Saturday, March 17, 2012

CẢNH ĐẸP KHẮP NƠI

 

1. Đảo Phi Phi, Thái Lan


 2. Miệng núi lửa Nyiragongo ở Congo 


   

3. Vòng cung  Berry Head, Newfoundland, Canada 




 4. Vũng hồ Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ




 5. Đền Pura Tanah Lot ở Bali, 




 6. Núi  chẻ Tyantszu, Trung Quốc 




 7. Hồ thạch nhũ Hamilton, thuộc bang Texas, Hoa kỳ 




8. Vùng núi lửa Las Kanadas, thuộc Quần đảo Canary 




9. Hoàng cung Machu Picchu ở Peru



 

 10. Tu viện Meteora ở Hy lạp



Nhân Văn Giai Phẩm

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến


"Trong một xã hội đã kéo dài hơn nửa thế kỷ về sự mê muội dân trí, về sự độc tài về chính trị, sự lừa dối, sự đầu độc để có sự đồng thuận về vụ NVGP và các nhân vật của nó thật khó như đáy bể mò kim… Nhưng trong đêm tối không phải không có những người đã nhìn thấy ánh sáng của chân lý.” - Lê Hoài Nguyên

Cuối năm 1973, nhà văn Bùi Ngọc Tấn được thả khỏi tù. Lúc đến văn phòng làm thủ tục giấy tờ phóng thích, ông chợt nhìn thấy một tác phẩm của mình trên bàn giấy của những nhân viên công an ở trại:

“Tên hắn in trên bìa sách chứng tỏ điều đó. Như có một ma lực, hắn bước đến chỗ ấy. Hắn buộc miệng kêu to như gặp lại con mình:
-Thưa các ông các bà, đây là sách tôi viết.

Mọi người ngơ ngác... 

-Cái gì? Anh nói cái gì?

Hắn cầm lấy cuốn truyện. Bìa có đóng dấu trại. Hắn nhìn mãi vào những tên hắn in trên bìa sách. Thật không tin được... Hắn lắp bắp như người ngẹn thở:
-Quyển sách này của tôi.

Cô trung sĩ nhìn giấy tờ của hắn. Rồi lại nhìn tên hắn in trên bìa sách. Cô đưa tờ lệnh tha cho ông Thanh Vân đọc. Ông ngẩng lên nhìn hắn chăm chú từ đầu đến chân. Rồi với giọng hiểu biết:
-Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?

Báo cáo ông, Nhân văn Giai Phẩm có từ năm 1956, tôi bị bắt năm 1968.

-Thế anh bị bắt về tội gì?

( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 127- 129).
Từ 1956 đến 1973 là một khoản thời gian khá dài, đủ dài để nhà nước VNDCCH biến bốn chữ “Nhân Văn Giai Phẩm ” thành một ... tội danh:
Anh lại Nhân văn Giai Phẩm chứ gì?

Và thêm mười năm sau nữa thì “Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch” – theo như tường thuật nhà phê bình văn học Thụy Khuê, trong phần lời tựa tác phẩm (*) mới nhất của bà:
“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.

Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.

Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”

Thụy Khuê. Ảnh: RFI

Thụy Khuê mô tả thành quả “công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm” của mình bằng tên gọi (khiêm tốn và giản dị) chỉ là một cuốn sách. Thực ra, đây là một công trình biên khảo (dầy đến 957 trang giấy) và chỉ cần xem qua thư mục cũng như phần phụ lục – gồm 164 trang – cũng đủ khiến cho bất cứ ai còn quan tâm đến phong trào Nhân Văn cảm thấy ấm lòng, và bồi hồi xúc động. 

Trong buổi tọa đàm bỏ túi – tại toà soạn Diễn Đàn Giáo Dân, vào sáng hôm 03/ 03/2112 – những người hiện diện (Trần Văn Cảo, Nguyễn Đình Cường, Nguyễn Chí Thiện, Trần Nguyên Thao, Trần Phong Vũ ... ) đều lặng nhìn tác phẩm, còn thơm mùi mực của Thụy Khuê, với rất nhiều xúc cảm. Cái cảm xúc của những kẻ được chứng kiến cảnh một chiếc tầu chìm (mang theo hàng ngàn sinh mạng, cùng với những di sản vô giá) đã nằm im lìm dưới lòng đại dương – hơn nửa thế kỷ qua – vừa được trục vớt ra khỏi biển sâu.

Nhờ vào sự tận tụy của Thụy Khuê, và một số những đồng nghiệp của bà (trong cũng như ngoài nước: Lại Nguyên Ân, Phạm Thị Hoài ...) những tiếng kêu uất nghẹn và những mảnh đời oan khuất – tưởng đã tiêu trầm với thời gian (nay) vẫn còn tươi rói và nguyên vẹn, gần như không thiếu một ai (**). 

Thụy Khuê chia tác giả của Nhân Văn Giai Phẩm ra làm hai thành phần khác biệt: 
“Loạt bài chính luận trực tiếp định hướng tư tưởng của các nhà trí thức và loạt bài sáng tác dấn thân nói lên khát vọng tự do của các văn nghệ sĩ. Hai thể loại này đan cài và bổ sung cho nhau, tạo nên làn sóng đấu tranh toàn diện cho tự do dân chủ và tự do tư tưởng.”

Cả hai, tất nhiên, đều phải trả giá bằng những đòn thù hung bạo và ti tiện như nhau. Trong khuôn khổ của một trang sổ tay, chúng tôi xin phép sẽ không nhắc đến tên những hung thủ hay thủ phạm (họ không đáng gì để chúng ta phải bận tâm) và chỉ ghi lại đôi nét chính, về vài ba nhân vật (theo thứ tự alphabétique) mà số phận bi đát nhất so với những người đồng cảnh, qua ngòi bút của Thụy Khuê:
-“Thụy An (1916 - 1989) là một khuôn mặt nổi trội, bị kết án nặng nề nhất. Trường hợp của bà giống như một bi kịch Hy Lạp, và cho đến nay, chưa mấy ai hiểu được những khúc mắc ở bên trong…”

Thụy An. Ảnh:DR

“Thụy An là ai?

“Là phụ nữ duy nhất, không viết bài cho NVGP, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong ‘hàng ngũ phản động’, bà bị quy kết là ‘gián điệp quốc tế’, lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang...”
“Về việc bà chọc mù mắt, dư luận chính thức loan rằng bà bị tai nạn ở mắt, khi đi lao động cải tạo. Chúng tôi hỏi nhà thơ Lê Đạt, người rất thân với bà trong suốt hành trình Nhân Văn Giai Phẩm: có phải trong Hỏa Lò chị Thụy An tự chọc mù mắt? Lê Đạt lặng lẽ gật đầu, không thêm một lời nào cả...”

“Tháng 10/1974 Thụy An được thả theo diện ‘Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris’, cùng với Nguyễn Hữu Đang. Bà bị trả về quản thúc ở Hoà Xá. Trên đường giải về  làng, khi bị đẩy xuống xe tù, bà bị ném đá. Bà mất ngày 10/6/1989, tại nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ, Sài Gòn.”

-“Phùng Cung (1928-1998) đại diện cho tất cả những người bị tù không có án, thậm chí không có lý do, hoặc lý do mơ hồ, khó hiểu, trong danh sách hàng trăm người bị xử lý nặng, hoặc hàng ngàn người, đã ‘liên hệ’ xa gần với NVGP, với nhóm ‘Xét lại chống đảng’ những năm sáu mươi.
Mỗi cá nhân là một trường hợp, là một chân dung bị xoá, bị đưa đi biệt tích, trong cô đơn, đau khổ...”

Nguyễn Chí Thiện (trái) và Phùng Cung. Ảnh:trenews.net

“Dưới mắt Phùng Cung, chính sách đấu tranh giai cấp của đảng cộng sản, được mô tả dưới dạng phân chia giai cấp giữa Chó và Người. Giai cấp mà ông gọi là chó thuộc thành phần những kẻ ‘úp mặt hôn mê liếm lộc’, những kẻ ‘cưỡng bức ngữ ngôn’, những kẻ ‘tình nguyện trọn kiếp bút nô’, những kẻ ‘ngợi ca tội ác’… Và trong bối cảnh, chó đô hộ người, các công tác dò thám, hãm hại, thủ tiêu, đạt đỉnh điểm. Sự triệt tiêu văn hoá trở thành quốc sách. Chưa một ngòi bút nào đi xa đến thế trong việc mô tả xã hội độc trị...”

“Bài Nghe đêm gói trọn nỗi cô đơn cuối đời của con người bị lưu đầy, vì chữ nghiã, từ tuổi thanh niên đến lúc đầu bạc:
Đêm chợt nghe
Trong gối vọng tiếng ru
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc ...

Đó là sự cô đơn của kẻ một mình một ngựa trên hành trình mở nước và dựng nước về phía văn hóa, tình nước và tình người.”

-“Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX. Là cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4/ 1958 đến tháng 2/2007, khi ông mất...”

Nguyễn Hữu Đang. Ảnh: congdongnguoiviet.fr

“Sau thời kỳ quản thúc ở Thái Bình, được về sống tại Cầu Giấy, ngoại ô Hà Nội, ông vẫn bị ‘chăm sóc’ kỹ càng. Điện thoại của ông, cũng như của các thành viên cựu Nhân Văn đều bị kiểm soát, nhưng riêng ông, ông không được phục hồi quyền phát biểu, tức là không được quyền trả lời phỏng vấn công khai như những người khác...”

“Nguyễn Hữu Đang là một khuôn mặt chính trị, văn hoá và đấu tranh, hiếm có trên chính trường Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Một người theo đảng từ lúc 16 tuổi, hiểu rõ hơn ai hết quy luật tuân thủ của một cán bộ cộng sản. Nhưng ông đã đi ra ngoài trật tự ấy. Nguyễn Hữu Đang luôn luôn giữ vị trí tự do trong hành động cũng như tư tưởng của mình. Chính trong tư thế tự do ấy, ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.”

“Nhưng Nguyễn Hữu Đang đã thất bại. Sự thất bại của Nguyễn Hữu Đang cũng là sự thất bại chung của một dân tộc. Và hậu quả kéo dài đến ngày nay: nước Việt là một trong những nước cuối cùng, ở thế kỷ XXI, vẫn còn chưa biết nhận diện, để đòi hỏi những quyền cơ bản và tất yếu nhất của con người, đầu tiên là quyền tự do tư tưởng.”

Công trình biên khảo của Thụy Khuê không chỉ giới hạn vào phong trào Nhân Văn. Trong phần lời tựa, bà cho biết thêm: 
“Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.”

“Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký ‘Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch’. Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn cội. Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách này.”

“Sự giả mạo lịch sử quan trọng” này, và công việc “tìm hiểu đến nguồn cội” của Thụy Khuê đã đưa đến lời khẳng định của bà, ở đầu chương 16, như sau:
“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này ... chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh.” 

Về cú “knockout” vô cùng ngoạn mục này của Thụy Khuê (kể như đã chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp giả trá của một nhân vật lịch sử vào bậc quan trọng nhất ở Việt Nam) chúng tôi xin được phép để dành cho những trang sổ tay kế tiếp, cũng trên diễn đàn này.

Tưởng Năng Tiến

(*) Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc, biên khảo của Thụy Khuê, sách dầy 976 trang, bìa cứng, Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2012, giá bán 40 M.K, có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
-Tủ Sách Tiếng Quê Hương
P.O.Box 4653
Fall Church, VA 22044
- Email: info@tiengquehuong.com


(**) Theo chỗ hiểu biết của chúng tôi, trong công trình biên khảo này, chị Thụy Khê đã không nhắc đến một số tên tuổi quen thuộc khác, cũng có liên quan ít nhiều đến phong trào Nhân Văn như Bùi Quang Đoài, Thanh Châu, Hoàng Huế, Hoàng Yến, Hữu Loan, Tạ Hữu Thiện ... Tuy nhiên, nếu nói theo Lê Đạt (“...ở đất nước Việt Nam, những người đau khổ vì Nhân Văn chắc rất nhiều, không thể đếm xuể được”) thì sự sai sót – dù vì bất cứ lý do gì – là điều rất khó tránh khỏi.

Một bức thư người Nhật viết cho người Trung Quốc Hoa Lục


Đây là một bức thư của một người Nhật gửi cho những người China lục địa. Tôi đặt tựa đề bài viết là “Lời đắng của người Nhật dành cho người China”. Người Nhật này từng là sinh viên và sống ở China vào thời kì Cách mạng Văn hoá. Trong thư có nhiều nhận xét về con người China (mà họ tự gọi là “Trung Quốc”) được người Nhật này trình bày một cách thẳng thắn, không nhân nhượng. Người Nhật này cũng nói thẳng một điều mà bất cứ ai đến Nhật cũng biết: Người Nhật rất khinh người China. Nhưng đọc xong bức thư, tôi lại nghĩ không chừng người Nhật này một cách vô ý thức đang nói với chúng ta – những người Việt Nam! Thế mới đau chứ.

Nhứt châm kiến huyết (Kim châm rỉ máu), lời vàng ngọc, chúng ta cần phải thực sự kiểm thảo và phản tỉnh. 


Là một người Nhật Bản, tôi có đôi điều muốn cùng các bạn chia sẻ nơi đây về cái nhìn của tôi đối với người Trung Hoa. Tôi trước kia là một du học sinh của trường đại học Trung Quốc Nhân Dân, tôi đã ngu khờ sống ở Hoa Lục đến 5-6 năm, vì vậy tôi tin rằng tôi hoàn toàn có đủ tư cách để nói lên cái nhìn của tôi.



Về địa lý, Nhật Bản và Trung Hoa rất gần nhau, nhưng mà về tính cách thì hai dân tộc lại xa nhau một trời một vực, người Hoa Lục (Trung Cộng) cho tôi cảm nhận cái ấn tượng lúc ban đầu là rất tốt, nhưng về lâu về dài, thì những khuyết điểm đều bạo lộ hết ra ngoài, người Hoa Lục nhát gan, nịnh hót, hèn yếu, hư ngụy, xảo trá, thích làm tài khôn, và cái điều làm cho tôi không thể nào lý giải được là tại sao người Hoa Lục tự đối đãi với chính đồng bào ruột thịt của họ thì rất ư là vô tình, nhưng lại đối đãi với người ngoại quốc thì họ rất khép nép và cung kính.


Lúc tôi mới vừa đến Hoa Lục, bất quá thì tôi chỉ là một tên học trò nghèo khó, ấy thế mà tôi lại được đãi ngộ như là một “siêu quốc dân”, kinh nghiệm của nhiều năm ở đó, cho tôi một ấn tượng rất sâu đậm, người Hoa Lục chẳng khác nào một thau cát rời rạc, người Hoa Lục đoàn kết một lòng là có, nhưng điều đó chỉ xảy ra ở vào những thời điểm đặc biệt, tỷ dụ như dân tộc họ đang đối diện với sự diệt vong, nhưng mà đó lại cũng không phải là một sự đoàn kết triệt để nữa, người Hoa Lục đối diện với Ngoại Đấu và Nội Tranh thì hầu như nghiêng về phần Nội Tranh nhiều hơn, người Hoa Lục hận nhứt là Hán Gian. Tôi không phải là kẻ xâm lăng (đối với vấn đề xâm chiếm Trung Hoa, tôi tôn trọng lịch sử, thừa nhận đó là cái lỗi lầm của Nhật Bản), người Hoa Lục đã nuôi dưỡng các cô nhi của chúng tôi trong thời kỳ chiến tranh, thế mà họ đã nhẫn tâm tàn hại đồng bào của họ ở thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (thậm chí là giữa thân tình với nhau), những điều này thật tình tôi không làm sao mà hiểu nổi, nếu không phải là người Hoa Lục thì chẳng ai có thể mà hiểu được, các bạn là người Hoa Lục các bạn làm sao lý giải, nếu như nói người Hoa Lục là lương thiện, hư ngụy việc chi, tôi thật chẳng biết đó là chuyện gì, nếu như người Hoa Lục đơn thuần không có việc nồi da xáo thịt, thì đây có thể nói là lương thiện, nhưng khi xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa, thì tình huống đã đổi khác, thật tình mà nói, đối với việc làm của các bạn, tôi thấy chẳng có điểm nào để gọi là cảm ơn, nếu có thì chỉ là nghi vấn và không thể nào lý giải mà thôi.


Còn nữa, tôi cũng không thể nào hiểu nổi tại sao các bạn lại không nhận khoản tiền bồi thường sau chiến tranh của Nhật Bản, không có một dân tộc nào giống như dân tộc người Hoa Cộng đối nội thì tàn bạo, nhưng đối ngoại thì lại ẩn nhẫn. Điều này đã làm cho tôi liên tưởng đến sự quan hệ giữa Do Thái và Đức Quốc. Thật lòng mà nói tôi rất thán phục người Do Thái, thái độ không khoan thứ không nhờ vả đối với người Đức của họ, đã tỏ rõ sự trọng thị quyền lợi và giá trị tự kỷ, họ không tha thứ người Đức, nhưng người Đức rất kính trọng họ, ngược lại, tại phương Đông, hiện thực người Nhật Bản rất khinh thị người Trung Hoa, các bạn vứt bỏ bồi khoản, các bạn tha thứ chúng tôi, chúng tôi vẫn hận các bạn, khinh thị các bạn, bỉ thị các bạn, nguyên nhân không phải tại chúng tôi, mà là do bởi tự chính các bạn, các bạn tự khinh tự tiện (đê tiện), người ngoài cũng không làm sao có cách để giúp các bạn, người Hoa Lục không có huyết tính, ý khí đã bị mài cùn lụt hết rồi, cái còn lại chỉ là hơi tàn, tự ti, và ngôn ngữ của các bạn hiện là sùng bái Tây Dương với cung cách nịnh hót để làm cho Ngoại Nhân vui thích.


Các bạn tự cho là Văn Minh Cổ Quốc, nhưng ngoại trừ những kiến trúc giết người rùng rợn, những văn vật trong các viện bảo tàng, sinh hoạt của người Hoa Lục trong hiện thực, có còn lưu lại cái bóng dáng văn minh truyền thống hay không? Không sai, Nhật Bản đã từng chịu sự ảnh hưởng văn minh của Trung Hoa trong thời gian dài lâu, nhưng mà hiện tại sự bảo tồn văn hóa và duy trì được như xưa của người Hoa Lục lại chỉ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Tân Gia Ba, chứ không ở Hoa Lục. Các bạn đem thành tín, tiết nghĩa, lễ nghi, tứ thư ngũ kinh coi như bốn thứ đồ phế thải mà quét vào bãi rác, tiếng nói là kiến lập một xã hội mới, có ngờ đâu lại như thế này, các bạn dĩ nhiên là thấy rõ ràng hơn chúng tôi, một đằng thì tham ô hủ bại (lời quỷ dối người của các bạn: “hủ bại là vấn đề mà các nước trên toàn thế giới đều phải đối diện”), tham bạc mê vàng, ca kỹ dâm ô, chơi chó đua ngựa, còn đằng khác thì nghèo đến nổi cơm ăn chẳng đủ no. Làm đồ giả, Hoa Cộng không ai địch nổi, thổi phồng nói dóc, thấy lợi quên nghĩa, các bạn không có tín ngưỡng, tin chủ nghĩa Marxisme. Nếu mà Marx có biết được cái chủ nghĩa của ông ta mà là một cái xã hội như vậy, chắc là ông ta cũng phải tức chết đi thôi, tinh thần rỗng tuếch, chẳng ai tin ai, thật không thể nào mà trách một cái thau cát rời rạc, người Hoa Lục hiện tại, với mức độ vô tri, ngu muội như thế nếu thụt lùi trở về ở thời của năm 1895 thì cũng chẳng tốt hơn được là bao nhiêu.


Trung Cộng là một đại quốc, nhưng mà về chính trị thì tuyệt đối là một kẻ yếu, các bạn từng trào tiếu Nhật Bản chúng tôi là chính trị ải tử (thằng lùn), nhưng mà chúng ta thử so sánh chế độ xã hội, coi xem cái xã hội nào trên thế giới ăn ngủ được ngon, xã hội chủ nghĩa chỉ còn có vài ba nước mà thôi, lại không đoàn kết, chuyên chế, độc tài, thế giới chẳng hoan nghinh, nhưng vì Trung Cộng bạn quá to lớn, cho nên được thấy là trọng yếu, nhưng các bạn vẫn luôn là đối tượng ở thế công chính trị đối với Tây phương, chưa bao giờ tự chủ động xuất kích (để cải thiện), lý do là vì các bạn không làm, nhân quyền bị thế giới lên án bao nhiêu năm? Ai đem nhân quyền là quyền sống tối đại của con người đi giáng cách (chà đạp nhân quyền)? Cách Mạng Văn Hóa, Bước Đại Nhảy Vọt, bao nhiêu cái sai lầm của chính phủ của các bạn, các ca xướng gia của các bạn vẫn hát: người dẫn đường cải cách khai phóng, dắt chúng tôi đi về hướng thời đại mới. Giờ thì không còn người dân Hoa Lục nào ngoan ngoãn, nghe theo, ở vào thời đại văn minh như ngày nay, thì cái tình huống như thế thật là hiếm có rồi.


Các bạn người Hoa Lục đang tự hủy hoại chính mình, trí tuệ của chính mình, tài nguyên của chính mình. Kinh tế Hoa Lục các bạn phát triển nhanh, cái giá phải trả có xứng đáng không? Tài nguyên khô kiệt, môi trường sinh thái bị ác hóa. Nguồn tài nguyên năng lượng tuyệt vời của tỉnh Sơn Tây của các bạn, đã bị chính các bạn hoang phí hủy hoại đến thế nào, kinh tế lạc hậu, dân sinh suy thoái, tham quan hoành hành. Các bạn có biết chăng, thời Trung Hoa Dân Quốc thống trị Hoa Lục, Sơn Tây hãy còn là một tỉnh mô phạm, các bạn cũng chẳng biết địa vị của Sơn Tây trong lịch sử Trung Hoa, kinh tế của tỉnh Sơn Tây thịnh vượng ở thời Thanh triều, một nửa số quan tể tướng ở thời nhà Đường đều xuất thân từ tỉnh Sơn Tây, địa vị của Sơn Tây cao hơn xa so với thành phố Thượng Hải mà các bạn đã từng tự hào huênh hoang khen tặng, bây giờ các bạn hãy thử nhìn Sơn Tây, là sẽ biết ngay cái gì là cái khoảng cách giữa lịch sử và hiện thực rồi (GDP bình quân đầu người Hoa Lục là số 1 từ dưới chót đếm lên). Các bạn hoang phí và hủy hoại tài nguyên như thế, giả sử như Sơn Tây được mang cho Nhật Bản, chúng tôi sẽ rất trân trọng như là tổ tiên mà cung phụng để phát triển Sơn Tây, và Sơn Tây sẽ giàu mạnh hơn nhiều so với Bắc Kinh, Thượng Hải cường thịnh mà các bạn đã từng trọng thị. Các bạn kinh tế phát triển nhanh, rồi mừng rỡ mà dùng cái quái gì là Thượng Hải, là Bắc Kinh làm cửa sổ để ngắm nhìn, ngu xuẩn quá! Hai thành phố đó chiếm diện tích Hoa Lục là bao nhiêu, dân số bao nhiêu? Các bạn trường kỳ khinh thị nông dân, 9 trăm triệu nông dân mà không chiếu cố tốt cho họ, Hoa Lục các bạn sẽ phải đối diện với đại loạn rồi đó.


Lúc ở Bắc Kinh tôi đã có nói chuyện với một bà lão người đến từ tỉnh Sơn Đông, bà là người đã dắt hai đứa con gái của bà đến Bắc Kinh để cùng bán dâm, bà nói, nhờ ở thân xác mình mà có cơm ăn, không xấu hổ đâu, có xấu hổ chăng là cái xã hội này kìa, vì hơn 40 năm trước, chính quyền sở tại đã khua chiêng gióng trống mang mấy nghìn dân bản xứ (Sơn Đông) di dân đến Tân Cương, đưa đến vùng hoang vu sơn dã, để họ tự sinh tự diệt, số người bị chết nơi đó không biết là bao nhiêu, nhưng họ vẫn không cho trở về Sơn Đông, lén trốn về Sơn Đông cũng chẳng ích gì, Chính quyền nói, họ chẳng phải là người Sơn Đông, không có hộ khẩu, mấy mươi năm lưu lạc, tìm ai để đòi công lý? Những niềm vui công trạng lớn của các bạn, mấy chục tỷ công trình nói làm là làm, chúng tôi những người bị các bạn coi là nghững người Nhật Bản “khó tính”, Hoa Lục giàu, nhưng mà số người thất nghiệp lại gia tăng, thêm một người thất nghiệp là xã hội sẽ có thêm một nhân tố bất ổn định cho xã hội. Các bạn không giải quyết, thu nhập của nông dân thấp, các bạn không quan tâm, khoảng cách giàu nghèo càng xa, các bạn lại làm như là chẳng thấy gì, cái mà các bạn thích là người ngoại quốc tán dương, cái điểm này nhiều người đã thấy rất rõ, các bạn hư vinh, xa xỉ, xã hội của các bạn hỗn loạn, các bạn lại muối mặt không biết xấu hổ mà dám nói là thời của người Nhật đã hết rồi, Hoa Lục Cộng Sản đã vượt xa Hoa Kỳ rồi, ha ha, cái nhìn thiển cận!


Các bạn bất quá chỉ mới “cởi mở” hai mươi mấy năm, mà đã láo khoét như vậy, kinh tế Nhật Bản đang đình trệ, các bạn liều mạng “phát triển” mười năm vẫn không đạt được 1/4 tổng sản lượng kinh tế của Nhật Bản, vậy mà dám nói vượt xa Hoa Kỳ, chuyện thần thoại chăng? Còn nữa, tình hình thế giới không tốt cho các bạn, nhưng mà Nhật Bản, nhờ vào chế độ ưu việt, người dân thật lòng, cùng với sự chân thành giúp đỡ của Tây Phương, là lý do đủ để tái phục hồi. Còn Hoa Lục bởi hình thái ý thức, chế độ, với Hoa Kỳ hoặc với các nước tự do khác không thể dung nhập cùng nhau, Hoa Lục ổn định cái gì, một khi mà xã hội hỗn loạn, kinh tế băng hoại, các nước xung quanh không có ai ủng hộ, cũng bởi vì nước của các bạn trước sau vẫn luôn cho người ta cái nhìn phản cảm. Bởi vậy Nhật Bản tuy thua trận, vẫn có cơ hội vươn lên, Hoa Lục thua, chắc chắn sẽ hoàn toàn chia năm xẻ bảy. Các quốc gia xung quanh đều mong muốn Hoa Lục như vậy, nước Nga chẳng muốn các bạn được yên, Ấn Độ hận các bạn, Đông Nam Á hận các bạn, bởi vậy hoàn cảnh của các bạn rất là tệ hại và bấp bênh, ấy thế mà các bạn vẫn chẳng hề thấy được cái nguy cơ đó, vẫn cảm giác lương hảo, như vậy rõ ràng là quá ngu muội.


Trong những sắc dân Đông Phương, chúng tôi tôn kính người Hàn Quốc, bởi vì họ và chúng tôi rất giống nhau, có máu có thịt, dám nói dám làm, lịch sử của chúng tôi và của các bạn đã từng có vấn đề va chạm nhau, người Hàn Quốc từ ông tổng thống đến quốc dân đều có thể kháng nghị, Trung Cộng thì chỉ có vài ba người phát ngôn của Bộ Ngoại giao với sự hiểu biết thiển cận không biết khinh trọng chỉ biết ở đó ý ý á á. Ha ha, đấy là cái sự khác biệt đó, Người Hàn Quốc hận chúng tôi, nhưng chúng tôi kính trọng người đối thủ này, bạn hận hay không hận chúng tôi, chúng tôi cảm nhận không có chuyện gì để nói, bởi vì tính cách của các bạn, phẩm hạnh của các bạn cho thế giới thấy rõ, người Hoa Lục không có tính thẳng thắn, cương trực. Hiện tôi đang suy nghĩ, không quên việc trước (lịch sử) sẽ là thầy của việc sau (tiền sự bất vong hậu sự chi sư), như vậy, cuối cùng, giữa Nhật và Hoa Cộng ai là người đã bỏ quên lịch sử?


Chúng tôi tham bái thần xã, sửa lại sách giáo khoa lịch sử, nói rõ là chúng tôi không có quên cái giai đoạn lịch sử đó, còn các bạn? Những người bị hại trong thế chiến thứ hai? Các bạn chỉ vì lo tranh chấp trong đảng phái, mà không nghĩ đến đại nghĩa của dân tộc. Nói gì đến cái chuyện trong 8 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa, sách sử của các bạn viết về giai đoạn lịch sử đó so với chúng tôi sao nó quá mơ hồ không rõ ràng, là bởi vì các bạn tự bóp méo lịch sử, ha ha! (Một lần nữa cho thấy rõ là nội tranh nặng hơn ngoại kháng) các bạn chửi chúng tôi là không nhìn thẳng vào vấn đề xâm lược Trung Hoa, làm thương tổn đến cảm tình người dân Hoa Lục, thế còn các bạn thì sao? Qua nhiều lần vận động “cải tổ” chính trị, các bạn đã có nhìn thẳng vào sự bức hại của mình đối với người dân hay chưa? Có nhìn thẳng vào sự hủy hoại của cách mạng văn hóa hay chưa? Các bạn cần phải trực thị với rất nhiều điều sai lầm đó, Đó là do ai (?) đã làm tổn hại cảm tình của người dân Trung Hoa vậy hở? Làm phim Tàn sát thành Nam Kinh, trong số các bạn lại có những người vô lương đã thốt lên là tại làm sao không có nhiều màn hiếp dâm trên ống kính.


Các bạn người Hoa Lục là cái kiểu như vậy, làm sao kêu người ta chấp nhận được hỉ, các bạn có thể không có khả năng, nhưng các bạn lại còn không cần đến nhân cách, người Mỹ đánh chúng tôi đến gần chết, chúng tôi không hận họ, chúng tôi bội phục họ, Hàn Quốc bị chúng tôi thống trị qua, bây giờ họ đã thành công lập được kỳ tích kinh tế, họ dám tranh đấu và dám làm, chúng tôi kính phục họ, còn các bạn người Hoa Lục cộng sản thì chẳng có được một cái điểm nào để cho chúng tôi coi trọng cả, hãy cố gắng phản tỉnh đi, các bạn đất rộng và giàu tài nguyên, lịch sử lâu đời, thế mà phải thua dưới tay chúng tôi, các bạn không cảm thấy xấu hổ hay sao? Một cái thau cát rời rạc sinh ra đầy chật ních đám người toàn chia rẽ, thời đại của các bạn giờ còn có thể sinh ra được những chí sĩ gì nữa hay không? Trung Hoa Dân Quốc còn có Lỗ Tấn, Thái Ngạc, Chu Tự Thanh là những người mà chúng tôi bội phục. Bây giờ các bạn ngoài những tay tham quan, hư hoa học giả, những phần tử tư tưởng khiếp hèn, thì còn có cái gì nữa đâu? Các bạn chẳng đã từng nói muốn vun bồi tài năng người bản địa để họ được làm chủ nhân của những giải thưởng hòa bình Nobel hay sao? Tại vì sao đến bây giờ vẫn chẳng có được vậy? Vụ máy siêu điện toán dùng chip Loongson của các bạn, tần số chủ mới chỉ có 266Hz (Hertz), thế mà dám lớn lối thổi phồng đòi thương nghiệp hóa, ha ha! Người Hoa Lục, chúng tôi kính phục các bạn cái gì chứ? Người cùng cội rễ đồng tông Tân Gia Ba ở thời kỳ SARS cũng đã phải chế tài các bạn một lúc, sự kiện La Cương, đã làm cho người ta không làm sao hiểu nổi, hởi những người Trung Hoa chia rẽ, người Do Thái tề tâm như thế ấy, các bạn lại phân hóa như thế này, các bạn một tỷ mấy người, một tỷ mấy cái tư tưởng rời rạc, chúng tôi một trăm triệu người Nhật Bản đều cùng nhau suy nghĩ làm sao để đưa quốc gia chúng tôi thoát ra khỏi cảnh khó khăn, tất cả chúng ta đều cùng sống trên quả địa cầu này, rõ thật thú vị lạ lùng!


*Sự kiện La Cương: Đài phát thanh tỉnh Hồ Nam, ngày 25/02/2003 lúc 0giờ 16 phút do ông La Cương phụ trách chương trình trực thoại truyền thanh, có phát đi lời nhục mạ người Hoa Lục của một thính giả người Nhật tên là Tiểu Nguyên Kính Thái Lang trong 3 phút. Kết quả là ông La Cương và một số đồng sự bị cho nghỉ việc cũng như bị phạt vạ tiền.

Địa lý ; Nhân Văn; Xã Hội và Chính Trị của Trung Quốc, như thế nào?

1) Nếu Tân Cương và Tây Tạng độc lập thì Tàu chỉ còn 1 nửa

2) Nếu Hoa Nam tách ra thì Tàu chỉ còn 1/4

3) Nếu Nội Mông va Mãn Châu tách ra thì Tàu chỉ còn 1/8 diện tích hiện nay

Tức là Tàu chỉ còn bằng diện tích của 3 nước Đông Dương gộp lại.

Cho nên Tàu sẽ tìm mọi cách, kể cả phải chiến tranh tận diệt với Mỹ để không bị vỡ ra từng mảnh. Vì vỡ ra có nghĩa là mộng bá chủ toàn cầu của Đại Hán sẽ tan ra mây khói.

Friday, March 16, 2012

Nguyễn Hưng Quốc - Kỹ nghệ du lịch của Trung Quốc


Nguyễn Hưng Quốc
(Dien Dan The Ky)


Hình: AP

Bạn bè tôi, nghe tôi kể về giá chuyến đi du lịch ở Trung Quốc vừa rồi, đều bất ngờ: Chỉ có 350 đô Úc trong 9 ngày cho mỗi đầu người. Chi phí bao gồm toàn bộ việc ăn, ở và di chuyển nội địa từ thành phố này qua thành phố khác (không kể vé máy bay từ Bắc Kinh đến Nam Kinh). Về ăn, bao gồm cả ba bữa; hai bữa ăn trưa và ăn tối đều ở những tiệm ăn khá sang trọng. Nhưng nổi bật nhất là về chuyện ở: Tất cả đều là các khách sạn từ bốn sao đến năm sao, trong đó, có những khách sạn quốc tế nổi tiếng như Sheraton và Hilton. Tôi vào internet tìm hiểu giá ở khách sạn Hilton: 240 đô một đêm! Như vậy, tính ra, giá nguyên cả tour du lịch 9 ngày chưa đủ để trả hai đêm ở khách sạn.

Thú thực, bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên trước cái giá quá mềm như vậy. Nhân viên trong văn phòng du lịch giải thích: Đó là tour đặc biệt, thỉnh thoảng mới có, được chính phủ và một số đại công ty ở Trung Quốc tài trợ để, thứ nhất, quảng bá hình ảnh của Trung Quốc; và thứ hai, giới thiệu một số sản phẩm đặc thù của các công ty ấy.

Chuyện chính phủ Trung Quốc có tài trợ hay không, tôi không thể kiểm tra được. Nhưng chuyện các công ty tài trợ thì có lẽ có: Họ tài trợ ở tay này và lấy lại ở tay khác. Bằng việc bán hàng cho du khách.

Trung bình mỗi ngày, đoàn du lịch có khoảng ba hay bốn hoạt động khác nhau, trong đó, bao giờ cũng có một hoạt động mất nhiều thì giờ nhất: mua sắm. Không phải muốn mua gì hay ở đâu cũng được. Thường, hướng dẫn viên chở thẳng đến một nơi nào đó, có khi rất xa trung tâm thành phố, có vẻ như được xây dựng để bán hàng riêng cho du khách từ nước ngoài.

Chính ở những nơi ấy, tôi mới được chứng kiến tận mắt kỹ nghệ móc túi trắng trợn và tài tình của ngành du lịch Trung Quốc.

Ngày đầu tiên, chúng tôi được chở đến Viện Y dược Trung Quốc ở Bắc Kinh. Có một người tự xưng là giáo sư tiếp đoàn và giới thiệu về Viện. Ông cho y dược cổ truyền là một trong những thành tựu đặc thù của văn hóa Trung Quốc. Viện của ông là một trong những trung tâm lâu đời và thành công nhất của nền y dược ấy. Sau đó, ông đề nghị mọi người được khám bệnh miễn phí. Người khám bệnh cho tôi là một bác sĩ đã lớn tuổi. Người phiên dịch là một cô gái trẻ, nói tiếng Anh rất lưu loát. Đầu tiên, ông bắt mạch cho tôi. Sau, ông chăm chú nhìn các đầu ngón tay. Ngẩng đầu lên, ông hỏi tôi:
- Anh bị cao huyết áp, phải không?

- Thưa không, huyết áp của tôi bình thường.

Ông bảo tôi thè lưỡi ra cho ông xem, rồi hỏi:
- Thỉnh thoảng anh bị xây xẩm mặt mày, phải không?

Tôi đáp:
- Thưa, không.

Ông hơi có vẻ lúng túng. Lát sau, giải thích thêm:
- Nhìn móng tay của anh, tôi thấy máu lưu thông không đều. Như vậy tim anh có vấn đề. Có lẽ anh thường đi khám bệnh ở các bệnh viện Tây phương. Có điều, y học Tây phương chỉ thấy ngọn chứ không thấy gốc. Họ chỉ thấy bệnh khi bệnh đã phát triển rõ ràng và trầm trọng. Bởi vậy, khi họ nói anh mắc bệnh gì đó thì lúc ấy đã quá muộn rồi. Y học Trung Quốc, ngược lại, có thể phát hiện được cả mầm bệnh. Ví dụ, nghe mạch và nhìn các ngón tay của anh, tôi biết việc lưu thông máu của anh có vấn đề. Nguyên nhân của vấn đề ấy nằm ở tim. Hậu quả của vấn đề ấy lại càng nguy hiểm hơn, nó có thể ảnh hưởng đến cả gan và thận của anh. Không điều trị sớm thì một ngày nào đó, anh sẽ thấy trong thân thể của anh ở đâu cũng có bệnh cả. Mà lúc ấy, việc điều trị trở thành quá muộn.

Tôi hỏi:
- Nếu muốn điều trị từ bây giờ thì phải làm thế nào?

Ông rút từ xấp tài liệu một danh sách thuốc và nói:
- Chúng tôi có bán một số thuốc Bắc được chế biến dưới hình thức viên như thuốc Tây. Anh chỉ cần uống bốn hộp trong hai tháng, các triệu chứng bệnh sẽ khỏi.

- Giá mỗi hộp thuốc là bao nhiêu?

Trước khi trả lời, ông nhấn mạnh: Đó là những loại thuốc quý hiếm, được tinh chế theo các công thức từ ngàn đời và không thể tìm mua ở đâu khác ngoài Viện Y dược nơi ông đang làm việc cả. Cuối cùng, sau khi tôi gặn hỏi, ông mới cho biết: mỗi hộp (30 viên) tương đương với 50 đô Úc. Bốn hộp, như vậy, khoảng 200 đô. Tôi cám ơn ông và bảo tôi sẽ suy nghĩ. Ông thúc ép: “Anh không có nhiều thì giờ để suy nghĩ, bởi vì, lát nữa, anh sẽ đi thăm những nơi khác, không có cơ hội để trở lại. Mà thuốc của chúng tôi thì không thể tìm thấy ở bất cứ ở đâu khác.” Tôi lại cám ơn và bước ra ngoài.

Ở ngoài, đã có khá nhiều người khám bệnh xong. Có thể chia họ thành ba nhóm theo ba phản ứng khác nhau: Một nhóm, rất hể hả, khoe vừa mua một đống thuốc, có khi trị giá đến trên một ngàn đô, và như vậy, vấn đề sức khỏe của họ coi như giải quyết xong, không còn phải lo lắng gì nữa. Một nhóm khác, hoàn toàn không tin, kể lại những lời phán của thầy thuốc như một chuyện hài hước.
Nhóm thứ ba, thường là từng cặp, mặt mày bí xị, nếu không cãi cọ thì cũng lườm nguýt nhau. Họ đều nói tiếng Tàu nên tôi không hiểu. Một người bạn trong nhóm, cũng người Tàu nhưng ở Mỹ, dịch sang tiếng Anh cho tôi nghe: Mấy bà vợ muốn mua thuốc; mấy ông chồng lại ngăn cản. Vợ bèn chửi chồng là ích kỷ, thấy vợ bị bệnh sắp chết mà tiếc tiền không chịu mua thuốc theo lời bác sĩ dặn!
Sự căng thẳng giữa các cặp vợ chồng ấy dường như kéo dài cả ngày sau đó. Vợ thì hậm hực; còn chồng thì đăm chiêu. Không khí trong xe im ắng hẳn.

Những ngày sau, ngày nào chúng tôi cũng được chở đến một nơi nào đó để mua sắm. Cũng những lối quảng cáo như thế. Và cũng có những hục hặc trong các gia đình du khách về chuyện người thì muốn mua và người thì muốn ngăn cản như thế. Hàng ngày.

Chỉ xin kể hai chuyện chính.

Trước khi đến Tô Châu, chúng tôi được chở đến một vườn trà (chè) nghe nói là rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Trà được trồng trên những ngọn đồi trùng trùng điệp điệp. Xanh ngắt. Giữa những ngọn đồi ấy là một tòa nhà khá đồ sộ. Chúng tôi được mời vào phòng vừa uống trà vừa nghe một người được giới thiệu là giáo sư nói chuyện. Ông nói về lịch sử trà và văn hóa uống trà của người Trung Hoa. Ông nói về lai lịch vườn trà chúng tôi đang thăm viếng. Đặc biệt, ông nói về một trong những công dụng quan trọng của trà mà thế giới chưa biết: trị ung thư. Ông khoe ông đang viết một cuốn sách về việc đó. Sách đã được một nhà xuất bản lớn bên Mỹ đồng ý xuất bản. Rồi ông chứng minh công dụng của trà bằng cách lấy một nắm gạo đổ vào một cái ly thủy tinh. Sau đó ông lấy một lọ nước màu đỏ mà ông cho biết là những chất độc thường thấy trong việc chế biến thức ăn ở Trung Quốc và Việt Nam. Ông đổ lọ nước ấy vào ly gạo. Gạo đang trắng biến thành màu đen ngay tức khắc. Đen thui. Như nước trong các ống cống ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh: Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư trầm trọng ở các nước đang phát triển. Rồi ông hỏi xin từ đám du khách một bình nước lọc họ mang theo uống. Ông rót nước ấy vào ly gạo. Ly gạo vẫn đen thui. Ông lại lấy bình trà rồi rót nước trà vào ly, lấy đũa khoắng qua khoắng lại vài cái: nước trong ly đang đen ngòm bỗng trở thành trong suốt. Bao nhiêu chất đen lắng hết xuống đáy. Ông giơ ly lên cho mọi người xem:
“Quý vị thấy chưa? Trong thực phẩm quý vị ăn hàng ngày, có bao nhiêu là độc tố. Chỉ cần uống trà này vào, mỗi ngày vài lần, bao nhiêu độc tố ấy sẽ bị đào thải hết ra ngoài. Bà con không còn bị họa ung thư đe dọa nữa!”

Rồi ông giải thích thêm: Không phải trà nào cũng có tác dụng thần kỳ như vậy. Chỉ có trà ở nơi chúng tôi đang thăm viếng mới được như vậy mà thôi. Lý do là vì chất đất và chất nước ở địa phương. Bởi vậy, người ta không thể sử dụng trà ở bất cứ đâu khác để thay thế. Nếu không mua trà ở đây, bà con sẽ mất đi một cơ hội ngàn vàng để ngăn chận ung thư và nhiều thứ bệnh hiểm nghèo khác!

Thế là nhiều người trong đoàn du lịch, nhất là những người lớn tuổi, mua ào ào. Mà giá trà không rẻ chút nào cả. Nửa ký trà xanh giá 750 nhân dân tệ, tức khoảng 120 đô Mỹ! Nhiều người mua đến cả mấy ký để trữ!

Ở Hàng Châu, chúng tôi được chở vào một tiệm cẩm thạch rất lớn. Người đại diện tiệm tự giới thiệu là giáo sư, em trai của chủ nhân. Ông nói rất dông dài, cả gần một tiếng đồng hồ, bằng tiếng Quảng Đông. Một người bạn đứng bên cạnh thầm thì dịch lại sang tiếng Anh cho tôi hiểu. Đại khái, ông biết tất cả những người trong đoàn (khoảng 60 người) đều là người gốc Hoa từng ở hoặc Việt Nam hoặc Trung Quốc ra sống ở nước ngoài. Ông thông cảm với tâm trạng và cuộc sống của họ. Bởi chính ông cũng là một người như thế. Ông sinh ra ở Việt Nam, trong một gia đình gốc Hoa. Chiến tranh Trung Việt xảy ra, cả gia đình ông bị đuổi về Trung Quốc. Không thích chế độ cộng sản, nhưng gia đình ông không còn chọn lựa nào khác. May, ở Trung Quốc, nhờ bố ông có nghề làm nữ trang nên càng ngày càng làm ăn phát đạt. Nhưng ông không thích buôn bán. Ông chọn con đường khác: nghiên cứu và trở thành giáo sư. Mỗi năm ông thường dạy học ở Trung Quốc nửa năm và sang Singapore dạy học nửa năm. Ở Singapore, ông dạy học bằng tiếng Hoa và tiếng Anh; sinh viên ngoại quốc rất thích. Hôm nay, vì người anh cả của ông đi Mỹ họp hành trong một tháng, ông thay mặt anh để trông nom cửa tiệm. Rồi ông nhấn mạnh: vốn là một học giả, lại thông cảm với tâm trạng của những người tị nạn cộng sản sống xa quê hương, ông không xem chuyện lời lỗ là điều quan trọng. Ông quyết định giảm giá đặc biệt cho đoàn du lịch: 90%! Mọi người trong đoàn du lịch vỗ tay rầm rầm!

Lúc ông nói xong, mọi người đổ xô đi chọn hàng. Người thì mua nhẫn; người thì mua vòng đeo tay hoặc đeo cổ; người thì mua những vật trang trí hình thú vật hoặc hoa trái để về bày trong tủ kính ở nhà.

Nghe ông giáo sư giới thiệu sinh ra ở Việt Nam, tôi lân la đến nói chuyện. Tôi hỏi: “Anh biết nói tiếng Việt hả?” Ông ngơ ngác không hiểu gì cả. Tôi hỏi lại, thật chậm: “Anh sinh ra ở Việt Nam hả?” Ông cũng không hiểu. Tôi chuyển sang tiếng Anh: “Can you speak Vietnamese?” Ông cũng ngơ ngác không hiểu. Một người đứng bên cạnh, vốn là Hoa kiều ở Mỹ, dịch sang tiếng Tàu. Ông nghe xong rồi gật gật: “Việt Nam! Việt Nam!” Rồi lỉnh đi chỗ khác.

Vài phút sau, ông biến mất ra khỏi phòng. Chỉ còn lại các nhân viên đang tất bật bán hàng cho du khách.

Mấy ngày sau, ở Thượng Hải, một chị trong đoàn, sau khi đi gặp một người bạn cũ từ Hồng Kông về Trung Quốc làm việc, báo tin buồn cho cả đoàn: chiếc vòng đeo tay chị mua với giá 800 đô Mỹ là cẩm thạch giả!

Cuộc sống khó khăn thế này, làm thế nào mà chúng tôi sống nổi!


Nguyệt Cầm (Danlambao) - Cứ thế này thì chúng tôi biết phải tìm đường sống ra sao đây? Các con tôi sẽ sống như thế nào trong cái xã hội của đồng tiền mất giá này? Cho dù con tôi bị coi rẻ vì mẹ nó chỉ là một bà bán đậu, bố nó chỉ là ông lái xe ôm, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm nhưng cho dù có thế nào thì tôi vẫn cảm thấy, chúng tôi sống nghèo đói, lương thiện còn đáng tự hào, tôn trọng hơn những kẻ đang sống trên đồng tiền của chúng tôi mà tham nhũng, mà vơ vét của dân nghèo. Tôi nói với các con tôi chúng không bao giờ phải xấu hổ vì bố mẹ chúng nó nghèo, vì nghèo khó không phải là điều đáng xấu hổ, nhưng xấu hổ vì nó thì đáng đấy. Chỉ có những kẻ giàu sang không bằng chính sức lao động của mình mới là những kẻ đáng coi thường...

*


Đã mấy năm nay, gia đình tôi không có nổi thịt cá đầy đặn để mà ăn rồi. 


Tôi rớt nước mắt khi các con tôi hỏi mẹ nó: 


“Mẹ ơi, sao các bạn có sữa uống, có bim bim ăn còn bọn con chỉ được uống nước đậu?”; 


“Nhà bạn Lan bự lắm mẹ ạ, to gấp mười lần nhà mình luôn, bố bạn ý làm công an đấy, oai lắm, bạn ý khoe, bố bạn ý còn có súng nữa mẹ ạ”; 


“Còn nhà bạn Hà còn có cả cái vườn to đùng, mẹ bạn ấy là giám đốc cơ”; 


“Con nghe các bạn ấy kể thôi, các bạn không cho con về nhà chơi, các bạn ấy bảo mày là con bà bán đậu phụ, nghèo lắm, bố mẹ tao dặn không được chơi với bọn mày”. 

Bữa cơm nào của chúng tôi cũng chỉ là rau muống với đậu, bữa thì đậu rán, bữa thì đậu luộc, bữa lại đậu kho. 


Chúng tôi lao đầu vào kiếm tiền nhưng dường như cuộc sống vẫn chẳng thể nào khá lên nổi. 


Tôi ngày xưa cũng được bố mẹ cho ăn học đầy đủ, nào có kém ai, nhưng cuộc sống không được như ý muốn. Học hết lớp 12 thì bố tôi mất, bỏ lại 3 mẹ con tôi bơ vơ. Tôi đành phải nghỉ học, phụ mẹ bán đậu ngoài chợ, rồi từ đó, cái nghề bán đậu nó đã theo tôi đến tận bây giờ. 


Tôi lấy anh lúc 22 tuổi, anh cũng chẳng giàu có gì. Số phận cũng nghiệt ngã, gia đình anh vốn là gia đình liệt sĩ, có công với cách mạng, vậy mà bị người ta cướp hết ruộng đất, nhà cửa, rồi ném 2 mẹ con anh ra ngoài đường. May là còn giữ được một cái mảnh đất vỏn vẹn 14m2 vốn là cái chuồng lợn cũ của ông ngoại anh để lại, nên giờ mới có chỗ ăn ở. 


Hai vợ chồng cố gắng làm ăn, tôi bán đậu còn anh làm xe ôm, những tưởng chỉ cần cố gắng là cuộc sống sẽ tốt hơn. Nhưng càng ngày tôi càng thấy cuộc sống này khốn khó quá. 


Hai vợ chồng lấy nhau được một năm thì tôi sinh cháu đầu lòng, làm được bao nhiêu thì trang trải cho cuộc sống hết, không để ra nổi đồng nào. Hai năm sau thì chúng tôi sinh đứa thứ hai. Tôi cũng đâu có muốn đẻ nhiều làm gì, đẻ ra rồi có nuôi nổi đâu mà đẻ cho tội với các con. Nhưng chồng tôi nói “thôi, cố mà đẻ cho chúng nó có anh có em, một đứa rồi sau có gì thì xót xa lắm. Hai vợ chồng có nhịn đói thì cũng cố, cho các con được lớn thành người rồi sau nó trả nghĩa mẹ cha”

Đẻ con ra tiền cho một cái tã cũng phải tính toán cho kĩ, chúng nó tè nhiều tốn tã thì xót của. Mà quấn xô thì tội lắm. Chúng tôi làm sao mà đủ tiền mua sữa ngoài cho chúng ăn, chỉ có dòng sữa mẹ nuôi con từng ngày. Có những đêm không đủ sữa cho con, tiếng khóc chúng khiến tôi xé từng khúc ruột. Tôi nhớ, lúc tôi sinh đứa thứ hai, chồng tôi mang về một hộp sữa, mặt hớn hở lắm, hạnh phúc vô cùng “Mình ơi, hôm nay anh gặp được một ông khách sộp, ông ý nghe hoàn cảnh, nên cho anh thêm tiền, anh thêm vào một ít, mua hộp sữa cho hai mẹ con bồi dưỡng”


Dường như bao lo toan, vất vả đều qua nhanh khi chứng kiến những đứa con mình lớn thêm từng ngày. 


Một đợt dạo, làm ăn được, chúng tôi sắm được nhiều thứ lắm, chồng tôi đổi được cái xe waze mới, waze Hàn hẳn hoi, cái Waze Tàu cũ quá rồi không đi được nữa. Chồng tôi còn động viên, dồn tiền cho tôi mua cái máy tính cũ ở tiệm internet gần nhà thanh lý, cái giá 3 triệu khiến tôi tiếc của bao nhiêu ngày trời. Anh ấy biết tôi là con người ham học hỏi, ngày còn đi học, tôi cũng ước ao trở thành bác sĩ, giáo viên, làm ông này bà nọ nên đã để ra mà mua cho vợ. Mới đầu tôi cứ đòi bán đi, có máy mà không nối mạng thì có để làm gì đâu, nhưng sau cũng đành phải nghe vì chồng mình kiên quyết quá. Chiều vợ, anh đã sang xin với bà chủ tiệm bên cạnh cho nối mạng nhờ. Rồi cũng từ đó, lúc nào rảnh rảnh là tôi lại lên mạng đọc thông tin với mong muốn đọc được những tin tốt lành cho người lao đọng nghèo khó. 


Những tưởng cuộc sống khấm khá dần lên, có thể mở mày mở mặt ra. Các con được ăn uống ngon hơn, không phải khoai, phải đậu, lạc rang nữa mà là thịt, là cá, là cua. Thế nhưng rồi, mấy năm trở lại đây, cuộc sống lại càng lao đao, khốn nhọc hơn. 

Các con cũng đến tuổi đi học, đứa lớn vào lớp 2, đứa nhỏ đi nhà trẻ. Quần áo chúng nó mặc thì không lo, vì tôi đi xin lại đồ cũ của mấy đứa trẻ hàng xóm cũng được, nhưng tiền học thì thật là một con số đáng sợ với vợ chồng tôi. Tiền học của trẻ con giờ sao mà nhiều thế. Học ở nhà trường đã nặng rồi, mới có lớp 2 mà còn phải lo cho cháu đi học thêm nhà cô. Không cho đi học thì bị điểm kém “Bạn nào đi học ở nhà cô thì được điểm cao, con không đi học nên cô bảo cho con 2 điểm mẹ ạ, không phải con không viết được, con viết được hết mà, mẹ cho con đi học nhà cô đi”. Có chạy vạy thì cũng thôi đành phải cố chứ biết sao bây giờ. 


Lý lẽ của người nghèo thường không được nghe thấy. Dù cố gắng chắt chiu bao nhiêu thì cũng không đủ trang trải nổi cuộc sống ngày một leo thang, giá cả lạm phát. Một mớ rau mà cũng cả mấy ngàn, chứ nói gì đến cá với thịt. Đến vợ của ông Bộ trưởng còn kêu chứ huống hồ gì dân nghèo lam lũ như chúng tôi. Bữa nào hai cháu thèm lắm, thèm lắm thì tôi mới dám bỏ tiền ra để mua một ít thịt nạc về làm ruốc cho chúng nó ăn. Rang lên thì sợ thịt ngót, không được nhiều, luộc thì sợ chúng nó ăn nhoằng một cái là hết sạch trơn, bữa sau không có để ăn. 


Kiếm tiền đã khó, nay giữ tiền còn khó hơn. 


Gía nước tăng, giá điện tăng, xăng tăng giá, giá gas cũng tăng, gánh nặng dường như đổ dồn hết lên vai người dân nghèo chúng tôi. Một m2 nước mà đến mấy chục ngàn bạc, làm chúng tôi tắm rửa thôi cũng phải cân đo đong đếm từng giọt nước quý. Mùa đông thì còn đỡ, chứ mùa hè mà không đủ nước tắm thì làm sao chịu nổi. Nhưng mà giờ tiền nước tăng là tăng chung, chúng tôi có kêu thì kêu ai? Có trách thì trách mình nghèo. 


Cái bếp gas cũ đứa em nó cho mấy tháng nay cũng đành phải vứt trong xó nhà. Lúc có chút thì nghĩ dùng bếp gas cho các con đỡ độc hại khói bếp than nhưng giờ tiền gas như thế thì có cho bếp mới tôi cũng chẳng dám dùng. Cứ mấy ngày 1 bận, xếp than vào mà dùng. 


Có phải đóng nhiều tiền điện trong khi mức sử dụng còn ít hơn xưa thì cũng phải chấp nhận, để hai đứa con có đủ ánh sáng nhìn đời, để cháu có ngọn đèn mà học hành soi chữ. Giờ không đóng tiền điện kịp thì họ cắt điện ngay. Các cháu lấy ánh sáng đâu mà học hành, mà sinh hoạt. Gía đắt cũng phải chịu, biết làm sao được, tội là tội thấp cổ bé họng. 


Cái giá xăng tăng càng khiến gia đình tôi nao núng, đã vất vả còn lo nghĩ nhiều hơn. Thời đại bây giờ đâu còn giống xã hội xưa, ai cũng đều có xe đi, phương tiện đủ loại. Cái nghề xe ôm đã không còn kiếm được như trước. Vậy mà xăng còn tăng giá, đổ một lít xăng mà đi chở khách thì nhanh lắm, hết ngay thôi. Lấy khách đắt thì không ai đi, lấy giá rẻ thì coi như chở khách không công. Chưa kể mỗi khi xe hỏng hóc, lại phải bỏ tiền ra sửa chữa bơm vá lại cho lành lặn rồi mới dám sử dụng. Chứ bây giờ ra đường hơn ra chiến trường, tai nạn cứ gọi là nham nhảm, rồi nhiều xe cứ thi nhau bốc cháy giữa đường, mình không tự bảo vệ mình cho tốt thì nguy hiểm lắm. Có đôi lúc chồng tôi chán nản "Hay anh bỏ nghề, ở nhà còn hơn, chứ xăng đắt thế này, lại chả có khách đi, đi làm không công, còn bán mặt cả ngày ngoài đường cả ngày". Tôi lại cố gắng an ủi khuyên anh cố chịu đựng, đi làm nuôi con, giờ bỏ việc thì làm cái gì để sống, xăng tăng giá thì bớt thu xuống một ít, nhưng vẫn cố phải đi. 

Vậy mà giờ, đọc cái tin sét đánh ngang tai, từ 1/6 này nhà nước lại thu thêm phí lưu hành đường bộ với oto, xe máy. Thú thật là tôi bị sốc, với người dân lao động chúng tôi, những khoản phí nối đuôi nhau là những trận đòn nặng nề mà không cần đến vũ khí. Chúng tôi cứ chết từ từ với những thứ thuế, những chi phí không tên hay có tên đang ngày một nhiều hơn. Trong khi cơ sở vật chất, đường phố, cuộc sống, môi trường xung quanh vẫn chẳng có gì khả quan hay bảo đảm hơn, thậm chí là ngày càng xấu đi, nhưng chúng tôi vẫn phải chịu những điều đó. 


Gia đình chúng tôi cả hai vợ chồng gọi là vẫn còn có sức làm được, nhưng tôi biết còn có những gia đình xung quanh có hoàn cảnh đáng thương, đau khổ hơn nhiều. 


Cứ thế này thì chúng tôi biết phải tìm đường sống ra sao đây? Các con tôi sẽ sống như thế nào trong cái xã hội của đồng tiền mất giá này? Cho dù con tôi bị coi rẻ vì mẹ nó chỉ là một bà bán đậu, bố nó chỉ là ông lái xe ôm, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm nhưng cho dù có thế nào thì tôi vẫn cảm thấy, chúng tôi sống nghèo đói, lương thiện còn đáng tự hào, tôn trọng hơn những kẻ đang sống trên đồng tiền của chúng tôi mà tham nhũng, mà vơ vét của dân nghèo. Tôi nói với các con tôi chúng không bao giờ phải xấu hổ vì bố mẹ chúng nó nghèo, vì nghèo khó không phải là điều đáng xấu hổ, nhưng xấu hổ vì nó thì đáng đấy. Chỉ có những kẻ giàu sang không bằng chính sức lao động của mình mới là những kẻ đáng coi thường. 



Nguyệt Cầm
danlambaovn.blogspot.com

Thursday, March 15, 2012

SAU NHỮNG TẤM ẢNH

TÌNH ĐỒNG LOẠI 


 







****


NHỮNG NHÀ BÁC HỌC TƯƠNG LAI















****




MAY MẮN