Friday, March 15, 2013

CŨNG CHỈ LÀ MỘT KIỂU BÁN NƯỚC....



Mở mắt vẫn bị... mờ



Ngô Nhân Dụng

Nhờ các phóng viên báo Tuổi Trẻ ở Sài Gòn mọi người mới biết trẻ em Việt Nam đã được tập thói quen nhìn cờ Trung Quốc treo trên mái trường học. Bài báo đăng cả hình ảnh trong tập sách “Bé Tập Kể Chuyện” do nhà xuất bản Dân Trí ấn hành.



Ngay trang bìa là hình hai em gái đi học, trên nóc ngôi trường phấp phới lá cờ đỏ năm sao. Một bìa khác viết trên đầu trang, quảng cáo mục đích của sách học: Nắm bắt hệ thống các kiến thức trước tuổi đi học.

Nếu trước khi lên 5 hay 6 tuổi, trước khi đến trường học, mà trẻ em biết hình lá quốc kỳ các nước trên thế giới thì cũng không hại gì. Nhưng cuốn sách “Bé Tập Kể Chuyện” lại không giới thiệu đó là cờ của Trung Quốc; mà chỉ giới thiệu nó là cờ mà thôi. Ðể một lá cờ nước khác trên ngôi trường, cho trẻ em nước mình tập đọc, thì thật không hiểu nổi! Các em sẽ tập một thói quen, là coi cờ Trung Quốc là cờ, lá cờ duy nhất, và lầm tưởng đó là cờ của chính các em.

Nếu họ in lá cờ một quốc gia khác như cờ Mexico, cờ Campuchia, thì chỉ chứng tỏ là nhà xuất bản ngu dốt, không hiểu tâm lý trẻ em mà thôi. Nhưng để lá cờ Trung Quốc thì đáng bị kết tội phản quốc. Bởi vì chính phủ Cộng sản Trung Quốc đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của nước ta, sau khi đem quân tấn công đổ máu năm 1974. Cộng sản Trung Quốc cũng đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa của chúng ta vào năm 1988. Cả hai lần, các chiến sĩ Việt Nam đã bỏ mình vì nước. Trung Cộng còn ngang ngược đặt ra một đơn vị hành chánh Tam Sa để chính thức hóa việc cướp nước của họ. Sau vụ Hoàng Sa năm 1974, vụ Trường Sa năm 1988, sau cả vụ tấn công biên giới năm 1979, chính quyền hai nước chưa hề chính thức ký một hiệp ước ngưng chiến nào cả. Có thể coi như hai quốc gia vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, đem lá cờ của Trung Quốc dậy cho trẻ biết đó là “cờ,” mà không nói rõ, có thể đưa ra tòa về tội phản nghịch.



Sau khi hành động phản nghịch đó được phô bày trên bài báo, người ta kinh ngạc về phản ứng của các cơ quan nhà nước phụ trách về giáo dục. Trước hết, Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo không hề hay biết gì về cuốn sách dạy trẻ này, cho tới khi nhà báo vạch ra. Họ mở mắt hay nhắm mắt? Sau khi báo chí phanh phui, các quan giáo dục chỉ cho biết họ sẽ “rà soát!” Sẽ, chứ chưa làm gì ngay cả! Hình ảnh những lá cờ bay phấp phới trên trang sách, mở mắt ra thì phải nhìn thấy và hành động ngay lập tức chứ? Nó đâu phải mấy trái mìn chôn dưới đất mà cần phải rà soát mới thấy? Hay họ mở mắt nhưng mắt vẫn mờ vì những lý do mờ ám? Cái nhà nước này ngồi đó ăn cơm của dân để làm cái gì? Tại sao khi một bác sĩ chỉ dịch bản tài liệu “Dân chủ là gì” thì bị bắt bỏ tù ngay; còn khi một nhà xuất bản nhồi sọ trẻ em bằng lá cờ ngoại quốc thì còn phải đi rà soát ?



Càng ngạc nhiên hơn nữa khi chúng ta nghe những lời chạy chữa của bà Bùi Thị Hương, người chịu trách nhiệm xuất bản của nhà xuất bản Dân Trí. Bà giải thích: “Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài... Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi.” Bà còn bào chữa: “Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề.”

Công tác chữa chạy này theo đúng mô hình quen thuộc, đúng đường lối của Ðảng Ta. Thứ nhất, là chối tội. Thứ hai là gian trá.

Chối tội rằng “nội dung và hình ảnh cuốn sách rất bình thường.” Nhưng đem dạy trẻ em ba, bốn tuổi về lá cờ, cho trẻ em thấy hình ảnh đầu tiên trong sách của lá cờ, mà lại dùng cờ một quốc gia đang xâm chiếm nước mình, thì đó là hành động rất “nặng nề,” không thể coi là bình thường được! Gieo rắc những hạt giống đầu tiên vào trí óc trẻ em, trắng tinh như những trang giấy mới, thì phải thận trọng! Làm sai rồi sẽ không thể dễ dàng xóa đi được. Lối chối tội này giống hệt như sau cuộc cải cách ruộng đất tàn sát hàng trăm ngàn đồng bào. Như nhà văn Lưu Quang Vũ viết: “Có những cái sai không thể sửa được!”



Gian trá, cho nên mới nói đây là sách dịch, cho nên họ vẽ cờ gì mình phải giữ, không thể sửa chữa được; như bà Bùi Thị Hương nói “phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi.” Người đọc chỉ cần coi một trang trong cuốn sách cũng thấy đây không phải là sách dịch.

Trang 14 trong một cuốn sách cho trẻ em tập đọc chữ C. Phần trên có các hình ảnh như Cây, con Cua, con Cá, lá Cờ, trái Cam, vân vân. Dưới là những chữ viết để tập đọc.

Nếu đây là một cuốn sách tập đọc của trẻ em Trung Hoa thì chắc chắn không thể có từng trang cho mỗi chữ A, B, C được. Chữ Tàu không dùng mẫu tự ABC. Trẻ em bên Tàu sẽ tập đọc từ những chữ ít nét, dần dần đọc đến chữ nhiều nét. Như vậy thì không thể nào có vấn đề “giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc” như bà Hương nói. Cam đoan trong bản gốc, nếu có, không có trang nào dạy trẻ em Trung Hoa tập đọc mà lại vẽ hình quả cam cùng với con cua và lá cờ được. Ðó là những chữ rất nhiều nét, khó nhớ, chắc học hết bậc tiểu học các em mới tập nhớ được.




Khi bà Bùi Thị Hương quả quyết, “...chắc sẽ không thể sửa nội dung sách,” và “không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng” thì chính mắt bà có biết nội dung bản chữ Hán thế nào không? Có trang nào dạy trẻ em Trung Hoa học các chữ A, B, C hay không? Họ có thay đổi nội dung khi chuyển sách của họ thành sách dạy trẻ em nói tiếng Việt hay không?

Cho nên phải nghi ngờ: Không biết thật sự có một bản gốc nào hay không; hay là đây là một sáng tác của các đồng chí Trung Quốc giúp dạy trẻ em nói tiếng Việt? Nếu có bản gốc, nó đã được dịch “nguyên xi” hay là được phóng tác? Nếu khi phóng tác, người ta đã phải đã sửa tất cả thứ tự trong nội dung, biến đổi lối dậy chữ Hán sang dạy chữ Việt được, thì tại sao không thay đổi được một cái hình lá cờ? Ai làm công việc dịch hoặc phóng tác mấy cuốn sách dạy trẻ em 3, 4 tuổi này? Với mục đích nào? Tại sao một nhà xuất bản của Hội Khuyến Học Việt Nam mà lại khuyến khích cho trẻ em tập nhìn lá cờ Trung Quốc, tập gọi đó là cờ, ngay từ khi các em chưa vào lớp Một? Họ có nằm trong một âm mưu nhồi sọ để đồng hóa trẻ em Việt Nam hay không?

Ngày xưa có ông thi sĩ của đảng cộng sản hân hoan khi được nghe: “Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin.” Nếu sau này có thể sẽ thấy những em bé Việt Nam khi nhìn thấy lá cờ Trung Cộng treo trên trụ sở huyện Tam Sa bèn reo lên: Cờ! Cờ! Yêu biết mấy mấy khi nghe con tập nói!

Công việc nhồi sọ trẻ em Việt Nam này đã có dụng ý man trá ngay từ đầu, khi nhà xuất bản tự giới thiệu, “Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo Dục Ðào Tạo,” nhưng không nói đó là Bộ Giáo Dục Ðào Tạo đóng tại Bắc Kinh. Nguồn gốc Bắc Kinh của cuốn sách chỉ là một minh chứng cho câu nói nổi tiếng của ông Lê Duẩn: “Ta Ðánh Miền Nam là Ðánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc...”

Nhờ các nhà báo lanh mắt và có lương tâm, một âm mưu nhồi sọ và đồng hóa đã bị vạch ra. Như nhà thơ Bùi Chí Vinh đã viết:

Nhân dân ngửi ra mùi bá quyền qua Luật biển năm 1982...

Thi sĩ đánh hơi mùi bành trướng qua Tuyên bố ứng xử biển Ðông... đã hóa trò hề

Tất cả đã ngửi, đã đánh hơi, đã báo động nhiều lần nhưng chẳng ai nghe

Ðã không nghe lại còn bịt miệng Tú Xương, khóa mồm Cao Bá Quát

Hèn chi đến hôm nay mở mắt vẫn bị... mờ!


_______________________________



KHÔNG PHẠT SAO CHẤM MÚT ĐƯỢC?


Bộ Công an vẫn quyết phạt 'xe không chính chủ'



TP - Mặc dù Bộ GTVT chưa đồng ý với thời gian xử phạt xe không chính chủ nhưng đại diện Bộ Công an khẳng định vẫn thực hiện và ra Thông tư 11 để triển khai. Theo đó, từ 15-4 xe máy, ô tô mua bán không sang tên đổi chủ sẽ bị xử phạt.



Theo Thông tư 11, từ 15-4 CSGT bắt đầu xử lý xe không chính chủ. Ảnh: Minh Đức.


Xe máy phải có 4 loại giấy tờ

Chiều qua đại diện Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt - C26 (Bộ Công an) cho biết, Thông tư 11 ra đời là văn bản cụ thể nhất để xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó có việc xe mua bán không làm thủ tục sang tên, đổi chủ theo quy định. Thông tư có 3 chương 17 điều vừa được Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành.

Cụ thể, từ ngày 15-4 nếu phát hiện xe không sang tên, đổi chủ sau 30 ngày mua bán qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Công an cũng lưu ý, với các phương tiện đang lưu thông trên đường CSGT và các lực lượng làm nhiệm vụ trên đường không được dừng xe để kiểm tra, xử lý hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện.



Cùng với nội dung trên, Thông tư 11 còn quy định xe máy phải có ít nhất 3 loại giấy tờ bắt buộc, gồm: Đăng ký, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Cụ thể, Điều 6 quy định: “Tại thời điểm kiểm soát, người điều khiển phương tiện không xuất trình được giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe; bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mà người đó trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định”.

Riêng các trường hợp vi phạm giao thông, đi chuyển đổi quyền sử dụng và để xảy ra tai nạn chủ phương tiện còn phải có thêm giấy chứng nhận xe chính chủ.

Đại diện C26 cho biết, hiện Thông tư đã được phổ biến đến công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 15-4 sẽ được CSGT tại các địa phương áp dụng.

Phải 2 năm nữa mới xử lý được xe chính chủ



Theo Thông tư 11, từ 15-4 CSGT bắt đầu xử lý xe không chính chủ. Ảnh: Trọng Đảng.


Cho ý kiến về việc xử lý xe chính chủ, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, về hành vi không sang tên đổi chủ đã được quy định rất lâu, Luật Giao thông đường bộ cũng quy định.

Do vậy việc không sang tên đổi chủ phương tiện theo quy định là vi phạm. Xử phạt là đúng. Tuy nhiên sau khi có Nghị định 71 nâng mức phạt lên cao gấp 6 lần người dân đã có sự phản ứng.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính hạ mức phí xuống, còn Bộ Công an rút gọn thời gian làm thủ tục hành chính, cùng với đó cần có thời gian giải quyết những tồn đọng cho xe chưa sang tên đổi chủ hiện nay.

Tuy nhiên sau khi nghiên cứu Thông tư 11 và các văn bản Bộ Công an vừa ban hành, tổ biên tập dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thấy có một số vấn đề liên quan xe chính chủ cần phải nghiên cứu thêm.

Cụ thể, phải xác định được xử phạt hành vi này thì xử phạt ai, người bán hay người mua? Thông tư nói tất cả chủ phương tiện vi phạm luật đến mức tạm giữ phương tiện đều điều tra thêm hành vi chuyển chủ hay chưa, vi phạm hiện lại rất nhiều, nếu không cẩn thận người dân chỉ vi phạm một hành vi lại bị xử phạt thêm hành vi khác…Do vậy cần ít nhất 2 năm chuẩn bị mới thực hiện được xử lý xe không chính chủ.



Bộ GTVT và Công an có vênh nhau? Ông Hiệp cho rằng, sự vênh nhau giữa các bộ ở một Nghị định hay một chủ trương là hết sức bình thường. Đây là sự phản biện xã hội, rất nhiều văn bản nghị định Chính phủ khi ban hành vẫn còn ý kiến khác nhau.

Trước khi thông qua tờ trình, Chính phủ còn có phần ghi ý kiến khác nhau của các bộ. Việc Bộ GTVT muốn lùi thời gian xử lý xe chính chủ cũng xét trên ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và dư luận phản hồi về bộ thời gian vừa qua.

Phùng Sưởng - Trọng Đảng

Đ.M. BÁO ĐẢNG MÀ KÊU BÁO NHÂN DÂN!



“Vinh danh” hay tiếp tay cho cái xấu ?



“… một số ‘giải thưởng quốc tế’, do một số tổ chức nước ngoài trao cho một số người có hành vi vi phạm pháp luật, … đó là trường hợp của những người như Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi.” 

“Riêng với Huỳnh Ngọc Chênh, nhân vật này tỏ ra rất hí hửng và đắc thắng với “vinh dự” của mình, nên đã đi quá xa khi phát biểu tại lễ trao giải “Công dân mạng 2013″, đã lớn tiếng vu cáo Nhà nước Việt Nam cản trở các blogger, hạn chế tự do báo chí, cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân nên các thông tin đăng tải trên báo chí đều theo định hướng của Ðảng cầm quyền!”.



Trong những ngày qua, không hiểu vô tình hay cố ý mà cùng một thời điểm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số tổ chức như “Phóng viên không biên giới”, “Tự do ngôn luận quốc tế” liên tiếp tổ chức “vinh danh” một số người Việt đang sử dụng internet để xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá Việt Nam. Việc “vinh danh” của họ nhằm mục đích gì?


Nhiều năm qua, việc người Việt Nam được trao một giải thưởng quốc tế nào đó không còn là chuyện hiếm. Bằng tài năng, trí tuệ của mình, nhiều người Việt Nam đã mang lại vinh dự cho Tổ quốc qua các giải thưởng có uy tín trên thế giới. Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, nhưng điều đó vẫn chứng tỏ tài năng, trí tuệ Việt Nam, với những bước phát triển rất đáng tự hào. Từ nghệ sĩ Ðặng Thái Sơn, nhà toán học Ngô Bảo Châu, kỳ thủ Lê Quang Liêm,… đến hàng trăm học sinh đạt giải cao trong các kỳ Olympic khoa học quốc tế thật sự là niềm tự hào, trở thành tấm gương để thế hệ trẻ noi theo, tiếp tục làm rạng danh Tổ quốc. Ngược lại, một số “giải thưởng quốc tế”, do một số tổ chức nước ngoài trao cho một số người có hành vi vi phạm pháp luật, không những không đem lại vinh dự cho Tổ quốc mà còn làm xấu đi hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế, đó là trường hợp của những người như Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi.



Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức “Phóng viên không biên giới” (RSF) – một tổ chức phi chính phủ thành lập tại Pháp vào năm 1985 với nhiệm vụ cổ súy cho tự do báo chí và tự do ngôn luận kiểu phương Tây, trao giải “Công dân mạng 2013″ nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet (12-3). Nguyễn Hoàng Vi được tổ chức “Tự do ngôn luận quốc tế” (IFEX), có trụ sở chính tại Canada, “vinh danh” là một trong bảy phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận; riêng Tạ Phong Tần là một trong chín phụ nữ được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới 2013″. Trên thực tế, đây là các giải thưởng mà nếu không có sự tâng bốc của mấy tổ chức phản động như Việt Tân, đảng Dân chủ Việt Nam,… cùng mấy cơ quan truyền thông VOA, BBC, RFA, RFI,… và một số blog của các đối tượng có thái độ chống đối, thì hầu như không ai biết tới. Thật ra, đây không phải là lần đầu các đối tượng có “thâm niên” trong việc chống đối Nhà nước Việt Nam được trao tặng các “giải thưởng nhân quyền”. Tính sơ sơ cũng đã có gần chục loại “giải thưởng nhân quyền” được trao cho các đối tượng chống đối ở Việt Nam, nhưng để gây tiếng vang, người ta còn đề cử vài ba người để xét nhận giải thưởng Nobel hòa bình, Nobel văn chương!



Ðể trao giải cho Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Phong Tần, RSF, IFEX và Bộ Ngoại giao Mỹ đã bỏ qua, thậm chí đi ngược lại tôn chỉ, mục đích và ý nghĩa ban đầu của các giải thưởng mà họ đã khởi xướng là “khuyến khích và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do internet”. Và họ cũng không e dè khi nói rõ điều này, như khi trả lời phỏng vấn đài VOA, Giám đốc phụ trách truyền thông của RSF – Lucie Morillon cho rằng: “Trao giải thưởng cho blogger Chênh là cách chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của những nhà báo tự do tại Việt Nam cổ súy cho quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và tự do internet bất chấp sự đàn áp và kiểm duyệt gắt gao của nhà cầm quyền Hà Nội”. Còn đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, trong phát biểu tại buổi trao giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới 2013″ lại “ca ngợi” Tạ Phong Tần là “một trong những blogger đầu tiên tại Việt Nam bình luận về các tin tức, sự kiện chính trị bị nhà cầm quyền hạn chế; giúp thức tỉnh các blogger và nhà báo tại Việt Nam dám dũng cảm chuyển tải thông tin, chính kiến tới người dân Việt Nam”. Hai ý kiến trên cho thấy đối với RSF, IFEX và Bộ Ngoại giao Mỹ, vấn đề không phải là “tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet”, mà là “tự do chống đối” Nhà nước Việt Nam. Bởi vậy, biện bạch thế nào thì họ cũng không thể lẩn tránh một sự thật là, bằng việc trao giải thưởng, họ đã tiếp tay cho cái xấu, cổ vũ cho người đã có hành vi vi phạm pháp luật. Như trường hợp Tạ Phong Tần, ngày 9-3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: “Ðây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước”.



Trước hết cần khẳng định Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng Vi không phải là những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Có thể tìm hiểu điều này qua các bài viết, ý kiến mà các đối tượng này đã đăng tải trên blog cá nhân hay trả lời phỏng vấn của một số báo, đài nước ngoài. Trong đó, họ xuyên tạc tình hình kinh tế – xã hội trong nước, vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên để kích động chống phá, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Trong ba đối tượng này, nổi bật hơn cả là Tạ Phong Tần. Báo chí trong nước đã công bố cụ thể nhiều thông tin mà lẽ ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cần tham khảo trước khi “vinh danh” người này. Chính Tạ Phong Tần từng thừa nhận đã nhiều lần viết bài, trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài để nói xấu ngành Công an, nói xấu Nhà nước. Tính đến thời điểm trước khi bị bắt năm 2011, Tần đã viết, phát tán gần 900 bài viết có nội dung xuyên tạc, chống đối Nhà nước Việt Nam theo “kịch bản” của các cá nhân, tổ chức bên ngoài; viết và trả lời BBC, RFI, RFA hơn 100 bài. Với những hành vi cố tình và mang tính hệ thống đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 25-9-2012, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Tạ Phong Tần 10 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Ðiều 88 Bộ luật Hình sự. Ðây chính là cơ sở để khẳng định Tạ Phong Tần đi lạc vào ý nghĩa của giải thưởng “Phụ nữ can đảm thế giới 2013″ như tôn chỉ, mục đích giải thưởng này của Bộ Ngoại giao Mỹ.



Vậy ý đồ phía sau các giải thưởng nhân quyền nói trên là gì? Xét từ bản chất vấn đề thì Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi hay một số đối tượng khác như Nguyễn Văn Hải (blog “Ðiếu cày”), Phan Thanh Hải (blog “Anh ba Sài Gòn”), Vũ Quốc Tú (blog Uyên Vũ), Ngô Thanh Tú (blog Thiên Sầu), Lê Hồ Ngọc Ðiệp (blog Trăng đêm), rồi Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy… chỉ là mấy “quân bài”, trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch cùng một số người đang rắp tâm triển khai ở Việt Nam. Họ cố gắng tô vẽ cho các đối tượng này qua các mỹ từ “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ”, “tù nhân lương tâm”,… Nhưng họ không thể che đậy được một “kịch bản” đã và đang được triển khai để vừa làm ảnh hưởng tới uy tín của Ðảng và Nhà nước Việt Nam, vừa lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do internet để tiến hành hoạt động chống đối nhằm gây bất ổn chính trị ở Việt Nam. Việc trao các loại “giải thưởng nhân quyền” cho các đối tượng kể trên chính là một phần của kịch bản này. Và thật sự là hành động cổ súy, dung túng cho phần tử chống đối Nhà nước, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam.



Sự việc càng nghiêm trọng hơn, sau khi được người ta “vinh danh”, bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, Tạ Phong Tần, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi đã trả lời phỏng vấn, “phát biểu cảm tưởng” trên một số cơ quan truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam như VOA, RFA, RFI, BBC… Riêng với Huỳnh Ngọc Chênh, nhân vật này tỏ ra rất hí hửng và đắc thắng với “vinh dự” của mình, nên đã đi quá xa khi phát biểu tại lễ trao giải “Công dân mạng 2013″, đã lớn tiếng vu cáo Nhà nước Việt Nam cản trở các blogger, hạn chế tự do báo chí, cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân nên các thông tin đăng tải trên báo chí đều theo định hướng của Ðảng cầm quyền! Tuy nhiên, những lời lẽ đó lại chứa đựng một mâu thuẫn mà chắc chắn chính Huỳnh Ngọc Chênh không thể lý giải. Bởi, nếu thật sự Việt Nam cản trở các blogger thì làm sao “lực lượng blogger” ở Việt Nam có thể ngày càng phát triển “lớn mạnh và rộng khắp” như chính Huỳnh Ngọc Chênh thừa nhận khi phát biểu tại buổi nhận giải? Làm sao hằng ngày Huỳnh Ngọc Chênh vẫn công bố bài trên blog của ông ta mà không bị gây khó khăn? Sao ông ta lại phủ nhận và nói xấu những điều mà chính ông ta đang được thụ hưởng? Tương tự như thế, khi trả lời phỏng vấn của BBC và RFA, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Minh Tú – em gái Tạ Phong Tần, đều bày tỏ niềm “vinh dự”, “tự hào” vì được trao “giải thưởng”; họ coi đây là nguồn “khích lệ” cho các “nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” tại Việt Nam! Là người Việt Nam, họ nên thấy xấu hổ chứ không phải là vinh dự, vì hành vi của họ đã hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của dân tộc và vi phạm pháp luật của Việt Nam. “Giải thưởng” họ được trao chỉ làm cho họ ngày càng trở thành công cụ đắc lực trong tay những người đang tìm mọi cách chống phá, cản trở, với ý đồ làm thay đổi bản chất chính trị – xã hội ở Việt Nam mà thôi.



LAM SƠN

Nguồn: Báo Nhân dân

Thursday, March 14, 2013

BẢN CHẤT LƯU MANH...


Tin tặc giả danh 'Anh Ba Sàm'


Hình ảnh từ trang basam trước khi bị đánh sập
Blog Basam nổi tiếng với các thông tin trái chiều


Chủ trang Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh nói bài viết về những "biên tập viên" của trang điểm tin này do tin tặc đưa lên.


Bài trên trang bị đột nhập nói về cá nhân ông Vinh và một người được cho là biên tập viên khác ở Hoa Kỳ với tên Đinh Ngọc Thu, vốn được gán cho là tác giả của chính Bấmbài viết về bản thân và các nhân vật phụ trách trang Ba Sàm.
"Cái việc họ làm bài giả biên tập viên là họ dựa trên thông tin họ lấy được trong hộp thư của chúng tôi, ông Vinh trao đổi với BBC tối 14/3.
"Đương nhiên tôi biết là họ có thông tin bên ngoài vì có những cái họ không thể có được qua hôm thư.
"Họ lắp ghép vào, xào xáo đủ thứ và họ đánh lừa được nhiều người", ông nói thêm.

'Bịa đặt hoàn toàn'

Ông Vinh nói ông đã nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại và email của độc giả hỏi về bài viết trên trang bị tin tặc chiếm.
Chủ blog nói có những thông tin trong bài viết là "bịa đặt hoàn toàn và bôi nhọ".
"Riêng tôi có một hai tình tiết họ bị đặt hoàn toàn."
Chủ blog Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh
Ông nói: "Riêng tôi có một hai tình tiết họ bị đặt hoàn toàn.
"Ví dụ như là nói chuyện về gia đình tôi và nói rằng tôi qua thủ tục pháp lý thì được thừa hưởng toàn bộ nhà của hai ông bà cụ là sai hoàn toàn.
"Nhà của ông bà cụ tôi được ba tôi di chúc chia đều cho bốn anh em.
"Nhưng mà di chúc như thế với tình trạng pháp lý hiện nay thì anh em chúng tôi không chia nhau được vì má tôi còn sống.
"Má tôi năm nay 90 tuổi mà bị lẫn thì không thể làm thủ tục chia được.
"Hoặc là họ nói tôi ly dị là sai hoàn toàn."

'Nhẹ nhàng, lịch sự'

BBC cũng đã gọi vào số điện thoại của bà Thu nhưng được dẫn tới hộp thư thoại.
Ông Vinh nói ông sẵn sàng nói về những thông tin liên quan tới ông nhưng "không biết chắc, không muốn và không có quyền xác nhận" các thông tin về những người khác.
Ông cho biết: "Những gì không thuộc phần của tôi, vài ngày nữa khi chúng tôi xong trang ổn định của chúng tôi mà không sợ bị xóa thì chúng tôi sẽ thông báo về chuyện này."
Chủ blog thậm chí nói trong "đêm nay" ông sẽ có thông báo về trang Ba Sàm mới ở một địa chỉ khác cũng trên trang blog WordPress.
Ông nói ban biên tập sẽ cố gắng thực hiện bảo mật tốt hơn với một lớp bảo mật qua điện thoại khi truy cập vào tài khoản thư điện tử gmail.
"Phải nói thẳng là trong suốt hơn năm năm, tôi không bị áp lực gì căng thẳng từ cơ quan chức năng. "
Ông Nguyễn Hữu Vinh
Nhưng ông cũng nói khả năng bị tấn công luôn luôn có do số lượng tệp thông tin dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh hay video mà ông nhận được quá lớn và người ta luôn có thể cài mã bẩn vào các tệp thông tin.
Bình về sức ép của chính quyền đối với ông, chủ blog nói:
"Phải nói thẳng là trong suốt hơn năm năm, tôi không bị áp lực gì căng thẳng từ cơ quan chức năng.
"Chỉ đôi lần thông qua quan hệ bạn bè thì họ có đề nghị tôi ngừng.
"Có lần họ đề nghị tôi thôi [tường thuật] và gỡ các hình ảnh trực tiếp xuống, tôi nói tôi có thể đồng ý nhưng sẽ thông báo với độc giả đây là đề nghị của cơ quan chức năng.
"Như vậy cũng là để giảm bớt áp lực với họ."
Ông Vinh nói thêm:
"Họ cũng có đề nghị tôi không để trong list [danh sách] của tôi blog này, blog kia, tôi cũng chấp nhận một phần.
"Tôi coi cái đó không đáng kể. Tôi nói tôi không để trong list, nhưng bài vở tôi vẫn điểm.
"Tất cả yêu cầu của họ có tính chất nhẹ nhàng thôi, nhẹ nhàng, lịch sự.
"Tôi là người có nhiều kinh nghiệm và có quan hệ rộng."
Ông Vinh nói với BBC cho tới trước khi bị đánh sập, blog Ba Sàm có khoảng 100.000 lượt người truy cập mỗi ngày.
Chính quyền Việt Nam có chính sách hà khắc đối với các bloggers và vẫn nằm trong danh sách "kẻ thù internet" của tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

FROM BBC

__________________________________________________


TQ hoàn tất thủ tục đổi ghế lãnh đạo


Ông Tập Cận Bình
Tổng bí thư ĐCS TQ Tập Cận Bình, vừa nhận chức Chủ tịch nhà nước và Chủ tịch Quân ủy
Trong một cuộc bầu chọn không có gì gay cấn, ông Tập Cận Bình vừa nhận chức Chủ tịch nhà nước Trung Quốc và Chủ tịch Quân ủy.
Công cuộc thay đổi giới lãnh đạo tại Trung Quốc bắt đầu từ tháng 11 năm 2012 khi ông Tập Cận Bình trở thành lãnh tụ Đảng, thay ông Hồ Cẩm Đào, nay đã hoàn tất và ông Tập trở thành một trong số rất ít người trong lịch sử Trung Quốc vừa là người đứng đầu đảng, nhà nước và quân đội.
Vậy ông tiếp nhận một đất nước như thế nào từ ông Hồ Cẩm Đảo?

'Thái tử đỏ'

Kerry Brown, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, cho rằng nhờ công của ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng đáng kế - tăng gấp bốn lần so với cách đây 10 năm.
"Ông Hồ Cẩm Đào cũng đã làm được việc duy trì sự đồng thuận chính trị khi giới lãnh đạo phải đối mặt với những hoàn cảnh chính trị và quốc tế phức tạp, đặc biệt phải thực thi quá trình chuyển tiếp chính trị sau vụ bê bối của ông Bạc Hy Lai," ông Brown nói.
Ông John Garrnaut, một phóng viên người Hoa viết cho tờ Sydney Morning Herald và tờ The Age cũng cảm thấy thành quả lớn nhất của ông Hồ là giữ gìn an ninh ổn định trong nước trong hoàn cảnh khá khó khăn.
Tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn phía trước.
"Nếu Trung Quốc cuối cùng tiến tới dân chủ thì khó có thể hình dung điều đó sẽ xảy ra nếu không có một nhà lãnh đạo cứng tay."
Kerry Brown
"Tình trạng bất bình đẳng không khá hơn so với cách đây 10 năm và Trung Quốc là một đất nước rất bất bình đẳng. Thiếu một cải cách chính trị và cải tổ luật pháp đồng thời không có nhúc nhích gì theo hướng đó cả," ông Kerry Brown nói.
So với ông Hồ Cẩm Đào, một người được xem là vô cùng cẩn trọng, thì ông Tập Cận Bình thể hiện là một người tự tin hơn rất nhiều, chủ yếu là do xuất thân của ông, con trai một nhà cách mạng lão thành.
"Ông Tập Cận Bình hoàn toàn là một người thuộc tầng lớp quý tộc trong đảng, và xuất thân này đã hình thành cách nhìn nhận thế giới của ông. Ông thực sự bảo vệ danh dự, phẩm chất và quyền lãnh đạo của đảng," ông Kerry Brown nói.
Trong khi đó ông John Garnaut thì cho rằng xuất thân đó cho phép ông Tập có được khởi đầu thuận lợi nhưng những gì ông đạt được cho tới này là do tài năng và khả năng của chính ông. Liệu điều đó sẽ giúp ông giải quyết những vấn đề hiện nay hay không thì còn quá sớm để có thể nói được.

Tham nhũng

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà ông Tập Cận Bình phải giải quyết là tình trạng tham nhũng lan tràn. Ông Kerry Brown tin rằng ông Tập là người từng có tiếng trong việc giải quyết tệ nạn này.
"Khi ông là lãnh đạo cao cấp tại Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, ông nói nhiều về tham nhũng và ông có lẽ là viên chức cao cấp duy nhất vào những năm 1990s đã không bị ảnh hưởng của vụ bên bối Viễn Hoa nổi tiếng; vì thế tham nhũng là quan trọng đối với ông."
"Sau khi ông nhận chức vụ Tổng bí thư đảng, ông bắt đầu giải quyết vấn đề này. Ông Vương Kỳ Sơn, một viên chức cứng rắn và có năng lực được cử vào vị trí đứng đầu ủy ban kỷ luật của đảng và họ thu nhỏ Ban thường trực lại so với trước đây. Lần này tại Đại hội Đảng toàn quốc họ bỏ bộ Xe lửa."
Ồng Tập Cận Bình và ông Hồ Cẩm Đào tại ĐH Đảng cộng sản TQ
Người ta cho rằng ông Tập Cận Bình tỏ ra là người tự tin hơn người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào
Ông Kerry Brown cho rằng phép thử tối quan trọng sẽ tới khi ông Tập Cận Bình phải giải quyết một vài người rất có quyền lực, những người đã trở nên vô cùng giàu có nhờ việc quản lý các công ty nhà nước, và rồi những người này sẽ biết liệu ông Tập Cận Bình có được nhóm người đồng thuận và thích hợp xung quanh ông để giúp ông đối mặt với những nhân vật đầy quyền lực đó hay không.
Đảng sẽ phải giải quyết cho xong vụ Bạc Hy Lai. Ông John Garnaut, tác giả của "Sự nổi lên và sụp đổ của nhà họ Bạc", tin rằng Tập Cận Bình đã đóng một vai trò quan trọng.
"Ông Bạc Hy Lai có tiềm năng là đối thủ nguy hiểm nhất của ông Tập. Ông tập Cận Bình có thể đã mất sự ủng hộ trong số các thái tử đảng, nhưng dường như ông đã thắng trong cuộc đầu đó."

Nhà lãnh đạo cứng tay?

Trong khi người dân ngày càng bối rối và hoài nghi đối đảng và chính phủ, một điều có thể thấy qua những bình luận trên các mạng xã hội, ông Tập Cận Bình phải đối mặt với nhiệm vụ phục hồi lòng tin và kết nối với người dân.
"Ông Tập là một người giao tiếp tốt hơn ông Hồ Cẩm Đào," ông Kerry Brown nhận xét, "và một vài bài phát biểu của ông đã thu hút những nhận xét tích cực, và như thế thật đáng khích lệ".
Trung Quốc cần một lãnh đạo cứng tay vào giai đoạn giữa ngã ba đường này, ông Garnaut tin như vậy, nếu không sẽ không thể đương đầu được với những thách thức to lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
"Nếu Trung Quốc cuối cùng tiến tới dân chủ thì khó có thể hình dung điều đó sẽ xảy ra nếu không có một nhà lãnh đạo cứng tay."
Đối với những thách thức quốc tế, ông Kerry Brown lưu ý rằng ông Tập Cận Bình đã có rất nhiều kinh nghiệm ở cương vị Phó Chủ tịch nước và là lãnh đạo đảng tại tỉnh Chiết Giang.
"Ông sẽ là nhân vật được nói tới và nhìn thấy nhiều hơn so với ông Hồ Cẩm Đào nhưng điểm chung mà họ cùng chia sẻ là họ muốn một môi trường quốc tế thật lành cho Trung Quốc để tiếp tục phát triển thành một đất nước có thu nhập trung bình vào năm 2020".

Người cha các dân tộc



‘Người cha các dân tộc’ thành con yêu tinh


Stalin. Ảnh onet.pl

Tháng 3 năm nay là kỷ niệm lần thứ 60 cái chết của một nhân vật lịch sử Joseph Stalin, người từng cai trị Liên Bang Xô Viết suốt 30 năm (1922-1953) bằng một chế độ độc tài Cộng sản cá nhân sắt máu.

Con người này có nhiều chức tước: Tổng Bí thư đảng CS Liên Xô, Lãnh tụ đệ Tam Quốc tế CS sau khi Lenin mất năm 1924, Tổng Chỉ huy, Tư lệnh tối cao, Đại Nguyên soái Liên bang Xô viết…Ở thời kỳ cực thịnh, Stalin được suy tôn là “Lãnh tụ vĩ đại của các dân tộc” và “Người Cha của các Dân tộc”. Riêng đảng CS Pháp gọi ông một cách thân thiết đặc biệt là “Le Petit Père Aimé de tous les peoples” (Người Cha thân thương của mọi dân tộc).

Năm nay, báo chí châu Âu và thế giới nhắc khá nhiều đến nhân vật lịch sử này với một số phát hiện mới. Cuốn sách được chú ý nhất là tác phẩm tiếng Pháp Le canapé du Diable (Chiếc ghế trường kỷ của Quỷ sứ), hay còn có tiêu đề phụ Les 5 jours d’agonie de J. Staline (5 ngày hấp hối của J. Stalin) của nhà báo Thierry Lentz, do tuần báo Express xuất bản.

Sáng tác này nằm chung trong bộ sách lớn mang tít chung là Les derniers jours des dictateurs (Những ngày cuối cùng của những tên độc tài), viết về những cái chết của Mussolini, Mao Trạch Đông, Francisco Franco, Tito, Nicolae Ceaucescu, Mobutu Sese Seko, Saddam Hussein và Muammar Gaddafi.

Phát hiện mới khẳng định, Stalin chết là chính do tính nghi kỵ bệnh hoạn ở cuối đời, vì đã gây án oan không biết cơ man nào mà kể trong các đợt thanh trừng lớn diễn ra suốt thời kỳ cầm quyền. của ông ta.

Trước Thế chiến thứ II, Stalin mở cuộc Đại thanh trừng năm 1937, bắn bỏ 70.000 sỹ quan trung, cao cấp quân đội cũ và bỏ tù 20.000 người khác chỉ vì bệnh đa nghi dai dẳng, sợ họ làm phản khi chiến tranh xảy ra. Thời gian sau, ông đã đặt bút ký tên duyệt án xử bắn thêm 44.000 người nữa. Tháng 3/940 ông ký duyệt xử bắn hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong rừng Katyn, gần Smolensk.

Do Stalin chủ quan, tin tưởng phát xít Đức sẽ không tiến công Liên Xô trước vì bị ràng buộc bởi hiệp ước Xô – Đức tháng 8/1939, nên khi chiến tranh nổ ra tháng 6/1941, quân đội Liên Xô bị bất ngờ, ngay trong những tháng đầu đã tổn thất hơn 1 triệu quân, mất gần 1 triệu km vuông lãnh thổ. Đầu tháng 12/1941 quân Đức chỉ còn cách thủ đô Moscow có 22 km.

Chưa kể hàng chục triệu người chết do thanh trừng, đói kém, di dân cưỡng bức thời Lenin (1917 – 1924), riêng thời Stalin (1924 – 1953), số người chết do nhiều đợt thanh trừng, khủng bố, chết đói do tập thể hóa nông nghiệp và di dân Do Thái đến Uzbekistan và Kazakhstan, tổng số lên đến hơn 20 triệu sinh mạng.

“Năm ngày hấp hối của Stalin” được kể lại như sau: Tối thứ Bảy 28/2/1953, cả Bộ Chính trị khoảng 20 người như thường lệ họp tại nhà nghỉ riêng của Stalin ở Kountsévo, cách điện Kremlin chừng nửa giờ xe ô tô. Sau một bữa ăn, uống rượu mạnh, xem phim, mọi người ra về.

Stalin ở lại một mình trong ngôi nhà, thường mệt mỏi, mặc luôn bộ cánh y phục nằm trên ghế sofa để chợp mắt, không vào phòng ngủ. Hôm ấy buổi họp khá căng. Mọi người cảm thấy Béria sắp bị sa thải đến nơi, tiếp theo là Molotov, mà bà vợ vừa bị Stalin giao cho mật vụ tra hỏi một số vấn đề. Sau 2 tay này sẽ có thể đến Khrushchev. Vụ án “áo choàng trắng” – các bác sỹ bị nghi có âm mưu ám sát Stalin, đang gay gắt.

Mấy tháng nay nghiêm lệnh của Stalin là không được đánh thức ông trong giấc ngủ, khi có chuông gọi mới được vào phòng ông. Cả ngày Chủ nhật 1/3 không ai biết có gì đã xảy ra, vì không nghe chuông gọi. Dạo này ông hay lên cơn đau khớp, nhức đầu, cáu gắt, mọi ngưòi càng sợ. Đến tận 22 giờ, chuyến công văn mật và khẩn từ điện Kremlin xuống, Đội trưởng cảnh vệ và người quản gia được mời đến, mở cửa ra, thấy Stalin nằm trên sàn nhà, bất tỉnh, vẫn thở nhẹ nhưng không nói được.

Họ điện khắp nơi để tin cho Béria nhưng ông này đi vắng, một giờ sau lệnh của Béria mới tới: “Để nguyên, không được làm gì, chờ!”. Khoảng 3 giờ sáng thứ Hai 2/3, Béria cùng Malenkov đến, nhìn qua, Béria chỉ thị: “Không được tiết lộ gì ra ngoài, để ông ấy yên ngủ”. Một giờ sau Béria chỉ thị cho Bộ trưởng Y tế Tratiakov, ông này cử ngay toán chuyên gia do Giáo sư Bác sỹ Loukomski dẫn đầu đến khám nghiệm, với sự có mặt của 4 nhà lãnh đạo Molotov, Mikoyan, Kaganovitch và Vorochilov, với nhận xét: huyết áp tụt thấp, liệt bên phải, xuất huyết não trái nặng, phía trái co giật. Như vậy hơn 20 giờ sau khi xảy ra tai biến, bệnh nhân mới được khám, nhưng không có phương án chữa trị nào ngoài chỉ thị: để bệnh nhân nằm nghỉ nơi thoáng, yên tĩnh.

Suốt cả ngày thứ Ba 3/3 Bộ Chính trị họp để bàn về sự kế thừa Staline bởi bộ ba tập thể Malenkov, Kaganovitch và Bulganin, do Malenkov làm Tổng Bí thư. Ngày thứ Tư 4/3 ra thông báo về bệnh tình đáng lo ngaị của Stalin, ngày thứ Năm 5/3, bệnh nhân nôn ra máu, khó thở, trụy tim và tắt thở vào lúc 9 giờ 50 phút ,thọ 75 tuổi.

Ngày 9/3 ở Moscow làm lễ an táng trọng thể Stalin với 5 triệu người đi viếng, do chen chúc có hằng trăm người bị thương. Thi hài Staline được đặt trong Lăng Lenin và Stalin trên Quảng trường Đỏ. Tháng 2/1956, gần 3 năm sau, tại Đại hội XX đảng CS Liên Xô, tệ sùng bái cá nhân Stalin bị lên án. Tháng 10/1961, thi hài Stalin được chôn ở chân tường điện Kremlin. Nhiều tượng của Staline bị phá đổ, gần đây là cả bức tượng hiếm có còn lại ở quê hương Gruzia của ông đã bị phá sập.

Ở Pháp, nơi vốn có đảng CS mạnh, từng nổi tiếng là “đảng của những người bị bắn” (le parti des fusillés) do đảng viên CS tham gia đông đảo các đội du kích chống phát xít Đức, phối hợp với Hồng quân Liên Xô, ảnh hưởng Stalin rất lớn. “Người Cha thân thương của mọi dân tộc” là danh hiệu phổ biến nhất của ông. Gia đình Cộng sản nào cũng có ảnh Đại Nguyên soái Josseph Stalin ở nơi trang trọng nhất. Có nơi ngày Noel , “Ông già Stalin” thay cho “Ông già Noel” tặng quà cho các em bé.

Nay thì hết, không còn gì nữa. Qua những trang sách, những bức ảnh, những cuốn phim, Stalin hiện nguyên hình là kẻ sát nhân hàng loạt, do động cơ quyền uy, danh vọng cá nhân. Trong cuốn sách nói trên, tác giả gọi ông là “Sa hoàng Đỏ, “chiếc ghế trường kỷ của Quỷ sứ”. Sách cho thiếu nhi Pháp còn vẽ ông như con “Đại Yêu tinh” (le Grand Ogre) ăn thịt người…

Có nhà bình luận cho rằng ác giả ác báo, cuộc hấp hối đau đớn uất hận tột cùng của tên phạm tội diệt chủng chống nhân loại, kéo dài suốt 5 ngày đêm mà không nói được nên lời, là sự cảnh cáo mọi nhà độc tài CS coi nhân dân như cỏ rác, muốn đầy ải, bỏ tù, giết hại ai là tùy tiện thực hiện, do có quyền lực tự cho là tuyệt đối trong tay.

Ai bảo Bộ Chính trị CS Việt Nam hiện nay không mang tinh thần khủng bố và thanh trừng kiểu Stalin, coi bất cứ công dân, đảng viên, sỹ quan, viên chức, nhà báo, sinh viên nào không phục tùng mình là kẻ thù cần tiêu diệt, cho vào tù hay đuổi việc, dù cho đó chỉ là những em sinh viên như Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Hoàng Vi, Đỗ Thị Minh Hạnh, hay như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mới đây nhất.



Blog Bùi Tín- VOA


___________________________________




Cháu của Nguyễn Sinh Hùng hất cẳng Nông Quốc Tuấn?


Ông Nông Quốc Tuấn bị hất cẳng và Trần Sỹ Thanh về thay thế giữ chức Bí Thư Bắc Giang. Có lẽ ít người biết rằng cái cậu ấm Uỷ viên trung ương dự khuyết này là cháu của Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc Hội – Một trong thế lực đang thoả hiệp cùng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng…



Ông Trần Sỹ Thanh

Ông Trần Sỹ Thanh – 41 tuổi, Ủy viên dự khuyết Trung ương, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương – đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang thay ông Nông Quốc Tuấn vừa được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Ngày 15-6, ông Tô Huy Rứa – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương – thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư công bố các quyết định nhân sự của Trung ương tại Tỉnh ủy Bắc Giang.

Theo Quyết định số 528 và 529-QĐNS/TW ngày 4-6-2012, Bộ Chính trị quyết định ông Nông Quốc Tuấn – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang – thôi tham gia Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban này.

Tại buổi công bố, ông Tô Huy Rứa cũng công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao ông Trần Sỹ Thanh – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương – thôi tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2010-2015.

Phát biểu tại buổi công bố các quyết định, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa ghi nhận những đóng góp của ông Nông Quốc Tuấn trong thời gian giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Ông Tô Huy Rứa mong ông Trần Sỹ Thanh tiếp tục phát huy khả năng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.

Ông Trần Sỹ Thanh, 41 tuổi, quê xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An, là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

H.Thành (Quan Làm Báo)

______________________________________________






Wednesday, March 13, 2013

AI SỢ AI?


Dân và Đảng ở Việt Nam sợ lẫn nhau?

Cập nhật: 16:17 GMT - thứ tư, 13 tháng 3, 2013
Nông dân chở mít ở Đắk Lắk
VN thôi phạt xe không chính chủ nhưng muốn bắn vào chủ phương tiện nếu cần
Bình về quan hệ giữa dân và chính quyền, kiến trúc sư chính của Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ Thomas Jefferson viết: 
"Khi dân sợ nhà nước ắt sinh bạo chúa, khi nhà nước sợ dân tất có tự do."
Nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay, vế đầu của câu nói này có vẻ đúng hơn so với vế sau.
Nhưng cũng đã có những dấu hiệu cho thấy sự bất tuân của người dân đã ngày càng tăng về cả số lượng và cường độ trong khi chính quyền thể hiện sự sợ hãi, và ở góc độ nào đó sự phục thiện.
Động thái gần đây nhất về sự lùi bước của chính quyền trước phản ứng của người dân là việc Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng Bấmtạm rút lại một thông tư về phạt xe không chính chủ hôm 11/3.
Quyết định của Bộ Giao thông đưa việc phạt xe không chính chủ vào quy định xử phạt hành chính trong giao thông cuối năm ngoái đã gây ra làn sóng phản đối với cả một video tự chế trên YouTube kèm theo lời lẽ đả phá ông Thăng mà nay đã được gần nửa triệu người xem.
Hôm 6/3, trong một quyết định có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều lần, người đứng đầu ngành lập pháp Nguyễn Sinh Hùng Bấmtuyên bố kéo dài thời hạn đóng góp ý kiến cho sửa đổi Hiến Pháp tới hết tháng Chín thay vì khóa sổ vào 31/3.
Trước đó thành phố Hà Nội thậm chí còn tuyên bố sẽ Bấmkết thúc lấy ý kiến vào ngày 7/3.
Trong đợt góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp lần này, hàng ngàn công dân đã đi theo khẩu hiệu "điều duy nhất cần sợ chính là nỗi sợ" và kêu gọi bỏ Điều 4 nói về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Họ nói rằng Việt Nam đã có hàng ngàn năm lịch sử và sự tồn tại nhất thời của một chính đảng, cũng như các triều đại phong kiến trước đây, không phải là điều bất biến để có thể đưa vào Hiến Pháp.
Có người còn so sánh chính quyền hiện nay với chính quyền phong kiến khi gọi họ là triều đình "nhà Sản".

Công an lùi bước

Quyết định kéo dài thời gian lấy ý kiến của người dân được ông Nguyễn Sinh Hùng công bố sau khi chính ông công khai chỉ trích một số ý kiến đóng góp mà ông nói là không trái luật nhưng "không đúng quy định".
Nhưng cũng ông Hùng chính là người góp phần mang lại sự xuống thang của Bộ Công an hồi cuối tháng Hai.
Ông Nguyễn Sinh Hùng
Ông Nguyễn Sinh Hùng phản đối việc bỏ hộ khẩu của người ra nước ngoài và vào tù
Hôm 28/2, bộ đầy quyền lực đã phải Bấmrút lại đề xuất xóa đăng ký thường trú của người đi nước ngoài trên hai năm và đi tù.
Ngoài sự phản đối của người dân, ông Hùng cũng lên tiếng trong vai trò người đứng đầu cơ quan đại diện lớn nhất của người dân:
"Cớ gì tôi đi nước ngoài mà ông ở nhà xóa tên tôi, đến quốc tịch mà tôi còn được giữ nữa là?"
"Tự do gì mà tôi vừa ra khỏi nhà đi nước ngoài một cái thì ông bảo ông xóa tên tôi trong sổ? Cái sổ của ông rất to, ông chỉ cần chú thích trong đó là tôi đi vắng, chứ làm gì phải xóa?”
Là người đã có hàng loạt các chuyến công du tới các nước trên thế giới, ông Hùng có lẽ cũng hiểu hộ khẩu là khái niệm chỉ tồn tại ở một số nhỏ các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, nước được xem là đã đẻ ra hộ khẩu từ trước Công Nguyên.
Đây có thể xem là một dạng phân biệt đối xử dựa trên nơi cư trú và quyền "tự do cư trú" được quy định trong Hiến Pháp đã không đồng nghĩa với việc được đối xử bình đẳng tại mọi nơi cư trú.

Lùi một tiến hai?

Nhưng sau khi xuống nước về hộ khẩu, phiền toái vốn có thể được giải quyết bằng tục lót tay, Bộ Công an lại đưa ra đề nghị gây tranh cãi hơn.
"Trong khi người dân đang cần được bảo vệ trước sự lạm quyền của người thi hành công vụ, đặc biệt là công an thì Bộ lại đề nghị cho CA dùng súng bắn dân chống người thi hành công vụ."
Nhà báo Huy Đức
Đó là quyền được nổ súng vào dân trong một số trường hợp mà các Bấmluật sư đã ngay lập tức coi là trái Pháp lệnh và cả Hiến Pháp.
Đòi hỏi được quyền bắn vào người điều khiển phương tiện giao thông nếu cảnh sát nghĩ rằng họ có thể "gây hậu quả nghiêm trọng" đang hứng chịu cơn thịnh nộ của nhiều người dân.
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: "Trong khi người dân đang cần được bảo vệ trước sự lạm quyền của người thi hành công vụ, đặc biệt là công an thì Bộ lại đề nghị cho CA dùng súng bắn dân chống người thi hành công vụ."
Ông Huy Đức cũng nói cần có thống kê về chuyện số dân bị công an đánh và bị chết cùng với số công an bị dân đánh tử vong để có thể đưa ra gợi ý thay đổi pháp luật.
Đề nghị của Bộ Công an cho thấy cách nhìn của họ về sự cần thiết phải xử lý những người mà họ nghĩ rằng sẽ phạm tội thay vì những tội phạm.
Cách nghĩ này ở những nước cộng sản đã khiến người ta nghĩ ra những chuyện tiếu lâm như chuyện một cô gái bị ông trưởng thôn bắt vì có dụng cụ nấu rượu lậu liền hô to "hiếp dâm".
Bị trưởng thôn phản đối, cô gái nói nếu cô bị quy vào tội nấu rượu chỉ vì có dụng cụ nấu rượu thì trưởng thôn đã sẵn có "dụng cụ hiếp dâm".
Cảnh sát giao thông
Công an Việt Nam muốn được quyền bắn người tham gia giao thông khi họ bị đe dọa
Tâm lý cần chấn chỉnh tư duy và suy nghĩ bên cạnh hành vi ở Việt Nam cũng thể hiện qua vụ trang điểm tin Ba Sàm bị tấn công.
Cũng như các vụ đánh sập trang bauxite Việt Nam trước đây, công an gần như chắc chắn sẽ không vào cuộc để tìm ra thủ phạm của các vụ tấn công mạng.
Những người cầm quyền ở Việt Nam không nói ra nhưng họ muốn các công dân hiện đại phục tùng họ như những thần dân của những thế kỷ trước.
Nhiều người trong giới lãnh đạo không thể chấp nhận quan điểm mà một nhà bất đồng chính kiến của Việt Nam dẫn rằng chính quyền "như tã lót" và cần phải thay thường xuyên để đảm bảo sự sạch sẽ.
Đa số các đối tác chiến lược của Việt Nam trong đó có Anh Quốc đã coi việc "chống" nhà nước là quyền của người dân và thậm chí trang bị cho họ vũ khí để làm như vậy qua việc cho phép tự do lập đảng, tự do biểu tình và tự do xuất bản.
Trong thời hiện đại ở Việt Nam, câu nói của Thomas Jefferson có thể được bổ sung bằng:
"Khi dân sợ Đảng, ắt sinh bạo chúa, khi Đảng sợ dân, tất có tự do."