Thursday, May 3, 2012

Cán bộ dùng hàng trăm bìa đỏ của dân để… “chạy” dự án






(Tamnhin.net) - Để “chạy” dự án trồng rừng, hàng trăm bìa đỏ của dân đã được cán bộ xã “mượn ngang” của dân để đưa cho đầu mối. Tuy nhiên, dự án đâu thì chẳng thấy còn hàng trăm bìa đỏ lại có nguy cơ biến mất. Thực trạng này xẩy ra ở Nghệ An và Hà Tĩnh.



Bìa đất của ông Nguyễn Cảnh Do đã bị ''treo'' trong 8 năm qua

Thực hiện chủ trương chung của chính quyền sở tại, năm 2004, nhân dân xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương (Nghệ An) mang bìa xanh đất lâm nghiệp giao nộp cho cán bộ địa phương để chuyển đổi sang bìa đỏ. Qua một thời gian dài chờ đợi mà vẫn chưa thấy được giao lại bìa, nhiều người dân tìm hiểu thì mới tá hỏa rằng bìa của mình đã “bị” mang đi chạy dự án mà không hề hay biết.

Cán bộ “mượn ngang” sổ đỏ

Theo ông Hoàng Cao Phơn – Chủ tịch UBND xã Thanh Hà cho biết, năm 2010, ông Trần Văn Đường – cán bộ kiểm lâm huyện Thanh Chương phụ trách vùng và ông Nguyễn Sóng Hồng – cán bộ lâm nghiệp xã Thanh Hà báo cáo với lãnh đạo xã về việc xin làm dự án phủ xanh đất trống đồi trọc. Ban lãnh đạo xã đã đồng ý và thống nhất phương án cho các cá nhân nói trên tính toán để hoàn thành các thủ tục nhằm “chạy” dự án về cho địa phương. “Ngân sách xã không hỗ trợ trong việc làm dự án, các cán bộ phải tự bỏ tiền ra làm. Nếu như được dự án thì xã sẽ thông qua dân để trích chi phí” – ông Phơn nói.


Lúc này, ông Trần Văn Đường và ông Nguyễn Sóng Hồng đã đi “mượn” sổ đỏ của người dân đang được giữ tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Chương để phô tô, công chứng nhằm hoàn thành hồ sơ dự án với “đối tác” là Công ty TNHH Tiền Phong có trụ sở tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).


Một thời gian sau, khi nhận được thông báo thông qua một “môi giới” rằng Công ty TNHH Tiền Phong “cần bìa gốc để đối chiếu, sau đó giải ngân”, hai cán bộ lâm nghiệp nói trên một lần nữa đi “mượn” bìa đỏ “khăn gói” ra tận Hà Nội để gặp đối tác.

Tuy nhiên, sau khi gặp “người môi giới” tại Hà Nội, thấy mọi việc không “chắc ăn”, hai cán bộ kiểm lâm chưa giao bìa đỏ mà “ôm” bìa về cất giữ. 


Sau đó, ông Trần Văn Đường cũng “rút” khỏi thương vụ.


Một thời gian sau, ông Trần Văn Tâm – Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Hà tiếp tục tìm được “mối” mới cho việc chạy dự án, lúc này ông Tâm và ông Hồng cùng “hợp tác”, mang theo mấy trăm bìa đỏ của người dân đi đối chiếu và giao bìa đỏ cho đối tác, “chờ giải ngân”.


Người dân không hay biết


Theo chúng tôi tìm hiểu, để tiến hành chạy dự án, các cán bộ đã “mượn” 403 bìa đỏ với diện tích hơn 800 ha đất lâm nghiệp của người dân xã Thanh Hà từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Chương.


Số bìa đỏ nói trên là của các hộ dân có diện tích đất lâm nghiệp hiện đang trồng các loại cây chủ yếu là tràm, bạch đàn...


Ông Nguyễn Cảnh Do (xóm 9 xã Thanh Hà) cho biết: “Năm 2004, chúng tôi được các thôn trưởng thông báo mang bìa xanh đi nộp để xã và huyện đổi sang bìa đỏ. Nhưng mãi mấy năm không thấy bìa đâu. Mãi đến năm 2010 nghe nói có bìa rồi nhưng cán bộ xã đã mang đi làm dự án, đến nay dự án không thấy mà bìa cũng mất đâu rồi”. 


Diện tích đất trong bìa của ông Do là 1,1 ha ngay trong vườn nhà. Kể từ khi giao nộp bìa đến nay đã 8 năm nhưng ông Do cũng như các hộ dân nơi đây chưa thấy “mặt mũi” bìa đỏ của mình đâu. Khốn khổ hơn, bìa đỏ vốn là một tài sản lớn có thể dùng để thế chấp vay tiền khi cần thì giờ người dân cũng đành ngậm ngùi chịu đựng. “Vừa rồi tui muốn vay tiền cho con đi xuất khẩu lao động nhưng không có tài sản thế chấp nên không vay đủ tiền”.


Ông Nguyễn Cảnh Trường (xóm 9) cũng lắc đầu ngán ngẩm khi được hỏi về sự việc này: “Cả xã giờ bị mang bìa đi mất tăm rồi, không biết rồi có tìm về được không nữa?”.


“Giao trứng cho ác” 


Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Tâm (hiện là Phó chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Hà, người “tiếp nối” việc chạy dự án) cho biết rằng, tại thời điểm thực hiện phô tô bìa đỏ của người dân để làm hồ sơ, phía “đối tác” đã thỏa thuận danh sách 387 bìa đỏ sẽ được “chấm”.


Và trong quá trình kể từ khi bắt đầu tiến hành làm hồ sơ thì các cán bộ này cũng chưa biết “mặt mũi” công ty TNHH Tiền Phong ra làm sao, mà chỉ thông qua một vài người quen biết, có “giấy giới thiệu” của công ty này!?





Ông Hoàng Cao Phơn - Chủ tịch UBND xã Thanh Hà nói ''chúng tôi đang cho cán bộ nghỉ việc để đi tìm bìa về cho dân' 


Kể từ khi hàng trăm bìa đỏ bị “mất dấu” chưa có manh mối để tìm lại, lãnh đạo xã Thanh Hà đã giao cho ông Trần Văn Tâm và ông Nguyễn Sóng Hồng nhiều lần nghỉ việc tại cơ quan để “đi tìm” bìa đỏ về cho người dân. Ông Tâm nói: “Qua mạng (internet) chúng tôi đã tìm đến trụ sở Công ty TNHH Tiền Phong tại Nghĩa Đàn nhưng chưa gặp được.” Ông Tâm nói hiện nay hai ông này đang “truy tìm” theo một “mối” khác.


Ông Tâm thừa nhận: “Giờ cũng chịu thôi, chúng tôi bị lừa là rõ ràng rồi!”


Qua trao đổi với ông Chủ tịch xã Hoàng Cao Phơn và ông Trần Văn Tâm, chúng tôi được biết rằng, ông Nguyễn Sóng Hồng là người đã trực tiếp đi “mượn” 403 bìa đỏ của các hộ dân Thanh Hà. Chúng tôi được tiết lộ, “nhờ mối quan hệ tình cảm” mà ông Hồng đã có thể dễ dàng “rút” bìa đỏ từ huyện về.


Trong khi đó, ông Trần Xuân Ngân – Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Thanh Chương lại nói rằng: “Cái đó phải về dưới xã hỏi, bìa đỏ chúng tôi đã giao cho xã để phát về cho dân. Cái đó cũng không nên viết (bài báo –PV) làm chi nữa, hiện nay công an đã “nhảy vào” rồi!”.


Vì “cả tin” mà các cán bộ xã đã “hồn nhiên” mang hàng trăm bìa đỏ của người dân đi “cúng” cho “doanh nghiệp” !


Cán bộ chuyên trách ở huyện thì dễ dàng “đưa ngang” bìa đỏ của dân cho cán bộ xã về chạy dự án mà không biết bìa có được đưa đến tay người dân hay không? Trách nhiệm trong vụ việc này cần sớm được làm rõ! 


Tamnhin.net sẽ tiếp thông tin về sự việc.



Anh Minh – Hà Vy


_______________________________________________________


NHỮNG NGƯỜI TƯNG TỬNG!



















Đào sâu chôn chặt 3 khái niệm: Thu hồi, đền bù, cưỡng chế



 Bùi Tín viết riêng cho VOA 






Dân làng đối mặt với cảnh sát chống bạo động ở huyện Văn Giang, 

tỉnh Hưng Yên, ngày 24/4/2012 - Hình: REUTERS 


Các vụ cưỡng chế tàn bạo ở Tiên Lãng/Thái Bình, Văn Giang/Hưng Yên… là những sự kiện sôi động, đang lan truyền rộng rãi khắp cả nước, vang dội ra nước ngoài.

Các báo Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh… đều đưa tin và bình luận.

Chuyện gì vậy. Chuyện quan hệ giữa chế độ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam với nông dân. Xưa kia, đảng CS luôn tuyên bố nông dân là bạn đồng minh tin cậy của công nhân mà họ đại diện, luôn đề cao liên minh công–nông, coi đó là nền tảng của chế độ. Họ ca ngợi hết lời nông dân là giai cấp đóng góp nhiều công của nhất trong chiến tranh, hy sinh người và của nhất cho cách mạng.

Vậy mà đảng CS đã đối xử với nông dân ra sao? Đòn đầu tiên nặng nề đảng CS giáng lên đầu nông dân là trong cải cách ruộng đất. Nhân danh đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của học thuyết Mác-Lenin, hơn 27.000 “địa chủ ác bá” bị bắn chết và chôn sống bởi các tòa án nhân dân do đảng CS dựng lên, hầu hết là trung nông yêu nước có hiểu biết và khả năng kinh doanh nông nghiệp, đẩy hàng triệu nông dân “liên quan”, bà con, họ hàng, con cháu số nạn nhân trên đây vào thảm cảnh tuyệt vọng. Đây là tội ác thực sự kinh khủng của đảng CS đối với nông dân, khi cúi đầu vâng lời đảng CS Trung Quốc của Mao, qua đoàn cố vấn “thổ cải” - thổ địa cải cách (cải cách ruộng đất), mà một số bà con nông dân ta hồi ấy đã gọi là đoàn cố vấn thổ tả.

Đòn đảng CS giáng vào nông dân tiếp theo là khi khởi đầu cái gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa, họ đề xướng và ghi vào hiến pháp, “đất đai, ruộng đồng, rừng và sông hồ đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Đây có thể nói là bản án tử hình của đảng CS đối với nông dân. Từ đây nông dân ta trắng tay.

Với cái gọi là “sở hữu toàn dân” được ghi vào các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992, người nông dân vốn là chủ sở hữu ruộng đồng của mình do bao thế hệ cha ông giao lại, bỗng trắng tay, chỉ là người được tạm xử dụng ruộng đồng của “toàn dân”, do nhà nước của đảng CS nắm giữ.

Đây là điều phi lý gốc, phi pháp gốc, phi nhân gốc của cái gọi là 'cách mạng xã hội chủ nghĩa'.

Vì toàn dân là những ai? Xưa nay khái niệm này không có trong các văn kiện luật quốc gia cũng như luật quốc tế.

Vì “toàn dân” là một khái niệm chung chung, mơ hồ, không tên họ riêng, không tuổi, không hình ảnh, không căn cước, không có địa chỉ, chỗ ở, không có chữ ký, không có điểm chỉ, không có tiếng nói, chữ viết. Toàn dân nghĩa là không là ai cả, chính quyền CS đứng ra tự vỗ ngực thay mặt cho toàn dân. Sự thâm độc gốc gác là ở đó, nhà nước CS tha hồ lộng hành trên ruộng đồng khắp nơi như của riêng của mình. Họ muốn thu hồi ở đâu lúc nào cũng được.

Em Đỗ Thúy Hằng sinh viên khoa Luật ở trong nước khi mới 19 tuổi đã viết bài tố cáo cuộc ăn cướp khổng lồ phi pháp này của đảng, để cho đảng CS không hề đổ một giọt mố hôi nào bỗng nhiên có quyền sở hữu trên toàn bộ ruộng đồng của đất nước. Như trò ảo thuật.

Do nhận vơ như thế nên họ bịa ra những việc làm phi pháp khác, đó là những quyết định “thu hồỉ”, rồi “đền bù”, rồi “cưỡng chể”, 3 danh từ đã gây nên cơ man nào là bất công, oan ức, uất hận, đau khổ, nghèo đói của nông dân nước ta, kêu trời không thấu.

Sau vụ Tiên Lãng, mấy ngày nay là vụ Văn Giang-Hưng Yên, một kiểu chiến tranh một bên với nông dân. Họ huy động hàng mấy nghìn công an vũ trang, công an cơ động, dân quân, cảnh sát nổi, cảnh sát chìm, bộ đội biên phòng, bộ đội tỉnh, bộ đội huyện, súng đạn lớn nhỏ đầy người, lựu đạn nổ, lựu đạn cay, dàn hàng ngang tiến lên như giữa trận chiến, tiếng nổ vang trời, một bên là nông dân tay không, bà già, con cháu kêu khóc, bị bắt, bị đánh, bị trói, bị giải như tội phạm về trại giam.

Thời phong kiến, thời thực dân, trong chiến tranh cũng không hề có cảnh thê thảm, bất công, oan ức vang trời dậy đất ở nông thôn đến như thế. Tuy các văn kiện đều nói là «chính quyền, các nhà kinh doanh và nhân dân tại chỗ bàn bạc thỏa thuận với nhau”, nhưng ở đây thực tế là đảng, chính quyền các cấp từ xã, huyện đến trung ương đã đứng hẳn về phía công ty Việt Hồng và tập đoàn tỷ phú Savilis của Anh quốc nhằm cướp đoạt thêm 72 héc-ta ruộng đất của 160 hộ nông dân, sau khi đã cướp xong 500 héc –ta của 5.000 hộ, để xây dựng khu nhà - vườn ECOPARK để kiếm lời riêng.

Đây là một tội ác tày trời của một chính quyền đã không còn chút chất nhân dân nào, của một đảng “hèn với giặc, ác với dân”, của một bộ chính trị thời suy thoái tận cùng của đảng CS, đã dùng một bộ phận của bộ máy chiến tranh chống ngoại xâm để tuyên chiến với nông dân nước mình.

Quá đủ rồi. Nông dân cả nước ta, nông dân từ vùng sông Hồng qua miền Trung đến vùng sông Cửu Long hãy cùng nhau đứng dậy, hòa bình không bạo động một cách quyết lệt, quật khởi, sát cánh cùng các luật sư và luật gia trọng công bằng và pháp lý, cùng tuổi trẻ mọi miền từ nông thôn đến thành thị, đấu tranh đòi hủy bỏ khái niệm «sở hữu toàn dân», khái niệm “đền bù” và khái niệm «cưỡng chế”, 3 khái niệm chưa từng có trong lịch sử nông thôn nước ta, cũng hoàn toàn xa lạ kỳ quặc với thế giới văn minh. Hãy đào sâu chôn chặt 3 khái niệm phi lý, độc ác ấy.

Cả nước đang đòi Bộ chính trị đảng CS phải gấp rút đưa ra ngay tại khóa họp Quốc hội sắp tới việc thảo luận bộ Luật Đất Đai mới như đã hẹn 2 năm nay, cùng với Luật Báo chí mới.

Qua đó khôi phục đầy đủ quyền sở hữu đất đai của nông dân, xoá bỏ, đào sâu chôn chặt vĩnh viễn 3 các khái niệm tội ác nhằm trấn lột cuộc sống của nông dân.

Các nhà làm luật, các nhà chính trị, các đại biểu quốc hội, các nhà báo nước ta hãy nhìn xem và suy nghĩ, ở Thái Lan, ở Miến Điện, ở Philippines, ở Malaixìa và Indônesia gần ta, làm gì có chuyện thu hồi ruộng đất, chuyện đền bù, chuyện cưỡng chế quái gở như ở nước ta.

Trong thế giới văn minh làm sao có thể có tên kẻ cắp móc túi người ta rồi lớn tiếng rằng hãy trả lại cho tôi, đây là của cải của tôi, theo kiểu vừa ăn cướp vừa la làng.

Đã đến lúc đảng phải sòng phẳng hoàn trả lại cho nông dân quyền tư hữu ruộng đất vốn có từ ngàn xưa. Không thể loanh quanh, trốn tránh, sửa chữa, bổ sung Luật đất đai phi lý, sai lầm, vô đạo.

Hãy nghe tiếng nói của giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu ở vùng đồng bằng Nam Bộ, tiếng nói của giáo sư Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Tài nguyên – Môi trường, tiếng nói của tiến sỹ Đặng Kim Sơn viện trưởng viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, tiếng nói của nhà văn Nguyễn Quang Thiều gắn bó với nông thôn, tiếng nói của nhà văn nữ Võ Thị Hảo thương cảm bà con nông dân ta, của đa số các luật gia… đều công khai, rõ ràng, cấp bách đòi phải trả lại ruộng đất cho nông dân, người chủ sở hữu chân chính của đồng ruộng. Cả bộ chính trị hãy lắng nghe bà cụ Lê Hiền Đức đang về huyện Văn Giang để quan sát và bênh vực bà con nông dân ta, cụ đã phải cải trang để lọt được vào thôn xã bị bao vây và cưỡng chế. Cụ là Bao Công của thời đại mới, là lương tâm của xã hội.

Chìa khóa của phát triển nông thôn, của thúc đẩy nông nghiệp, của cấp cứu nông dân – 70 % số dân nước ta – là ở chỗ trả lại sòng phẳng quyền sở hữu cho nông dân.

Nông dân Đak No – Đak Nông, nông dân Tiên Lãng – Thái Bình, Văn Giang – Hưng Yên đang gào thét đòi công lý và ruộng đất. Nông dân cả nước đang đòi lại cuộc sống bình thường trên ruộng đồng vốn là sở hữu thiêng liêng của mình, do ông cha mình khai thác, được công nhận từ thời phong kiến và thực dân.

Đảng CS phải chấm dứt ngay việc đàn áp nông dân ở Đak No - Đak Nông, Tiên Lãng-Thái Bình, Văn Giang - Hưng Yên và mọi nơi khác. Phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh 1 phía với nông dân, giai cấp bị tổn thất mạng sống và của cải lớn nhất trong chiến tranh. Phải chấm dứt ngay cuộc tước đoạt tài sản rộng lớn nhất, phi pháp nhất, kéo dài nhất trên đất nước ta.

Đã đến lúc phải giải quyết tận gốc một vấn nạn quốc gia liên quan đến vận mệnh của toàn dân tộc, đến số phận và tương lai của Nông thôn, Nông nghiệp và Nông dân cả nước ta.


__________________________________________________



NHÀ HỘP Ở NHẬT BẢN















CHỈ TRONG TÍCH TẮC