độc đoán, độc tài, khôi hài, trong qui hoạch “Treo” nhà đất tại VN là như thế …
Có những khu vực qui hoạch “treo” mà người dân khổ sở, muốn khóc khi nói tới : Từ lúc họ mới lấy nhau thì đất đã “qui hoạch Treo” rồi, đến khi sanh con, con lớn, thi hành xong 2 năm nghĩa vụ quân sự về nhà dựng vợ gả chồng, muốn tách ra, cắt chia cho con chút đất để cất cái nhà cho nó ra riêng tạo một mái ấm gia đình mới, nhưng cũng bó tay vì gần 20 năm, từ lúc con còn là giọt máu bào thai tới lúc sinh ra trưởng thành, mà đất vẫn cứ còn “Treo”. Nói là trên thế giới chỉ duy nhất có ở Việt Nam, là như vậy ?
Như huyện Bình Chánh. Năm 1996, Nhà nước có quyết định thu hồi đất tại bốn xã Bình Hưng, An Phú Tây, Phong Phú và Hưng Long của huyện Bình Chánh để thực hiện xây dựng khu đô thị mới 2.600 ha khu Nam TP.HCM. Tuy nhiên, đã 19 năm trôi qua dự án vẫn cứ “treo tòng teng”, suốt 19 năm ấy, dân ở các xã này không thể sửa chữa, xây dựng, mua bán, chuyển nhượng nhà, không thể nào có đồng vốn xoay trở cải thiện đời sống, y hệt “cám treo mà heo nhịn đói” … khiến bộ mặt cư dân mang tiếng đô thị tại đây xuống cấp, nhếch nhác từ đời sống đến nơi ăn chốn ở. Theo tìm hiểu ở xã Bình Hưng này có hàng trăm trường hợp người dân cơi nền, nâng tường để khỏi bị ngập lụt trong mùa mưa cũng bị phạt vì cho là xây mới ? Nhiều người dân vì không nuôi trồng gì được nên xin phép lấp ao để xây nhà trọ kiếm sống. Tuy nhiên, yêu cầu này của họ không được chính quyền đáp ứng. Khi họ làm lén lút thì bị phạt ??.
Còn ở Bình Quới-Thanh Đa, Quận Bình Thạnh TP/HCM một dự án “Treo” 19 năm, Từng ấy thời gian, quyền lợi, đời sống hơn 4.000 hộ dân (với 12.000 người) lao đao khổ ải. Ông Tống Văn Độ, tổ trưởng tổ dân phố 20 (KP2, phường 28, quận Bình Thạnh), cho biết có nhà đông người xây thêm cái tolet còn bị đập thì sống làm sao ? Còn ông Trần Huy Xuyên (ngụ số nhà 417/10, Bình Quới) cho biết ông mang sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ra thế chấp ngân hàng vay vốn làm ăn, nhưng không được vì phần đất nhà ông nằm trong khu vực “Treo” đã có quyết định thu hồi từ năm 2004. ?? “Quyền lợi tài sản thì bị “đóng băng” không cục cựa, nhưng nghĩa vụ đóng thuế nhà đất, thuế môn bài, các loại quỹ... hằng năm nhà nước vẫn cứ thu bình thường là sao?” ông Xuyên lắc đầu ngán ngẫm nói ….
Năm 1990, vợ chồng anh Nguyễn Anh Tuấn (558/64 Bình Quới) cưới nhau. Hai năm sau anh chị sinh con gái đầu lòng.
Đến nay 2011 con gái anh Tuấn (bên phải) đã 19 tuổi, vào đại học. nhà đất vẫn còn “Treo” ??.
Căn nhà gỗ của ông Nguyễn Văn Hạnh (558/23A Bình Quới) cất từ năm 1978 (33năm) nhiều chỗ sập xệ, nhà đất bị “Treo” ông đành ngồi chịu trận. Ảnh: N.NAM
Lý lịch "treo" của mảnh đất này
Tháng 8-1992, UBND TP có thông báo về quy hoạch xây dựng khu Bình Quới phường 28, quận Bình Thạnh, là “khu văn hóa-thể thao-du lịch, nghỉ ngơi, giải trí”, tạo cho du khách có thể cảm nhận được toàn cảnh đất nước Việt Nam. ??
- Tháng 9-1992, UBND quận Bình Thạnh ra chỉ thị không xét hợp thức hóa,không cấp giấy nhà, đất; cấm đào ao, san lấp, xây dựng mua bán trái phép...; không cho nhập hộ khẩu vào phường 28.
- Tháng 6-2004, UBND TP quyết định thu hồi, tạm giao đất cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn để chuẩn bị đầu tư xây dựng khu đô thị mới Bình Quới-Thanh Đa.
- Tháng 7-2007, UBND TP duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới Bình Quới-Thanh Đa (tỉ lệ 1/2000).
- Và từ đó đến nay,(2011) mọi chuyện hầu như... bất động, Có nghĩa 19 năm qua, kể từ “Treo”, mảnh đất đóng băng để đó, không ai làm gì hết ??. Còn 4000 hộ với 12.000 dân lao động gần như : “Mác kê no” sống chết mặc bay ! ??. Hình như người ta xem nhà đất bất động sản của 4000 hộ dân ở đây như là đồ hàng mã, không có giá trị qui thành tiền ??. Nhiều hộ dân chua chát nói : Thấy miếng đất lớn vị trí đắc địa cho du lịch, xung quanh là sông nước nên thơ thì mấy “quan lớn” công ty nhà nước và tư nhân tranh nhau chạy chọt xí phần nhưng khi có phần rồi kiểm tra kết cấu hạ tầng mới ngã ngửa, vùng đất này tiền sử đất bãi bồi kết cấu thiếu độ nén bền vững, chi phí đầu tư xây dựng tốn kém rất lớn nên tất cả lặng lẽ rút êm nhưng không chính thức, cứ để đó tìm đối tác khác, trong hay ngoài nước, hy vọng chuyển giao lại như sang tay kím lời chênh lệch, gần 20 năm “Treo” bỏ mặc người dân nằm trên đồng vốn nhà đất của chính mình mà như tuồng là “ăn nhờ ở đậu”, bao nhiêu đơn từ khiếu nại của dân cũng đi vào im lặng ??.
Một khu vực khác đặt biệt hơn, dù xóa “Treo” nhưng còn tệ hơn là bị “Treo”.
Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp (Q12) TP/HCM thì “Đoạn Trường” hơn : Xóa quy hoạch, nhưng vẫn cứ “Treo”… Cùng với khu quy hoạch cây xanh (P.Thạnh Lộc, Thới An) rộng 250ha, khu công nghiệp (KCN) Tân Thới Hiệp ở P.Hiệp Thành đã được TP/HCM điều chỉnh, giảm diện tích từ 251ha xuống còn 29ha. ( Do không thể hình thành KCN trong lòng khu dân cư), nó được văn bản của nhà nước (thủ tướng) thông báo hủy bỏ cùng lúc với (KCN) Bình Lợi Q.Bình Thạnh từ năm1999, để chỉ còn là khu phố dân cư thuần, Hàng ngàn gia đình sống trong khu vực này mừng ra mặt bởi quy hoạch đã được xóa, thoát cái ách “Treo” nhưng thực tế “coi vậy nhưng không phải vậy” thay vì quyền lợi chính đáng của người dân đúng qui định của pháp luật lẽ ra chính quyền địa phương phải khẩn trương phục hồi hợp thức hóa, cấp giấy tờ hay phép xây dựng bình thường lại cho nhân dân đồng thời hướng dẫn khuyến cáo xây dựng tạm, chờ qui hoạch 1/2000 cũng đủ bù lại hơn 5 năm “Treo” khổ sở trước đó, nhưng tuồng như nó vẫn tiếp tục bị “treo” nhưng “Không Chính Thức”.
Rất nhiều hộ nhân dân nơi đây bức xúc phẫn nộ cho biết : Qui hoạch KCN nối dài này đã được TT chính phủ hủy bỏ vì nó nằm giữa lòng khu dân cư, thông tư đăng trên công báo, nhiều người dân vì nhu cầu cấp bách đi xin phép xây dựng, xin cấp giấy tờ nhà, xin tách đất cho con lập gia đình ra riêng..v.v..nhưng không được chính quyền tại đây giải quyết với lý do : Báo đăng, nhưng UBND/P chưa thấy văn bản ? Hai năm sau, dân tiếp tục bức xúc lại được UBND/Phường trả lời : Đúng là TP/HCM xóa qui hoạch rồi nhưng “Thông tư hướng dẫn” chưa về tới ? Hai năm nữa, dân càng bồn chồn sốt ruột lại được trả lời : Phải chờ TP/HCM lập bản đồ qui hoạch chi tiết 1/2000, đến nay sau 2 năm bản đồ chi tiết 1/2000 niêm yết tại UBND/phường đã bạc màu, thì người dân vẫn tiếp tục được trả lời : Phải đợi thống kê xem có tất cả bao nhiêu nhu cầu, và năm 2010 vừa qua ( cụ thể, P. Hiệp Thành Q12 ) sau khi thống kê số liệu, xếp lại để đó, người dân có nhu cầu lại tiếp tục được trả lời : Phải chờ UBND/Q12 lên kế hoạch xin kinh phí mới làm đại trà đồng loạt …..nhưng bao giờ, thì…chưa biết ?? Hơn 10 năm, sau khi cởi “Treo” cái quyền phục hồi quyền lợi nhà đất mà theo hiến pháp, pháp luật qui định phải được bảo vệ của người dân nghèo nông thôn ngoại thành, Q12 /TP/HCM này lý ra nó phải được “Tự Động” thì lại “thăng trầm” giống một vở kịch “Hài” nhiều tập mà người dân như cười ra nước mắt !
Nhà cửa khang trang hợp pháp mẫu mực nhưng vẫn chưa được cấp giấy chủ quyền nhà đất tại phường Hiệp Thành, Q.12 / trong khi giấy chủ quyền là vật có thể thế chấp ngân hàng vay vốn làm ăn – UBND/P cứ nói đợi !, nhưng đợi cái gì ??
Anh Trần Đình Dũng, ở nhà số 362/13/31/7 tổ 48 KP 5 đường Hiệp Thành 13 (P. Hiệp Thành) nói: “Quy hoạch treo đã được xóa ai cũng mừng. Vậy mà tôi đi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà thì phường từ chối nhận hồ sơ. Lý do họ đưa ra là khu vực này chưa có quy hoạch chi tiết 1/2.000”.Nhưng nay có rồi thì họ lại nói chờ “thông tư hướng dẫn” gì đó ??... Anh Nguyễn Văn, ở nhà không số, tổ 55 KP 5 đường Lê Văn Khương cho biết, nhiều người trong tổ lên phường làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng thì cán bộ phường cũng lắc đầu với lý do tương tự là “đang chờ hướng dẫn của cấp trên” ?? Anh Trần Đình Dũng, ở trong con hẻm nhỏ đường 13 HT phường Hiệp Thành - bức xúc nói, quy hoạch khu công nghiệp đã xóa nhưng quyền lợi người dân vẫn bị treo. Muốn hợp thức hóa để xây nhà ở cho nó đàng hoàng, nhưng xin thì UBND/P hẹn. Những gia đình đã có nhà, muốn làm giấy tờ để thế chấp ngân hàng, vay vốn làm ăn cũng không được. Hỏi phường, hỏi quận thì cán bộ bảo phải chờ vì chưa có quy hoạch chi tiết, nhưng khi có chi tiết rồi lại lòi ra các lý do khác không biết đường nào mà lần. Anh Hồ Văn Nghĩa ở khu phố 5 cũng cho biết, khi nghe quy hoạch được xóa ai cũng phấn khởi, nhưng sau gần 2 năm các quyền lợi thiết thực như hợp thức hóa, mua bán, sang nhượng, xin giấy phép xây dựng… vẫn cứ đợi, bà con rất rầu. Cơ sở hạ tầng như đường sá, nước sinh hoạt… chẳng thấy cơ quan nào ngó ngàng đến. Người dân phải tự tu sửa đường, khoan giếng để lấy nước sinh hoạt, phục vụ cuộc sống.
.... Ông Nguyễn Văn Năm, ở nhà không số tổ 51 KP 5 đường Lê Văn Khương, nói: “Nhiều người trong tổ 51 xin giấy phép xây dựng không được đành phải làm liều. Nhưng nhà vừa làm xong thì bị quận ra quyết định tháo dỡ. Ở tổ 51 có hơn chục hộ đã nhận quyết định tháo dỡ, có 4 căn bị cưỡng chế đập bỏ. Cứ ngỡ xóa quy hoạch treo có chi tiết 1/2000 là dân có quyền xây nhà trên đất rất hợp pháp cư ngụ từ bao đời ông bà cha mẹ để lại, nhưng thật lạ lùng….. người ta rất lịch sự ? khuyên,… chờ ……
Có một điều lạ là rất nhiều nhà đất nó đã hiện hữu thực tế ổn định từ mười hay hai mươi năm trước, thì dù có hay không có bản đồ qui hoạch chi tiết 1/2000 cũng đâu thể thay đổi kết cấu hay vị trí của căn nhà và đất ấy để mà từ chối cấp GCN cho người dân ? có chăng việc xây dựng mới sau cái qui hoạch “1/2000” thì mới khống chế theo qui hoạch này ! và hôm nay sau 2 năm niêm yết cái bản đồ chi tiết 1/2000, người dân sở tại …ngán ngẫm nói với nhau : “Không biết còn phải chờ tới cái chi tiết ….mấy ngàn nữa đây !”.
Nhưng lại…. “ CÓ NHỮNG NGOẠI LỆ ” …rất phổ biến, không khó lắm để phát hiện ra những cái “ngoại lệ” thiếu quang minh chính trực này trong khu vực xóa bỏ qui hoạch treo KCN Tân Thới Hiệp Q12 nói trên.
Trong khi hàng ngàn hộ dân nghèo, khốn khổ vì không được hợp thức hóa nhà bởi những lý do “Trời ơi đất hởi” từ địa phương UBND/P thì xung quanh khu vực này, cũng trong diện tích chung, dọc các trục lộ mặt tiền đường, Lê Văn Khương, Nguyễn Ảnh Thủ, hàng ngàn căn hộ của người nội thành TP hoặc tứ xứ giàu có khá giả về đây mua đất mặt tiền đường xây dựng nhà năm ba tấm kinh doanh thoải mái, được cấp sổ đỏ, hồng, đầy đủ chỉ trong một thời gian rất ngắn ? hầu hết thông qua các dịch vụ nhà đất vệ tinh xung quanh UBND/Phường sở tại, nó diển ra rất đỗi như bình thường, không cần che dấu ? trong khi nhân dân nghèo không có chi phí thông qua Dịch Vụ thì có tới lui UBND/P mòn dép cũng không thể, nếu có thể, để tránh né người dân bức xúc khiếu nại đôi khi dẩn tới “rách việc”, thì UBND/Phường cũng nhận hồ sơ cho có lệ rồi cho nằm đó chung với hàng ngàn hồ sơ chờ đợi với những lý do như nhiều hộ nêu trên ??. Không biết các “quan” nhà đất Quận,Phường tại đây trả lời cho người dân nghèo như thế nào ?? những cái “ngoại lệ” rất “hợp lệ” ấy ?.
NHỮNG CON “SÂU” VÀ NHỮNG Ổ “SÂU” ( lời ông : Trương Tấn Sang CT/Nước ).
Để biết thêm 3 “Vương quốc Sâu” nhà đất có tiếng tham nhũng và “đày ải” người dân nghèo ngoại thành TP/HCM này (Q.Gò Vấp, Q12 và Hốc Môn ) chúng ta cũng nên lần về tiền sử cho biết sự tình…..
Quận Gò Vấp : Sau 4 ngày xét xử, chiều ngày (6/2/2007), HĐXX vụ tham nhũng đất đai ở quận Gò Vấp. (Đây là vụ tiêu cực tham nhũng đất đai điển hình và là 1 trong 9 vụ án điểm tại TP.HCM). Đã ra tuyên án bằng một bản án thật nghiêm khắc. HĐXX đã quyết định tuyên phạt tử hình đối với "cò" đất Phạm Thị Tuyết Lan về tội tham ô tài sản. Dương Công Hiệp (nguyên Phó Phòng Quản lý đô thị quận Gò Vấp) 18 năm tù giam là đồng phạm. Bị cáo Trần Kim Long, nguyên Chủ tịch UBND quận Gò Vấp bị tuyên, tổng hợp hình phạt phải chấp hành là 25 năm tù; nguyên Bí thư Quận Gò Vấp Nguyễn Văn Tính bị tuyên phạt từ 11 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi. Vụ án cho ta thấy ; Nguyên bộ 3 “Sâu đất” gồm : Bí Thư Quận Ủy + CT/UBND kiêm Phó Bí Thư + Phó phòng QL Đô Thị là một mắc xích liên hoàn chặt chẻ như thế thì không có một người dân nào khiếu nại hay thưa kiện đất đai có hiệu quả khi bị “đày ải” từ Phường, Xã lên đến Quận.
Quận 12. THAM NHŨNG TIÊU CỰC ĐẤT ĐAI.
Cách nay vài năm UBNDTP/HCM cũng đã chỉ thị cho Ban tổ chức chính quyền UBND quận 12 tiến hành thủ tục tạm đình chỉ công tác ( cách chức ) một loạt cán bộ nhà đất : ông Huỳnh Văn Thời, nguyên là phó chủ tịch quận phụ trách quản lý đô thị; bà Nguyễn Hồng Anh - Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 12; ông Nguyễn Văn Đẻn, nguyên Đội trưởng Đội trật tự đô thị; ông Đỗ Văn Thành, nguyên Chủ tịch UBND phường Tân Thới Nhất. ông Cái Hữu Hoàng, nguyên bí thư phường Tân Thới Nhất và một số cá nhân nhân viên cán bộ nhà đất khác có liên quan để xử lý trách nhiệm lãnh đạo, điều hành trong thời gian xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật tham nhũng tiêu cực đất đai tại khu vực này.
Mới đây : (SGGP).- Ngày 15-12, Chủ tịch UBND quận 12 TPHCM ký quyết định kỷ luật 11 cán bộ có liên quan đến các sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý xây dựng trên địa bàn phường Thới An (Báo SGGP có bài viết– HÀNG LOẠT NHÀ KHÔNG PHÉP Tồn tại nhờ “bảo kê?”, đăng ngày 18-10).
Theo đó, thi hành kỷ luật các cán bộ: Lê Tấn Tài, Trưởng phòng QLĐT và Nguyễn Văn Tuyên, Phó phòng QLĐT quận; Nguyễn Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND phường Thới An; Nguyễn Thành Nhân, Thanh tra xây dựng quận; Trịnh Quang Tuyến, Thanh tra xây dựng phường Thới An. 5 thanh tra viên Thanh tra xây dựng quận 12, phường Thới An và 1 cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bị kỷ luật khiển trách.
Tuy nhiên, trong danh sách các cá nhân cần phải xử lý, không thấy có tên ông Lê Tấn Tài, nguyên Chánh Thanh tra xây dựng quận 12. ông Tài “đột ngột” được điều chuyển công tác về giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy phường Trung Mỹ Tây. Và sau đó ít ngày, ông Tài lại được kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây trong sự ngỡ ngàng của dư luận. Vì sao một cán bộ lãnh đạo cơ quan thanh tra xây dựng lại vô can khi trên địa bàn xảy ra vô số các vụ việc sai phạm về lĩnh vực nhà đất. ??
Ông Trần Ngọc Hổ, Chủ tịch UBND quận 12 đã nhiều lần khẳng định với cử tri nhân dân các Phường trong Q12 sẽ xử lý nghiêm các sai phạm, và chỉ đạo thúc đẩy nhanh chóng việc hợp thức hóa nhà đất trong vùng “xóa” qui hoạch “Treo” cho dân, nhưng…??…….!
QUẬN HÓC MÔN: VỤ ÁN THAM NHŨNG ĐẤT ĐAI HÓC MÔN
Đây là vụ án tham nhũng đất đai lớn được khởi tố từ cuối năm 2007. Theo đó, Nguyễn Văn Khoẻ (tức Tám Khoẻ, nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn) bị tuyên mức án về ba tội danh “nhận hối lộ”, “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Tổng hợp hình phạt chung là 26 năm tù giam. Trần Văn Tè (nguyên chủ tịch UBND xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) bị tuyên mức án - 13 năm tù giam cho 2 tội “nhận hối lộ” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Dương Minh Trung (nguyên trưởng Phòng tài chính - kế hoạch huyện Hóc Môn) lãnh 7 năm tù giam, Đặng Công Danh lãnh 8 năm tù giam. và Nguyễn Văn Dò (nguyên cán bộ địa chính xã Đông Thạnh) 3 năm tù.
Xuyên suốt các vụ án và kỷ luật liên quan đến tham nhũng và tiêu cực đất đai của 3 Quận ngoại thành nói trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy, tất cả gần như dính líu từ cấp chủ chốt xuống tới nhân viên, từ các con “Sâu” bự như con “đỉa” đến các con “Sâu chí rận” nhà đất Phường Xã, chúng câu kết với nhau có kế hoạch có sự chỉ đạo bao che cho những sai trái rất mười mươi, chúng dững dưng trên nỗi thống khổ của dân nghèo.
Lấy những điển hình bức xúc của người dân nghèo Khu KCN “treo” Tân Thới Hiệp Q12 nói trên để mà suy ra. 10 năm cởi “Treo” UBND và cán bộ nhà đất Phường, Quận 12 trả lời và giải quyết bức xúc của nhân dân vô trách nhiệm đến nao lòng, hình như với họ, việc hoàn tất một hồ sơ nhà đất cho bất cứ người dân nào đều không thể là vô “điều kiện”, để tránh ruổi ro, họ không thích nhận “điều kiện” trực tiếp từ người dân, họ thích nhận qua dịch vụ nhà đất tư nhân cho an toàn, không biết họ ( những cán bộ của dân ấy) cùng nhau bù khú ngồi ở trụ sở văn phòng UBND để đại diện và làm việc cho ai ? khi mà hồ sơ hợp thức hóa nhà đất từ các dịch vụ tư nhân thì họ bằng mọi cách giãi quyết chóng vánh, còn từ nhân dân nghèo….thì họ có đủ mọi lý do để đẩy về phía người dân …hẹn,chờ và đợi ??. Đôi khi người dân nghèo,vì là nghèo, nên ít có cơ hội bị loài “Sâu” bự, sâu đĩa, rĩa rói mà thật sự lại bị những con “ Sâu Chí rận” nhà đất Phường Xã, rất nhiều, tại các địa phương vùng ven ngoại thành, hành hạ khổ ải trăm bề, bởi loài sâu chí rận này hay “ăn theo qui hoạch treo” để hù dọa bắt chẹt người dân, thời gian qua một loạt các con “Sâu Bự” mấy Quận nói trên đã “sộ khám” nhưng còn sót lại, nhiều lắm loài “sâu chí rận” nhà đất giúp dân thì ít mà hành khổ dân để “ăn” thì nhiều này. Cần lắm có một cuộc thay thế sâu rộng loại bỏ những bầy “sâu chí rận” nhà đất phường,xã vô đạo đức này bằng các sinh viên đại học chuyên nghiệp mới ra trường, biết trách nhiệm với nhân dân hơn.
Viết đến đây mới chợt nhớ một trường hợp đắng lòng. Thấu hiểu nổi thống khổ của ngừi dân nghèo ngoại thành TP/HCM về việc hợp thức hóa nhà đất. Tháng 10, 2011 Đoàn Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM thực hiện công trình thanh niên giúp dân hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân tại xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn (TP.HCM). Sau hơn ba tháng triển khai, Đoàn sở phối hợp cùng các đơn vị của xã, huyện tổ chức hơn 50 buổi tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục và hỗ trợ người dân làm hồ sơ giấy tờ nhà đất. Có khoảng 400 hộ dân toàn xã đến xin hổ trợ giúp đỡ. Nhưng đáng buồn, chỉ 30 hộ hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan, nhưng cuối cùng cũng chỉ có 14 trên 400 hộ dân nhận được giấy chứng nhận chủ quyền nhà đất tại buổi sơ kết, đủ thấy tình trạng bi quan như thế nào. Một thành viên trong đoàn giúp dân ấy (chốn riêng tư) tâm sự : “ chúng tôi nhiệt tình giúp người dân nhưng cán bộ,nhân viên nhà đất địa phương thì không hổ trợ gì nhiều trong các tài liệu tham khảo đối chiếu liên quan, nên hiệu quả mang lại rất thấp, hình như họ không muốn chúng tôi hiện diện giúp dân ??” vậy đó, một góc khuất thật tồi tệ đáng xấu hổ.
MỘT TÍN HIỆU ĐÁNG QUAN TÂM : Mới đây trên báo Luật/TP/HCM 30/11/2011 có bài viết thông tin : Trên cơ sở thống kê còn tới 57% đất ở đô thị toàn vùng tại TP/HCM chưa được cấp giấy chủ quyền cho người dân.
Bộ TN&MT/ Tổng cục Quản lý đất đai, Đề xuất các tỉnh, thành phố phải giao chỉ tiêu cụ thể cấp GCN hằng năm cho từng huyện,phường,xã. Tổng cục Quản lý đất đai đánh giá thủ tục cấp GCN cho người dân ở nhiều địa phương còn rất chậm và phức tạp, có nơi còn yêu cầu người dân nộp thêm các loại giấy tờ ngoài quy định, phải giảm thiểu tình trạng xử dụng đất mà không đăng ký.
Điều này rất cấp thiết. Nhưng không mới, bởi, nếu chúng ta nhớ lại hàng chục năm trước( 1990 – 2000 ) tại các Quận trung tâm Nội Thành TP/HCM có tình trạng hơn 100.000 căn nhà có chủ cư ngụ hợp pháp nhưng chưa có giấy chủ quyền (sổ hồng ) do nhiều nguyên nhân “lịch sử” để lại, Thành ủy đã chỉ đạo UBND/TP giao chỉ tiêu cho từng Quận, từng thời gian cụ thể, phải khắc phục mọi khó khăn tiến hành đăng ký kê khai cấp GCN cho toàn bộ số nhà này, nếu còn tồn tải chủ quan sẽ bị kiểm điểm, chỉ một năm sau gần như hoàn tất đến 90% sự tồn tại “nhà không giấy” tại các quận nội thành. Thì lần này hy vọng sự quyết liệt từ cơ quan nhà nước để chấm dứt nổi thống khổ triền miên của hàng trăm ngàn hộ nhân dân nghèo ngoại thành, để quyền lợi và giá trị hợp pháp trên đất của mình cũng được xữ dụng hiệu quả công bằng như tất cả mọi loại bất động sản hợp pháp khác.
Hoàng Thanh Trúc