Friday, April 12, 2013

SAO VẪN TỒN TẠI?



5 lần phá CNXH để tồn tại






NQL: Hi hi bác Ngô Minh tổng kết thật vui. Câu hỏi đặt ra trước Hội nghị TW7 là: Liệu có phá lần thứ 6 hay không? Chắc không. Khó lắm, khó lắm. Lực lượng các đồng chí lú trong đảng còn rất đông.



Không ai biết Chủ nghĩa xã hội ( CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng : Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đọan đầu của Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta ( và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, các nước Đông Âu , Liên Xô ( cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ.v.v..Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nối đến Hà Lan,Thụy Sĩ, Thủy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự . Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ. Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” “ CNXH” để mưu sinh và tôn tại rất ngoạn mục

1. Cuộc “lãn công” vĩ đại dưới thời Hợp tác xã.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ở miền Bắc tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tiểu thủ công nghiệp. Hợp tác xã là Chủ nghĩa xã hội. Lúc đầu bà con háo hức lắm . Nhưng rồi tham nhũng nảy nòi, được thể chế CNXH khuyến khích : Một người làm việc bằng hai / Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Một người làm việc bằng ba / Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân…Đưa ruộng cha ông để lại vào hợp tác rồi, người nông dân không còn ruộng đất canh tác nữa, phải đi làm đồng theo kẻng. Ruộng chung như cha chung không ai khóc, nắng lên khỏi ngọn sào mới lục tục ra đồng, chưa xong đường cày đã giải lao, chiều mặt trời còn con sào đã về. Nên cuối vụ chia công điểm, mỗi công được 2 lạng thóc .Dại gì mà làm cho thằng khác ăn. Thế là đói. Cả xã hội nông thôn lãm công. Người gần rừng thì đi đào củ mài. Người không có rừng thì đào cua bắt ốc ra chợ đổi gạo. Nên cả miền Bắc nông dân lãn công.

Lãn công đến độ, bờ xôi ruộng mật cũng chẳng ai ngó ngàng đến. Thấy cảnh dân đói quá, các nhà quản lý buộc phải “phá lệ XHCN”, chia “Đất phần trăm” cho nông dân . Đất % là đất được xác định 5% quỹ đất của địa phương chia cho các hộ gia đình để sản xuất rau màu,cấy lúa. Những người sinh từ 1962 trở về trước được chia 2 thước ta tức là 48m2/người và được toàn quyền sử dụng. Trên mảnh đất phần trăm đó, các hộ nông dân đã trong khoai cấy lúa nuôi sống gia đình mình, không cần đến thu nhập của HTX. Đất % tư nhân ấy là cú “phá CNXH” đầu tiên của nông dân Việt Nam.

2. Khoán hộ Kim Ngọc – cú đấm vào mặt CNXH

Có đất phần trăm rồi vẫn nhiều hộ đói, vần tiếc ngẩn ngơ hàng triệu hecta đất màu mỡ vào HTX không mang lại thu nhập, bà con ở Vĩnh Phú, theo anh Kim Ngọc nghĩ ra cách khoán hộ, để có người chịu trách nhiệm hiệu quả trên tầng thước đất. Khoán Kim Ngọc ra đời. Tổng bí thư đảng kêu lên :” Khoán hộ là phá CNXH”. Thế là Kim Ngọc bị kiểm điểm. Phá CNXH cũng không chết bằng đói. Thế là phong trào khoán hộ phát triển rầm rộ ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Hưng…Cuối cùng thì Bộ Chính trị buộc phải “phá CNXH” ra nghị quyết “Khoán 10”. Khoán Kim Ngọc như một nắm đấm đấm vỡ mặt Chủ nghĩa xã hội ảo tưởng.

3. CNXH : PHÂN NHƯ CỨT, CỨT GÌ CŨNG PHÂN

CNXH được định nghĩ là “nền kinh tế Kế hoạch hóa từ sản xuất đến tiêu dùng”. Nên kế hoạch sản xuất hàng hóa hàng năm giao cho các nhà máy, xí nghiệp. Sản xuất được bao nhiêu nộp cho nhà nước để nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nhưng sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao. Nên tất cả các nước đều phải áp dụng chế độ tem phiếu một cách triệt để. Chỉ có lãnh đạo cao cấp là được mua theo nhu cầu ,toàn hàng tốt ở của hàng Tông Đản, còn cán bộ, công hnân viên đều có đủ loại tem phiếu, từ mớ củi, bìa đậu phụ, bó rau… đến mét vải màn cho phụ nữ vệ sinh, đều có tem phiếu hoặc sổ mưa hàng . Bắt cởi trần phải cởi trần .Cho may ô mới được phần may ô . Cung cấp thành nếp sống. Lãnh đạo đẩng tuyên bố : “Kế hoạch hoa tiêu dùng chính là bản chất của CNXH”. Buổi sáng nọ, ở công Sở Thương Mại tỉnh nọ có câu đối : Phân thì như cứt. Cứt gì cũng phân. Nhưng đến khi Bộ trưởng thương mại Trần Phương vạch kế hoạch bỏ tem phiếu, TBT kêu lên :” Làm thế thì phá CNXH còn gì ?”. Nhưng dân tộc ta đã “phá CNXH”, từ bỏ được chế độ tem phiếu để tồn tại. Từ bỏ cảnh cung cấp bao năm trời làm đau khổ chị em: Hôm nay mồng tám tháng ba / Chị em phụ nữ đi ra đi vào / Hai tay hai củ xu hào/ Miệng luôn lẩm bẩm: Nên xào hay kho ?

4. TỰ CHỦ TÀI CHÍNH –CUỘC PHÁ CNXH NGOẠN MỤC

Sau năm 1975, Bộ Chính trị đảng chỉ đạo tức tốc “cải tạo công thương nghiệp miền Nam, đánh bại bọn tư bản, nếu không thì không thể xây dựng CNXH được”. Thế là đua nhau đập phá, cải tạo. Các nhà máy, xí nghiệp hiện đại đang vận hành êm ru bỗng chốc tiêu điều. Nguyên liệu không có để sản xuất, công nhân không có việc làm, không lương. Nhiều giám đốc tư bản rãy chết bị thay bằng “giám đốc học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ra”. Cái trường ấy cũng lạ, ai tốt nghiệp trường đó có thể ra làm bất cứ việc gì, từ bí thư, chủ tịch, đến giám đốc nhà máy dệt, giám đốc công ty điện tử êm ro. Không cần sản xuất hàng hóa nhiều, chỉ cần suốt ngày phê bình tự phê bình, đấu tranh giai cấp. Thế là cả một nền kinh tế miền Nam không lồ chỉ vài năm sau thành kiệt quệ. Đói đầu gối phải bò. Anh em công nhân đề xuất chủ trương “tự hạch toán”, “tự chủ tài chính”, “kế hoạch ba”, “xuất khẩu để lấy ngoại tệ mua vật tư nguyên liệu”… TBT đảng hét :” Bọn bây phá chủ nghĩa xã hội à !”. không phá thì chết đối cả nút. Thế là cuộc “phá” CNXH lần thư tư diễn ra không thể đảo ngược.

5. CNXH LÀ KHÔNG ĐƯỢC CÓ NHÀ 2 TẦNG TRỞ LÊN

Qua 4 lần “phá CNXH”, đời sống của nhân dân khá lên đôi chút. Có người buôn bán có tiền làm nhà lầu vài ba tầng. Thế mà một lãnh đạo đảng hét lên :” Giàu như rứa là trái với bản chất chủ nghĩa xã hội”. Thế khoảng tháng 3 năm 1983, chỉ thị Z30 một chỉ thị miệng ra đời, nhằm tịch thu nhà, tài sản của những gia đình có nhà hai tầng trở lên tại các thành phố . Chỉ thị mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ ra lệnh , không có người ký, không có văn bản, không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành, chỉ truyền miệng qua hệ thông Công an. Thế mà ở Hà Nội đã tịch thu 105 nhà, không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt. May mà có một số người đã phá cái lệnh CNXH đó. Nguyễn Văn An bí thư Hà Nam Ninh đã đốt danh sách (khoảng 100 quyết định) do công an tỉnh lập để tiến hành tịch thu, đã được đóng dấu ngay trước đêm định thực hiện trong danh sách 200 gia đình xếp theo ABC . Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh cũng không tuân lệnh “bảo vệ CNXH” ấy.

Đấy, CNXH là rứa đó, nhân dân ta đã bao nhiêu năm điêu đứng , lầm than vì nó, đã 5 lần vùng lên “phá CNXH”, cố thoát ra khỏi cái ách đó , mà không thể thoát được. CNXH lại biến thành cái đuôi đằng sau cái khái niệm : Kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp chế XHCN.v.v..với kinh tế nhà nước là chủ đạo. Thế là tha hồ cho bọn tham lam hốt tiền ngân sách. Các tập đoán nhà nước đã thất thoát hơn triệu tỷ đồng, bọn bán biệt tự Hà Nội trốn thuế 1.400 tỷ đồng, những Vinashine, Vinaline… mọc lên như nấm.Bây giờ thì CNXH đã lộ nguyên hình là một hình thái xã hội tham nhũng, ăn cắp. Ăn đất, ăn biển, ăn rừng, ăn dự án, ăn chức, ăn quyền… ăn cả học vị và học hàm giáo sư, tiến sĩ. ĂN CẮP CẢ XƯƠNG MÁU ĐỒNG ĐỘI ĐỂ CÓ DANH HIỆU ANH HÙNG. Đau đớn thay ! Nhưng nhân dân Việt Nam vốn thông minh và dũng cảm, nhất định sẽ tìm cách để vứt bỏ chiếc vòng kim cô CNXN vô lý đang thít chặt quanh đầu mình …


________________________________




KHÁCH SẠN BỊ BỎ HOANG







































Thursday, April 11, 2013

CHÚNG CỐ GIẾT NHAU...


Đòn bẩn của X 'chơi' TBT Nguyễn Phú Trọng bắt đầu!

QLB



- Sau Đà Nẵng bị Thanh Tra kết luận làm thất thu 3.000 tỷ đồng, dến nay Hà Nội đang đối mặt với két án tương tự. Đáng lưu ý là Dự án Ciputra được thực hiện dưới 'triều' Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Phú Trọng.


Nhà đầu tư vào dự án Ciputra từ những năm 2000 và đã được Thành Ủy cho phép hưởng ưu đãi để thu hút đầu tư, từ khu vực phần lớn là nghĩa địa, nay Ciputra có thể nói là niềm tự hào trong phát triển đô thị của Hà Nội - Một Thủ đô ngàn năm Văn hiến, nhưng khắp nơi nhà cửa, phố xá, bát nháo mà khách Quốc tế đến thăm thật khó khăn để tìm ra dấu ấn 'văn hiến' trên phố phường Thủ Đô Việt Nam.
Cũng với cái chiêu bài "Vi phạm quy định của Chính Phủ" như Đà Nẵng Ciputra đã bị tính lại giá đất phải nộp, có lẽ không riêng Hà Nội, Đà Nẵng mà bất cứ tỉnh thành nào 'sờ' đến đều sẽ bị 'vi phạm' như vậy.

Điều đáng nói là hiện BCT đang họp để quyết định vận mệnh chính trị của đồng chí X thì báo VNEconomy với nàng Thủy Chung - người tình của đồng chí X và là mẹ đứa con rơi của Nhà Sử học, ông nghị Dương Trung Quốc bắt đầu tung ra "Đề nghị thu thêm 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất Ciputra ", rồi ngay lập tức một Blog khác đã bị chính thày trò Nguyễn Văn Hưởng bắt chủ nhân 'cướp' Blog 'hứng ngay bằng bài viết trên các blog: 'Tham nhũng nghìn tỉ thời ông Trọng sắp được lôi ra phục vụ Hội nghị Trung ương 7?' Rồi các Blog đói tin khác đua nhau loan truyền.



Trước đó vào tháng 3/2013, dưới sự chỉ đạo của Thủ Tướng ngay tại Hội nghị toàn quốc về chống thất thu thuế, trường hợp CIPUTRA đã bị bộ Tài chính nêu đích danh là "vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử Việt Nam"...


Rõ ràng đồng chí X và bộ máy của Đảng X đang vận hành hết tốc lực để vạch lá tìm sâu trong việc áp dụng đưa ra các chính sách ưu đãi về đất đai thu hút đầu tư để bôi đen Tổng Bí Thư và những người khởi xướng chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng!


Một sự thật ở Việt Nam, chính từ chính sách 'sở hữu toàn dân' khiến cho đất đai trở thành một thứ 'vô cùng nhạy cảm' và các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai chẳng khác nào ma trận và cứ nói đến đất đai là người dân lại thấy hừng hực trong lòng, uất ức ... 


Đảng X đã tương kế tựu kế, nắm được sự bất mãn của dân đã chứng minh bằng thực tế có đến 80% các vụ khiếu kiện đông người là từ đất đai, vì vậy cứ nói đến đất là bất kể già trẻ trai gái đều nghĩ ngay đến tham nhũng, đến ăn 'đất'... Đồng chí X đã đánh đúng tâm lý này với sự đắc lực của truyền thông Lề Đảng cố tình đánh lận con đen không ngoài mục đích "Lòng vả cũng như lòng sung" để khiến người dân lẫn lộn mà quên đi tội lỗi của thầy trò bè Đảng X chồng chất như núi.


Với những đòn bẩn thỉu này, 'được vạ thì má đã xưng' và rồi bè Đảng X sẽ lại nghiễm nhiên thoát khỏi hội nghị TƯ 7. Nhờ con bài tủ này mà Thủ Tướng đã tự tin đăng ký "Làm diễn giả chính thức tại Họi Nghị Shangri La"!


Ciputra bị tính lại giá đất, tại sao TP. Hồ Chí Minh không tính lại giá đất 20.000 m2 tại Tôn Đức Thắng đã giao cho con gái rượu của đồng chí X? Gia đình nhà X cũng đóng hết tiền lấy sổ đỏ 'lận lưng từ lâu và đang khai thác 'hà rầm' kiếm tiền mỗi đêm hoàn toàn chẳng 'thèm' bận tâm đầu tư theo đúng quy hoạch 'đã vẽ' ra khi lập hồ sơ trình Bộ Quốc Phòng và TP.HCM hợp thức hóa thỏa thuận của TC 2 giao khu đất vàng bạc này cho cô gái rượu Nguyễn Thanh Phượng.


13 cái đầu cũng không bằng 01 cái đồng ma quái thành Quỷ sứ X và chảng ai dám động đến 'lông chân' cô gái rượu bởi "đó là phạm vi điều hành hàng ngày của Chính Phủ"!


Tưởng rằng chỉ có các ông bà Nghị gật làm con rối, hóa ra đến nay thì cả BCT cũng trở thành con rối của Đảng X thật rồi!


Cái gì làm sai thì "đó là thực hiện Nghị quyết BCT", cái gì không hợp ý đồng chí X thì "Đảng không có chức năng, đây là việc điều hành cụ thể của Chính Phủ"... Cái lưỡi của 'X' còn độc hại hơn cả cái lưỡi của Ê- dốp!


Mà suy cho cùng đó cũng là cái hậu quả tất yếu của chế độ Độc Đảng mà ra. Nếu giả sử có những đảng phái khác đại diện cho mọi thành phần nhân dân được thật sự cùng tham gia điều hành đất nước thì có đến 10 tên Quỷ sứ X cũng chẳng thể làm trò được như vậy.


Hậu quả nhãn tiền vậy có khiến ông Trọng 'tỉnh ra' để cho bỏ cái Điều 4 đang khiến ông bị Việt vị?


Trần Hoàng QuânĐề nghị thu thêm 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất Ciputra 

►Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội vừa đề nghị thu bổ sung tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư dự án khu đô thị Ciputra...

Nhiều hộ dân tại Ciputra đến nay vẫn chưa có sổ đỏ vì chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Thành phố Hà Nội.

Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội vừa đề nghị thu bổ sung tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra).

Theo đó, Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế Hà Nội đã thống nhất đề nghị Thành phố ra quyết định thu bổ sung 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất đối với giai đoạn 2 của dự án Cipu tra là hơn 100ha.

Lý do yêu cầu thu bổ sung là do từ năm 2005, Thành phố chỉ mới thu tiền sử dụng đất của chủ đầu tư giai đoạn 2 là 313 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó, các bộ ngành đã xác định 313 tỷ đồng chỉ là tiền “tạm tính”.

Được biết, số tiền 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất của giai đoạn 2 mà liên ngành đề nghị thu bổ sung chưa bao gồm 313 tỷ mà chủ đầu tư đã nộp cho Thành phố. Số tiền đề nghị thu thêm mới chỉ tính đối với phần diện tích đất của giai đoạn 2 mà liên doanh đã bán nhà, chưa tính các giai đoạn sau.

Thậm chí, theo một đại diện của Tổng công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) - đơn vị liên doanh với chủ đầu tư Ciputra, nếu tính tất cả tiền sử dụng đất các giai đoạn của dự án thì có thể lên tới vài ngàn tỷ đồng.

Cũng theo vị này, từ năm 1995, Tổng công ty UDIC và tập đoàn Ciputra đã ký kết hợp tác trong đó toàn bộ tiền thuê đất trong 50 năm được chuyển thành vốn góp của phía Việt Nam mà Tổng công ty UDIC là đại diện.

Cho đến lần điều chỉnh cuối cùng, dự án có tổng diện tích 301,8 ha đất với giá thuê là 0,85USD/m2/năm. Vốn góp vào liên doanh được tính trong 50 năm là 128,3 triệu USD, chiếm 30% tổng giá trị toàn dự án.
Được biết, về phía chủ đầu tư, theo đơn vị này, nếu Thành phố tính thêm số tiền thu bổ sung lên tới 1.400 tỷ này vào thì toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư gặp khó khăn và phải tính toán lại.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội cũng đã không chấp thuận đề nghị được gia hạn nộp số tiền sử dụng đất còn thiếu của Công ty TNHH Khu đô thị Nam Thăng Long. Tuy nhiên, UBND thành phố cho phép công ty này được “cấn trừ” 66,7 tỷ đồng trong khoản tạm nộp ngân sách từ năm 2005 ước tính là 313,7 tỷ đồng, vào số tiền sử dụng đất phải nộp của ô đất I.C.32 nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư trong bối cảnh hiện nay.

VNEco

PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ VHTTDL THÀNH PHỐ HCM



Sự thật không cần phải tồn tại








Hiện trường vụ xe “điên” do ông Thanh lái gây ra. Ảnh: Phùng Bắc

Vừa rồi ở Sài Gòn có chuyện một người đàn ông lái chiếc xe điên Toyota Fortuner lần lượt tông vào hông hai chiếc taxi chạy cùng chiều phía trước, tông tiếp một chiếc xe hơi khác, đổi sang làn đường dành cho xe hai bánh, cán thêm hai chiếc xe tay ga, vượt qua giao lộ, leo lên vỉa hè ủi gãy hai trụ biển báo, phóng tiếp xuống làn đường, ủi thêm một chiếc xe hơi nữa rồi dừng lại.

Chuyện đến đây chưa có gì đáng để ý. Tai nạn giao thông là môn thể thao quốc dân ở Việt Nam. Việc người lái chiếc xe đó là ông Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch TPHCM thực ra cũng không có gì đáng để ý. Tất cả những gì thuộc về con người đều không xa lạ với giới quan chức.

Nhưng sau đó thì bắt đầu thú vị. Cũng theo báo chí, sau khi gây ra một tai nạn hoành tráng như thế ông này nhanh chóng rời khỏi hiện trường, khoảng một giờ sau mới đến cơ quan công an trình diện, với lí do – chưa thấy báo nào xác minh – là phải vào bệnh viện thăm hỏi nạn nhân trước. Tại thời điểm làm việc với công an, tức ít nhất một tiếng đồng hồ sau đó, ông vẫn còn nồng nặc hơi men, nồng độ cồn đo được là 0,2mg/lít khí thở [i]. Ông khẳng định rằng mình “hoàn toàn không uống rượu bia do bị cao huyết áp“. Trước câu hỏi của phóng viên, vì sao không uống rượu bia mà có nồng độ cồn nói trên, ông đáp: “Cái đó chờ kết luận của phía cảnh sát giao thông, khi đó tôi sẽ chấp hành” [ii]. Một tình huống lời thoại xứng đáng để Samuel Beckett ghen tị. Nhưng trước khi màn hạ, nhân vật bỗng bỏ phắt các quy tắc của sân khấu phi lí để trở về với chuẩn mực hiện thực hậu xã hội chủ nghĩa: Ông Phó Giám đốc Sở hé lộ là “có nhấp môi trong bữa cơm trưa tiếp khách tại ủy ban“. Ước gì tôi được biết, ông thật sự đã nhấp môi hay chỉ chấp hành kết luận nhấp môi của cảnh sát.

Tôi không theo trường phái bê tông đạo đức. Tôi không thấy nói dối là tuyệt đối đáng lên án. Tôi tin chắc là tất cả chúng ta, không trừ một ai, đều đã vô tình hay cố tình nói dối ít nhất vài ba lần trong đời, chưa tính những lần tự lừa dối nhiều không kể xiết. Trong nghĩa rộng nhất của nó, nói dối thậm chí là bản chất hay kĩ năng căn bản của một số lĩnh vực có ảnh hưởng lớn như chính trị, quảng cáo, thời trang, truyền thông hay văn chương nghệ thuật. Nghệ thuật, nói như Picasso, là một sự lừa dối để giúp chúng ta tiệm cận sự thật hay chí ít tiệm cận cái sự thật mà chúng ta có thể hiểu được. Đằng sau giây phút huy hoàng của nền dân chủ, khi Quốc hội Mỹ thông qua Tu Chính án số 13 chấm dứt chế độ nô lệ, là một chiến dịch vận động đầy áp lực, thủ đoạn và cả nói dối của Tổng thống Lincoln. Còn theo Thủ tướng Anh Winston Churchill, một thần tượng chính trị khác của phương Tây, thì trong chiến tranh sự thật quý giá tới mức phải cấp cho nó một sự dối trá đi kèm làm hộ sĩ.

Pha nói dối của ông Phó Giám đốc Sở đáng phân tích không phải vì tự thân hành vi nói dối. Cái đó nhạt nhẽo, dù bối cảnh có là một tai nạn giao thông liên hoàn. Cũng không phải vì cung cách nhập nhằng của đương sự. Phần lớn các vụ nói dối đều có kiến trúc quanh co. Theo tôi điều đáng chú ý ở ông Lê Tôn Thanh, một quan chức cao cấp ngành văn hóa, là sự trống vắng của ý thức về dối trá và sự thật, là sự cùn mòn của năng lực nhận thức về cặp phạm trù ấy.

Ai không có khả năng nói dối thì không biết sự thật là gì, Friedrich Nietzsche đã cho Zarathustra của ông nói như thế [iii]. Song thành tựu nói dối ở nhiều người chỉ cho thấy rằng họ không cần biết sự thật là gì, vì sự thật không cần phải tồn tại.

Đầu đề của QC



[i] 0,2 mg/l tương đương với 0,4 ‰. Mỗi tiếng đồng hồ, một cơ thể bình thường phân hủy được 0,1 ‰ – 0,15 ‰ nồng độ cồn trong máu. Như thế, ở thời điểm xảy ra tai nạn, nồng độ cồn ở ông Lê Tôn Thanh ít nhất là 0,5 ‰. Tại phần lớn các nước châu Âu, nồng độ cồn cho phép khi lái xe là 0,00 ‰. Tại Đức, nồng độ cồn cho phép là 0,5 ‰, nhưng nếu gây tai nạn hoặc có dấu hiệu gây nhiễu giao thông thì 0,3 ‰ cũng đủ để bị truy tố hình sự chứ không còn là vi phạm hành chính.


[ii] Hãy hình dung: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố “I did not have sexual relations with that woman, Miss Lewinsky“. Và khi bị chất vấn, thế thì vì sao chiếc váy dài mầu xanh của nàng có dấu vết tinh trùng của ông, nếu ông trả lời: “Cái đó chờ kết luận của Thượng Viện, khi đó tôi sẽ chấp hành”.

[iii] Theo nghĩa đó thì ông Hồ Chí Minh biết rõ sự thật về ngày sinh và những người vợ của mình.


(từ quê choa)

MUỐN HÒA BÌNH PHẢI CHUẨN BỊ...


Tình hình bán đảo Triều Tiên lại trở nên hết sức căng thẳng. Bắc Triều Tiên đã thử nghiệm thành công việc đưa vệ tinh “Kvanmenson-3” vào quỹ đạo bằng tên lửa mang “ Unha-3”. Để đáp lại, cả 5 ủy viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thiết chặt các biện pháp trừng phạt nước này. Một số nước khác trên thế giới (trong đó có cả Trung Quốc) đã lên tiếng về vụ việc này, nhẹ thì bày tỏ  “lấy làm tiếc”; “quan ngại sâu sắc“, nặng thì “lên án mạnh mẽ”. Nói chung là phản ứng tiêu cực. 

Tuy nhiên, cũng có những cái nhìn khác về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và A.A Khramchilin (Đất Việt đã có lần giới thiệu với bạn đọc qua bài “Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự của Trung Quốc”) là người có cái nhìn trái chiều như vậy.

Ngày 01/03, ông đã có bài viết đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) với tiêu đề “Bom để bảo vệ chủ nghĩa cộng sản Triều Tiên”. Xin được lược dịch để giới thiệu với bạn đọc nhằm cung cấp những thông tin đa chiều về các vấn đề gây tranh cãi này.

Bắc Triều Tiên đã lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh “Kvanmenson-3” bằng tên lửa mang “Unha-3”. Để đáp lại, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thiết chặt các biện pháp cấm vận và trừng phạt nước này.

Đây không phải là lần đầu tiên Hội đồng bảo an tăng cường các biện pháp trừng phạt để đối phó với các vụ  phóng tên lửa và thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Và cũng như mọi lần khác trước đó, phản ứng của giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên lần này cũng vậy - hết sức cứng rắn.

Nhân dân lao động Triều Tiên nhiệt liệt ủng hộ chính sách củng cố an ninh của đảng và nhà nước Triều Tiên. Ảnh Reuters
Nhân dân lao động Triều Tiên nhiệt liệt ủng hộ chính sách củng cố an ninh của đảng và nhà nước Triều Tiên. Ảnh Reuters

Bắc Triều Tiên từ bỏ quy chế phi hạt nhân


Đáp lại nghị quyết trừng phạt mới nhất của Hội Đồng bảo an LHQ, Bình Nhưỡng tuyên bố chấm dứt hoàn toàn các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên (ít nhất là cho đến khi hoàn thành việc phi hạt nhân hóa trên toàn thế giới) và bắt đầu cuộc “đối đầu tổng lực” với Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Các thành viên của Hội đồng bảo an, kể cả Nga và Trung Quốc đều bị Bắc Triều Tiên gọi là “những kẻ hèn nhát”, “một lũ bù nhìn”, bỏ phiếu theo sự chỉ đạo của Mỹ, còn Cộng hòa Triều Tiên- là “đồ cạn bã“ và “bọn phản bội”.

Bình Nhưỡng tuyên bố rút lại cam kết năm 1992 về quy chế phi hạt nhân của bán đảo Triều Tiên và đe dọa tiến hành chiến tranh chống lại Nam Triều Tiên nếu nước này cũng tham gia vào các biện pháp trừng phạt. Sau đó, ngày 12 tháng 2 Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3 của mình (02 lần trước là vào các năm 2006 và 2009).

Cần phải một lần nữa thừa nhân rằng, cách cư xử của “cộng đồng quốc tế” –  thực ra trong trường hợp này là 5 nước ủy viên thường trực HĐBA, Nhật Bản và Hàn Quốc (với các nước khác thì vấn đề Triều Tiên  không liên quan nhiều) đối với Triều Tiên là cực kỳ không hợp lý.

Có thể đe dọa được Bắc Triều Tiên không?


Không thể dọa nạt Triều Tiên bằng các cuộc tấn công quân sự: nước này có một đội quân một triệu người, binh lính và sĩ quan được huấn luyện tốt và đặc biệt là có tinh thần chiến đấu rất cao.

Vũ khí của Lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên tuy tương đối lạc hậu, nhưng lại có rất nhiều và trong trường hợp này thì số lượng vũ khí hoàn toàn có thể bù đắp cho những khiếm khuyết về chất lượng.

Triều Tiên có một đội quân một triệu người, binh lính và sĩ quan được huấn luyện tốt và đặc biệt là có tinh thần chiến đấu rất cao
Triều Tiên có một đội quân một triệu người, binh lính và sĩ quan được huấn luyện tốt và đặc biệt là có tinh thần chiến đấu rất cao

Hơn nữa, Bắc Triều Tiên tự sản xuất được gần như tất cả các loại vũ khí (điều này cực kỳ quan trọng vì như thế Bắc Triều Tiên sẽ không bị lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào). Nam Triều Tiên và Mỹ về mặt lý thuyết có thể có khả năng chiếm được lãnh thổ Bắc Triều Tiên, nhưng đối với họ đây sẽ là một chiến thắng cay đắng bởi vì tổn thất về sinh mạng và sự tàn phá sẽ rất khủng khiếp.

Không những thế, việc sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm cho nước này trên thực tế là không thể bị tổn thương trước các cuộc xâm lược từ bên ngoài.      

Lại càng không thể dọa nạt Bình Nhưỡng bằng các biện pháp cô lập và trừng phạt, đơn giản bởi vì từ lâu nước này đã tự cách ly mình đối với thế giới bên ngoài.

Mặc dù vậy, Bắc Triều Tiên vẫn duy trì các mối quan hệ kinh tế, chính trị nhất định với Trung Quốc, Nga, một số nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG- thuộc không gian hậu Xô Viết), Iran, Pakistan, một số nước Châu Phí khác và điều đó cho phép nước này có thể thỏa mãn ở mức tối thiểu các loại hàng hóa thiết yếu.  

Như vậy, sử dụng sức mạnh để gây sức ép đối với Bình Nhưỡng là vô ích, đặc biệt là đã từ lâu tất cả đều thấy rõ một điều - không một nước nào sẵn sàng gây chiến với Bắc Triều Tiên. Còn vô nghĩa hơn nữa khi áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này, vì tất cả các biện pháp trên đều chỉ dẫn đến một kết quả duy nhất- lập trường của Bắc Triều Tiên ngày càng trở nên cứng rắn hơn. Ít nhất là cho đến nay chưa thấy bất kỳ một trường hợp ngoại lệ nào.

Không những thế, Bắc Triều Tiên cũng rất công bằng khi chỉ ra các “tiêu chuẩn kép” trong lập trường của “cộng đồng thế giới” (trong quan hệ với nước này) và điều này gần như đã được khẳng định trên thực tế.

Một ví dụ, ngày 30 tháng 1 năm 2013, Nam Triều Tiên đã lặp lại thành tích của Bắc Triều Tiên khi cũng  phóng thành công vệ tinh đầu tiên của mình bằng tên lửa KSLV (tầng một của tên lửa được sản xuất tại Nga). Không hiểu tại sao trong trường hợp này lại không có bất kỳ ai nghĩ tới việc áp dung các biện pháp trừng phạt đối với Nam Triều Tiên, hoặc chí ít cũng là vài lời lên án hoặc “lấy làm tiếc”.

Nếu Nam Triều Tiên có quyền tiến hành các vụ phóng tên lửa vũ trụ, thì tại sao Bắc Triều Tiên lại không có quyền đó? Đồng ý là công nghệ sản xuất tên lửa mang và tên lửa đạn đạo có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng hai công nghệ trên không phải là một. Dù sao cũng rất không công bằng khi áp dụng với hai nước Triều Tiên hai tiêu chuẩn khác nhau.      

Cả trong vấn đề liên quan đến việc sở hữu công nghệ hạt nhân cũng thế. Giữ bí mật một công nghệ (hạt nhân) đã có tuổi đời 68 năm là điều rất không thực tế. Tuy nhiên chỉ có 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an mới chính thức có quyền sở hữu công nghệ hạt nhân. Đây cũng chính là một loại tiêu chuẩn kép.

Nhưng mọi việc không dừng lại ở đó mà còn trở nên tồi tệ hơn, - hóa ra là trên thế giới này còn có một nguyên tắc nữa là: “Làm vua cũng thua thằng liều“. Nguyên tắc này đã được Nam Phi, Ấn Độ, Israel và Pakistan thực hiện rất thành công khi lần lượt sở hữu vũ khí hạt nhân (tuy sau đó Nam Phi đã từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng đây là sự lựa chọn của chính họ chứ không có ai bắt buộc).

Các nước trên tuyệt nhiên không gặp phải một vấn đề gì, mà ngược lại, họ đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và có một điều khác cực kỳ quan trọng nữa là tăng cường khả năng đảm bảo an ninh quân sự. Xác suất các cuộc tấn công xâm lược chống lại bất kỳ một nước nào trong số đó đến thời điểm này gần như bằng không.

Tại sao Bắc Triều Tiên lại không có quyền tham gia vào câu lạc bộ hạt nhân? Đây không phải là tiêu chuẩn kép nữa mà là “tiêu chuẩn ba mặt”. Lập luận cho rằng Israel và Ấn Độ là các nước dân chủ (nên có quyền sử hữu vũ khí hạt nhân) cũng không mấy thuyết phục, vì không một ai có thể phủ nhận một mối nguy hiểm chết người đối với toàn thế giới của tiềm lực hạt nhân Pakistan.

Thế mà không những không có bất kỳ một nước nào đứng ra áp dụng các biện pháp trừng phạt để bóp nghẹt Pakistan mà nhiều nước còn ca ngợi, thán phục và cung cấp cho nước này rất nhiều tiền và vũ khí.

Tuyên bố của Bộ ngoại giao  Bắc Triều Tiên ngày 12 tháng 2 năm 1013 nêu rõ: “Trong lịch sử hơn 60 năm của LHQ , trên toàn thế giới đã có hơn 2.000 vụ thử hạt nhân và 10.000 vụ phóng vệ tinh, nhưng chưa có bất cứ một nghị quyết nào của Hội đồng bảo an cấm các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa vũ trụ”. Và rõ ràng đây là một sự thật không thể chối cãi được .

Không thể đối thoại


Mô tả thêm một lần nữa tính chất đặc thù của chế độ Bắc Triều Tiên là không cần thiết, - nó đã quá rõ và không dễ chịu chút nào. Nhưng nếu như không ai sẵn sàng tiêu diệt chế độ ấy bằng lực lượng quân sự và các biện pháp trừng phạt chắc chắn chỉ mang lại hiệu ứng ngược, thì tại sao lại không bắt đầu các cuộc đối thoại với Bắc Triều Tiên?

Đối thoại không phải lúc nào cũng vô tác dụng. Khi mà vào cuối những năm 90 và đầu các năm 2000 Xe-ul thực hiện chính sách “ánh dương ấm áp” đối với Bắc Triều Tiên, lập trường của nước này  đã mềm mỏng đi rất nhiều. Sau đó Xe-ul thiết chặt chính sách. Bắc Triều Tiên lại đáp trả bằng một sự cứng rắn tương tự.

Hiện nay cả hai miền Triều Tiên đã có hàng ngũ lãnh đạo mới. Không chỉ có thế, tại Nam Triều Tiên cũng bắt đầu xuất hiện cái gọi là “Triều đình tổng thống” với việc ngày 25 tháng 2 năm nay, con gái của cố tổng thống Pắc Chung Hi là Pắc Kim Khe cũng đã chính thức nhậm chức Tổng thống sau cuộc bầu cử tháng 12 năm ngoái. Có thể, bà này sẽ dễ tìm tiếng nói chung với nhà lãnh đạo Kim Châng Un chăng?      

Tuy nhiên, Xe-ul rất sợ là giúp Bắc Triều Tiên cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích nước này chống lại mình. Nỗi quan ngại đó nếu đứng trên góc độ con người là rất dễ thông cảm, không những thế, nó còn có cở sở thực tiễn rất chắc chắn.

Nhưng mặt khác, không giúp Bắc Triều Tiên không những không làm suy yếu được nước này mà còn làm cho nó ngày càng trở nên cứng rắn hơn. Nhưng nếu nhìn tổng thể thì còn một khía cạnh khác còn tồi tệ hơn nhiều- đó là sự phụ thuộc trong chính sách của Xe-ul.

Người Nam Triều Tiên quá quan tâm đến việc giới lãnh đạo Washinton, Bắc Kinh, Tokyo và Matxcova sẽ nghĩ gì. Bên cạnh đó, dù người Nam Triều Tiên rất căm ghét Nhật Bản nhưng lại cũng rất sợ làm phật lòng nước này. Kết quả là Bắc Triều Tiên bác bỏ thẳng thừng khả năng đối thoại với Nam Triều Tiên và đòi gặp gỡ tay đôi với Mỹ. Tuy điều đó là rất đáng tiếc nhưng một lập trường cứng rắn như vậy cũng có cơ sở của nó.

Còn bây giờ xin đề cập đến Washinton. Việc xử lý các vấn đề liên Triều lẽ ra phải được thúc đẩy nhiều bởi chủ nghĩa hòa bình của Tổng thống Mỹ hiện tại là Obama. Không những thế, đây chính là thời điểm thích hợp nhất vì ông không phải băn khoăn gì về việc tái đắc cử nữa (đã tái đắc cử rồi) và trong bối cảnh cần phải cắt giảm một cách đáng kể ngân sách quân sự thì chủ nghĩa yêu hòa bình như vậy lại càng nên được thể hiện một cách rõ ràng và nhất quán hơn.

Sẽ không ai gây khó khăn gì cho Obama nếu ông này đưa ra một cam kết chính thức với Kim Châng Un là Mỹ sẽ không tấn công Bắc Triều Tiên. Không thể không thừa nhận một điều là đối với Bắc Triều Tiên thì vũ khí hạt nhân trước hết là phương tiên để kiềm chế ( răn đe) Mỹ để nước này không tấn công Bắc Triều Tiên.

Đến thời điểm này thì một cuộc tấn công quân sự như vậy hoàn toàn bị loại trừ. Thế thì tại sao Mỹ lại không đưa ra các cam kết chính thức? Làm như vậy không có nghĩa là  Mỹ phải từ bỏ trách nhiệm đối với đồng minh Nam Triều Tiên, bởi vì Mỹ chỉ cần cam kết với Bắc Triều Tiên là sẽ không tấn công trước.

Nhưng hiện nay dư luận có cảm tưởng rằng chính sách đối với Triều Tiên của B. Obama mang sức ỳ quá lớn. Vấn đề này hình như nằm ở ngoại vi sự quan tâm của ông. Có vẻ như B. Obama cũng chưa sẵn sàng cho việc tìm kiếm một cách tiếp cận mới cho vấn đề Triều Tiên. Ít nhất là cho đến thời điểm này.

Đối với Nhật Bản thì nhu cần giải quyết vấn đề Triều Tiên cũng không lớn. Trong cách nhìn của Nhật Bản thì Triều Tiên là kẻ thù trong lịch sử và là đối phương và đối thủ cạnh tranh trong hiện tại. Tokyo tuyệt đối không quan tâm đến việc thống nhất một cách hòa bình hai miền Triều Tiên. Nhật Bản quá hài lòng với thực trạng một bán đảo Triều Tiên suy yếu do bị chia cắt  và hai miền luôn ở trạng thái gầm ghè lẫn nhau.

Nhưng ở một góc độ khác, Nhật Bản lại rất sợ mối đe dọa tên lửa- hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Vì thế sẽ không có ai gây khó khăn cho Tokyo nếu nước này cũng đưa ra một cam kết chính thức là sẽ không tấn công Bắc Triều Tiên. Dĩ nhiên, một cuộc tấn công như vậy về mặt nguyên tắc là không thể thực hiện được, và nếu đã biết như vậy thì chỉ cần chính thức thông báo điều đó cho Bình Nhưỡng biết. Cam kết không tấn công Bắc Triều Tiên cũng sẽ không gây bất cứ tổn hại nào cho khả năng tự vệ của Nhật Bản.

Giữa Bắc Kinh và Matxcova


Mọi người thường cho rằng, trong việc giải quyết các vấn đề liên Triều thì Trung Quốc có một vai trò đặc biệt vì nước này có một mối quan hệ cũng rất đặc biệt với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Trên thực tế, tình hình phức tạp hơn nhiều.

Hiện nay cả Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đều cố che giấu sự không ưa nhau. Vấn đề là ở chỗ Bắc Kinh cần Bình Nhưỡng với tư cách là một bù nhìn câm lặng trong khi không có một người nào trong gia đình họ Kim lại chấp nhận như vậy. Các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên thừa hiểu Trung Quóc muốn gì ở họ- đó là sự thần phục tuyệt đối.

Không những thế, họ cũng hiểu rất rõ là sự giúp đỡ của Trung Quốc không hề vô tư một chút nào. Đơn giản vì Trung Quốc cần Bắc Triều Tiên trong vai trò một khu đệm cần thiết ở biên giới Đông Bắc của mình.

Mặt khác, Trung Quốc cũng thừa hiểu là nếu gây sức ép lên Triều Tiên thì điều đó có thể dẫn tới việc cắt đứt các mối quan hệ và Trung Quốc sẽ mất chút ảnh hưởng hạn chế mà mình đang có đối với Bắc Triều Tiên. Nhìn toàn cục thì lập trường của Trung Quốc, thoạt nghe thì rất khó tin, nhưng gần như không khác gì lập trường của Tokio và Washinton.

Tất cả họ đều muốn Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên từ bỏ vũ khi hạt nhân và duy trì nguyên trạng, có nghĩa là chia cắt Triều Tiên và hai miền vĩnh viễn trong trạng thái đối đầu nhau.  

Và cuối cùng, Nước Nga. Không giống như các cường quốc khác, Nga rất quan tâm đến việc hòa bình thống nhất bán đảo Triều Tiên. Một nước Triều Tiên thống nhất sẽ là một đồng minh cực kỳ quan trọng của Nga ở Châu Á. Matxcova có mối quan hệ bình thường với cả Bình Nhưỡng và Xe-ul, có thể trở thành một nước trung gian lý tưởng giữa quốc gia này.

Hơn nữa, đã hai năm nay Bình Nhưỡng rõ ràng là đang tìm mọi cách để xích lại gần hơn với Matxcova với hy vọng Nga sẽ trở thành một đối trọng với Bắc Kinh. Nhưng rất tiếc là chính sách đối ngoại của Nga hiện nay đang chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc cho nên Nga đã để mất rất nhiều cơ hội, khả năng và cả đồng minh nữa.

Bây giờ thì trong vấn đề Triều Tiên, lịch sử lại lặp lại, Matxcova đã bất chấp lợi ích của mình, ngoan ngoãn đi theo luồng của Bắc Kinh và Washington, bỏ phiếu ủng hộ tất cả các nghị quyết thiết chặt trừng phạt, dù những biện pháp trừng phạt và cấm vận đó đó chỉ làm tình hình càng thêm xấu đi.  

Liên quan đến vấn đề này không thể không đặt ra một câu hỏi: Tại sao chúng ta (Nga) không đòi hỏi chấm dứt ngay lập tức các chương trình hạt nhân và tên lửa của Pakistan? Đây chính là mối đe dọa trực tiếp đối với chúng ta và các đồng minh trong Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể.

Tại sao chúng ta luôn xung phong làm luật dư bào chữa miễn phí cho Teheran (Iran), trong khi chưa một lần nào nhận được một sự biết ơn dù là nhỏ nhất dưới bất kỳ hình thức nào? Tại sao chỉ đối với Bắc Triều Tiên chúng ta mới thể hiện tính nguyên tắc của mình? Nhưng hỏi thế thôi, khó mà trông chờ một phản ứng phù hợp với hoàn cảnh đơn thuần chứ chưa dám nói đến một cách tiếp cận sáng tạo đối với các vấn đề đặt ra.  

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và rất đáng để tham khảo).

Lê Hùng (BĐV)

CHÍ PHÈO ĐỜI MỚI


Nguyễn Hưng Quốc - Nhà nước Chí Phèo



Nguyễn Hưng Quốc


 Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

 Tình hình chính trị giữa Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên trong mấy tuần vừa qua có cái gì thật lạ lùng. Nó có khả năng gây nên một thảm kịch nhưng lại có vẻ như một hài kịch. Nó khiến người ta vừa lo sợ vừa thấy buồn cười. Chính quyền của cả Mỹ lẫn Nam Triều Tiên cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực vừa ráo riết chuẩn bị đối phó một cách rất tốn kém lại vừa âm thầm cho là sẽ không có chuyện gì quan trọng xảy ra cả.

Dường như trong lịch sử hiếm có hiện tượng nào quái đản đến vậy. Chính quyền Bắc Triều Tiên tuyên bố đặt nước họ trong “tình trạng chiến tranh”, đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ, gửi thư yêu cầu các tòa đại sứ cũng như tất cả các nhân viên Liên Hiệp Quốc và người ngoại quốc nói chung nên về nước để tránh tai họa, cấm nhân công Nam Triều Tiên sang làm việc ở khu kỹ nghệ Kaesong - nơi có 124 công ty do người Nam Triều Tiên làm chủ - nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, tung tin là họ đã di chuyển các hỏa tiễn đến nơi này nơi nọ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, và kêu gọi nhân dân nước họ sẵn sàng cho một trận thư hùng một mất một còn với đế quốc Mỹ và các anh em của họ ở biên giới phía Nam. Mấy chục năm nay, quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên trải qua khá nhiều căng thẳng, tuy nhiên, hiếm có lúc nào giới cầm quyền Bắc Triều Tiên lại sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh bạo đến như vậy. Nghe, dễ ngỡ như chiến tranh sắp bùng nổ gần như ngay tức khắc.

Mỹ, một mặt, phản ứng khá quyết liệt: tăng cường máy bay ném bom đến Nam Triều Tiên, điều tàu chiến đến bán đảo Triều Tiên, nâng cao hệ thống phòng thủ chống tên lửa không những ở các căn cứ quân sự đóng tại Nam Triều Tiên mà còn cả ở Guam, cách Bắc Triều Tiên hơn 3000 cây số. Một số người, phần lớn là các cựu quan chức, lên tiếng cảnh cáo Bắc Triều Tiên: Việc họ tấn công Mỹ không khác gì một hành động tự sát! Nhưng mặt khác, thái độ của các giới chức đương quyền cũng như ngay của báo giới thì có vẻ như chả có gì ghê gớm sắp xảy ra cả. Phía Nam Triều Tiên cũng vậy. Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố cứng rắn: Bà đã ra lệnh cho quân đội Nam Triều Tiên đáp trả mạnh mẽ bất cứ hành động khiêu khích nào của Bắc Triều Tiên; tuy nhiên, quân đội Nam Triều Tiên vẫn bình tĩnh, dường như không có một cuộc tái bố trí ào ạt nào để chuẩn bị cho chiến tranh.

Tại sao?

Robert E. Kelly, trong một bài báo đăng trên The Diplomat ngày 10 tháng Tư năm 2013, ví Bắc Triều Tiên như một thằng bé bị bệnh hoang tưởng, lúc nào cũng tưởng sắp bị chó sói ăn thịt (the boy who cried wolf). Với người Việt Nam, có thể xem Bắc Triều Tiên như một gã Chí Phèo trên sân khấu chính trị thế giới.

Nhớ, trong truyện Chí Phèo, Nam Cao phác họa nhân vật Chí Phèo như một tên vô lại, tối ngày say sưa, chỉ làm được một việc duy nhất là chửi khống và ăn vạ. Về tài chửi của hắn, Nam Cao tả: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo.”

Chí Phèo hận Bá Kiến, kẻ làm cho hắn bị bắt và bị ở tù mấy năm, nhưng hắn chẳng dám làm gì Bá Kiến cả. Hắn chỉ biết đập chai rượu rồi cào vào mặt cho máu me chảy ra bê bết rồi nằm lăn ra đường, thoạt đầu, giãy đành đạch rồi sau giả vờ nằm im, thở phều phào như sắp chết. Cuối cùng, Bá Kiến chỉ dỗ dành vài ba tiếng, hắn lại vui vẻ làm tay sai cho Bá Kiến. Bá Kiến cần đòi nợ ai ư? Thì hắn lại tu mấy hớp rượu vào lấy can đảm rồi đến nhà người ấy nằm lăn ra ăn vạ. Cứ như thế. Cho đến lúc chết.

Thái độ của giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ nhiều thập niên gần đây không có gì khác Chí Phèo cả. Khi nào dân chúng đói quá hoặc khi có nguy cơ phản kháng trong nội bộ, họ lại đem súng đạn ra dọa. Mỹ, Nam Triều Tiên và quốc tế, để cho yên chuyện, lại rót cho họ ít tiền hoặc ít lương thực, họ lại yên. Cứ thế. Hết lần này đến lần khác.

Lần này, Nam Triều Tiên, Mỹ cũng như quốc tế đã quá chán ngán nên không ai dỗ dành và hứa hẹn gì cả. Người ta mặc kệ. Mặc dù Bắc Triều Tiên đe dọa bắn tên lửa có đầu đạn hạt nhân đến tận nội địa nước Mỹ (chủ yếu là vùng California), Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn im lặng. Các phóng viên báo chí nằng nặc hỏi, ông vẫn im lặng.

Tại sao?

Thứ nhất, không ai tin Bắc Triều Tiên có thể tấn công Mỹ. Bắc Triều Tiên có cả tên lửa lẫn bom nguyên tử. Nhưng họ lại chưa đủ kỹ thuật để chế tạo tên lửa liên lục địa có khả năng chở đầu đạn hạt nhân bắn đến tận nước Mỹ.

Thứ hai, dù ai cũng biết giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên có chút máu khùng, nhưng không ai tin là họ lại khùng đến độ nhảy vào một cuộc chiến tranh mà chính họ cũng biết là họ không thể thắng, hơn nữa, còn bị hủy diệt. Mấy quả bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên có thể giết chết cả mấy trăm ngàn, thậm chí, hàng triệu người dân Nam Triều Tiên, nhưng cuối cùng, chắc chắn là họ sẽ bị xóa sạch. Bởi tương quan lực lượng giữa hai miền cách nhau quá lớn. Bắc Triều Tiên chỉ có hai thế mạnh: một là ở quân số (khoảng trên sáu triệu người, nếu tính cả quân dự bị) và hai là vũ khí hạt nhân. Nhưng thế mạnh thứ hai chủ yếu là để dọa chứ không phải để sử dụng. Sử dụng, chỉ có nghĩa là tự mình tiêu diệt mình. Còn lực lượng bộ binh của Bắc Triều Tiên, tuy đông, nhưng lại được trang bị vũ khí rất kém, lại ít luyện tập, nên, từ góc độ chiến tranh hiện đại, chúng rất vô nghĩa. Càng đông càng dễ bị giết nhiều. Vậy thôi. Ngoài thế mạnh tương đối ấy, mọi mặt còn lại, Bắc Triều Tiên đều rất yếu. Yếu về kinh tế. Yếu về đồng minh: Họ chỉ có một đồng minh duy nhất: Trung Quốc; nhưng Trung Quốc càng ngày càng nhìn họ như một gánh nặng, thậm chí là một tai họa, nên chắc chắn cũng sẽ không thể giúp đỡ được gì họ như vào những năm 1950-53.

Điều hầu hết giới bình luận chính trị quốc tế đồng ý là Bắc Triều Tiên chỉ lên gân dọa dẫm với hai mục tiêu chính: Một, dùng chiến tranh để vận động quần chúng tập hợp chung quanh Kim Chính Ân, nói theo chữ của Robert E. Kelly, một “thằng bé bị bệnh hoang tưởng” (the boy cried wolf). Và hai, để mè nheo với thế giới, đặc biệt, với Mỹ để, thứ nhất, có ít tiền viện trợ; và thứ hai, được hợp thức hóa kho nguyên tử của mình.

Người ta tin là không ai thực sự muốn chiến tranh. Bắc Triều Tiên có thể muốn nhưng vì biết chắc chắn không thể thắng nên sẽ không dám. Nam Triều Tiên thì vừa không muốn chiến tranh lại vừa không muốn thắng. Không muốn chiến tranh? Rất dễ hiểu. Nhưng còn không muốn thắng? Đó là sự thật. Một nước Triều Tiên thống nhất, như sự thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức vào tháng 10 năm 1990 sẽ là một gánh nặng đầy tai họa về mọi phương diện, từ kinh tế đến xã hội và chính trị, cho Nam Triều Tiên. Mỹ và cả Trung Quốc nữa cũng đều không muốn chiến tranh và cũng không muốn ai thắng ai trong cuộc chiến tranh giữa Nam và Bắc Triều Tiên: Trung Quốc cần Bắc Triều Tiên làm vùng trái độn để bảo vệ biên giới nước họ và họ cũng không muốn Bắc Triều Tiên chiếm hẳn Nam Triều Tiên để trở thành mạnh mẽ đủ để thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của họ. Mỹ cần sự tồn tại của cả hai nước Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên để có lý do đóng quân ở Nam Triều Tiên hầu kiềm chế Trung Quốc.

Không ai muốn chiến tranh xảy ra, tuy nhiên, ai cũng thấy cách hành xử của Bắc Triều Tiên trong mấy tuần qua là một trò chơi nguy hiểm. Giống như đùa với lửa. Thoạt đầu, đùa. Sau, cháy nhà thật.

Ở đây, có hai nguy cơ chính.

Thứ nhất, sau khi đã ăn nói hung hăng như những anh hùng sẵn sàng xả thân “diệt Mỹ cứu nước” với dân chúng suốt mấy tuần lễ vừa qua, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên không thể lẳng lặng xếp trống xếp dùi. Một việc làm như thế sẽ khiến dân chúng chưng hửng, cụt hứng, từ đó, thất vọng, bất mãn, làm mất uy tín và ảnh hưởng của nhà lãnh đạo mới và trẻ như Kim Chính Ân. Bởi vậy, người ta tiên đoán thế nào Bắc Triều Tiên cũng làm một cái gì đó.

“Cái gì đó” sẽ dẫn đến nguy cơ thứ hai: từ xung đột nhỏ sẽ bùng nổ thành xung đột lớn. Ví dụ, Bắc Triều Tiên sẽ lại mở một cuộc tấn công nhỏ nhắm vào Nam Triều Tiên, giết chết vài chục lính hoặc dân Nam Triều Tiên, như năm 2010. Lần ấy, Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak quyết định tự kiềm chế tối đa trước cả ba lần khiêu khích của Bắc Triều Tiên (vào ngày 26/3 khi một chiếc tàu Nam Triều Tiên bị thủy lôi Bắc Triều Tiên đánh chìm khiến gần 50 thủy thủ bị chết; ngày 29/10 khi hai bên giao tranh nhỏ với nhau ở biên giới; và ngày 23/11 khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa vào một hải đảo nhỏ thuộc Nam Triều Tiên). Nhưng sau lần ấy, Tổng thống Lee Myung-bak lại bị dân chúng chê là yếu đuối. Lần này, Tổng thống Park Geun-hye không có lựa chọn nào khác ngoài sự cứng rắn. Lý do là bà mới thắng cử và mới lên làm Tổng thống, bà cần một hình ảnh của một lãnh tụ cương quyết và quả cảm, dám đương đầu với thử thách. Bởi vậy, bà nhất định sẽ có phản ứng. Người ta hy vọng đó là những phản ứng vừa đủ.

Nhưng vấn đề là: Thế nào là vừa đủ? Ranh giới giữa cái gọi là đủ và không đủ rất mong manh. Chiến tranh lớn có thể bùng nổ từ sợi chỉ mong manh ấy.

Wednesday, April 10, 2013

CẦM CẦN MÀ LAO....


CHUYỆN VỚI CẦN LAO




Mại dô, "cả thành phố xây dựng nông thôn mới" đê!


CHUYỆN VỚI CẦN LAO






Bài biên đã giật nước cho trôi, nhưng đói quá nên hồi lên đớp tạm. Đcm bọn con bò!



Phot_Phet: A, xin chào Nông dân! Đi đâu mà mặt mũi trông " suy thoái " thế?



Nông dân: Anh đểu nó vừa vừa thôi. Mặt tôi như này mà anh bảo là " suy thoái " à? Chỉ có mặt đảng viên mới như thế thôi. Đừng có đem cái thói ăn nói ất ơ của Cả Chọng bác anh mà gán cho tôi. Phải tội!

Phot_Phet: Vầng, em xin bác. Chả hay bác đi đâu?

Nông dân: Tôi đi góp ý kiến về sửa đổi hiến pháp. Tôi không biết hiến pháp là gì và cũng chả quan tâm, nhưng nghe đâu có bàn đến ruộng đất, thứ thiết thân với chúng tôi nên đi bồ hóng rồi làm tí dưa góp.

Phot_Phet: Bác định góp ý gì?

Nông dân: Chúng tôi muốn được tư hữu đất đai lâu dài. Nhưng trong dự thảo vẫn nhất quyết bảo thuộc về ông nhà nước. Mà đã là của ông ấy rồi thì chúng tôi bàn làm đéo gì.

Phot_Phet: Thế bác vìa nhà mà nằm cho khỏe.

Nông dân: Ấy chết, đâu có được. Không đi phải tội như chơi ấy chứ. Biết là chả có lợi ích gì nhưng khi cần người ta vẫn lấy chúng tôi ra làm trò hề và lá chắn.

Phot_Phet: Các bác đã đông đảo lại còn cao giá nhỉ. Đến như mấy ông nhân sĩ chí thức giả cầy, dân chủ nửa mùa cũng lấy các bác ra làm bình cắm hoa. Làm nông dân như các bác kể cũng sướng.

Nông dân: Anh chỉ được thói liên thiên. Đã bảo rồi, sung sướng chả đến lượt chúng tôi đâu, nhưng khi khổ đau hay cần tí màu mè sơn vẽ thì chúng tôi...ăn đủ. Mà anh đi đâu đấy?

Phot_Phet: Xuống Tiên lãng thăm nhà Vươn, người anh hùng, vĩ nhân, phát súng báo hiệu của cái mùa xuân An-nam, niềm tự hào cần lao giai cấp, trong đó có bác.

Nông dân: Bố láo thây! Ai bảo anh thế?

Phot_Phet: Toàn tinh hoa họ phán thế mà?

Nông dân: Dắm dít chứ tinh hoa chó gì! Nói anh hay, Vươn nó địa chủ đấy. Tay nó hàng chục hát - a, phát canh thu tô hàng chục năm giời, trong khi chúng tôi, người thì mất đất, kẻ còn cũng chỉ đào được cái lỗ ỉa. Mần cái anh nông dân mà tập trung nhiều ruộng đất thì đích thị là địa chủ rồi chứ còn gì nữa, phỏng?

Phot_Phet: Thế còn trắng tay như các bác?

Nông dân: Phải dùng lời của tiền nhân thôi, là bạch đinh. Chứ ngôn lời chế độ ta làm chó gì có chữ đó.

Phot_Phet: Gớm, các bác quả là thiên tài. Thế mà lâu nay cứ tưởng...

Nông dân: Chúng tôi ngu chứ gì? Chúng tôi không ngu, chỉ gian tí thôi. Sự thật là như thế. Chỉ tiếc là cái gian cũng vặt vãnh, chứ không thì...

Phot_Phet: ???

Nông dân: Nước ta phải to bằng nước Tầu.

Phot_Phet: Ối giời ơi...

Nông dân: Đấy, bởi cái gian nó lặt vặt nên cái tham nó cũng nhỏ mọn. Người gian thì có tính tham, gian tham mà lị. Haizz, nghĩ lại tiếc...

Phot_Phet: Thôi bác ạ. À mà hiến pháp đâu mỗi chuyện đất đai, còn bao thứ như điều 4 khẳng định sự độc quyền lãnh đạo của đảng, rồi quân đội phải trung thành với tổ quốc, với nhân dân chứ không phải trung thành với đảng....

Nông dân: Tôi bảo anh rồi. Những thứ đó chúng tôi không quan tâm. Thằng nào lãnh đạo cũng được, miễn chúng tôi có ăn, trung thành với ai cũng được, miễn có giặc giã chúng tôi chỉ lo chạy mà không phải vác thân làm lá chắn. 

Phot_Phet: Các bác bàng quan, vô trách nhiệm quá.

Nông dân: Thực ra thì chúng tôi luôn đau đáu đấy chứ và trách nhiệm cũng rất nặng nề. Chưa kể hậu quả thì chúng tôi cũng hàng đầu lãnh đủ. Cơ mà thôi, lý luận với anh chán bỏ mẹ. Anh xuống nhà Vươn đi để tôi còn ra hội trường.

Phot_Phet: Thôi, để việc đó cho nhân sĩ chí thức và các nhà dân chủ họ lo. Tôi ra hội trường cùng các bác cho vui. Tiện thể góp cái ý kiến cho đúng tinh thần công dân.

Nông dân: Anh định góp cái ý gì?

Phot_Phet: Cái ý tôi góp là: Nếu sau cái hiến pháp này mà toàn dân có cơm ăn, nhà nhà có áo mặc, cái văn hóa đi lên, xã hội bớt suy đồi thì hãy nên. Còn không dẹp mẹ đi, đỡ nhức đầu, tốn của và dáo dác lòng người. Manh áo vá thêm thắt dải nơ hồng chỉ làm cho cái hình hài bé mọn trốc lở thêm khôi hài và thảm hại thôi.

Nông dân: Khiếp, anh nói hay hơn đài. Theo anh, tôi nên góp ý gì?

Phot_Phet: Không góp ý gì cả. Mà chỉ dọa thôi, đại khái như bố mày dựng lên được thì bố mày cũng giật đổ được.

Nông dân: Tiên nhân anh. Đồ phản động!

Phot_Phet: Nên nhớ, phản động là đi ngược lại với xu thế của thời đại. Chứ không phải tội đồ.

Nông dân: Hố hố hố...



(Từ phọt phẹt blog)



___________________________________________





KHUYẾN MẠI HÀNG CONG VÀNH