Thursday, November 7, 2013

KHÚC KẾT CÓ HẬU...



Cuộc trùng phùng hy hữu


Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, khoá 8/68 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, bị bắt tại Ban Mê Thuột ngày 14 tháng 3 năm 1975; Đến Mỹ tháng 4/2005, hiện cư ngụ tại Carlsbad, California. Đây là chuyện có thật của đứa trẻ bị thất lạc khi đi vượt biển chỉ mới 8 tuổi . 

1. Cuộc Tìm Kiếm Vô Vọng

Thuận xếp tập hồ sơ lại, nhìn người con gái đối diện, mỉm cười đứng dậy bắt tay cô gái và nói:
- Chúc mừng cô gia nhập vào Biomedical Research của chúng tôi. Khi nào cô có thể đi làm được?
- Dạ em cần về công ty cũ báo cho họ biết, có thể cho em 2 tuần để thu xếp được không?
- Vâng, nếu có trở ngại cô cho tôi biết nhé.
- Dạ. Xin cám ơn anh nhiều lắm. Chào anh.
Chờ cho người con gái bước ra khỏi phòng, anh ngồi xuống, băn khoăn tự hỏi, không biết mình còn quên điều gì chưa dặn cô ta không, và còn sót điều gì chưa làm? Sao mình lại có cảm giác hồi hộp và bâng khuâng? 
Nhìn khuôn mặt cô ta rất quen và dường như thân thiết lắm, không hiểu mình gặp cô ta ở đâu, High School, hay lúc còn học Bio. Anh mở lại hồ sơ, đọc thêm một lần nữa Resume của cô gái, Thái, Thủy-Vi, tốt nghiệp Master of Biomedical Sciences tại DMU (Des Moines University, Iowa)... Thuận giật mình. Cô ta họ Thái, cùng họ với Thuận. Iowa, nơi cô ta học, không phải tiểu bang mình đã học. Vậy là chưa từng gặp, mà sao như linh cảm thấy điều gì lạ lùng. Lúc phỏng vấn, hai ba lần Thuận định hỏi, nhưng rồi lại e ngại, sợ qúa đường đột gây ngộ nhận.
Giữ chức vụ này đã 5 năm, Thuận đã interview nhiều người, anh hết sức né tránh những ngộ nhận không cần thiết, nhất là khi phải interview đồng hương của mình, dù có ý muốn nâng đỡ, cũng chỉ ngấm ngầm và để trong lòng, nhưng đây là lần thứ nhất anh có cảm giác này. Đọc mức lương đề nghị, anh như một cái máy, để mức lương tối đa cho phép phỏng vấn viên, anh nghĩ, cô ta thật xứng đáng được như thế.
Những suy nghĩ về cô gái làm anh bận rộn và quên mất cả thời gian, cho đển khi tiếng điện thoại reo lên, anh mới biết là đã đến giờ, mở cặp da, bỏ hồ sơ vào và ra về, mà tâm hồn cứ quẩn quanh trong ý nghĩ "không biết có còn sót điều nào chưa bảo cô ấy không, thôi để cô ta đi làm rồi mình sẽ hỏi cho rõ ngọn ngành là đã gặp cô ta ở đâu, có khi là đi lễ Chủ nhật gặp được không chừng" .
Về đến nhà, lúc ngồi ăn cơm, Thuận kể cho vợ anh nghe về cuộc phỏng vấn một người con gái Việt Nam mang họ Thái và những tình cảm mơ hồ, lạ lùng trong anh, anh thú nhận là giờ này vẫn còn hình dung ra khuôn mặt và dáng dung của cô ấy, anh biết rất rõ ràng, tình cảm ấy không phải là loại tình cảm nam nữ, nhưng thực sự anh lại không hiểu.
- Có gì đâu, ngày nào cô ấy đi làm thì anh hỏi chuyện cô ấy là được rồi, hay anh lại muốn em giúp? Tại anh nhạy cảm thôi, em hiểu anh đang nghĩ tới điều gì, bên nội hay bên ngoại phải không? Đâu phải là lần đầu anh suy nghĩ như thế. Nhưng anh không có em gái mà. 
- Thì đành như vậy, nhưng anh lại sợ mình vụng về không khéo léo lại gây hiểu lầm.
- OK, đến ngày đó em tới ăn trưa với anh, rồi giả như tình cờ em gặp cô ấy, chúng ta hỏi chuyện xã giao được không?
- Được vậy thì tốt lắm.
- Nhưng mà cô ấy chắc là dễ thương, duyên dáng, mặn mà lắm phải không? Nếu không làm sao ông chồng em lại tơ vương đến như thế.
- Dạo này hình như tiếng Việt của em giỏi hơn nhiều, nói chuyện nghe văn hoa bóng bẩy quá, phải như ngày xưa em học Văn chương hay Nhân chủng học thì dễ nổi tiếng lắm đó.
- Đùa anh vậy thôi chứ ngay khi biết cô ta cùng họ với anh, em hiểu ngay điều anh đang bận tâm. Em sẽ giúp anh. 
Thuận nhìn vợ với lòng cảm kích. Loan là bác sĩ ngoại khoa. Hai người lập gia đình đã hơn 15 năm, có hai đứa con gái, nhưng tình cảm vợ chồng lúc nào cũng thân ái mặn nồng, đúng như câu các cụ bảo "vợ chồng lúc nào cũng tương kính như tân". Phần Loan, nàng hiểu nỗi khắc khoải của người chồng sau bao năm tìm kiếm vô vọng.




Thuận vượt biển đến Mỹ năm 1978, khi chỉ mới 8 tuổi, được một gia đình người bản xứ không có con nhận nuôi và đón tại phi trường, khi Thuận vừa từ đảo đến. 
Thuận không nhớ gì về gia đình mình, ngoài tấm hình được bọc plastic, luồn trong lưng quần mà lúc ra đi mẹ Thuận đã để vào, tấm hình ấy gồm có ba mẹ Thuận, Thuận và một người em trai nhỏ hơn Thuận 3 tuổi, mặt sau của tấm hình có ghi là: Thái Ngọc Trác (1947), Chung thị ngọc Hân (1953), Thái Ngọc Thuận (1970), và Thái ngọc Trị (1973).
Ba má nuôi của Thuận đã kể cho Thuận nghe về tai nạn của chiếc tàu chở Thuận và 48 người khác vượt biển, bị lạc đường trên biển, hết lương thực và nước uống, rất nhiều người đã chết vì đói và khát, chỉ còn Thuận và 5 người khác gồm 3 trẻ em còn sống sót. Đó là những gì Thuận biết về chuyến vượt biển của mình, những người sống sót đó là ai, hiện nay ở đâu anh không hề biết. Ba má nuôi của Thuận cũng đã dùng tấm hình ấy để hỏi thăm tin tức về gia đình Thuận ở các cộng đồng người Việt trên đất nước này, hay hầu hết các nước Pháp, Anh, Canada, Úc ... nhưng không hề nhận được một tin tức nào.
Tuy là người bản xứ, nhưng giữa anh và ba má nuôi, thật rất gần gủi và thân thiết không khác gì ruột thịt, có lẽ tại từ những ngày đầu anh côi cút, lạc loài, và bơ vơ, được ba má nuôi chăm sóc dưỡng dục, đã cho anh một ấn tượng hoàn hảo về hai ông bà, và làm cho anh trở nên gần gũi với người bản xứ thực sự. Nhất là thời gian anh còn ở tiểu học, lúc nào cũng được má nuôi đưa đón đến trường. Ngày anh tốt nghiệp đại học, ba má nuôi ôm hôn anh trước sân trường làm anh xúc động đến rơi nước mắt. 
Từ nhiều năm qua, Thuận cũng đã cố công tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Chàng rất muốn về Việt Nam để tìm lại gia đình, nhưng không biết phải bắt đầu tìm từ chổ nào, hỏi thăm những người hàng xóm cũ, hay hỏi tin tức từ quê của ông bà nội ngoại. Điều không may là lúc ra đi Thuận chưa đầy 8 tuổi, đầu óc non nớt đó không thể nhớ được nơi Thuận đã ở, ngoài con đường Phan Chu Trinh mà Thuận như mang máng nhớ, còn lại chỉ là những hình ảnh mơ hồ. 
Thuận chỉ biết nhà của gia đình anh ở rất gần chợ, từ nhà có thể đi bộ đến một Tiệm may, gần đó là những quán xá như tiệm chè, quán kem, và vườn sau của nhà là một cây mai rất nhiều cành, mà Thuận nhớ hàng năm khi Tết đến, mẹ vẫn thường hay cắt nhánh đem vào chưng bàn thờ hay là cắm ở phòng khách, ngoài ra Thuận không còn nhớ được gì nữa. Bác Khôi ở cạnh nhà Thuận, hàng xóm mà Thuận thường chui qua vườn sau để cùng chơi đùa với Lân và chị Cúc, cũng đã dọn đi sau khi Sài gòn bị chiếm. Rất nhiều những gia đình khu Thuận ở đã bỏ đi hay bị đuổi khỏi nhà. 
Ngày Thuận ra đi, căn nhà bác Khôi và chị Cúc đã bị một gia đình bộ đội dọn vào, và gia đình bác Khôi ra sao cũng không nghe mẹ nhắc đến, chính vì thế mà hàng xóm của Thuận đã toàn là những người lạ không ai tiếp xúc . 
Còn về gia đình nội, ngoại thì Thuận chỉ nhớ trước đây ông bà nội ở Đà Lạt, mất miền Nam, gia đình nội và các cô chú nghe mẹ nói về Phước Tuy và đã mất tin tức liên lạc. Bên ngoại còn cậu Tuấn, đi tù, cậu Hưng đã vượt biên, nhưng không liên lạc được, còn dì Út thì lên ở với gia đình Thuận và đi cùng chuyến tàu với Thuận nhưng đã chết vì đói và khát. Đó là lý do mà Thuận không về Việt Nam để tìm kiếm.
Với tất cả phương tiện mà Thuận biết và có thể, Thuận đã dùng hết, để hỏi thăm tin gia đình trên các tiểu bang của nước Mỹ hay là tìm đến Canada, theo sự chỉ dẫn của một vị đại tá, nguyên Trưởng phòng II của Quân Đoàn II, "Hãy bắt đầu từ đơn vị ít người nhất, như các Liên đoàn, Sư đoàn, Bộ Tư lênh. Từ nước gần nhất, đến nước xa xôi . . . " và Thuận đã tìm đến Canada, gặp một vị đại tá Hải Quân, Chủ tịch liên Hội người Việt, Ông cư ngụ ở một thành phố ngoại ô của Thủ đô Canada, thành phố Nepean, rồi gặp vị Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân tại Ottawa, nhưng không ai biết tin tức về gia đình anh. Anh lại lần lượt tìm liên lạc với các liên đoàn, như Liên đoàn 21, 22 Biệt động Quân, Liên đoàn 6 BDQ, Liên đoàn công Binh, Liên đoàn Quân Y, các bệnh viện từ Duy Tân, Nguyễn Huệ, đến Tổng Y Viện Cộng Hòa, các Phòng I của các Sư đoàn Vùng Hỏa tuyến, đến 22, 23, 18, 25, 7, 9... Sư đoàn Dù, TQLC, nhưng chỉ là những cuộc tìm kiếm vô vọng. 
Cách đây mấy năm, anh nghe vị cựu Chỉ Huy Trưởng LD 72 Quân Y kể chuyện về đời sống ở Úc, anh đã tìm cách làm quen với những người ở Úc và quen được một ông cụ mà ngày xưa có con làm Phó tỉnh Gia định và Giám sát viện, từ đó, anh liên lạc được với các sở ANQD, Hành Chánh TC, các Trung Tâm HCTV Tiểu khu , và kết quả vẫn là câu "Trời Phật nhất định sẽ không phụ lòng hiếu thuận của cháu đâu, rồi có ngày cha con mẹ con lại đoàn tụ" 
Anh thất vọng, bỏ cách thức tìm kiếm từ các đơn vị Quân đội, và quay về với đầu mối cũ mà ba má nuôi anh từng tìm, đó là các Trại tù Cải tạo, từ Bắc chí Nam. Anh được tiếp xúc với rất nhiều người tù Cải tạo, chứng kiến cuộc sống của họ, những vất vả và cố gắng của họ làm anh ngậm ngùi và xúc động, những lúc như vậy, anh lại thầm nghĩ đến ba mẹ, "nếu ba mẹ còn sống, con sẽ không để ba mẹ vất vả đâu".
Vào năm cuối của Biomedical scientist, Thuận nghe tin có một vị Linh mục ở nhà tù Trại Đưng, Thanh Hóa, biết tin về một Sĩ quan tên Trác, trốn trại bị Việt cộng bắn chết, Thuận đã bỏ nửa chừng để bay đi Nouvelle Calédonie (Tân đảo), nơi cha Stanislas Cosca Hoa đang làm cha xứ, để hỏi thăm tin tức,
- Thưa cha con là Thái Ngọc Thuận, ở xa đến xin gặp cha để hỏi về tin của ba con là Thái ngọc Trác, đây là hình của gia đình chúng con.
- Hình mờ quá, tôi nhìn không rõ, nhưng mà tôi cũng không biết gì về ông cụ đâu. Ai nói cho anh biết tin này?
- Một người quen ở Tân Tây Lan nói cho con, nhưng họ cũng không biết đích xác, họ chỉ bảo con viết thư hỏi tin tức ở cha mà thôi.
- Thật là tội nghiệp, lòng của con Chúa sẽ biết. Đã đến đây thì hãy ở vài ngày coi cho biết Tân Đảo, người Việt ít có ai đi du lịch tới nơi này.
- Thưa cha ở đây có bao nhiêu giáo dân.
- Chừng hơn 500 người, nhưng lòng tin kính Chúa thì rất sốt sắng...
Thuận rời Giáo xứ Nouméa Kitô Vua mà lòng mang đầy nỗi tuyệt vọng mênh mông.
Trở về Thuận viết thư nhờ bà Khúc Minh Thơ giúp đỡ, rồi theo dõi Chương trình HO của các người đi tù cải tạo trở về, nhưng vẫn không tìm ra manh mối của gia đình, người thân, nội hay ngoại. Điều đáng tiếc là Thuận không biết cấp bậc của ba, đơn vị của ba, hay của cậu Tuấn, cậu Hưng, để mà dò la, cho nên đến chổ nào, hay viết thư đi đâu cũng không ai biết cách nào giúp đỡ. Hàng năm, kể từ sau khi tốt nghiệp, Thuận xông xáo vào các hoạt động của cộng đồng người Việt, nhất là của các hội Cựu Quân Nhân để làm quen hỏi thăm , nhưng câu hỏi mà Thuận luôn luôn nghe là "ba cháu cấp bậc gì, đơn vị sau cùng ở đâu?" Thuận chỉ lắc đầu không biết, có người thấy vậy còn nghi ngờ Thuận có lòng tới quấy nhiễu đã tỏ thái độ xua đuổi.
Hình ảnh cuối cùng còn rõ nhất trong đầu Thuận là buổi chiều ra đi, mẹ ôm Thuận và dì Út vừa mếu máo vừa nói, "Gia đình chỉ còn hai dì cháu, em phải lo cho cháu giúp anh chị, rồi mẹ cúi xuống hôn anh và nói, con phải nghe lời dì Út nhé" và Thuận thấy nước mắt chảy đầy trên mặt mẹ khi anh và dì Út bước lên chiếc xe ra đi.
Cuộc hành trình vượt biên xảy ra như thế nào thực sự Thuận không hay biết, vì anh và nhiều người khi bước lên tàu, đã bị đưa xuống hầm tàu nằm co ro không biết ngày đêm, chỉ khi nào đói thì kêu dì Út, cho đến một ngày dì Út bảo là đã hết thức ăn, hãy cố ngủ đi, và rồi không biết bao nhiêu ngày Thuận đã mệt lả bất tĩnh cho đến lúc được tàu vớt và đưa lên đảo, tỉnh lại, Thuận mới biết là dì đã chết. 
Nhờ được ba má nuôi người Mỹ tận tình dưỡng dục, Thuận đã có hoàn cảnh thuận lợi để học hành, thành đạt và anh luôn luôn thương kính ba má nuôi. Khi ông bà còn sinh tiền, vào những ngày lễ như ThanksGiving, Christmas, anh luôn luôn đem vợ con về ở chơi một hay hai ngày với ba má, làm cho ông bà cũng rất hãnh diện và thực sự vui vẻ. Nhưng rồi liên tiếp hai năm, ba nuôi mất rồi má cũng mất. Cuộc tìm kiếm ba mẹ ruột và em trai đã trở thành vô vọng. 
Hàng năm, Thuận lấy ngày 30 tháng 4 làm ngày giỗ cho ba mẹ và em, ngày ấy cả nhà đi lễ cầu nguyện cho gia đình. 
Điều làm Thuận thương cảm nhất là anh không còn hình dung ra được ba mình như thế nào, trong đầu óc anh khi nghĩ về ba, chỉ là hình ảnh nhạt nhòa trên tấm hình trắng đen mà mẹ trao cho lúc ra đi, và mỗi lần nhìn lại tấm hình, Thuận không làm sao kềm được cảm xúc và các con anh đã bắt gặp rất nhiều lần, những khi như vậy, bao giờ vợ anh cũng chỉ vổ về anh bằng câu nói " hãy cố quên đi, cố vui với các con, và hãy cầu nguyện cho họ, biết đâu như người ta nói, xa tận chân mây, nhưng gần lại trước mặt, nếu ba mẹ chưa mất, thế nào gia đình mình cũng có ngày đoàn tụ". 
Là một y sĩ, Loan hiểu nỗi khắc khoải của Thuận và luôn tìm cách chia sẻ nỗi ưu tư của chàng, nhưng Thuận còn một nỗi niềm riêng, mà không cách nào anh có thể chia xẻ với vợ: cho tới nay, hai vợ chồng chưa có con trai. Nếu ba mẹ và em đã chết, quả là dòng họ Thái đành đứt đoạn, Thuận thấy mình có lỗi với ba mẹ và ông bà nội hay tổ tiên. Tư tưởng này cứ nhậm gấm tâm hồn Thuận mỗi khi nhìn vợ con vui vẻ bên nhau. 
Câu chuyện xảy ra đã mấy chục năm, và cơ hội tìm gặp ba mẹ và em Thuận đã gần như không nghĩ tới. Đúng lúc ấy thì có cuộc phỏng vấn tuyển chuyên viên Biomedical Sciences và cô gái họ Thái xuất hiện. 
Khuôn mặt, nụ cười tiếng nói của cô gái họ Thái làm Thuận trằn trọc mãi. Trong bong đêm, Thuận nhắm mắt như cầu nguyện "Ba mẹ ơi, đây là Thành phố Hy Vọng, City of Hope, con và những người làm việc ở đây lúc nào cũng mong ước đem được hy vọng đến cho từng người, và dù chỉ có một tia hy vọng nhỏ nhoi, chúng con và cả những bệnh nhân, cũng không bao giờ dám bỏ lỡ. Ba mẹ hãy chỉ cho con biết phải làm thế nào, nếu quả thật ba mẹ đã về nơi yên nghỉ, xin hãy báo mộng cho con"! 




2. Như Một Giấc Mơ

Vi về đến khách sạn mà Biomedical Research đặt cho Vi ở để interview, việc đầu tiên là nàng báo cho ba mẹ biết đã xin được việc làm sau 3 ngày interview liên tiếp, “thật hú vía và bất ngờ”, nàng nói với mẹ qua điện thoại, và báo cho ba mẹ biết đón nàng ở phi trường. 
Nàng phải trở về công ty cũ để báo nghĩ việc và thu xếp để cùng đem ba mẹ rời tiểu bang lạnh, nơi mà gia đình Vi đã định cư từ ngày đến nước Mỹ cho tới hôm nay. Ước vọng của Vi là làm sao đưa ba mẹ rời được xứ lạnh để không thấy ba còm cỏi, lụ khụ mỗi mùa tuyết đổ. Lạnh và giá buốt làm nhức các khớp xương ngón tay, ngón chân, đầu gối và cổ chân mà ba than phiền mỗi khi đông đến, làm Vi nghe cũng xót xa. Nhất là sau ngày ba mẹ nghỉ hưu, "Ngồi nhà nhìn tuyết rơi thật là chán quá", đó là câu mẹ Vi vẫn thường than mỗi ngày tuyết đổ. 
Cái ông anh "nối dõi" của Vi còn ở tận bên Trung đông, làm Vi vừa thương vừa lo, để mặc ba mẹ cho một mình Vi phải bận tâm. Nói thế nhưng thực ra, cuộc sống của ba mẹ và Vi lúc Vi chưa ra trường, anh đã gánh vác rất nhiều. Tiền lương của ba mẹ chỉ đủ chi dùng cho cuộc sống gia đình, còn tiền tiêu của Vi, nhất là những kỳ Vi không lấy được học bổng toàn phần, đều nhờ cả vào anh. "Con trai độïc thân đi làm dĩ nhiên là đưa tiền cho mẹ, không lý anh lại đi phấn son hay làm thẩm mỹ để cua người đẹp bên đó, mà có khi cũng phải, vì bên đó con trai được cưới 3, 4 bà vợ, mai mốt mẹ tha hồ có người hầu hạ". Đó là những câu trêu chọc Vi tặng cho anh, những ngày anh về nghỉvới gia đình.
Nghĩ tới việc rời xa Life technology, Vi cũng có chút ngậm ngùi. Vi ra trường, tìm được việc ở công ty này, trong lúc rảnh rỗi, Vi vào trang web của Chính phủ, biết được Biomedical Research cần người, Vi liền gởi Resume xin việc. Resume gởi đi gần 2 tháng trời không có tin tức, Vi tưởng là đã chìm xuống Thái Bình Dương rồi, không ngờ lại được thư gọi interview và được nhận. Vi hồi tưởng lại khuôn mặt người interview mình sau cùng, cũng là người quyết định nhận Vi, thấy anh ta thật dễ thương và rất bình dị, không có vẻ kiêu kỳ, lạnh lùng như những người giữ chức vụ đó. Trông anh ấy giống Đại Hàn hơn là người Việt, nếu anh ta không nói câu sau cùng "Chúc mừng cô gia nhập biomedical research ... ", thì Vi không thể biết anh là người Việt. Để mai mốt đi làm, mình tìm hiểu về anh ta thử xem là đã đến Mỹ lâu chưa mà giữ chức vụ ấy, không chừng mình gặp được quới nhân cũng nên. Vi mỉm cười với ý nghĩ của mình và vui mừng vì những ngộ nghĩnh, mà may mắn nàng đã gặp.
Vi theo gia đình đến Mỹ theo Chương trình HO dành cho những tù nhân chính trị như ba Vi, lúc đó Vi mới 7 tuổi. Nàng theo học từ Elementary, đến High School rồi Biomedical sciences. Thời gian đầu nàng thật không thích trường lớp tý nào. Đi học về hôm nào cũng khóc, mãi cho đến khi lên High school nàng mới có bạn và mới thích nghi được sinh hoạt học đường ở Mỹ.
Vi có rất nhiều kỷ niệm ở xứ lạnh này. Cuộc đời học trò, thủa chân ướt chân ráo của những ngày đầu bước chân vào lớp học. Nhìn những học sinh Mỹ, Vi sợ nhiều hơn là vui, không dám làm quen, chúng nói gì Vi cũng không nghe, không hiểu, chỉ cầu xin mau mau hết giờ để mẹ đón về, về nhà lại khóc vì sợ phải đi học, phải mất đến mấy tháng Vi mới quen, mới bắt đầu nghe hiểu. Một điều rất may là Vi rất giỏi toán, những bài toán, hay là các bài tập homework Vi chỉ đọc một lần hoặc liếc qua là hiểu và làm rất nhanh và rồi từ từ, Vi lên High school rồi lấy Biomedical Sciences mà đôi khi nghĩ lại, Vi thật cũng không ngờ. Điều may mắn Vi gặp được thời gian ở High school là Vi có một bà cô dạy Bio rất thương Vi, quê bà ở Nhật, lấy chồng Tân Tây Lan, làm việc cho một bệnh viện tại Mỹ, chuyên về Vi trùng học. Bà cô này đã khuyến khích Vi học biomedical, lương cao, dễ xin việc, và không vất vả như các ngành Medicine, hay Pharmacy . . .
Cuộc đời thật có những việc không ngờ, như việc Vi theo gia đình đến Mỹ. Vi nhớ khi đến đây nhằm vào mùa tuyết, tuyết rơi giống như hoa bông dưới ánh đèn đêm, Vi thích thú vô cùng. Mấy năm đầu, tuyết thật dễ thương, không thấy lạnh gì lắm, nhưng những năm về sau, mùa tuyết bỗng như lạnh hơn, nhất là những khi có ánh nắng, Vi không hiểu được tại sao, chỉ biết là khi tuyết đang rơi, người ta thấy ấm hơn là những ngày tuyết mà có ánh mặt trời. 
Mười mấy năm sống ở đây, Vi đã quen thân từng dãy phố, góc đường, Tiệm Cafe, bánh ngọt... Những khuôn mặt khả ái mà mỗi khi bắt gặp vẫn dùng một kiểu xã giao trên đất Mỹ "long time no see" bây giờ phải xa họ, Vi không khỏi xao xuyến trong lòng. Tiếc nuối cũng đành ra đi, vì ba má đã già không chịu nổi giá tuyết ở nơi đây, vả lại công việc mới thích hợp với ngành học của nàng hơn, mà đặc biệt là lương cao hơn. Nàng miên man trong dòng cảm xúc của mình, thì tiếng điện thoại reo . . . 
- Vi phải không, mẹ đây, vậy là mấy giờ con sẽ đến phi trường?
- Nếu không bị trễ là 10 giờ 45, nếu ba mẹ sợ lạnh thì khi nào xuống máy bay con sẽ gọi ba mẹ ra không sao.
- Ba con bảo hỏi cho chắc thôi, ba con nhờ mấy ông bạn già bên đó tìm nhà thuê giùm, họ bảo nhà cho thuê nhiều lắm, trong hai tuần thế nào cũng tìm ra nhà, mình sang sẽ có nhà ở rồi. Coi bộ ba con vui lắm, vì thoát khỏi mùa Đông ở đậy, mà nhất là gặp lại đám bạn già của ba ở bên đó.
- Được vậy thì tốt lắm, thôi nha mẹ, để con thu xếp và gọi book vé về khỏi trễ.
- Bye bye con.
Vé máy bay đi và về đã được Biomedical Research đặt sẵn cho những ai được mời interview, cả về ăn ở, do vậy Vi chỉ cần báo ngày giờ cho hãng Hàng Không là được.
Chuyến bay Vi đi thật đúng giờ, 10:50 Vi rời máy bay, vô quầy nhận hành lý thì đã thấy ba mẹ chờ ở đó, Vi ôm ba mẹ và nói tíu tit như rất vui mừng, niềm vui bộc lộ hẳn ra trên khuôn mặt, nụ cười.
- Nhìn con thì biết là công việc này con thích thú lắm phải không.
- Phải rồi mẹ ạ, tiền lương cao hơn Life technology nhiều, nơi làm việc thật khang trang với mấy dãy building vây quanh, đẹp như một thành phố, con thích lắm
- Thôi về nhà đi rồi hãy nói chuyện, ba Vi xen vào.
Về nhà, lúc ngồi ăn cơm Vi kể cho ba mẹ nghe cuộc Interview nàng đã gặp,
- Run lắm ba mẹ biết không, tới 3 người interview con trong ngày đầu, và hơn 6 tiếng liên tiếp, con phải trả lời theo sách vở, những gì đã học, và cứ lo lắng không hiểu những câu mình trả lời đúng hay là sai, nhất là về Immunology và Cellular and molecular Biology, cho đến khi đứng dậy, một trong 3 người họ bảo con, hôm nay cô làm tốt lắm, ngày mai cô có mặt đúng 8 giờ. Ngày thứ 2, con lại gặp 3 người khác, họ hỏi con về những việc con làm tại Life technology và các loại tools hay equipment con đã dùng, những dụng cụ trong phòng lab mà con biết xử dụng, nhưng chưa sử dụng, rồi họ dẫn con đến các departments như là Immunology, Molecular and Cellular Biology, Molecular medicine... Và sau cùng là Molecular Pharmacology. Họ yêu cầu con sử dụng một vài dụng cụ trong lab như Ocular Micrometer, Micropipettor, một vài software dùng trong reseach, tên software mà con đang sử dụng và testing... Nghĩa là họ hỏi con đủ thứ. Con vừa hồi hộp vừa lo sợ mình làm không xong, một lúc con chợt nghĩ tới bỏ cuộc. Rất may là chính lúc ấy họ bảo con "Chắc là cô đã mệt, cô có thể về, và ngày mai Mr.James sẽ gặp cô từ 9:30 đến trưa".
Ngày thứ 3 con có mặt lúc 9 giờ, chờ chừng 15 phút thì Bác sĩ James tới gặp con, ông hỏi về Chemistry và Bio, DNA (DeoxyriboNucleicAcid), RNA, (RiboNucleicAcid), ASO (Alle Specific Oligonucleotide), PCR (Polymerase Chain Reaction) rồi một vài kiến thức về Pharmacology, sau đó ông giới thiệu về Department của ông, Molecular and cellular Biology, công việc chính của Department là nghiên cứu về di truyền (Gene structure), các mẫu của kháng thể (Modeling of antibodies) và lý thuyết của sinh học (Theoretical biology). Sau đó ông đưa con vào phòng họp của Staff và chờ interview lần chót.
Con hồi hộp đến muốn khóc khi ngồi chờ ở đây, căn phòng không rộng, nhưng cảm giác vắng vẻ làm con sợ hãi như lần làm bài thi tốt nghiệp cuối cùng. Thật là hú vía, cuối cùng rồi người interview con cũng mở cửa bước vào, con run đến nỗi quên câu chào xã giao khi đưa tay cho ông ta bắt, mà nghệ thuật interview dạy phải làm.
Ba mẹ biết không, ông phỏng vấn con cuối cùng là người Việt, cũng là người có thẩm quyền quyết định mướn con hay từ chối mướn. Thoạt nhìn, con cứ tưởng là người Đại Hàn, rất ít nói, nhưng khi nói lại có vẻ nhiệt tình và thân thiện, ông ta luôn luôn nhìn mặt con, làm con rất bối rối, con phải xin phép ra ngoài để bớt căng thẳng, điều mà khi interview không hề cho phép, con nghĩ là fail rồi, nhưng khi trở vào, ông ta chỉ hỏi con OK không, có thể tiếp tục không, và những câu ông hỏi rất nhẹ nhàng, như về antibodies, transgene, Southern blot mothod, và về dược học. Cuối cùng, ông ta đứng dậy bắt tay chúc mừng con tham gia vào Biomedical Research... và cho con biết bác sĩ James muốn con về làm ở Department của ông ta, (Molecular and cellular Biology). Nhờ ông ta chúc mừng bằng tiếng Việt, lúc đó con mới biết ông ta là người Việt.
-Chắc là còn trẻ và đẹp giai, nên con bối rồi ! 
- Hì hì . . . Không phải đâu, ai mà nghĩ như má, lúc đó con rất lo sợ và hồi hộp thôi.
- Bà làm như con bà đẹp lắm, ba Vi xen vào.
- Dĩ nhiên con gái tôi thì bảnh rồi.
*
Thế là gia đình Vi rời tiểu bang lạnh giữa mùa Đông. Sau hơn 4 giờ bay, gia đình Vi đã đến nơi , và bác Tuân, bạn của ba Vi đã chờ sẵn ở phi trường để đón về nhà bác ấy tạm trú trong lúc chờ mướn nhà. 
Vi có 3 ngày để chưng diện cho chính mình trong ngày đầu tiên nhận việc và mua tạm một chiếc xe để đi làm. Mẹ nàng cũng đã dặn đi dặn lại phải chưng diện một chút cho tươi tắn, "ở đây nắng ấm, không nên lùi xùi như xứ lạnh nha con".
Vi đến chổ làm trước 15 phút, nàng vào HR để làm các thủ tục cần thiết, và làm thẻ vào cửa, rồi đến thẳng Department of Molecular and Cellular Biology gặp bác sĩ James như HR hướng dẫn, và được bác sĩ James giới thiệu với các đồng nghiệp và chỉ dẫn vắn tắt công việc của nàng, ông cho biết nàng có 4 tuần training, và giới thiệu với nàng Bác sĩ John Martin, người sẽ training và là Lead của nàng.
Đến lúc này Vi cảm thấy nhẹ nhàng thực sự, nàng nghĩ thầm, có tới 4 tuần training thì mình đâu có lo gì làm không xong. Bác sĩ John cho nàng biết về thời gian làm việc, giờ cơm và không ấn định giờ nghĩ giữa buổi, giờ nghĩ này có thể là 10 giờ, 10 giờ 30, tùy theo công việc của mỗi người, và có thể không lấy giờ nghĩ cũng không sao. Nhưng giờ làm việc ấn định là từ 8 giờ , có thể trễ một chút, nhưng phải giữ đúng mỗi ngày là 8 giờ làm việc, riêng thời gian training, bác sĩ John yêu cầu nàng đi theo giờ của ông ta là 8 giờ 30 sáng phải có măt.
Thế là Vi đi làm đã được 4 ngày, Vi rất mong gặp lại người interview nàng lần cuối cùng, để cám ơn ông ta một tiếng, mà lúc đó nàng mừng rỡ quá đã quên mất, nhưng không gặp được ông ta, nàng cũng không dám hỏi người khác vì sợ người ta hiểu lầm là mình o bế giám đốc! Đã hết giờ, Vi vừa thu dọn hồ sơ vừa suy nghĩ, thật là may mắn, mọi người ở đây rất tử tế và thân thiện, chỉ là mình chưa gặp lại anh ấy mà thôi. Vi bước ra khỏi phòng, đi về hướng parking, mà lòng dâng lên một niềm vui nhè nhè... Chợt có tiếng hỏi: 
- Cô là người mới tới làm ở đây phải không?
Vi giật mình quay quay lại, 
- Dạ vâng, sao bà biết?
- Nhà tôi có bảo là mới interview một cô người Việt nên tôi đoán thôi. Ở đây không có nhiều người Việt đâu, bà bắt tay Vi và tự giới thiệu, tôi là bác sĩ Michelle, ở khoa ngoại.
- Ồ thì ra người mướn tôi là ông nhà, tôi cũng đang mong gặp ông ấy để cám ơn ông ta đã nhận tôi, mà chưa gặp được, thú thật với bà là lúc đó vui mừng quá nên tôi đã quên mất cám ơn.
- Anh ấy cũng mong gặp cô. Chỉ tiếc là anh ấy phải về trường đại học làm việc đến cuối tuần nên chưa gặp cô đó thôi.
- Thưa bà, ông bà được mấy cháu?
- Cám ơn cô, chúng tôi có 2 cháu gái, 8 tuổi và 5 tuổi. Đừng gọi bằng bà, gọi tôi là chị Loan, hay Michelle, tôi sẽ gọi cô là cô hay em cho thân mật, ở đây chỉ có 4 người Việt, một dược sĩ, một bác sĩ mới vào. Để anh ấy về, tôi mời cô tới chơi cho biết nhà, anh ấy quí người Việt lắm, nhất là những người học giỏi như cô.
- Chị quá khen, anh chị mới giỏi chứ, anh là Scientist, chị là doctor. Chắc anh chị ở gần đây?
- Cách đây chừng 30 phút lái xe.
Hai người còn đang nói chuyện thì tiếng cell phone reo lên,
- Phone của chị đó, 
-Vâng, xin lỗi tôi nghe phone một chút: " A lo, Doctor Michelle, . . . “
Vi không nghe được gì, nhưng một lúc sau, bác sĩ Michelle tắt phone và nói, tôi phải về phòng mổ, không hiểu có chuyện gì, xin lỗi nhé, thế nào tôi cũng gặp lại em, vừa nói vừa bước lên xe và lái đi. 
Vi nhìn chiếc xe chạy ra khỏi parking mà mang cảm giác như mất một vật gì, lòng bổng nghe buồn buồn và miệng lẩm bẩm "anh ấy hạnh phúc quá."


*



Chiều thứ Sáu, xong công việc với trường đại học, Thuận lái xe về nhà mà trong lòng vẫn băn khoăn nghĩ tới cô nhân viên mới tuyển dụng, không hiểu cô ấy có gặp trở ngại gì không, nhất là khi hay tin BS. James đã bảo nàng theo học với John, một vị bác sĩ giàu kinh nghiệm, và thông minh, nhưng lại quá nghiêm túc nên sợ mấy người trẻ sẽ gặp phản ứng. 
Đã nhiều lần chàng tự hỏi mình là tại sao lại bận tâm tới cô ấy như vậy? Tình cảm này vốn vi diệu hơn bất cứ những mối tình bạn bè, hay chồng vợ, ngay cả đối với ba má nuôi chàng. Khi ba má nuôi mất đi, lòng chàng cảm thấy trống rổng và cô đơn vô cùng, nhưng nỗi đau ấy và tình cảm đó hoàn toàn khác biệt với cái nhẹ nhàng nhưng lại quấn quít và ràng buộc như tình cảm mà Thuận cảm nhận khi nghĩ đến cô nhân viên người Việt này. Nó lại càng không phải là mối tình cảm nam nữ háo hức và luyến ái, hoặc chiêm ngưỡng và mong muốn chiếm hữu. 
Thật là khó mà phân tích mà không hiểu được tại sao? Chỉ biết một điều là trong những ngày qua, lúc nào Thuận cũng lo sợ cô ấy gặp phản ứng bất lợi từ các vị bác sĩ và chuyên viên kinh nghiệm trong công việc hàng ngày. Thuận đã từng có ý nghĩ cần phải để lộ một vài ưu ái cho mọi người hiểu rằng chàng thực sự cần đến người trẻ này và mọi người cần quan tâm đào tạo cô trở thành một người đảm lược của Departmenh Research. Mà cùng chính vì điều này mà chàng thấy cần phải gặp bác sĩ James và bác sĩ John để hỏi xem khả năng cô ta như thế nào, có mẫn tiệp, và nhạy bén hay năng động với công việc hay không?
Về đến nhà, khi ngồi ăn cơm, vợ Thuận đã kế cho anh nghe cuộc gặp gở giữa nàng và cô nhân viên mới,
- Chỉ tiếc là lúc chúng em đang nói chuyện thì Phòng mổ gọi em về nên chưa hỏi thăm được gì cả, nhận xét của em là cô ấy còn vô tư, nhưng đẹp và dễ thương lắm.
- Em lại có ý kiến gì?
- Anh nên để tâm đến cô ấy một chút, nếu cô ấy gặp trở ngại, còn không thì hãy để bình thường là được rồi. Đồng hương ở đây rất ít, mà cô ta lại mang họ của anh, anh hãy tìm cơ hội gỡ đi cái rắm rối trong lòng, để tìm lấy sự thanh tịnh cho tâm hồn mà làm việc, em nghĩ đó là điều tốt nhất 
- Để thứ hai anh sẽ hỏi ý kiến của John và James về khả năng cô ta trước.
- Vậy là tốt nhất.
Sáng thứ 2, sau khi họp đầu tuần với các Manager và Lead xong, Thuận đã gặp riêng bác sĩ John và hỏi về khả năng thích ứng với công việc của Vi, ông ta cho biết cô ấy rất thông minh và thích ứng rất mau chóng. Nghe vậy Thuận như bỏ được nỗi ưu tư trong lòng, và bắt đầu lo công việc hàng ngày của chàng.
Công việc của Biomedical Research thật ra rất phức tạp và bận rộn, nếu thiếu quan tâm một chút là sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng vô cùng. Từ nghiên cứu (basic research), đến ứng dụng (Applied research), hay việc đánh giá phương pháp chữa trị mới (Evaluation new treatment), cả về an toàn lẫn hiệu quả của phương pháp (Clinical trials), điều nào cũng đòi hỏi khả năng và tính nhẫn nại. Đó là chưa nói đến các nghiên cứu về Hóa Sinh, các cell và gene structure, hay là về Dược học (Pharmacology), các phát minh về thuốc và ứng dụng của nó trong các clinics, vân vân và vân vân... Do vậy, dù đã hỏi ý kiến bác sĩ John, Thuận vẫn muốn gặp Thủy Vi vào chiều nay, để lượng định khả năng cô ta và cũng là để thăm dò những điều còn khúc mắc trong lòng Thuận.
Thuận đi ngang qua nơi Vi đang training, anh thấy Vi đang chăm chú vào công việc và có vẻ bận rộn lắm, nên bỏ ý định gặp Vi trong lúc này, hãy để lúc thuận tiện đã, Thuận nghĩ vậy và trở lại văn phòng, vừa lúc vợ gọi điện thoại đến :
- Hello em đây, con gái anh đòi chiều nay đi ăn món ăn Việt Nam có được không?
- Được, nhưng anh về đón cả nhà phải không?
- OK, đúng vậy.
- Được rồi, 5 giờ anh về.
Thuận nhìn đồng hồ, còn 30 phút nữa là 5 giờ, chàng thu dọn giấy tờ trên bàn, soát xét lại công việc, ghi lấy những điều cần làm cho ngày mai và đóng cửa ra về. Đến Parking, anh thấy Vi còn mở máy xe, nhưng xe không nổ, 
- Xe cô không nổ máy
- Em không biết nữa, sáng nay đi còn ngon lành.
- Cô mang từ bên đó sang?
- Không, em mua ở đây $4,500.00 đó.
- Để tôi xem thử, Vi bước ra khỏi xe, nhường chỗ cho Thuận, anh mở máy liên tiếp hai lần, không có dấu hiệu nạp điện, biết là bình acquy hết điện,
- Không sao, tại ac quy thôi, cô biết boost không?
- Không đâu.
- Được, hãy làm theo tôi dặn,
Thuận lái xe chàng tới parking lot đối diện, để đầu xe của chàng gần sát đầu xe của Vi rồi lấy cáp nối bình acquy xe chàng và xe Vi, 
- Cô vào xe của cô mở máy thử đi.
- Vi làm theo sự chỉ dẫn của Thuận và chiếc xe nổ máy.
- Xe cũ là như vậy, bình cũng cũ luôn, hoặc là thay bình, hoặc là cô mua chiếc mới, cô có thể downpayment một vài ngàn rồi trả hàng tháng được mà.
- Vâng để em thử, cám ơn anh nhiều lắm. Trong lúc đó điện thoại của Thuận lai reo...
- Em đây, anh ra cửa chưa,
- Anh ra rồi, nhưng xe cô Vi hết bình, anh vừa boost cho cô ấy,
- Vậy há, dịp may đấy, anh mời cô ta đi ăn theo nhà mình đi, hãy nói là birthday của con gái anh, may ra cô ta mới chịu đi.
- Ok để anh thứ nha.
- Cô Vi ạ, nhà tôi vừa gọi điện thoại tới muốn mời cô đi ăn tối với chúng tôi, chắng có gì quan trọng đâu, chỉ là Birthday của con gái thôi.
- Ủa Birthday cháu há? Vậy cho em đi theo, nhưng em không chuẩn bị quà gì cho cháu cả, thật ngại lắm.
- Có gì đâu, coi như cô nợ cháu vậy, mai mốt cô đền cho cháu là được rồi.
- Birthday mà cũng có thể nợ quà sao?
- Ở bên này cái gì cũng có thể, huống chi là quà Birthday!
- Được, vậy thì cho em theo anh.
Thuận gọi vợ cho biết là có Vi cùng đi, và hỏi tên nhà hàng và địa chỉ, để anh đưa Vi tới mà không muốn ghé về nhà nữa sợ phiền Vi.
Thuận và Vi tới nơi thì vợ con Thuận đã tới rồi, vợ Thuận giới thiệu các con với Vi và bảo chúng gọi Vi bằng cô, trong lúc chờ chọn thức ăn, Vi gọi về nhà cho ba mẹ biết là nàng sẽ về muộn vì đi ăn Birthday của con gái boss, và dặn ba mẹ ăn cơm trước. Lấy cơ hội ấy, vợ Thuận liền hỏi Vi,
- Gia đình Vi có bao nhiêu người, Vi được mấy anh chị em?
- Em có một ông anh là quân đội, đang đóng ở bên Trung đông, ở đây chỉ còn em với ba mẹ, gia đình em cũng ít người lắm.
- Cô đang ở đâu, gần đây không?
- Em nghĩ là cũng gần, tý nữa em phải nhờ anh chị chỉ đường về mới được, gia đình em đang ở tạm nhà của bạn ba em. Còn anh chị thì sao, ông bà nội ngoại cũng ở đây?
- Ba má tôi đã qua đời, tôi là con một, nhà tôi cũng vậy.
Hai người đàn bà mải lo nói chuyện, còn Thuận thì vui đùa với hai con, nhưng chàng vẫn để ý theo dõi câu chuyện và biết Vi chỉ có hai anh em và ba má mà thôi, đột nhiên Thuận nghe lòng mình tróng rỗng, và tiếng nói của vợ dường như từ xa xôi đồng vọng dội về .
- Xin mời quí khách dùng bữa.
- À quên mất, cô Vi thích món gì? Và uống gì đây, anh gọi thức uống đi.
- Chị uống gì cho em thứ ấy, còn thức ăn thì em đã thấy trên bàn rồi.
- Món gì?
- Cá hấp cuốn bánh tráng.
- Trời ơi, sao ăn giống ông Thuận nhà này vậy.
- Anh Thuận cũng thích cá hấp hả?
- Đúng vây, món ruột của anh ấy đó.
- Hai người ăn đi chứ, nguội hết rồi, cua và tôm nếu để nguội sẽ mất ngon? Thuận nói.
- Em xin lỗi, bất ngờ quá, em không mua quà mừng sinh nhật cho cháu được, thật là ái ngại.
- Vợ chồng Thuận nhìn nhau mim cười, rồi quay sang hai cô con gái, vợ thuận hỏi,
- Hôm nay sinh nhật ai vậy? Dionne hay Dianna?
- Đâu có má. Ừm hừm ... Ma mi vo gạo, Dionne nói.
- Mami vo gao. À ha . . . Dianna thêm vào!
- Con mới vo gạo, con mà không ăn nhanh thì đúng là vo gạo!
- Vo gạo là sao? Vi nhìn hai đứa nhỏ và hỏi.
Dionne và Dianna nhìn mẹ mĩm cười không nói. Thuận vo đầu Dianna giải thích, khi vo gạo, cô nghe âm thanh phát ra xào xạo, nên hai đứa nhỏ bảo là mẹ nói dối.
- Wow . . . con của anh chị nói tiếng Việt giỏi quá xá, biết cả tiếng lóng.
- Cũng phải cám ơn sư phụ của hai cháu đấy!
- Không có đâu, trong nhà tôi chỉ là sư đệ thôi, Thuận trả lời và tiếp, nhà tôi sợ mời cô, cô không đi nên bảo tôi nói dối là sinh nhật của cháu.
- Ra là thế, thôi hôm nay anh chị đãi em, để mướn nhà xong, em mời anh chị và hai cháu đến ăn tân gia. Nhìn thức ăn ở đây, nhất là rau em thấy ngon quá, mấy tuần nay mẹ em đi chợ toàn mua rau và cá, chả bù cho tiểu bang lạnh.
- Tôi cũng nghe người ta nói thế. À mà bây giờ cô đang ở đâu? Vợ Thuận hỏi..
- Cả nhà đang ở tạm nhà bạn của ba em.
Đột nhiên bé Dionne cắt ngang câu chuyên,
- Mẹ ơi, cô đẹp quá ha mẹ.
- Phải rồi, cô đẹp và dễ thương, lại học giỏi nữa, mai mốt con lớn phải giống cô nha.
- Dạ mẹ, Dionne trả lời.
- Hai cháu mới đẹp chứ, mai mốt nhất định là học giỏi giống ba má rồi.
- Thôi ăn giùm, cô cháu đừng có khen lẫn nhau nữa, người ta nghe thì mắc cở lắm, vã lại hình như trễ rồi, cô phải về kẻo hai bác lo, mà hai con cũng phải về ngủ để mai còn đi học, vợ Thuận nói.
- Cô về khuya có ngại không? Thuận hỏi.
- Em không sao, anh chỉ hộ em đường về là được rồi.
- Cô ở đâu?
- Em ở . . . ngã tư Poway và Bernard Rd.
- Ồ gần thôi, tý nữa cô ra thì queo phải, bỏ 2 ngã tư, đèn xanh đèn đỏ, đến ngã thứ 3 queo trái là tới rồi.
- Anh rành ở đây quá vậy?
- Nhà tôi là ông Địa ở đây đó cô.
- Em à, chúng ta để cô Vi về kẻo hai bác ở nhà đợi, vã lại hai đứa nhỏ cũng phải về ngủ, trễ rồi.
- Hai con đứng dậy chào cô đi rồi về, và vợ Thuận gọi tiếp viên tính tiền . . .
Về đến nhà, vợ Thuận bảo, thật tiếc là trong gia đình anh không có em gái. Nếu có thì đúng cô ta phải là em gái anh. Cô ta có những nét rất giống anh, như là khi cười, khi nói, mà nhất là khi cô ấy ăn, kể cả cử chỉ đưa tay lên mà nói cũng giống như anh luôn, lại còn sở tích về ăn nữa chứ. Em thật chưa cam!
Sáng hôm sau Thuận đi làm, khi ngang qua nơi Vi làm việc, nhìn sau lưng Vi, anh lại mang cảm giác lạ lùng của ngày đầu mới găp, dường như hình bóng Vi luôn luôn lẩn quất trong đầu anh. Thật là khó mà hiểu, không lý mình yêu thầm cô ta, Thuận chợt nghĩ!
Về phần Vi, cô cũng thầm hỏi, tại sao hai vợ chồng họ lại tốt với mình như vậy, phải chi chỉ có anh ấy cư xử tốt với mình thôi thì thật là dễ hiểu. Tuy nhiên Vi dấu kín tình cảm của mình và không kể cho mẹ nghe giống như những lần trước. 


*



Mấy tuần nay, thứ 7 nào Vi cũng đưa ba mẹ đi tìm nhà. 
- Con thấy căn nhà này ra sao Vi? Câu hỏi của ba Vi đưa Vi rời cơn mộng,
- Ừ, dạ . . . con thấy cũng tốt lắm.
- Con có sao không Vi? Bệnh há? Mẹ Vi hỏi,
- Không có, tại con đang suy nghĩ thôi. Nhà này được đó ba, 3 phòng ngủ 2 phòng tắm, thêm một Restroom, 2 garages, giá phải chăng, được phải không mẹ?
- Phải có phòng cho anh con khi nó về nữa chứ!
- Ừ thì anh "nối dõi" 1 phòng, con 1 phòng, ba mẹ 1 phòng.
Nghe Vi nhắc đến người anh nối dõi, mẹ Vi lại tưởng nhớ đến người con lớn. Đã mấy mươi năm rồi bà vẫn chưa hết ân hận việc bảo em gái của bà dẫn đứa con đi vượt biển, lúc nào bà cũng mang trong lòng cảm giác đưa con và em đi chết, và những lúc nghĩ tới việc này, bà chỉ khóc thầm rồi đấm ngực ăn năn! Thấy Vi nhìn mình, bà vội đánh trống lảng,
- Nhà này không hiểu có xa chổ con làm không? 
- Để con hỏi chủ nhà xem sao?
Vi hỏi lại chủ nhà, được biết nhà này cách chợ Việt Nam 20 phút, chỉ 10 phút đi bộ qua bên kia góc đường là nhà Thờ Sainte Gabrielle, còn nơi cô làm việc . . . chắc 25 đến 30 phút. Tôi biết chắc chắn không xa đâu. 
- Tường à, từ nhà này tới ngã tư Albert và Calmet mấy phút lái xe ?
- Con lái thì 22 đến 25 phút, con đi hàng ngày mà. Con trai ông chủ trả lời.
Vừa lúc ấy, người bạn già của ba Vi chạy ngang qua bắt gặp, bác Thụ, bác đậu xe lại và hỏi,
- Này gia đình tính mướn nhà này há?
- Vâng, bác cho ý kiến đi.
- Nhà tôi cách đây một ngã tư, bác đi bộ tới tôi khoảng 10 đến 15 phút, mướn đi, để tôi và bác đi bộ cho vui, khu này an toàn lắm, mấy chục năm tôi ở đây thật không có gì cả.
- Vi à, vậy mình mướn nha con? Ba Vi lên tiếng. 
Trên đường về, nàng dặn ba mẹ ở nhà cứ gói đồ lại rồi chiều về con chở đi từ từ ngày một ít, hy vọng tuần tới mình sang nhà mới được. 
Thứ hai nàng đi làm về thì đồ đạc đã chở hết, chì còn đồ dùng hàng ngày của mỗi người mà thôi. Ba nàng và bác Tuân đang nói chuyện tâm tình, thấy Vi về, bác Tuân bảo Vi, đã đi thì để bác chở cho, lại coi xem giường, nệm, bàn ghế phòng khách, phòng ăn nhà bếp . . . cần thứ gì để bác giúp gọi điện thoại đặt mua, không cần khách sáo, rồi quay nhìn ba Vi ông nói, “Tôi vẫn còn một chút tiền có thể giúp bác được. Bạn già như bác và tôi hay ông Thụ, còn được mấy người, nói là bạn thì như mấy đứa chúng mình mới là bạn, làm bạn cũng phải trải qua thời gian, có quá khứ và kỷ niệm, như ông với tôi, chơi với nhau từ thời tiểu học, lên đệ Tam mới gặp ông Thụ, ba đứa thân nhau từ đó đến giờ, đâu phải là bạn bè khi sang đây mới gặp, thấy nhau ở các hội hè, họp mặt hay shoping, . . . Bắt tay bắt chân, nhưng khi xa nơi đó rồi mỗi người một cõi, không liên lạc, không thăm hỏi, có đâu thâm tình, có đâu tri kỷ”.
Vâng, bác, tôi và ông Thụ quả thật là tri âm mà cũng là tri kỷ, chỉ là khi đi tù cải tạo, tôi không gặp hai bác, có hỏi vài ngưòi, nhưng không ai gặp, đâu có ngờ hai bác không được “vi hành xuất tuần” thị sát dân tình Hà Bắc, Thăng long, Thanh hóa để được dàn chào ở ga Hàng Cỏ như tôi !
Cứ mặc hai ông già kể chuyện, Vi nhẫm tính túi tiền, nàng thấy vẫn còn đủ chi dùng, vã lại nàng sẽ có lương trong tuần tới, nên khi nghe bác Tuân nói tới tiền bạc Vi dặn mẹ tìm cách từ chối.
*
Công việc nhà cửa thế là đã ổn, Vi yên tâm đi làm, hàng ngày ở nhà ba mẹ nàng có thể qua nhà bác Thụ, hay đi bộ dạo chơi cho quen khu phố mình ở, không phải co ro như ngày còn ở tiểu bang lạnh.
Hai tuần sau, Vi trang hoàng xong nhà cửa, so với nơi ở cũ quả là khang trang hơn nhiêu, mẹ Vi bảo thế, còn ba thì rất vui thích, ba bắt đầu nghe lại những bản nhạc xưa như " Chiều mưa biên giới, Tấm ảnh ngày xưa, Hoa soan bên thềm cũ, Sang ngang . . . Ba nghe hoài mỗi ngày làm Vi cũng thuộc luôn.
Vi nói với ba mẹ là nàng muốn mời gia đình ông boss của nàng tới nhà ăn cơm, và ba mẹ cũng nên mời các bác Tuân, bác Thụ và mấy bạn già của ba tới chơi cho phải lễ, khi mình tới đây được họ ân cần đón tiếp.
Dì nhiên là ba Vi mong muốn như thế rồi, và Vi muốn là tối thứ 7 tuần tới, để sáng thứ 7 nàng cần mua sắm chút ít đồ trang trí cho ra vẻ thanh tân.
Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra, mà sau này Vi cứ gọi đùa ba mẹ là” những vĩ nhân tạo ra kỳ tich”! 
Sáng thứ 7 của hôm mời khách, Ba đưa Vi và mẹ tới chợ Vons mua khăn giấy, đĩa, muổng, nĩa, khăn bàn . . . để dùng cho tiện, không mất công rửa. Khi đi ngang qua mấy người bán bông, Vi nói với mẹ nàng muốn mua bông, và xuống xe, còn ba mẹ thì đưa xe vô parking đậu, nhưng có lẽ xe chưa nằm gọn trong lằn ranh, ông de lui de tới, đụng phải chiếc Hummer ở hàng phía sau, ông nghe tiếng đụng rồi tiếng khóc của trẻ con, nên hốt hoảng đậu xe nguyên chổ, bước ra xe cùng với vợ chạy tới xin lỗi chủ xe và coi tình hình đứa nhỏ,
- Không sao, không sao, ba mẹ đây. Người đàn bà dỗ con. 
- Xin lỗi, tôi vô ý, hai cháu có sao không? Ba Vi nói.
Người đàn bà ngước nhìn ông có vẻ không hài lòng, còn người đàn ông thì hỏi lại,
- Bác có sao không? Hai cháu không sao đâu, xe đậu mà, chúng chỉ hoảng sợ thôi,
- Anh à, hãy thăm chừng xem các con đã, cẩn thận vẫn hơn. 
- Để anh xem, anh trả lời vợ và hỏi các con, 
- Dionne con đau chổ nào, ghế có đụng con không?
- Không có, con sợ thôi, ba hỏi em đi.
- Em đâu có sao, I'm sure! 
Anh nhìn lại chiếc xe đụng xe mình bổng thấy chiếc xe quen quen, bảng số cũng quen quen hình như thấy chổ nào, nhưng thoạt nhiên anh không nhớ được.
- Anh à, hỏi bảo hiểm của bác ấy đi, xe bác bị hư, đề phòng bất trắc, ý của người đàn bà là sợ ông bà này thưa ngược lai, người đàn ông ngần ngại một lúc, rồi hỏi ,
- Bác có thể cho cháu xem giấy bảo hiểm của bác được không, hay bằng lái xe cũng được?
- Vâng, ông già trả lời và móc ví lấy bằng lái xe đưa cho người đàn ông và nói,
- Giấy bảo hiểm con gái tôi giữ, nó đang mua bông đằng kia, ông quay sang vợ, "Bà gọi con Vi tới đây đi".
Nghe vậy người đàn ông chưa kịp coi bằng lái xe đã vội hỏi, 
- Xe này của cô Vi phải không? Cô Vi làm ở Biomedical Research? Vậy bác là ba cô Vi?
- Vâng, Vi là con tôi.
Hai vợ chồng chủ chiếc Hummer cùng nhìn nhau cười, rồi cùng nhìn bằng lái xe, Thái, Trác-Ngọc, DOB 1947. Bằng lái xe rơi khỏi tay người chồng, rớt xuống đất, khuôn mặt anh nhợt nhạt, bà vợ hiểu tình trạng chồng mình liền ôm anh và bảo, hãy bình tĩnh, anh hãy bình tĩnh ... Vừa lúc đó Vi và mẹ chạy tới, thấy vợ chồng Thuận, Vi sửng sốt, vội hỏi?
- Anh có sao không chị?
- Chỉ xúc động thôi, để tôi xoa bóp thái dương cho anh ấy một lúc sẽ không sao.
Nhìn ba mẹ, Vi bảo,
- Đây là bác sĩ Michelle, vợ anh Thuận, anh Thuận là Giám đốc của con.
Lúc ấy Thuận mở mắt và bảo nhỏ vợ, anh hơi mệt, em hỏi thử bác ấy đi, 
- Vâng, vợ Thuận trả lời, và hỏi,
- Xin lỗi, tên bác là Thái Ngọc Trác, sinh năm 1947, Thái Ngọc Trác hay Thái Trác Ngọc? 
- Thái Ngọc Trác, 
- Vậy bác có thể cho nhà cháu biết tên bác gái được không?
Nghe vậy Vi hơi ngạc nhiên, nhưng cũng thay mẹ trả lời, mẹ em là Chung Thị Ngọc Hân.
Thuận lẩm bẩm một mình, Thái Ngọc Trác, Chung Thị Ngoc Hân, Thái Ngọc Trác, Chung thị Ngọc Hân . . . Và vội vàng lấy trong ví ra tấm hình mà 32 năm trước đây mẹ đưa cho anh, rồi hỏi,
- Hai bác có nhận ra tấm hình này không?
Ông già nhìn tấm hình còn phân vân, người vợ vội dành lấy tấm hình xem rồi lật mặt sau ra đọc, Thái Ngọc Trác (1947), Chung Thị Ngọc Hân (1953), Thái Ngoc Thuận (1970), Thái Ngọc Trị (1973) bà vô cùng xúc động vì nhìn ra tấm hình gia đình và nét chữ của mình, bà run run giọng hỏi, "Đây là hình gia đình tôi, tại sao anh có"?
Thuận vươn tới ôm bà cùng với ông già mà nói với giọng đầy cảm xúc, gần như đứt đoạn,
- Ba mẹ ơi, con là thằng Thuận đây, con tìm ba mẹ và em hơn 30 năm rồi, tìm khắp nước Mỹ, Úc, Canada, cả Tân Đảo... Và òa lên khóc như một đứa tre.
- Thuận, con là Thuận đây sao, bà ôm Thuận và khóc trong nỗi vui mừng lẫn xúc động. Vi và Vợ Thuận cũng bước tới ôm lấy mọi người và kêu lên "Ba... mẹ...“
- Ba Vi với tay choàng lấy nàng và nói, đây là em gái con, ba đi tù về mẹ con mới sinh nó. 
Vợ Thuận quay lại mở cửa xe bảo hai đứa con ra chào ông bà nội, khi hai đứa nhỏ bước tới, Thuận lấy tay lau nước mắt và nói, “Đây là hai đứa con gái của con, đây là vợ con, tên Loan”. 
Vợ Thuận bảo Vi,
- Em xem xe còn lái được không thì đưa về rồi hẳn hay.
- Vâng để em thử.
Cả nhà đưa nhau về căn nhà Vi mới dọn vào, rồi bao nhiêu tâm tình hơn 30 năm Thuận và ba mẹ ngồi kể lại cho nhau, mà lòng không hết bi ai lẫn mừng rỡ.
Chiều nay, gia đình Vi không những mời bạn bè tới dự bữa cơm tân gia, mà còn là bữa ăn chúc mừng sự đoàn tụ sau hơn 30 năm chia lìa và lưu lạc.



Wednesday, November 6, 2013

CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ...








Bảng vàng thành tích oanh liệt 80 năm của 
“đảng ta”


Posted by basamnews on November 6th, 2013




06-11-2013


(VÀI LỜI NHẮN GỬI ĐẠI BIỂU “CUỐC” HỘI 
HOÀNG ĐĂNG QUANG) *


Một độc giả


NHỮNG “THÀNH TỰU” VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CSVN 80 NĂM QUA SỰ THẬT LÀ NHƯ THẾ NÀO? ĐẢNG CSVN CÓ THẬT SỰ XỨNG ĐÁNG ĐỂ NGƯỜI DÂN “CHỌN MẶT GỬI VÀNG”(MẶC ĐỊNH VÔ HẠN LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC) KHÔNG?






Khách quan công bằng mà nói, trước đây, những lãnh tụ tiền bối của đảng CSVN, ban đầu với mong muốn độc lập tự chủ cho dân tộc, và “giải phóng” giai cấp CN và nhân dân lao động, nhưng do ấu trĩ, mơ hồ, đã ăn phải bả đảng CS Liên Xô và quốc tế CS, dùng việc tuyên truyền “CNXH” (khoa học!-nhưng thực tế là viễn tưởng đến mức không tưởng) đã giác ngộ ( thực chất là lừa bịp) được người dân theo mình để sẵn sàng chết, và nhiều thế hệ đã chết vì sự nghiệp ấy.


Kết quả của việc lừa bịp của đảng về “giải phóng dân tộc”+khát khao độc lập của người dân mà có cuộc CMT8/1945, mà CS VN động viên được dân chúng ta dựa vào quân đồng minh, lợi dụng cơ hội sụp đổ của phát xít mà giành được độc lập.


Sau đó, cũng vì khát vọng độc lập và lại được tuyên truyền về “giải phóng giai cấp”(xóa bỏ bất công-để có công bằng xã hội?) nên người dân hăng hái theo đảng đánh Pháp, rồi nghe phe CS phỉnh nịnh, xúi dại, cấp vũ khí cho để trở thành người tiên phong (tay sai?) ngăn chặn CNTB cho Liên xô, Tàu có điều kiện hưởng thái bình (toạ sơn quan hổ đấu) và VN trở nên”tiền đồn” của …ở ĐNÁ”, “anh hùng” trong việc đuổi Mỹ, lật “Nguỵ” (?) là như thế.


Trong khi đó, các nước khác thì không cần phải trả giá đến mấy triệu sinh mạng mà vẫn có được độc lập thống nhất mà lại có được thêm giàu mạnh, ấm no, tự do, dân chủ thực sự. Thế nhưng bộ máy tuyên truyền của CSVN vẫn cứ tự vỗ ngực ca ngợi và tự hào, và do nhiễm độc nhồi sọ mà nhiều người đến nay vẫn ngộ nhận như vậy.


Sau khi đã nắm được toàn bộ quyền lực, đảng tiếp tục lãnh đạo xây dựng cái “thiên đường” “XHCN” ở ngay dưới hạ giới – VN:


Vì đã từng chứng kiến cảnh điêu linh của cải cách ruộng đất những năm 50 TK20, và ít nhiều được sống tự do, dân chủ, và sung túc trong thời kỳ “tư bản thực dân Pháp”, nên khi có hiệp định Giơ-ne-vơ, nhiều người, trong đó có những người công giáo- sợ chủ nghĩa vô thần-cộng sản, những người làm việc cho chế độ cũ, đã di tản vào Nam mong tiếp tục cuộc sống tự do (cuộc di cư này có tổ chức và không có những rủi ro lớn cho người di cư).


Sau đó, xảy ra việc hai bên tố cáo nhau vi phạm Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ và thực tế phía cách mạng nhà ta đã cài nhiều đảng viên, và cả lực lượng vũ trang, bán vũ trang, ở lại Miền Nam để tiếp tục lãnh đạo quần chúng với mục đích thống nhất đất nước bằng đấu tranh chính trị và bạo lực cách mạng – một phần vì vậy mà việc tổng tuyển cử đã không thể thực hiện được trong cả nước. Chính quyền thân tư bản ở miền Nam tổng tuyển cử riêng, truy lùng những người cộng sản cài cắm ở lại “bất hợp pháp?”- đây là vấn đề mà “ta” vẫn gọi là “Diệm ra luật 10/59, lê máy chém khắp Miền Nam, tố cộng, diệt cộng…” đây.


Được Liên Xô, Trung quốc “cổ vũ” (xúi bẩy, xui dại?) và cấp vũ khí (là chủ yếu), đảng ta tiếp tục lãnh đạo dân ta vượt Trường Sơn vào “giải phóng” Miền Nam, “giành hết thắng lợi này, đến thắng lợi khác”, đánh cho “Mỹ cút” 1973, “Nguỵ nhào” 1975. Mà những ngày cuối của cuộc chiến thì dù đã và đang được “giải phóng”, số người dân “ngoan cố” vẫn cứ chạy theo “bám đít” Mỹ “Nguỵ” chứ không muốn ở với chế độ mới với “thiên đường” XHCN”.


Ở miền Bắc, đảng lãnh đạo dân làm cách mạng XHCN bằng “cải tạo quan hệ SX” , với phong trào “hợp tác hoá”, “quốc hữu hoá tư bản tư doanh”, cái thiên đường “XHCN” ở Miền Bắc hình thành là các hợp tác xã mà 2 chục năm sau, khi “giải phóng” miền Nam – thì dân miền Nam mới ngớ ra là “cái thiên đường CNXH” hoá ra là rất ư đói rách: thì nông dân suýt chết đói nếu không “nới trói” kịp theo Đại hội 6.


Để “ổn định xã hội”: sau giải phóng, đảng bắt mấy chục vạn kẻ thất trận đi tập trung cải tạo dài hạn (thực chất là tù đày) – vì sợ họ không chịu khuất phục? Đảng tập trung người nhà của “chế độ bại trận” đi xây dựng kinh tế mới; bỏ mặc họ thiếu thốn đói rách.


Đảng xóa “tàn dư” “văn hóa lạc hậu” bằng thủ tiêu các “văn hóa phẩm” dưới chế độ cũ, tịch thu các tác phẩm, kiểm điểm (thậm chí bắt đi cải tạo, xử tù “phản động”, “phản tuyên truyền”) các nhà văn nhà báo viết những gì không ủng hộ quan điểm của đảng, khác quan điểm của đảng, hay chỉ là nói lên tiếng nói tự do của người dân, hay tác phẩm không có tính đảng… làm nhiều nhân tài, nhiều trí thức nhà văn như nhóm “Nhân văn Giai phẩm” ở miền Bắc sau 1954, các văn nghệ sỹ ở miền Nam sau 1975 bị thui chột, o ép, đày đọa, chết oan.


Đảng ngăn cản tự do tôn giáo, tín ngưỡng: phá bỏ nhiều đình chùa, nhà thờ, đền miếu sau 1954, ngăn cản (thậm chí lấy cớ để bắt bớ, đàn áp một số tín đồ) dằn mặt người dân theo đạo, hành đạo – sợ không quản lý được tư tưởng của họ, sợ họ bị tôn giáo “lợi dụng”. Sau 1975, thậm chí đảng còn “quốc doanh” hóa tôn giáo (Phật giáo VN chẳng hạn).


Từ khi giành được quyền lãnh đạo cả nước, đảng với cái nền tảng “sở hữu toàn dân” đã tiến hành “cải tạo quan hệ SX” bằng việc “đánh Tư sản””cải tạo công thương”, “hợp tác hóa” mà kết quả là thủ tiêu sản xuất hàng hoá theo phương thức Tư bản, thủ tiêu cạnh tranh dẫn đến làm suy sụp nền kinh tế công thương nghiệp, cả xã hội thiếu hàng tiêu dùng đến cái kim sợi chỉ cũng đem ra phân phối. Nhiều nhà tư bản có tầm, có tâm bị tịch thu tài sản, tù đày, chết oan, một số trốn chạy ra nước ngoài không chính thức, một số nộp tiền cho các nhà chức trách “lót tay” để được đi cùng với phong trào vượt biên.


Chính vì thấy rõ được “cái ưu việt, tốt đẹp” của chế độ “ta”, mà trong những năm 75-90, hàng triệu người dân miền Nam+một phần không nhỏ dân miền Bắc đã “bỏ phiếu bằng chân” bằng cuộc vượt biển lớn nhất trong lịch sử loài người: hàng triệu người bất chấp nguy hiểm rủi ro, hải tặc, sóng bão, cá mập, đói khát, thậm chí trong túi không có tiền bạc vẫn đóng bè để tìm đường đến với tự do-từ đây, từ điển ngôn ngữ thế giới có thêm từ vựng mới“Thuyền nhân”. Tại sao họ từ bỏ “thiên đường XHCN” tốt đẹp để ra đi nhỉ? Mà đa phần họ có làm gì cho chế độ cũ đâu? Họ có “chạy trốn” vì phạm tội gì đâu? Và khi đi có ai muốn quay về không? Tại sao người ta cứ bảo “nếu được đi thì đến cây trụ điện nó cũng đi”?… Cho đến nay, vẫn chưa hết hiện tượng “bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi” đó (dù không còn quy chế nhập cư cho người “tỵ nạn”, nhưng 8 tháng đầu năm 2013 vẫn còn có đến hơn 700 người Việt vượt biển tới Úc, 50 người tới Đài Loan…là sao?).


Ngoài ra, do lo sợ “con ngựa thành Tơ-roa” mà chính sách cực đoan “bài Hoa” cũng tạo ra những xáo trộn lớn trong những năm77-80 tạo cớ cho kẻ thù phương Bắc “dạy cho VN một bài học”.



Trong khi đó, xảy ra cuộc xâm lược “đòi đất” của Polpot ở biên giới Tây Nam được sự hậu thuẫn của quan thầy của chúng là Trung quốc ở biên giới phía Bắc, và sau đó chính Trung Quốc đã đem 60 vạn quân xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc .




Trong mấy cuộc chiến tranh đã qua do đảng lãnh đạo, nếu nói đánh giá khách quan và công bằng, thì đây mới là “công lao” có ý nghĩa nhất của đảng vì đây mới thực sự là cuộc chiến tranh để giữ độc lập, chủ quyền cho tổ quốc (để giữ đất độc lập cho đảng cầm quyền?) – nhưng điều này, “đảng ta” sợ Trung Quốc đến mức không những chẳng dám tự hào (mà còn sợ Trung Quốc đến nỗi cấm cả dân kỷ niệm ngày đánh thắng Trung Quốc xâm lược, tạo điều kiện cho Trung Quốc lập rất nhiều ”nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc” (chết do xâm lược mà được dựng nghĩa trang liệt sỹ ngay trên đất VN-có lẽ nay mai Gò Đống Đa cũng được xây nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc chăng?) – nhất là sau hội nghị Thành Đô đến nay (là hội nghị đầu hàng, bán nước của những người lãnh đạo đảng), họ tôn vinh 16 chữ vàng và 4 tốt, mặc cho TQ cướp biển đảo, lấn đất liền, bắt ngư dân, khoan dầu ngoài biển của VN (làm trò mua tàu ngầm, sắm máy bay SU30, tên lửa S300 để lấy lòng dân hay để gửi phần trăm vào đó? Vũ khí không xác định rõ kẻ thù thì vũ khi đánh ai, ai dám ra lệnh đánh, ai đánh?). 




Tới những năm 1989-1992, lo sợ phong trào đòi dân chủ như Đông Âu và Liên Xô làm sụp đổ mình, lãnh đạo đảng “ta” không những không nhận ra quy luật khách quan về sự sụp đổ không thể tránh khỏi được của cái gọi là ”lý tưởng CS” và chế độ “CNXH” hoang đường, mà còn bảo thủ khi ông Nguyễn Văn Linh sang Đông Âu với để nghị “cứu CNXH” (chỉ sau đó một tháng thì toàn bộ khối Đông Âu và Liên Xô sụp đổ).


Thất bại với việc cầu và “cứu” CNXH ở Liên xô và Đông âu, đảng ta lúng túng (hết chỗ dựa về hệ tư tưởng?) và, thay vì quay về với quy luật khách quan là lấy chủ nghĩa dân tộc làm trọng như các quốc gia khác trên thế giới, thì lại tiếp tục tôn thờ “ý thức hệ” lỗi thời, mà ngả hẳn vào lòng CS Trung quốc để tiếp tục con đường “XHCN?” (giả cầy). Bắt đầu từ 9/1990, sau khi những người đứng đầu đảng và nhà nước VN sang Thành Đô (TQ) để “dàn hòa” với “đảng anh em” nhằm “cứu CNXH” (thực chất đây chính là sự đầu hàng nhục nhã đối với kẻ thù của dân tộc cốt chỉ để lấy chỗ dựa tồn tại cho cái “ý thức hệ” cộng sản – đảng CS) mà để có chỗ dựa này cho đảng CSVN, thì ngay sau đó VN đã phải chịu “những điều kiện tiên quyết” (rất đau đớn về biên giới và lãnh thổ…) để đổi lấy việc”bình thường hóa quan hệ “ giữa hai nước – thực chất là bảo kê cho sự tồn tại của đảng CSVN nhờ vào CS Trung Quốc). Đây là quyết định mù quáng và nguy hiểm nhất mà hệ lụy của nó thì ngày càng rất rõ ràng.


Quay về nước , để ngăn ngừa đối lập, ngăn tự do dân chủ “quá trớn”, đảng chính thức giải tán 2 đảng Xã hội và Dân chủ, mặc dù trước đó chỉ là 2 đảng hình thức, do đảng quản lý và tự đưa thẳng vào Điều 4 Hiến pháp cái điều rất mất dân chủ và trơ tráo là: chỉ riêng có và duy nhất đảng CS mới được quyền và vĩnh viễn cầm quyền lãnh đạo nhân dân (bất luận đảng xấu tốt ra sao?).


Cùng với chế độ công hữu, quy định quản lý đất đai là của “toàn dân”, của chung hoá ra là chẳng của riêng ai, và vì thế người dân đã không làm chủ thực sự mà quyền định đoạt thuộc về nhà nước, trong khi nhà nước là của đảng, mà đảng thì trao toàn quyền cho người trực tiếp cầm quyền, sinh ra tệ cha chung không ai khóc, người có quyền chức tha hồ mặc sức tham ô.


Chính 2 cái “tử huyệt” đó, 2 cái nền tảng đó của CNXH mà đảng có được quyền lực tối đa, quyền lợi tối đa và chính những người có quyền lực đã ”tự diễn biến” do cán bộ cầm quyền của đảng đã không thắng được chính mình, thoái hoá biến chất về đạo đức và lối sống rất nhanh (nhất là từ khi “đổi mới” theo “kinh tế thị trường, định hướng XHCN”), biến đảng từ một đảng cách mạng thành một đảng hoạt động chỉ vì quyền lợi của một thiểu số người cầm quyền, “nhóm lợi ích” và lũ mafia thao túng mọi đường lối chính sách của đảng và nhà nước.


Khi đã nắm được toàn bộ quyền lực, các cán bộ có quyền chức từ bắt đầu tư lợi, từ thu vén cá nhân làm giàu, đến tham ô vơ vét, từ sống xa dần cuộc sống người dân đến cuộc sống xa hoa, truỵ lạc, sa đoạ về phẩn chất đạo đức và lối sống người cách mạng. Cứ vậy quá trình diễn biến ”Tham-Sân-Si” làm biến chất người cầm quyền trong đảng, những người này, nhân danh đảng đã dần biến đảng từ một đảng cách mạng, thành một đảng phản động, đi ngược lại lợi ích của dân, thậm chí chống lại nhân dân, mà họ lại đổ cho “thế lực thù địch” đã dùng ”diễn biến hòa bình” biến cán bộ của họ thành ”tự diễn biến…”


Hiện nay đã đến “một bộ phận không nhỏ-tức là phần lớn” đảng viên hư hỏng thoái hoá biến chất cách mạng, tham nhũng, hủ hoá về đạo đức lối sống thì lãnh đạo ai?


Giới lãnh đạo quyền lực từ hơn chục năm lại đây đã tập hợp thành hệ thống, thành nhóm lợi ích để thao túng đường lối chính sách của đảng và nhà nước, để thực hiện tham nhũng khép kín từ trung ương đến địa phương. Những quyết sách của họ để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng về kinh tế. Các vụ PMU, Vinashin… và rất nhiều vụ khác bị bưng bít che giấu, đã làm mất đi phần lớn tài sản của quốc gia vào túi các quan tham, quy ra ngang với 60 tỉ USD (1,4triệu tỷ đồng-theo thống kê đã được che đậy bớt của nhà nước), số tiền nợ nước ngoài tới độ kinh khủng (=165 tỉ USD, theo thống kê quốc tế=1,5GDP hàng năm) phải đến 2 năm chỉ làm, không ăn tiêu mới trả nổi.


Trước tình hình đó , chính phủ (X) giao cho các ngân hàng phải gánh nợ (trả tiền thay Vinashin), bù vào sự “thất thoát “ của các doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy, mà các ngân hàng có chỗ dựa (có lý do để tìm nguồn “bù vào chỗ đã gánh nợ thay”) để tự tung tự tác vơ vét, bằng cho vay nặng lãi làm cho sổ doanh nghiệp đã phá sản có thể tới một nửa số doanh nghiệp từng có, số còn lại đang đứng trước bờ vực phá sản, thị trường nhà đất đóng băng mà để cứu nó thì với riêng HN, nhà nước cần phải bơm ra khoảng vài chục tỷ USD. Những kẻ cầm quyền tìm mọi cách vơ vét hết tốc lực trong nhiệm kỳ của mình bằng khai thác ồ ạt tài nguyên (dầu mỏ, than, sắt, bô xít, vonfram, ….) đem bán, đẻ ra những dự án khủng (đường sắt cao tốc Bắc Nam, Điện hạt nhân, Sân bay Long thành, Sân bay Tiên lãng…. ) để có cớ vay nợ quốc tế về lấy tiền chi và rút % ra chia nhau. Bao nhiêu thứ thuế phí liên tục được sáng tác ra để móc hầu bao người dân. Bao nhiêu gạo, cà phê, điều, bao nhiêu cá tôm …. đem xuất khẩu để có tiền trả nợ, bù vào thâm thủng, trong khi nhiều vùng sâu vùng xa dân phải ăn mèn mén quanh năm.


Người công nhân ”giai cấp tiên phong” (mà đảng luôn nói là người đại diện quyền lợi cho họ) thì thất nghiệp, lương thấp đến độ “khoái ăn sang” mà để có chỗ ở, họ cần mấy trăm năm may ra mới mua nổi một căn hộ vài chục m2, các ngành giáo dục, y tế làm cho người dân điêu đứng khi đi học, thà chịu chết vì không có đủ tiền để đi chữa bệnh, chất lượng giáo dục, y tế quá tồi tệ, các doanh nghiệp độc quyền do nhà nước nắm tự do tăng giá xăng dầu, điện làm cho thu nhập thực tế của người dân liên tục sụt giảm, các loại thuế phí tăng liên tục để móc sạch túi tiền của người dân, nền văn hoá dân tộc bị băng hoại, các giá trị nhân bản bị đảo lộn: tung hô những chuyện chân dài bồ bịch, đĩ điếm, cờ bạc, loạn luân, chém giết, lối sống hủ bại dẫm đạp lên nhau để sống, không coi trọng đạo đức nhân cách kể cả giới lãnh đạo chóp bu.


Trước những đòi hỏi về tự do dân chủ, chống TQ xâm lược, chống tham nhũng…, rất nhiều người nổi tiếng là nhân sỹ, trí thức hàng đầu, nhiều vị là tướng lĩnh lão thành cách mạng và những người có công với nước, những người từng tham gia “khai quốc công thần”, cùng hàng vạn người dân đã mạnh dạn đề xuất nói lên những kiến nghị, góp ý để đảng nhà nước có những cải tổ thích hợp mà trước hết là xây dựng một bản hiến pháp thật sự vì dân, thật sự công bằng dân chủ văn minh tiến bộ làm cơ sở cho sự phát triển tốt đẹp nhất của đất nước. Nhưng thay vì tiếp thu, khuyến khích người dân để tự điều chỉnh hoàn thiện mình – những người cầm quyền lại tìm cách theo dõi, ngăn cản đe dọa, vu cáo và đàn áp bắt bớ bỏ tù người dân nói lên sự thật, gây lên bao nỗi oan trái và bất bình của những người có tâm có tầm, của những người dân nặng lòng với vận mệnh đất nước; họ thủ tiêu nhân tài bởi không có tuyển dụng cạnh tranh minh bạch…


Ấy vậy nhưng khi “phê và tự phê” , “bỏ phiếu tín nhiệm” (những trò mị dân rẻ tiền đã quá quen thuộc xưa cũ) cả 175uỷ viên TW, và 500 ông nghị gật (do đảng chỉ định –vì >92% nghị là đảng viên, quan chức đương chức) không tìm ra được một “con sâu” nào, không quy kết được cho một cá nhân phạm tội nào-chỉ có những kẻ tay sai dưới quyền phải chịu làm hình nhân thế mạng cho họ (nhưng cũng là những án tù rất nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe) ….


Như vậy xin hỏi HOÀNG ĐĂNG QUANG rằng: tình hình đảng và nhà nước ta như thế thì liệu, còn cứu chữa được đảng và chế độ không?


Nói thật (thô thiển theo lối dân gian), nếu HOÀNG ĐĂNG QUANG cố tình lập luận bào chữa, giải thích cho đảng (theo kiểu “định hướng dư luận” -thực chất là bao che dung túng cho sự lừa bịp dối trá một cách ngoan cố) thì người dân cũng chỉ thấy rằng HOÀNG ĐĂNG QUANG BẢO HOÀNG HƠN VUA, làm cái công việc “giữ L (đảng )… cho chúa (Trọng, X và bè lũ)” phét lác mà thôi.


Với một thể chế chính trị lạc hậu, phản động, chống lại người dân và còn ngoan cố khư khư giữ gìn thì chỉ là đồng lõa câu giờ vơ vét và gây thêm tội ác với nhân dân?.


Đã vậy, mỗi khi có ý kiến người dân tham gia góp ý, hiến kế, kiến nghị, tố cáo thì họ bỏ ngoài tai, họ tìm cách che giấu sự thật, họ quy kết những người đòi hỏi dân chủ tự do là “gây rối”, ”phản động”, ”thế lực thù địch”, ”tuyên truyền chống phá nhà nước”… để lấy cớ đàn áp, bắt giam, bỏ tù họ.


Tóm lại, CNCS thực chất là tà thuyết lừa mỵ giai cấp CN và nhân dân lao động, hay là thứ CN hoang tưởng đã phá sản ở ngay quê hương nó sinh ra và gần hết hệ thống ngay từ cách đây hơn 20 năm -thời gian đó đủ để cho người cầm quyền CS ở VN biết mở mắt ra, không phải ngần ngại gì mà không vứt tổ nó đi, chứ không cần phải chữa chạy với mưu kế “sách lược” gì-nếu thực tâm vì dân vì nước-chẳng qua là kẻ cầm quyền đang lợi dụng nó “chết từ từ” để có thời gian nhằm mưu lợi riêng trong những tháng ngày còn lại.


Chưa bao giờ những vấn đề khó khăn về kinh tế được đảng CS giải quyết một cách căn bản: bởi lẽ cái nền tảng công hữu là nền tảng không cho phép phát huy cái mặt tốt của quản lý, của trách nhiệm cá nhân, là phải tham ô tham nhũng, là sản xuất không có năng suất cao, chất lượng kém vì không cần cạnh tranh.


Đã là so sánh để thấy tiến bộ hay yếu kém thì phải khách quan, minh bạch, đừng“mèo khen mèo dài đuôi” như vậy, đừng “trung ương hát, quan chức khen hay” như vậy:


Để biết mình tiến bộ hay thua kém , người ta không thể so sánh với chính người ta, mà phải so sánh với người khác để thấy mình giỏi giang cao lớn hay yếu kém ở chỗ nào?


Không thể so đứa con của mình 15 tuổi hôm nay, so với chính nó khi 5 tuổi để nói rằng nó đã cao, nặng, và giỏi hơn trước rất nhiều. Mà phải so nó với con nhà hàng xóm cùng lứa tuổi mới biết con nhà mình cao, nặng, và giỏi hơn hay kém hơn?


Với một quốc gia cũng vậy, phải so sánh với phần lớn các quốc gia khác khi có cùng một điều kiện, đừng đổ vì chiến tranh (do ai tạo ra? tại sao họ không có chiến tranh? mà mình cứ phải chiến tranh? vẫn có cách tránh chiến tranh khác kia mà, hơn nữa để xảy ra chiến tranh thì lỗi đó có phải là lỗi của dân không?).


Cộng sản, XHCN tốt đẹp nhưng như Bẳc Triều tiên, CNTB xấu xa mà như Hàn quốc, Thụy điển thì nên chọn mô hình nào?. Đó là một ví dụ về sự tương đồng như nước ta.


Vể cái thói tuyên truyền “mèo khen mèo dài đuôi”: những cái thành công tạm thời đạt được là do người cầm quyền bất lực buông xuôi mới thành ra nới trói cho người dân nên đã có những chuyển biến tích cực trong nông nghiệp chứ không phải tài giỏi gì ở người lãnh đạo.”Mất mùa là tại thiên tai, được mùa bởi tại thiên tài đảng ta”, nếu mà đảng có dân chủ và cầu thị thì những tiến bộ đó đã có từ những cuối thập niên 60 TK20 chứ không phải đến 1986.


Còn với các ngành khác, có vẻ ngoài là “tiến bộ, phát triển” như điện, đường sá giao thông, xây dựng là liên quan đến số tiền khủng vay nợ về đầu tư mà dựa vào đó, số % móc ra đút túi các quan nhà ta là rất lớn, đấy không phải là thực lực của nền kinh tế, đó là số tiền vay nợ nước ngoài (con số quốc tế thống kê đến 165-170 tỷ USD, bằng 2.000Mỹ kim/đầu người dânVN) mà nếu người ta đòi thì có mà bán hết thóc gạo, dầu thô, than, sắt, cá tôm, cà phê, các khu đô thị, đường sá…thậm chí cả “gái xuất khẩu’ cũng chẳng đủ trả một phần số nợ ấy.


Hiện tại, tất cả tài nguyên đất nước (mỏ dầu, than, sắt, bô xít…) đang bị các “nhóm lợi ích” ồ ạt khai thác vơ vét bán để lấy tiền riêng, vậy vài chục năm nữa thế hệ con cháu đất nước này sống bằng cái gì đây?


Đừng thấy bây giờ có nhiều hàng hoá, hàng rẻ hơn thời trước mà cho đấy là “thành tựu” do đảng làm ra. Nếu không “mở cửa” để được tư bản giãy chết cho tham gia vào cái chợ chung WTO, để mà có hàng mà mua, để có chỗ mà bán hàng, thì đến cái quần lót người dân mặc cũng sẽ còn phải phân phối. Đó là cái thuận lợi thời gian đầu gia nhập WTO mang lại hàng hoá nhiều cho mà mua thôi, cái này là cái ưu thế chung của 20 năm đầu được mua và bán trong cái chợ đó chứ đảng ta tài tướng gì ? Tới 2015 là thời điểm đáo hạn dồn dập của các khoản nợ quốc tế, cũng là thời điểm vơ vét của nhiệm kỳ đại hội 11 đảng kết thúc, bấy giờ là thời điểm hết nói phét bắt đầu đấy HOÀNG ĐĂNG QUANG ạ.


Là một đại biểu “cuốc hội”, vậy HOÀNG ĐĂNG QUANG đã xem “dự thảo hiến pháp” của Nhóm kiến nghị 72 chưa? Tại sao nhà cầm quyền VN lại sợ bản kiến nghị 72 đến như vậy? Và bản kiến nghị 72 đó có nội dung “phản động hay tiến bộ so với bản “hiến pháp của đảng” mà đảng và nhà nước cứ quy chụp, nhưng không vạch được ra cái nội dung nào là “phản động, chống phá” và không dám công khai và cố tình không công khai? 


Khách quan, “Dư lẫn viên” hãy xem kỹ và đối chiếu 2 bản hiến pháp đó mà rút ra lẽ phải. Tại sao có Tuyên bố công dân tự do”, Góp ý của hội đồng Giám mục VN, mà những lời tuyên bố, kiến nghị, góp ý ấy dù mới được rỉ tai truyền miệng, phải xem lén trên mạng bị tường lửa, dù bị bôi nhọ, ngăn cấm đe dọa, bắt bớ bỏ tù; sau khi công bố trên mạng chỉ một thời gian ngắn vẫn có hàng chục ngàn người “dám ký tên?” Do quá khát khao một nước VN có tự do dân chủ, công bằng văn minh và phát triển, một nước VN độc lập tự do, mà ở đó người dân thực sự hạnh phúc ngang với các quốc gia khác trên thế giới, đó là tiếng nói thật lòng, là nguyện vọng tha thiết chính đáng của người dân VN hiện nay. Nhưng trái với những tuyên bố của người cầm quyền rằng “khuyến khích tự do góp ý XD hiến pháp”, “không có vùng cấm” thì họ lờ tịt, ngăn và giấu không cho dân được biết nội dung kiến nghị 72, tuyên bố công dân tự do, góp ý của hội đổng giám mục… ấy như thế nào, nhưng cứ vu bừa, quy kết láo rằng là “phản động, thế lực thù địch…”.


Về mặt nguyên lý: “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”, “cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng”,vậy thế thì với kinh tế như hiện nay (thực chất là kinh tế tư bản, sản xuất theo quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, lấy lợi nhuận làm hàng đầu, với nhiều thành phần-điều mà trước đây những nhà lý luận cs ra sức phê phán vì cho là bóc lột, thì nay nhổ ra rồi liếm lại), vậy tại sao vẫn đòi một mình một chợ lãnh đạo (thì lãnh đạo sao được với những thành phần ngoài quốc doanh?)ngày nay, CNXH kiểu Việt nam là “kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN” thì thật là điều nực cười, bởi không thể ăn thịt chó mà lại bảo rẳng tôi đang ăn chay, lừa bịp kiểu này thì liệu lừa được ai? Bế tắc về lý luận đến mức cứ “phát kiến” bừa (đúng hơn là thủ đoạn lừa dân?), bởi chỉ họ mới có quyền nói, còn người dân thì đã bị họ bịt miệng-bịt tai-bịt mắt bằng hệ thống tuyên truyền đồ sộ độc quyền với 17000 người “cả vú lấp miệng em” mà mỗi năm hệ thống này tiêu mất hàng ngàn tỷ tiền thuế của dân đóng góp .


Tóm lại, CNXH thực sự là hoang đường, chế độ CSVN đã thực sự đã trở lên lưu manh phản động. Sẽ không bao giờ đảng CSVN khắc phục được những cái “sai lầm” nếu còn tiếp tục không “nghe dân và vì dân”, quay lưng lại với người dân và còn ngu xuẩn coi Mỹ như một kẻ xâm lược, hay bạc nhược ươn hèn với bọn bành trướng Trung Quốc bằng luận điệu mỵ dân ”nước xa không cứu được lửa gần”, ” lạt mềm buộc chặt?”. Khỏi phải bàn dài dòng: nếu không đa đảng nhanh thì không những đảng CS không giữ được (ngay cả cái xác chứ đừng nói cái hồn) mà đất nước này sẽ rơi vào tay đại Hán, điều này đang hiện hữu rất nhanh chóng.


Phải nhìn thẳng vào sự thực: Đảng Cộng Sản Việt Nam không phải là một đảng yêu nước và không ai trong số những người có quyền nhất trong chế độ đặt quyền lợi của đất nước và dân tộc lên trên hết cả. Họ ứng xử không khác gì một lực lượng chiếm đóng. Tất cả đều chủ trương đàn áp thẳng tay mọi khát vọng dân chủ và không một ai mảy may xúc động trước những bản án nặng một cách dã man đối với những thanh niên chỉ có tội yêu nước, đòi dân chủ và phản đối chính sách xâm lược của Trung Quốc. Đàn áp chính trị đã rất thô bạo trong hơn ba năm qua và sẽ còn hung bạo hơn nữa trong những ngày sắp tới.


Những kẻ lãnh đạo đảng CSVN nghĩ rằng có thể dựa vào Trung Quốc, cùng với việc nắm giữ lực lượng công an quân đội để khi cần dùng làm công cụ đàn áp người dân để tiếp tục duy trì sự thống trị đất nước. Tội này là gì nếu không là tội của những tên tay sai tiếp tay cho kẻ xâm lược? Nó còn tệ hơn tội phản quốc, đây đồng thời cũng là một sai lầm lớn cho chính họ.


Phải nhìn thẳng vào sự thực:


Thủ phạm đã gây ra hàng triệu cái chết cho người dân VN suốt 80 năm qua là đảng CS.


Thủ phạm gây ra bao bất công trong XHVN hiện nay là đảng CS.


Thủ phạm gây ra sự tụt lùi so với các nước khác trên thế giới là đảng CS.


Thủ phạm gây ra sự bạc nhược ươn hèn, quỳ gối làm tay sai cho tàu cộng, bán đất buôn dân là đảng CS.


Thủ phạm của nạn tham nhũng vô phương chữa trị là đảng CS.


Cho nên:


Việc đảng CSVN tùy tiện áp đặt đưa vào Điều 4 Hiến pháp của quốc gia khái niệm MẶC ĐỊNH VÔ HẠN CHO PHÉP ĐẢNG CSVN LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC LÀ ĐIỀU PHI LÝ, và nếu cái gọi là “Hiến pháp”ấy vẫn cứ được đảng chỉ thị cho quốc hội để “thông qua” theo kiểu bịp bợm mà chưa được trưng cầu ý dân dưới sự giám sát công khai minh bạch của quốc tế thì lại càng hết sức phi lý: bởi KHÔNG NGƯỜI DÂN NÀO MUỐN GỬI TRỨNG CHO ÁC như thế HOÀNG ĐĂNG QUANG ạ, ông hãy nhớ lấy điều đó, và người dân Việt Nam sẽ không tha thứ cho đảng CS VN vì điều đó.


——


* Trên đây là phản hồi của một độc giả khuyết danh, trả lời cho Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Hoàng Đăng Quang, tác giả bài trên báo “Đại biểu nhân dân”: Đảng Cộng sản Việt Nam mãi mãi được ghi nhận trong Hiến pháp với tư cách là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Diễn đàn XHDS biên tập và đặt tựa.
















Tuesday, November 5, 2013

TỨ ĐẠI CAO THỦ






"Tứ đại Vina" thụt két, tăng nợ công

Trần Đình Bá


Tăng vọt nợ công quốc gia đang trở thành nỗi nhức nhối của toàn dân và các đại biểu Quốc hội. Có nhiều nguyên nhân làm tăng vọt nợ công quốc gia và nợ nước ngoài, song dễ nhận biết nhất hãy nhìn vào đầu tư công trong GTVT là sẽ thấy ngay vấn đề. Hậu quả Vinashin và Vinalines thì tất cả 500 ĐBQH và toàn dân đều biết. Còn “Vina Đường Sắt (ĐS) – Vina Hàng Không (HK)” mang lại tổn thất không kém nhưng còn ở “hậu trường”. Nhìn thẳng vào sự thật nước ta có “Tứ đại Vina” là những “chủ công” làm thụt két ngân sách và làm tăng vọt nợ công nước ngoài trên 72,5 tỷ USD.
 
Sau Vinashin, Vinalines thì sẽ là Vina railways và Vina airline!
 
Tại kỳ họp thứ 4 (5/2012) và thứ 5 (10/2012) diễn đàn QH nóng lên câu hỏi khó: “Sau Vinashin, Vinalines thì sẽ là Vina gì?” .
 
Nhìn thẳng vào sự thật, với trách nhiệm của một nhà khoa học - một cử tri, một công dân yêu nước, tôi trả lời nghiêm túc - chính xác với Đoàn Chủ tịch kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII cùng 500 đại biểu QH rằng: Sau Vinashin, Vinalines là “Vina railways” (Vina Đường sắt) và “Vina airline” (Vina Hàng không)! 
 
TS Trần Đình Bá: "Hiện GTVT đang là “mắt xích yếu nhất”, là “lỗ thủng”, là “con nghiện” khổng lồ của nền kinh tế quốc dân làm tăng vọt nợ công hàng chục tỷ USD". 
 
Điều đặc biệt là “Tứ đại Vina” này đều tập trung vào lĩnh vực GTVT, mà chủ yếu vào 3 loại hình GTVT hiện đại chủ lực tầm chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh, có lượng tài sản quốc gia lớn nhất từ vốn vay ODA nhiều nhất, nhưng mang về tổn thất nặng nề nhất,  gây siêu lãng phí hàng chục tỷ USD làm tăng vọt nợ công quốc gia. 
 
Theo Global debt clock (Đồng hồ báo nợ công thế giới), trước ngày 17/1/2013, nợ công của Việt Nam ở mức trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Còn trước nữa là ngày 4/9/2012, nợ công Việt Nam khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, bình quân nợ là 756,9 USD/người dân. Tính từ ngày 4/9/2012 đến nay nay, nợ công Việt Nam đã tăng vọt 4,9 tỷ USD, bình quân mỗi người dân từ người già đến em bé mới chào đời phải “gánh” tới 826.4 USD nợ công. Đây là kỷ lục chưa từng có trong lịch sử kinh tế VN!
 
Từ năm 2000 trở lại đây, do đầu tư ồ ạt vào hạ tầng giao thông – đặc biệt là đường sắt, hàng không, cảng biển bằng vốn vay ODA nhưng hiệu quả mang về là thấp nhất, gây siêu lãng phí và biến Việt Nam trở thành con nợ lớn nhất về ODA .
 
Phong trào đua nhau đầu tư tràn lan lên tới 260 cảng biển giành kỷ lục nhiều nhất trong ASEAN, nhiều gấp 2 lần các nước liên minh EU. Trị giá tài sản công lên tới 100 tỷ USD, mà chỉ đạt 2% thị phần vận tải hàng hóa - không hề vận tải hành khách nên hiệu quả kém xa  một cảng biển ở châu Âu, gây siêu lãng phí tới 97% tài sản công.
 
Hàng hải đi kèm là “công nghệ tân trang đồ cổ” Vinashin, Vinalines làm thất thoát, để lại một món nợ nước ngoài khổng lồ nhiều tỷ USD. Việc nỗ lực “tái cơ cấu” bất thành đã gây nên phá sản Vinashin để lại món nợ Chính phủ, mà thực chất là Nhà nước và nhân dân phải gánh. Hàng loạt tàu biển “Nữ hoàng” nối nhau chìm - cháy tàu cùng 7 “tàu biển triệu đô” cùng Hoa Sen … bị siết nợ hoặc đang nằm chờ bán sắt vụn tại các cảng nước ngoài, gây tổn thất kép nặng nề, làm tan nát sự nghiệp mà Việt Nam vốn là nước có thế mạnh. 
 
Đường sắt có tới 3.200 km trị giá tài sản công 30 tỷ USD với 4 vạn 2 ngàn người vận hành, mà chỉ đạt 16 triệu hk/năm, chỉ bằng 1/20 đường sông cũng “thi đua” lập nhiều siêu dự án ĐSCT. Sau 10 năm theo dự án công nghệ “tân trang đồ cổ” cho ĐS khổ 1 mét, mà hành trình HN - TP HCM vẫn chỉ 32 tiếng và đã trở thành “Đường sắt cổ vật” ngốn 2 tỷ USD ngân sách thành “tiền mất tật mang”, tại kỳ họp thứ 5 (10/2012) QH duyệt chi tiếp 1.800 tỷ đồng cho đường sắt không khác gì “hòn đá tảng ném xuống ao bèo” theo kịch bản tân trang ụ tàu – tàu biển “đồ cổ” ngốn nhiều tỷ USD làm tăng vọt nợ công. Như vậy, một “Vina Đường sắt” nợ nần, đồ cổ không kém Vinashin, Vinalins liệu có chính xác. 
 
Hàng không có tới 63 sân bay giá trị 70 tỷ USD với khoảng 3 vạn người lao động, lợi thế thị trường và khí hậu nhất khu vực, đầu tư tới 10 sân bay quốc tế gấp 3 lần Nhật Bản, 26 sân bay tầm cỡ quốc tế và khu vực đang hoạt động, tiềm năng vận tải 200 triệu hành khách/năm, mà chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, lãng phí trên 94%. 
 
Do áp dụng “công nghệ đường bay cổ đại thời tiền sử” nên không bao giờ có lãi. Từ hàng không quốc gia, VNA đến tất cả các hãng hàng không tư nhân đều thua lỗ nặng nề. Từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đều phải ký bảo lãnh Tín dụng thư (L/C ) hàng trăm triệu USD/năm bao cấp nuôi hàng không nhưng với sản lượng khiên tốn 12 triệu hành khách/năm nên không thể có lãi để đủ nuôi quân và trả nợ. Các hãng hàng không như ICA, MCA phải thua lỗ phá sản, JPA mỗi tháng lỗ 2 triệu USD được “tái cơ cấu” dồn gánh nợ quốc gia lên VNA thành nợ công chính phủ. Nợ lũy tiến của hàng không nhiều năm lên tới nhiều tỷ USD không còn có khả năng chi trả và trở thành một “Vina Hàng không” là sự thật tất yếu không ai muốn! 
 
Như vậy, tổng giá trị tài sản đường sắt, hàng không, hàng hải là 200 tỷ USD, trong đó có hàng chục tỷ USD vay từ vốn ODA để xây dựng hạ tầng mà mỗi năm chỉ vận tải 28 triệu hành khách/ năm, chỉ bằng 1/2 so với sân bay Changi – Singapore thì lấy gì trả lương cho 150.000 cán bộ nhân viên đường sắt, hàng không, hàng hải và có lãi để trả nợ ODA.
 
Tại cuộc báo cáo khoa học ở bộ GTVT ngày 13/2/2013 trước 300 tiến sỹ GTVT và nhiều phóng viên, vụ trưởng Vận tải Trần Ngọc Thành công bố : “Thị phần hành khách của 3 loại cơ giới chủ lực hiện đại là đường sắt, hàng không, hàng hải chỉ đạt dưới 1%”. Đây là số liệu chính xác, trung thực của “người phát ngôn” Bộ GTVT trước báo giới và các nhà khoa học. Tỷ lệ dưới 1% (có như không) là thị phần “quái dị nhất” chưa từng có trong lịch sử giao thông thế giới phản ảnh sự thất bại nặng nề trong GTVT do “tứ đại Vina” gây ra. Đó là hiệu quả “cao nhất” của vốn vay ODA trong GTVT dồn gánh nợ nước ngoài lên vai nhân dân! 
 
Đến lúc Quốc hội cẩn trọng với các siêu dự án tỷ đô
 
Đã lãng phí tới 200 tỷ USD tài sản quốc gia vào 260 cảng biển, 63 sân bay, 3200km đường sắt, mà hiệu quả mang lại thấp nhất chỉ 1% thị phần vận tải, vậy mà hiện nay, các Thứ trưởng, Cục trưởng hàng không, đường sắt, hàng hải tiếp tục tư duy “bầy đàn đa cấp” đua nhau liên kết giữa Cục và các “Tập đoàn Vina” lập nhiều siêu dự án tỷ đô vay vốn ODA đầu tư vào cảng biển, sân bay, “đường sắt đồ cổ tân trang” có nguy cơ tiếp tục “ném nhiều tỷ USD qua cửa sổ” để trục lợi. Hàng chục dự án sân bay tỷ đô, cảng biển tỷ đô liên tục được lập và chuẩn bị đưa ra trình Quốc Hội đang làm cho 90 triệu dân ngất ngây xen lẫn hoang mang. 
 
Từ năm 2000 trở lại đây, các thứ trưởng và các cục trưởng của 5 loại hình vận tải là người trực tiếp giúp việc, “tham mưu “ cho các đời Bộ trưởng rất nhiều siêu dự án đã để lại điển hình “Tứ đại vina”. Rõ ràng rằng, các thứ trưởng, cục trưởng GTVT là “đồng tác giả” cùng các tập đoàn vận tải tạo nên kỳ tích 1% thị phần vận tải, là những người “có thành tích” lớn nhất đưa nợ công Việt Nam “đạt đỉnh Vinh quang” 72,5 tỷ USD. 
 
Chính các thứ trưởng, cục trưởng đường sắt, hàng không, hàng hải quản lý an toàn công nghệ các công trình trọng điểm lại là tác giả viết “Nhật ký chìm tàu “ (Vinashin Queen, Saigon Queen, Vinashin-Viinalines, Cần Giờ ) và “Nhật ký lật tàu” (Bàu Cá, S1, E1, Yên Bái, Hải Phòng ), rồi thảm họa sập đường dẫn cầu Cần Thơ, thảm họa Cầu Gềnh, cho du nhập “công nghệ đồ cổ” gây “những cơn địa chấn” PMU 18, CPI, vụ phá sản Vinashin, Vinalines, “ĐS đồ cổ thời tiền sử”, “Hàng không chúa chổm” để lại gánh nợ khổng lồ hàng chục tỷ USD vốn vay ODA cho muôn đời con cháu!

Đến lúc Quốc Hội phải cho các thứ trưởng, cục trưởng đường sắt, hàng không, hàng hải phụ trách “Tứ đại Vina” trực tiếp điều trần trước QH để đảm bảo quyền giám sát của nhân dân, ngăn chặn có hiệu quả các dự án về GTVT đang có nguy cơ làm nghèo đất nước! Tăng cường chế độ kiểm tra và truy cứu trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý Nhà nước về hậu quả gây nên từ “tứ đại Vina”.
 
Việc xử lý sai phạm của các tập đoàn trong lãng phí đầu tư công cần gắn trách nhiệm với các cơ quan quản lý Nhà nước là Cục Hàng Hải Việt Nam, Cục  Đường sắt Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam và các cục, vụ, viện khác trong Bộ GTVT để làm gương cho nhiều bộ ngành!


(từ Quê choa)