Saturday, August 3, 2013

CHUYỆN CUNG ĐÌNH...







(Phần 5) 

Chân dung Đại ca “kịch bản” thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt

QLB


Chân dung Hoàng Văn Chánh



Hoàng Văn Chánh là loại người đặc biệt bí hiểm, một kẻ sở hữu nhiều khối tài sản tổng giá trị lên hàng chục nghìn tỷ đồng (rất nhiều bất động sản và cổ phần do các tập đoàn “thưởng” cho Chánh sau những phi vụ kiểu như phi vụ chiếm đoạt Ngân hàng Bảo việt) nhưng lại không đứng tên bất kỳ tài sản gì (rất nhiều đàn em đứng tên dùm cho Chánh), và không xác định được Hoàng Văn Chánh hiện đang ở nhà nào trong hàng chục biệt thự riêng tại trung tâm thủ đô Hà Nội, tuy nhiên, có một căn mà Chánh thường xuyên lui tới, đó là căn số 10 Nguyễn Gia Thiều, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội, đối diện xéo bên kia là biệt thự của vị “chính trị gia đáng kính”, đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Mặc dù là một nhân vật đầy quyền lực, nhưng tuyệt đối không tồn tại bất kỳ thông tin gì về Chánh trên hệ thống truyền thông. Chính vì vậy, trong liên minh Mafia tài chính Hà Nội, Hoàng Văn Chánh được gọi riêng một cách kính cẩn là “đại ca xã hội”.






Tiểu sử Hoàng Văn Chánh cũng được bảo mật tuyệt đối, chỉ biết rằng, thuở hàn vi của Chánh là thời gian công tác tại Công ty Điện lực Tp Hà nội, chi nhánh Đống Đa. Nhờ lập một “đại công” trong việc phát hiện Vợ ông anh “chính trị gia đáng kính” Nguyễn Sinh Hùng (lúc ấy đang là một nghiên cứu sinh đi học tại Bungari) đang ngoại tình với tài xế riêng, cuộc đời Chánh bắt đầu sang trang kể từ đây.

Điện lực Đống Đa, 
nơi ghi dấu thuở “hàn vi” của Hoàng Văn Chánh

Sau khi lập được “đại công”, Chánh chính thức trở thành “đàn em thân tín”, tháp tùng đàn anh trong mọi chuyến công cán dù chưa có “danh phận” gì. Cuối năm 1992, sau khi nắm chức Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông anh ngay lập tức kéo Chánh về Bộ tài chính làm trợ lý thân cận. Sự nghiệp của Chánh lên như diều gặp gió, nhưng bản chất “xã hội đen” thể hiện rõ trong Chánh khi chỉ nhận chức trợ lý suốt 14 năm trường từ thời ông anh làm Thứ trưởng BTC, rồi đến Bộ trưởng Bộ tài chính. Nếu so sánh, “duyên nợ” của Chánh và vị đàn anh này cũng không khác gì mấy so với chuyện Hòa Thân và vua Càn Long bên Tầu. Hãy điểm lại một số hình ảnh đã gắn chặt cuộc đời Hoàng Văn Chánh và vị “chính trị gia đáng kính”:






Dù không có quyền xuất hiện trong các buổi họp công vụ nhưng Hoàng Văn Chánh luôn có mặt trong hậu trường suốt chặng đường sự nghiệp chính khách của ngài “Chính trị gia đáng kính”


Ai cũng biết Chánh là người đã lập “đại công” phát hiện Vợ của Nguyễn Sinh Hùng ngoại tình với tài xế, nhưng có một điều hiếm người biết, Chánh cũng chính là người đã mai mối cho vị “chính trị gia đáng kính” này một cô gái làng chơi gốc Nam Định tên Lê Thị Mai Hương, sinh năm 1969 (chỉ nhỉnh hơn cậu con trai đầu Nguyễn Sinh Nhật Tân vài tuổi) để làm Vợ hai. 




Chánh đã thay mặt ngài “chính trị gia đáng kính” xóa sạch quá khứ nhơ nhớp của cô vợ bé bằng cách biến cô thành cán bộ công chức nhà nước. Hiện cô là “chuyên viên" thuộc Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều buồn cười là cô bán bia ôm năm nào đã được kết nạp vào Đảng và nực cười hơn là cô đang được giao phụ trách mảng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ!!! Năm 2004, cô đã tặng một nàng công chúa cho vị “chính trị gia đáng kính” khi “chàng” đã gần tròn 60 tuổi (không biết đồng chí Nguyễn Sinh Hùng đã cho đi xét nghiệm ADN chưa?!). 





Trong vụ Ngân hàng Bảo Việt, Lê Thị Mai Hương cũng chính là cầu nối để Bộ 4T tiếp cận “riêng” với “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng qua con đường thân tình. Với quá khứ nhơ nhớp, Lê Thị Mai Hương cũng đã rất hạn chế xuất hiện trước công chúng trong suốt thời gian qua.

Từ cô bán bia ôm Lê Thị Mai Hương đã trở thành bà mệnh phụ quý phái bên cạnh “vị chính trị gia đáng kính” – Hình ảnh hiếm hoi trong một chuyến công du nước ngoài


Năm 2006, khi “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “thoát ly” Bộ Tài chính để vào Bộ chính trị nhận chức vụ cao hơn, vừa không đủ tiêu chuẩn mà cũng vừa nhằm tránh tiếng cho đại ca, Chánh rút lui vào hậu trường, một mặt Chánh vẫn dùng uy quyền của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng để khống chế các đời Bộ trưởng Tài chính kế nhiệm, mặt khác Chánh cũng thay mặt đại ca điều hành “hệ thống” kinh tài sân sau kiêm việc điều phối nơi ăn, chốn ở cho vị đại ca này. 


Ngoài các hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính quan trọng mà Chánh gián tiếp lũng đoạn, Hoàng Văn Chánh còn trực tiếp đứng sau hàng loạt các doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp “ma” để “kinh doanh dự án” là chính như: Công ty Cổ phần Đức Hoàng (địa chỉ: 28B Phạm Hồng Thái, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội); Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất nội thất KB (281Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội); Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Zinnia (263 Thụy Khuê - Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam); Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây Dựng Việt Thành (Số 475 Trần Khắc Chân, P. Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội); Công ty CP Đầu tư Bình Minh Xanh (H10 Ngõ 132 Trung Kính P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội); Công ty Cổ phần Thương mại Minh Đức Lộc (Số 326 Đường Lạc Long Quân Q. Tây Hồ Thành phố Hà Nội) và gần đây là thành công chiếm “thầu dự án” công trình Vườn Cây Bác Hồ tại Đông Anh, Hà Nội, biến khu vực này thành căn cứ địa vững chắc cho vị “chính trị gia” và phe nhóm mỗi dịp hội kín. Vòi bạch tuộc của Chánh còn vươn vào cả Tp.HCM khi miếng mồi “gói thầu dự án cầu Thủ Thiêm 2” cũng đã rơi vào tay liên doanh Tập đoàn Đại Dương và Tập đoàn SSG !!! (2 tập đoàn sân sau và em ruột của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng)





Với quyền lực được củng cố liên tục “leo thang” theo bước tiến sự nghiệp của vị “chính trị gia đáng kính” Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Văn Chánh được “đặc quyền” điều phối nguồn tài chính khổng lồ của Bộ Tài chính thông qua các đời Bộ trưởng Bộ tài chính từ thời 1997 đến nay, bao gồm cả đặc quyền quyết định nguồn vốn của Bộ Tài chính tại Tập đoàn Bảo Việt (Bộ Tài chính nắm tới 70.91% cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt và Tập đoàn Bảo Việt lại nắm 52% cổ phần của Ngân hàng Bảo Việt). 


Dù hiện Chánh đã không còn biên chế thuộc Bộ Tài chính nhưng tiếng nói của Chánh vẫn là “nghiêm lệnh” đối với các vị Bộ trưởng tài chính sau này, từ Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, Vương Đình Huệ đến Đinh Tiến Dũng hiện nay đều không thể “thoát” được cái “vòng kim cô” mà Chánh đã tròng lên (các vị trí từ chuyên viên chính đến vụ trưởng hầu hết là người do Chánh đưa vào từ thời Nguyễn Sinh Hùng còn làm Thứ trưởng, Bộ trưởng và Phó thủ tướng phụ trách BTC); với sự “am hiểu về bộ máy” của Bộ tài chính và các đặc quyền Chánh có được ở Bộ này từ năm 1997 đến nay, cả 3 Bộ trưởng Bộ tài chính sau này đều phải nhờ đến sự “sắp đặt” của Chánh, và “vòng kim cô” của Chánh lại có dịp phát huy sở trường khi trong kỳ họp Quốc hội thứ 5 vừa qua đã thông qua “NQ lấy phiếu tín nhiệm hàng năm” đối với các vị Bộ trưởng, và “đặc quyền sinh sát” một lần nữa lại rơi vào tay vị “thứ trưởng bộ tài chính năm xưa” mà Chánh là người đứng sau. 





Quay lại “vụ Bảo Việt”, qua một số thông tin trên, có lẽ độc giả đã rõ phần nào kịch bản của vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt mà Chánh là “tác giả kịch bản kiêm đạo diễn” giật dây 4 mũi tấn công: 


-Mũi thứ nhất là dùng truyền thông Vietnamnet để “tạo dư luận”, triệt hạ uy tín của Ngân hàng Bảo Việt và những kẻ thuộc phe “bảo thủ, chống đối” trong thành phần lãnh đạo ngân hàng (như anh Lê Trung Hưng), nhằm biến ngân hàng Bảo Việt từ chỗ là nạn nhân thành tội phạm; 


- Mũi thứ hai là dùng tay trong Trần trọng Phúc, Dương đức Chuyển để vừa có thông tin “mật” bên trong ngân hàng, vừa từng bước thâu tóm những cổ phần rớt giá liên tục để nâng “quyền biểu quyết”, và thêm dự phòng nữa là dùng 50.2% vốn nhà nước (của Bộ Tài chính mà những kẻ tay trong đang là đại diện) để tiếp tục dùng áp lực để bãi nhiệm những “kẻ cứng đầu” này trong Đại hội cổ đông sắp đến; Theo một nhà phân tích tài chính am hiểu Chánh còn cho biết thêm: điều hết sức nguy hiểm là mục tiêu mà Chánh nhắm đến không chỉ là Ngân hàng Bảo Việt mà chính là Tập Đoàn Bảo Việt, hiện Chánh đã “phù phép” để Hà Văn Thắm và Nguyễn Hồng Phương biến hơn 15% vốn sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Bảo Việt thành cổ phần sở hữu cá nhân đứng dưới nhiều tên tuổi khác nhau !!!





Ai là kẻ đã bao che cho Hoàng Văn Chánh cùng đồng bọn tự tung tự tác thao túng Tập đoàn Bảo Việt và Ngân hàng Bảo Việt??? Ai là kẻ đã bật đèn xanh cho truyền thông Vietnamnet tự do vi phạm pháp luật để công khai triệt hạ uy tín Ngân hàng Bảo Việt và thành phần lãnh đạo Ngân hàng này để Chánh và nhóm Mafia tài chính dễ bề thâu tóm? Tại sao những kẻ thâu tóm tham lam này là ngân hàng sân sau Ocean Bank, là đệ ruột Hoàng Văn Chánh, là em gái Nguyễn Hồng Phương (tập đoàn SSG) của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mà không phải là ai khác ??? Những câu hỏi lớn này sau khi xem qua loạt bài viết, độc giả đã phần nào tự đưa ra được câu trả lời. 


Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về những liên quan đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các hành động “phản ứng quyết liệt” của Nguyễn Sinh Hùng trong “vụ Bảo Việt”.

Friday, August 2, 2013

CÓ CÁI LỜI ĐỒN...




Chuyện Mỹ và Việt Nam

Lữ Giang

Trưa thứ 5 ngày 25.7.2013, lúc 11 giờ 30 chúng tôi nhận được bản “Tuyên bố chung” bằng tiếng Anh của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama do Tòa Bạch Ốc phổ biến, tôi định dịch một số đoạn chính ra tiếng Việt để tối lên nói chuyện trên truyền hình, nhưng lại nghĩ rằng thử vào website của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội xem có bản dịch bằng tiếng Việt chưa. Tôi vào và tìm thấy nó đã nằm sẵn ở đó rồi!

Đây là một bản tuyên bố dài 3.200 từ, đọc hơn 30 phút, nếu dịch nhanh thì cũng phải mất vài tiếng. Dùng Google có thể dịch nhanh nhưng thường sai nghĩa quá nhiều và quá xa, không thể dùng được. Tại sao họ dịch mau như vậy?

Tại vì “mọi sự đã được an bài”. Cuộc họp giữa Chủ Tịch Trương Tấn Sang và Tổng Thống Obama từ 24 đến 26.7.2013 chỉ là các nghi thức ngoại giao, mọi chuyện đã được hai bên thảo luận và quyết định trước rồi. Bản tiếng Việt của bản tuyên bố chung cũng đã được dịch sẵn.

Như vậy các kháng thư, thỉnh nguyện thư hay những tiếng kêu trên các đường phố…về “dân chủ  và nhân quyền cho Việt Nam” chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc họp thượng đỉnh này cả!





HƯỚNG DẪN HAY LÁI TIN?

Mặc dầu “mọi sự đã được an bài”, trong những ngày trước cuộc họp và khi cuộc họp giữa hai bên đang diễn ra, đài Á Châu Tự Do (RFA), một cơ quan được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, lại mở chiến dịch  kích động  phong trào đòi Mỹ buộc Việt Nam phải thực thi dân chủ và dân quyền mới thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam. Một số còn yêu cầu Mỹ đừng cho Việt Nam gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)!

Ông Nguyễn Văn Khanh, giám đốc ban Việt ngữ của đài RFA, người luôn tuyên bố “mới từ Tòa Bạch Ốc trở về”, còn đi làm “phóng viên” cho nhiều đài truyền thanh và truyền hình Việt ngữ khác để cổ động cho chiến dịch đòi hỏi này.

Tuy nhiên, qua các cuộc họp, người ta thấy cả Ngoại Trưởng Kerry lẫn Tổng Thống Obama đều “thổi ống đu đủ” cho Trương Tấn Sang căng phồng lên và trong bản tuyên bố chung, người ta thấy Hoa Kỳ đã quyết định thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện” (comprehensive partnership) với Việt Nam và thúc đẩy Việt Nam tham gia tích cực vào việc hoàn thành hiệp ước TPP vào cuối năm nay. Hoa Kỳ không hề đòi hỏi Việt Nam phải thực thi dân chủ và dân quyền. Thế là thế nào?

Như chúng tôi đã nói, sau cuộc gặp gỡ giữa Obama và Tập Cận Bình vào tháng 6 vừa qua, nhiều nước Á Châu nghi ngờ Mỹ đã giao Biển Đông cho Trung Quốc. Chủ Tịch Trương Tấn Sang đã vội qua Bắc Kinh ký một loạt 10 hiệp ước và tuyên bố hai nước quyết định thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trước tình thế này, Tổng Thống Obama một mặt mời Trương Tấn Sang qua thăm Mỹ bàn về quan hệ đối tác, mặt khác sai Phó Tổng Thống Joe Biden đi trấn an các nước Á Châu.

Dĩ nhiên, khi muốn dụ Việt Nam xa Trung Quốc ra, Mỹ phải “thổi ống đu đủ”. Ngoài ra, có lẽ do sự lèo lái của Mỹ, hôm 28.7.2013 Ấn Độ cho biết sẽ cấp tín dụng 100 triệu cho Việt Nam mua bốn tàu tuần tra của Ấn Độ. Ấn Độ cũng sẽ bán hỏa tiễn siêu âm BrahMos chống chiến hạm cho Việt Nam. Hỏa tiễn này có đầu đạn nặng 300kg, tầm bắn lên tới 290km.

Trước những diễn biến thuận lợi cho Việt Nam như vậy, đài RFA không còn loan tin theo hướng “ta thắng địch thua” của sách quốc văn giáo khoa thư chống cộng nữa, ngày 26.7.2013 đài này đã cho phổ biến một bài dưới đầu đề “Gặp gỡ Obama-Trương Tấn Sang: hai bên cùng thắng”, trích dẫn một số đoạn quan trọng trong tuyên bố chung biểu hiện sự thắng lợi đó, chẳng hạn như:

“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

“Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.”

Sau đó, dùng cô nhân viên Diễn Thi làm cò mồi, ông Nguyễn Văn Khanh tuyên bố:

“Trong cương vị của một nhà báo, tôi thấy tôi hài lòng với cuộc gặp gỡ và kết quả của cuộc gặp gỡ vừa mới kết thúc cách đây chỉ mấy giờ đồng hồ ở Nhà Trắng giữa chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ, ông Brack Obama. Trong cương vị của một người Mỹ gốc Việt, tôi cũng hài lòng về kết quả của cuộc gặp gỡ đó…”

Khi phát biểu như vậy, có lẽ ông Nguyễn Văn Khanh muốn xóa đi những chiến dịch mà đài RFA đã phát động trước đó vì nó không phù hợp với đường lối của Washington, nhưng những lời phát biểu đó lại không phù hợp với sứ mạng của một người làm truyền thông. Trên nguyên tắc, vai trò của ký giả là là cung cấp thông tin một cách chính xác, toàn diện, đúng lúc và có thể hiểu được (It is the role of journalists to provide the information in an accurate, comprehensive, timely and understandable manner). Vai trò của người ký giả không phải là lái tin. Đó là điều RFA phải xem lại.





CHUYỆN HUYỀN THOẠI VỀ TPP

Một chuyện khôi hài nữa là Hợp Định Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP). Hiệp định đó đang soạn thảo (tức chưa có) và Mỹ cũng chỉ là một thành viên của ban soạn thảo như Việt Nam, làm sao Mỹ không cho Việt Nam vào Hiệp Định TPP được? Trong thực tế, Mỹ sợ Việt Nam bỏ chạy nên thúc Việt Nam tham gia tích cực hơn. Để độc giả có thể nắm vững vấn đề, không bị các chánh khứa chạy rong xúi bậy, chúng tôi xin tóm lược tiến trình thành lập và nội dung của dự thảo hiệp định này.

1.- Đi tìm một mô thức chung

Năm 2003, ba nước là Singapore, New Zealand và Chile họp bàn về một lộ trình tự do hóa thương mại trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2005 có thêm Brunei tham gia vào. Đền ngày 22.9.2008 Mỹ mới chính thức tham gia thảo luận. Ngày 30.12.2008, Australia, Peru và Việt Nam vào  theo, sau đó đến Canada và Mexico. Nhật tham gia sau cùng với tư cách là quan sát viên.

Cho đến nay, đã có 12 quốc gia tham gia soạn thảo quy chế của TPP, đó là Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Malaysia, Hoa Kỳ, Peru, Úc, Việt Nam, Mexico, Canada, và Nhật. Rất nhiều nước đang đứng ngoài như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Nam Hàn, Bangladesh, Pakistan, v.v.

Như vậy quy chế TPP soạn thảo chưa xong và Hoa Kỳ cũng chỉ là 1 trong 12 thành viên hiện nay như Việt Nam, nên Hoa Kỳ không có quyền không cho Việt Nam vào TPP.

2.- Những khó khăn đang gặp phải

Mô thức hình thành TPP phần lớn mô phỏng theo các hiệp ước tự do mậu dịch (free trade agreements - FTA) hiện đang áp dụng, nhưng vì các nước trong vùng lớn nhỏ và giàu nghèo khác nhau, nên khó tiến tới các tiêu chuẩn chung. Một tiêu chuẩn có thể lợi cho các nước giàu lại bất lợi cho các nước nghèo và ngược lại.

Có khoảng 30 đề mục được đưa ra thảo luận, chẳng hạn như Cạnh tranh, Hải quan, Hợp tác và Nâng cao năng lực, Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Thương mại điện tử, Môi trường, Dịch vụ tài chính, Mua sắm Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư, Lao động, Các vấn đề pháp lý, Tiếp cận thị trường hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, v.v.

Trong phiên họp thứ 17 tại Lima, Peru, vào tháng 5 vừa qua có đến 700 chuyên viên và đại diện của 10 nước tham dự, trong đó Việt Nam có 35 người. Trong phiên họp thứ 18 tại Malaysia, mới chỉ có 5 đề mục chính được thông qua là tạo thuận lợi thương mại, thống nhất tiêu chuẩn, viễn thông, phát triển và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy làm sao từ nay đến cuối năm có thể thảo luận xong cả 30 đề mục như Mỹ muốn được?

Có hai vấn đề gay cấn sẽ được thảo luận là luật lao động và thuế quan.

Về luật lao động, các nước nghèo nhờ lao động rẽ nên giá sản phẩm thấp, vì thế có nhiều nước tới đầu tư. Nay nếu nâng tiêu chuẩn lao động lên như Mỹ hay Úc, giá sản phẩm sẽ tăng lên, ai tới đầu tư và làm sao cạnh tranh?

Về quan thuế, đây là nguồn thu chính của ngân sách nước nghèo và là hàng rào ngăn chận nhập cảng xa xỉ phẩm để tiết kiệm ngoại tệ. Nay bắt giảm thuế suất xuống còn 0% đối với 90% loại hàng hóa trao đổi, lấy nguồn thu ở đâu để thay thế và làm sao ngăn chận các xa xỉ phẩm?

Trên đây mới chỉ là chuyện soạn thảo hiệp ước. Sau khi có sự đồng thuận, còn nhiều chuyện nhiêu khê khác phải giải quyết. Trước mắt là vấn đề  phê chuẩn. Chính phủ ký nhưng Quốc Hội thấy không lợi nên không phê chuẩn thì kể như thua. Một thí dụ cụ thể là Mỹ đã góp phần soạn thảo và ký Luật Biển năm 1982 và Luật thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế năm 2000, nhưng Quốc Hội Mỹ không phê chuẩn thành ra Mỹ không bị ràng buộc bởi hai luật này.

Ngoài ra, hiện nay còn khoảng 30 hiệp ước song phương và đa phương đang tồn tại trong vùng, làm sao giải quyết để vào TPP?





LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆT NAM

VNCH ngày xưa chỉ biết có Mỹ và ôm cẳng Mỹ, nên Mỹ bỏ là mất nước. CSVN ngày nay ôm nhiều cẳng cùng một lúc như Trung Quốc, Nga, Mỹ… nên có thể chơi trò đu dây để tồn tại. Hiện nay CSVN đang đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng nếu phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc thì CSVN sẽ chọn Trung Quốc, vì nước (Biển Đông) coi như đã mất rồi, nên phải giữ lấy Đảng bằng mọi giá. Theo Mỹ sẽ mất cả hai.

Mỹ hiểu rõ chuyện đó, nên không bắt CSVN phải bỏ Trung Quốc mà chỉ muốn Việt Nam tách ra khỏi Trung Quốc một khoảng cách vừa phải để Mỹ còn có chỗ đứng ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng muốn như vậy để giảm bớt áp lực từ phía Trung Quốc. Nhưng kế hoạch này của Mỹ chỉ mới đi bước đầu, chưa biết nó sẽ như thế nào?

Hiệp định TPP khi hoàn tất có thể giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng chưa chắc đã có lợi cho các nước nhỏ và nghèo, trong đó có Việt Nam. Chấp nhận TPP Việt Nam còn phải cải tiến nhiều vấn đề như hủy bỏ chế độ quốc doanh, hàng rào quan thuế, quản lý thị trường; sửa đổi luật thương mại và đầu tư, sửa đổi chế độ lao động… Nếu làm như vậy đâu còn là “xã hội chủ nghĩa” nữa? Vả lại, không chắc theo mô thức thương mại tự do sẽ phát triển mạnh hơn. Trung Quốc có theo mô thức thương mại tự do đâu mà ngày nay đã tiến lên hàng cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới?

Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN (viết tắt là AFTA) được thành lập từ năm 1992, nhưng các nước Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam vẫn chưa tham gia vì gặp khó khăn trong việc thay đổi theo những điều kiện đã được đưa ra. Đầu năm 2010, Khu vực Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc - ASEAN (ASEAN China Free Trade Area - CAFTA) lại được thành lập khiến Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN bị lu mờ. Một số nước trong vùng lại làm ăn lẽ với Trung Quốc vì có lợi hơn. Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN đã tăng vọt lên trên 200 tỷ USD mỗi năm trong những năm gần đây.

Hoa Kỳ sợ Việt Nam rút lui hay trì hoãn áp dụng một số điều khoản trong hiệp định TPP như đã làm với hiệp ước Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN, nên yêu cầu Việt Nam “cam kết hoàn tất đàm phán” về TPP vào cuối năm nay.

Về vấn đề nhân quyền, Hoa Kỳ hiểu rỏ Đảng CSVN sẵn sàng từ bỏ các quyền lợi khác để bảo vệ quyền lực của Đảng, nên không làm theo yêu cầu của các tổ chức nhân quyền mà chỉ yêu cầu Việt Nam “thu hẹp khác biệt về quyền con người” giữa hai bên mà thôi.

Qua các cuộc họp và bản tuyên bố chung được công bố, chúng ta thấy Hoa Kỳ đang áp dụng một chính sách mới để Việt Nam không đứng hẳn về phía Trung Quốc. Có điều đáng buồn cưới là đài RFA và các nhà đấu tranh không nắm vững đường lối của Washington nên thay vì lùa CSVN vào TPP để bắt phải thay đổi, nhất là chế độ quốc doanh, lại yêu cầu loại ra!

Ngày 1.8.2013

Lữ Giang







Thursday, August 1, 2013

Nghị định tưng tưng


Bà Tưng và Nghị định tưng tưng

Huỳnh Ngọc Chênh 

Từ lúc chính thức được công bố vào chiều ngày 31.7 đến sáng nay, 1.8, tôi đếm được trên mạng có gần 100 từ "điên khùng" để chỉ về nghị định 72. Cũng có vài người nói đó là nghị định tưng tưng. Tôi khuấy chữ tưng tưng nầy hơn chữ điên khùng.

Vì nó quá tưng tưng nên mang ra bàn chơi cho vui chứ chẳng nhằm vào mục đích nghiêm túc gì.


Trước hết là bàn về hai từ "tổng hợp" trong cái dzụ cấm các trang cá nhân tổng hợp tin tức từ các trang báo khác và các trang điện tử của cơ quan nhà nước. Từ tổng hợp nầy quá mơ hồ. Theo tôi hiểu tổng hợp là thu lượm thông tin trên các báo rồi viết thành bài. Như vậy thì tổng hợp hoàn toàn khác với chuyện dẫn đường link, trích nguồn hoặc đăng lại nguyên bài. Tổng hợp cũng không phải là bình luận. Vì bình luận là trước một sự kiện gì đó mà các báo đã đăng tải, trang cá nhân có thể viêt bài bình luận về sự kiện đó.





Như vậy cấm tổng hợp theo như nghị định thì có cấm trích nguồn, dẫn đường link, đăng lại hoặc bình luận hay không? Theo như giải thích của ông cục trưởng cục tê tê tê gì đó thì cấm tuốt, nguyên văn của vị đỉnh cao đó như sau: "Trước hết chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".

He he, như vậy là vi phạm nhân quyền trắng trợn rồi các xếp đỉnh cao ạ. Các vị không biết vi phạm chỗ nào thì nhà báo Hồ Trung Tú đã chỉ ra giùm đây:  Nghị định này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ... được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”.


Trang Nguyễn Tấn Dũng .org cũng tổng hợp hình ảnh và thông tin từ trang Bà Tưng


Có lẽ các vị vi phạm nhân quyền thường xuyên nên hơi bị dốt về kiến thức nhân quyền. Nhưng lén lút vi phạm hoặc làm càn rồi che giấu thì còn lấp liếm được chứ công khai đưa vào nghị định như thế này thì e rằng các vị đang thách thức Liên Hiệp Quốc và đang xổ toẹt vào những gì Nhà Nước đã cam kết với quốc tế. Đề nghị các vị đến gặp các blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vi, Thụy Nga...để các em phát cho một cuốn Tuyên ngôn nhân quyền và nghe các em giáo huấn cho hiểu biết về nhân quyền, trước khi soạn thảo và ban hành các loại nghị định tưng tưng như vậy.



Tui cũng xin tổng hợp thông tin từ trang Bà Tưng để câu viu


 He he, dường như em Bà Tưng là đã tưng trước cái ý định tưng tưng của các vị nên em đã mặc nhiên chấp hành trước khi nghị định tưng tưng của các vị ra đời. Em chỉ chuyên đưa đồ chính chủ của em lên trang cá nhân của em mà đã câu biết bao nhiêu là "viu" và gây ra biết bao sóng gió.

Hay là vì do em Bà Tưng nầy làm ra trang cá nhân như vậy khá hiệu quả nên các vị chạy theo ra nghị định tưng tưng cho phù hợp với thực tế?

Nhưng thật ra cũng không dám giỡn chơi với các vị đỉnh cao, tuy các vị có tưng tưng đấy nhưng cũng tỏ ra rất nguy hiểm.




Các vị cứ ra nghị định tưng tưng như thế là để giăng lưới đón lỏng các blogger trong nước đấy. Ngoài nước và những người chỉ dùng nick thì các vị cũng chịu thua. Thành ra nghị định tưng tưng ấy nếu có nguy hiểm thì cũng chỉ nguy hiểm với những blogger có tóc như Bô Xít, Quê Choa, Nguyễn Tường thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Trọng Tạo, Bùi Văn Bồng, Người Buôn Gió, Nguyễn Thông, Bà Đầm Xòe, Nguyễn Đắc Kiên, Mai Xuân Dũng, Đinh Tấn lực, Bùi Hằng... còn đại ca Anh Ba Sàm, chuyên gia tổng hợp tin tức thì hình như cũng biết trước nghị định tưng tưng nên đã di tản trước ra nước ngoài rồi.

Nghị định nầy nguy hiểm thế nào với các blogger? he he, các vị giăng lưới đón lỏng đó, anh nào nhảy ra tổng hợp là các vị lượm. He he, bọn nầy vi phạm pháp luật chứ có phải tù nhân lương tâm chi mô.

Tưng tưng nhưng nguy hiểm lắm chứ không phải chơi.




Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả






QUÀ TẶNG XỨ MƯA...









NGƯỜI VỢ CỦA BÙI GIÁNG

Vũ Đức Sao Biển

Đọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viển mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.

Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông – làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 – 1964).





Bà nhớ lại Bùi Giáng được cha mẹ cưới vợ cho năm 1945, khi ông vừa 19 tuổi. Hôn nhân ngày trước thường do cha mẹ đôi bên sắp đặt. Có lẽ, cuộc hôn nhân của Bùi Giáng cũng không đi ra ngoài quy ước đó. Người phụ nữ giữ nhà thờ tộc Bùi xác nhận: “Chị Bùi Giáng về làm dâu nhà ông bà bác tôi (cụ Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiền – cha mẹ ông Bùi Giáng) năm 18 tuổi. Chị là người Duy Xuyên, đẹp lắm, tóc dài da trắng cái chi cũng đẹp. Tên thật của chị là Vạn Ninh”.

Tất cả thành viên trong gia đình đều quý yêu bà chị dâu trẻ. Ông Bùi Luân – em ruột Bùi Giáng – tỏ lòng quý mến của mình với người chị dâu trong tập thơ Chớp biển của Bùi Giáng in tại Canada năm 1996: “Phải nhận là chị xinh đẹp, cởi mở, vui tính, hồn nhiên… Gương mặt chị, hình ảnh chị đã nổi bật, sáng ngời mãi trong ký ức tôi. Duy có điều bất cứ ai, dù không biết gì nhiều về tướng số, gặp chị là cũng nhận ra ngay: Chị không thể ở lâu với chúng ta trên cõi đời này, dù cõi đời vốn đã ngắn ngủi. Lấy chồng được ba năm, chị đã đột ngột lìa đời lúc mới ngoài hai mươi tuổi… Chị trút hơi thở một cách bình thản”.





Vợ chồng Bùi Giáng được cha mẹ cho một khu vườn đẹp ở làng Trung Phước để lập nghiệp. Trung Phước là thung lũng trù phú ven sông Thu, kế cận mỏ than huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Làng Trung Phước cách Thanh Châu trên dưới ba chục cây số. Có lẽ cuộc hôn nhân của lứa đôi trẻ trung này giữa miền đất Trung Phước không được êm ấm cho lắm. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Chỉ một thời gian ngắn sau ngày cưới, người vợ trẻ đã phải lặn lội từ cái thung lũng ngoạn mục nhất đó, xuôi sông Thu Bồn êm đềm với ngàn dâu xanh ngát, về nhà bố mẹ chồng ở Thanh Châu cách hàng mấy chục cây số. Trên chiếc đò bé nhỏ, chàng trai nói với người vợ trẻ: Nếu em không đổi ý quay về, không bỏ qua chuyện cũ thì tôi sẽ… nhảy ra khỏi đò!
Khách xuôi đò tưởng người con trai đùa dọa người vợ mảnh dẻ. Để nguyên quần áo, ngay lập tức anh mình gieo xuống giữa dòng sông Thu. Và bơi theo đò. Để rồi thả trôi theo dòng nước hết chỗ mấy chục cây số đó, tới tận bến nhà”.

“Bỏ qua chuyện cũ” là chuyện gì? Đó là một chuyện hết sức tức cười và trẻ con. Ông Bùi Luân tiết lộ: “Cô con dâu đứng bên bà mẹ chồng sụt sùi: Anh cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Anh không cho con mua cá mua thịt…”. Thì ra, Bùi Giáng đã… đi trước thời đại chúng ta về chủ trương… ăn chay. Ông hiểu một cách tuyệt đối thế nào đó về ẩm thực dưỡng sinh, nên chỉ thuận cho cô vợ ăn rau cải, củ quả mà không cho phép bà ăn gà, bò – hai món thịt ngon nhất của vùng Trung Phước.





Người vợ qua đời năm 1948 khi Bùi Giáng vắng nhà. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Phút lâm chung, chị không thấy mặt chồng… Tôi chỉ biết là anh có mặt vào phút chót của buổi tiễn đưa chị về nơi an nghỉ cuối cùng – anh đứng bên cạnh chiếc quan tài với vành khăn trắng trên đầu”.

Bùi Giáng yêu vợ nhưng vẫn muốn… bỏ nhà đi chơi. Cũng bình thường như bao nhiêu người đàn ông Quảng Nam lãng mạn khi xa vợ, Bùi Giáng có thể gặp gỡ, giao lưu với những người phụ nữ khác và nhận ra họ vượt trội vợ ông về một vài phương diện nào đó. Thế nhưng, tình yêu và nỗi xót xa dành cho người vợ ở quê nhà thì rất đỗi mặn mà, vô cùng tha thiết:

“Mình ơi, tôi gọi bằng nhà
Nhà ơi, tôi gọi mình là nhà tôi”.

Hai năm sau cái chết của người vợ trẻ, ông dẫn một bầy dê lên Nông Sơn chăn thả, ngao du qua những đồi núi, suối khe mơ màng để nhớ thương vợ. Hai năm sau đó nữa, ông gửi bầy dê lại cho… chuồn chuồn và châu chấu, bỏ quê nhà đi chơi tiếp. Ở đâu, ông cũng phục hiện những hình ảnh yêu dấu xưa. Bài thơ nhớ vợ có một không khí rất đỗi bi ai, tràn đầy hoài cảm:

“Em chết bên bờ lúa.
Để lại trên lối mòn.
Một dấu chân bước của.
Một bàn chân bé con!

Anh qua trời cao nguyên.
Nhìn mây buồn bữa nọ.
Gió cuồng mưa khóc điên.
Trăng cuồng khuya trốn gió.

Mười năm sau xuống ruộng.
Đếm lại lúa bờ liền.
Máu trong mình mòn ruỗng.
Xương trong mình rả riêng.

Anh đi về đô hội.
Ngắm phố thị mơ màng.
Anh vùi thân trong tội lỗi.
Chợt đêm nào, gió bờ nọ bay sang”.





Bùi Giáng bỏ cố quận ra đi biền biệt. Ra đi nhưng ông vẫn nhớ, đến tha thiết não nùng. Nhớ nhưng ông không dám trở về bởi nơi nào ở cố quận cũng nhắc ông nghĩ đến tình yêu của người vợ khổ.

Ông gọi bà với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu tiên, bà được gọi là “gái trần gian”. Ông có thể gặp gỡ, cười đùa, tán tỉnh cả trăm người phụ nữ khác nhưng lòng ông chỉ yêu và chỉ nhớ mỗi mình bà, đặc biệt những khi ông còn lại một mình, đối mặt với chính tâm thức cô đơn của mình:

“Đùa với Tuyết, giỡn với Vân.
Một mình nhớ mãi gái trần gian xa.
Sương buổi sớm, nắng chiều tà.
Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu?”.

Thứ hai, ông gọi bà là “con mọi nhỏ”. Người Duy Xuyên có lệ thương yêu ai thì gọi người ấy là “con mọi”, “thằng mọi”. Tôi lấy làm tiếc khi có vài người nghiên cứu văn học hiểu nhầm chữ “mọi” trong thơ Bùi Giáng:

“Mọi em là mọi sương xuân.
Ban sơ núi đỏ chào mừng non xanh”.

Thơ ông viết cho “con mọi nhỏ” của mình tràn đầy nỗi thương xót và tình yêu dấu:

“Giờ ly biệt, ta xin em đừng khóc.
Nào phải không?
Lệ chảy có vui gì?
Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc.
Nước xuôi dòng, ngàn thu hận ra đi”.

Ông phong tặng người vợ của mình – con mọi nhỏ, lên thành mẹ của giang san:

“Em thành Mẹ của giang san.
Em là thần nữ đoạn trường chở che”.

Thơ ông viết cho vợ càng lúc càng trang trọng. Tất cả cái mẫu tính dịu dàng, hồn nhiên, tươi đẹp, đôn hậu toát lên từ con người của bà Bùi Giáng khiến ông cảm phục vợ. Từ một con người cụ thể, mảnh mai, bà vụt trở thành hình tượng cao quý nhất trong lòng ông, trong thơ ông:

“Em thuyền quyên ban mưa móc xum xuê.
Em rắc gieo khắp xứ sở bốn bề.
Suốt địa hạt tình quê hương ba ngõ.
Anh quỳ xuống gọi em: Em mọi nhỏ”.

Lắm khi ở phương xa, ông nhớ cố quận. Qua mấy mươi năm, hình ảnh người vợ trẻ, hiền ngoan ấy vẫn sống trong lòng ông. Ông uống trà giữa Sài Gòn mà hình ảnh của bà ngày xưa ở Quảng Nam như hiển hiện trước mắt:

“Trung niên thi sĩ uống trà.
Thưa em mọi nhỏ, em đà uống chưa?”.

Một nửa cuộc đời ông, một nửa trái tim ông dành để nhớ bà.