Friday, October 18, 2013

THỐNG NHẤT KIỂU MẠC VĂN CẠC!




Cảm nhận về bảo hiểm y tế ở Đức 
nhân vụ Obamacare



Đợt Gocomay phải nằm viện mổ ruột thừa (5/2011).

Từ ngày tới Đức tới nay, mình đã trải qua 3 lần nằm viện. Hai lần trước (vào đầu năm 1994 và cuối năm 1999) đều bị tai nạn giao thông ngoài ý muốn. Lần sau (tháng 5/2011) là bị mổ viêm ruột thừa (xem ở đây), cũng ngoài ý muốn luôn. Bên cạnh đó, tới bệnh viện chụp X-Quang kiểm tra xương cốt, tim phổi… thì cũng vài bận nữa. Nhìn chung mình thấy hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ của họ đối với con người (bất kể lai lịch, giàu nghèo) như vậy là hoàn hảo. Kể cả nước Mỹ văn minh và cường thịnh ở bên kia bán cầu chắc gì đã sánh kịp.

Công bằng mà xét, dù tiến bộ tới đâu, nước Đức hiện vẫn còn những khiếm khuyết. Nếu kể ra hết các điều chưa vừa ý ở nơi đây, có lẽ phải để dịp khác. Còn hôm nay chỉ muốn nêu cách người Đức tổ chức hệ thống y tế để chữa bệnh cho con người đang có mặt ở đất nước này xem sao.

Sau khi bức tường Berlin được phá bỏ, nước Đức thống nhất. Ngoài những đảm bảo về cuộc sống cho người bản xứ (cả Đông và Tây Đức), lượng người nhập cư (cả hợp pháp và không) từ các nước Đông Âu (trong đó có cả các khách thợ người Việt Nam) tràn sang “miền đất hứa” cũng không ít. Những người di dân bất hợp pháp tới Đức thường bị kỳ thị trong đối sử. Chẳng hạn như không có giấy phép đi làm; con cái đẻ ra không có tiền Kindergeld (từ lúc mới sinh cho tới 18 tuổi…); phải làm những công việc lương thấp hay việc nặng mà người bản xứ không muốn làm… Mặc dù vậy chuyện đau ốm bệnh tật khi đã tới các phòng khám (dù ở bác sỹ gia đình hay bệnh viện) thì đều được đối xử bình đẳng giống nhau. Như trường hợp tai nạn lần đầu của tôi (dịp tết Giáp Tuất - đầu 1994) chẳng hạn. Hôm đó là đúng cái tết xa quê lần thứ 2, tôi được vài anh em độc thân ở cùng rủ đi nhậu ở nhà một người bạn. Nửa đêm, chú Long con (bạn thân) bị xuất huyết dạ dày nôn ra máu. Anh em hoảng qúa đưa chú đi cấp cứu ở bệnh viện. Tất cả đám con trai đều uống khá nhiều nên phải nhờ cậy cô bạn gái của chủ nhà (mới có bằng lái xe) cầm lái. Chắc lo cho tính mạng của người bệnh nên cô ta lao qua ngã tư (không có ưu tiên) một cách bất cẩn. Hậu quả chiếc xe bị một xe khác (chạy xuyên ngang) đâm lật xe và bắn lên vỉa hè. Cũng may lúc đó nửa đêm nên không người nào đi bách bộ trên vỉa hè cả. Chiếc xe bị hỏng hoàn toàn. Vậy mà tất cả 4 người trên xe (kể cả bệnh nhân cấp cứu) đều không ai làm sao (he he giàn đồng của xe Đức cứng thật!). Riêng tôi ngồi cạnh tài xế bị mảnh kính đâm vào trán máu tuôn xổi xả và lịm đi. Nghe mọi người kể lại, chỉ chưa đầy 5 phút sau tôi đã được 2 xe cấp cứu tới đưa cả tôi và chú Long vào bệnh viện. Hôm sau tỉnh táo, gặp hai viên cảnh sát giao thông tới lấy lời khai và đề nghị người bị nạn (là tôi) có muốn khởi kiện người (lái xe) đã gây thương tích cho mình hay không? Chả cần hỏi ai tôi lập tức bác bỏ đề nghị của phía CA và cam kết không bao giờ thưa kiện người đã gặp rủi ro khi đưa bạn mình đi cấp cứu cả. Sau này mới thấy cái tư duy đậm chất ”Đông Dương” của mình là vô cùng phi lý. Vì nếu thuận theo lời đề nghị của phía CA, ngoài toàn bộ mọi khoản tiền viện phí tôi còn nhận được một khoản bồi thường về thương tích (cho vết sẹo trên trán) từ hãng bảo hiểm xe hơi (gây tai nạn) nữa. Chứ ân nhân của mình (người cầm lái đang sống bằng trợ cấp xã hội) đâu có phải trả một xu nào cho cái lỗi vội vàng trong khi đưa người đi cấp cứu ấy đâu. Đợt nằm viện đó khoảng 1 tuần, toàn bộ viện phí đều được bảo hiểm y tế (của xã hội) chi trả cả.

Đợt tai nạn thứ hai (1999) vào lúc hơn 5 giờ sáng. Trên đường đi làm, khi đang phải dừng lại khi chướng ngại vật bất ngờ xuất hiện phía trước, chiếc Ford tôi đi chung với một người cùng làm ở hãng lái bị một chiếc xe phía sau chạy nhanh bất cẩn đâm vào chính diện phía sau xe. Chiếc xe bị tông bất ngờ nên cả tôi và người cầm lái bị giật mạnh. Người lái xe may hơn vì tay đang vịn vô lăng nên gượng được. Còn tôi các đốt sống cổ bị đau. Đợt đó tôi cũng được xe cứu thương tới đưa đi cấp cứu. Phải nằm viện đúng 9 ngày. Sau đó còn được nghỉ khoảng 2 tháng để các bác sỹ “vật lý trị liệu” chăm sóc cho tới khi hồi phục hoàn toàn. Tất cả chi phí chữa bệnh được hãng bảo hiểm của chiếc xe gây tai nạn trả toàn bộ. Giả xử chiếc xe Ford của chúng tôi sai (hay tự gây tai nạn) thì chiếc xe hỏng của mình sẽ không được ai đền. Nhưng do đang trên đường tới chỗ làm nên hãng bảo hiểm nghề nghiệp (do chủ hãng đóng) vẫn cứ thanh toán toàn bộ viện phí và tiền lương (ốm) những ngày nghỉ việc để điều trị.


Liên hệ với vụ OBAMACARE ở bên Mỹ, đang ầm ĩ mấy ngày nay trong cuộc khủng hoảng chính trị dẫn đến một phần chính phủ phải đóng cửa. Thì dù cùng là tụi “giẫy chết” cả nhưng cái kiểu “giẫy” của đám đồng hương của Mạc Văn Cạc (chữ của Lò Văn Zin chỉ ông tổ Karl Marx) ngày nay xem ra còn “thượng phong hạ vĩ” lắm!

Ở Mỹ chuyện bảo hiểm y tế là hoàn toàn tự nguyện. Còn ở Đức là bắt buộc. Luật Đức quy định rõ, đã là con người (bất kể họ là ai) đều có quyền sống (đó là mức sống tối thiểu để giữ được nhân cách như tiền mua đồ ăn; tiền để mướn nhà ở). Khi đau yếu bệnh tật thì đều được chữa trị và chăm sóc sức khoẻ miễn phí (thông qua các hãng bảo hiểm tự đóng hay nhà nước đóng dùm).

Nhân nói đến chuyện bảo hiểm y tế ở Mỹ. Nhớ lại, cách đây hơn chục năm, tôi được ông bạn già ở thành phố Hameln (Niedersachsen-Đức) mời đi ăn cỗ cưới. Tưởng chắc như cua gạch rồi mà vẫn hụt. Lý do, cô vợ đầm người Mỹ (gốc Việt) của anh ta tự dưng bị cảm ngã ở nhà tắm (do tai biến mạch máu não) lúc 4 giờ sáng. Khiến buổi lễ nhà thờ vào 10 giờ sáng cũng như bữa tiệc ở khách sạn lúc 12 giờ trưa đều hỏng cả. Dù mọi việc đã chuẩn bị khá chu toàn. Vào đến phòng cấp cứu rồi mới hay bà đầm Mỹ này không hề có bất cứ một thứ bảo hiểm y tế nào (cả ở bên Mỹ cũng như đi du lịch sang Đức làm đám cưới). Trong lúc “cứu người như cứu hỏa” các nhân viên phụ trách tài chính của bệnh viện Hameln vẫn tiến hành kiểm tra khả năng chi trả tiền viện phí của bệnh nhân. Mới hay, bà đầm này ở Mỹ hiện đang trong diện không có công ăn việc làm ổn định nên không có bảo hiểm y tế. Mà người phối ngẫu (ông bạn già của tôi bên Đức) cũng đang ăn trợ cấp xã hội. Lại ở diện “đơn tỵ nạn” đã bị bác chờ ngày hồi hương. Trái với hoàn cảnh của ông bạn già của tôi, người em trai ông ta hiện đang sống khá giàu có ở Mỹ (có 3 tiệm làm móng tay). Thương anh, đã bỏ tiền ra mua vé và “bánh bao” toàn bộ đám cưới cho anh trai. Hy vọng sẽ đón anh mình (bị từ chối tỵ nạn ở Đức) sang Mỹ theo diện “đoàn tụ vợ chồng”. Ai ngờ?

Trong những ngày căng thẳng đó tôi nín thở lo cho người thân của bạn mình. Cứ nghĩ, giống như “xứ thiên đường” nhà ta, bệnh nhân chỉ được sơ cứu qua loa rồi trả về. Vậy mà người Đức họ cũng chả nỡ. Họ chữa trị cho bà đầm “người Mỹ gốc tre” (vợ hụt của ông bạn già của tôi) hết cơn nguy kịch xong. Còn điều trị tiếp 3 tháng nữa cho tới khi (dù còn tập tễnh), bà ta hoàn toàn đủ sức khoẻ bước lên cầu thang máy bay để về Mỹ trở lại mới thôi. Tổng chi phí lên đến ngót 200 ngàn Đức Mã. Toàn bộ khoản chi phí này được cơ quan phụ trách xã hội ở Hameln đã thanh toán hết cho bệnh viện. Sau bài học đắt giá đó, tất cả khách du lịch tới Đức đều phải mua bảo hiểm vãng lai (bảo hiểm sức khoẻ), bất kể họ thuộc sắc dân nào…

Để hạn chế những người lợi dụng luật (bắt buộc) về bảo hiểm sức khoẻ đi khám bệnh tràn lan gây thâm thủng ngân sách làm nhiều hãng bảo hiểm y tế lao đao. Nên một dạo cứ mỗi lần đi khám, người bệnh phải trả 10€ (có giá trị bảo lưu trong suốt quý đó). Có nghiã mỗi quý trong năm ta bị bệnh đi khám dù một hay nhiều lần cũng đều chỉ phải trả 10€ thôi. Vậy mà khi người bệnh kêu ca, qui định này đã được dỡ bỏ. Khắc phục tình trạng trên, để giảm bớt các tri trả của các hãng bảo hiểm, các cơ sở y tế cũng cải tổ lại phương thức chăm sóc y tế để hai bên cùng có lợi mà vẫn phục vụ ở mức chấp nhận được cho các bệnh nhân.


Trộm vía cháu bé gái mới sinh (lần 5) của anh bạn hàng xóm cuối tháng 8/2013 vừa qua nom rất kháu!

Anh bạn hàng xóm (người Việt) của tôi kể, vợ anh ta, ngoài những lần tới viện điều trị lớn nhỏ, riêng sinh nở đã tới các bệnh viện ở Đức 5 lần. Nhưng lần thứ năm (hồi cuối tháng 8/2013) vừa rồi là “phú qúi thụt lùi” (kém) hơn cả. Cụ thể không có người (hộ lý) bế con giúp ban đêm (để ngủ ngon) nữa. Hay tới bữa, phải tự ra lấy đồ ăn và nước uống ở ngoài Can-tin (miễn phí) chứ không có hộ lý đưa đồ ăn tới tận đầu giường như xưa. Ở các phòng bệnh nhân, số y tá và hộ lý trực cũng được tinh giản tối đa. Mặc dù vậy như một số chị em (người Việt) vừa sinh con lần đầu (hay sinh con phải mổ) lại cho biết sự phục vụ hiện tại vẫn chu đáo không còn điều gì phải than phiền cả. Phải chăng, vợ anh hàng xóm của tôi tuổi đã ngót 50 mà vẫn ham đẻ (trái với xu thế chung của phụ nữ hiện nay) nên không còn được hoan nghênh nữa nên mới gặp cảnh ”phú quý thụt lùi” như thế chăng?

Với tôi, ở độ tuổi lục thập tới nơi, răng lợi cũng không còn hoàn hảo như thời trai trẻ. Mà tại Đức, bảo hiểm y tế thông thường ít khi chịu tri trả đầy đủ cho tất cả các dịch vụ tốn kém về răng.

Sau cái đợt cạo đá chân răng (phải trả thêm tiền) cách đây mấy năm, tôi không còn mặn mà với mấy phòng mạch nha khoa nữa. Thay vào đó, hạn chế tối đa ăn vặt và tích cực vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ nên răng lợi kể như cũng tạm ổn. Đùng một cái, hôm đi vào một siêu thị mới mở, lúc qua cái cửa kính lớn trong suốt ở trên thành phố nhớn ở Harburg, vào đúng lúc tranh tối tranh sáng, mặt tôi bị va khá mạnh vào vách kính dày. Tối tăm cả mặt mũi. Trong miệng thấy lạo xạo những mảnh vụn như những những viên đá cám nhỏ. Hoá ra tuy “hàng tiền đạo” của tôi vẫn vững như bàn thạch. Nhưng 1/3 chiếc răng cửa gần môi nhất đã bị vỡ vụn. Ngoài chuyện thẩm mỹ bị ảnh hưởng, phần còn lại của chiếc răng sứt nham nhở và sắc cạnh đã cà vào môi và lưỡi làm khó chịu vô cùng. Chờ qua 2 ngày cuối tuần xong, vì phòng mạch nha khoa cũ ở ngôi nhà lá hàng triệu đô đã bị thần lửa thiêu rụi, tôi đành rón rén xông vào một phòng mạch nha khoa gần đó để kiểm tra. Thật bất ngờ, sau khi chụp và nghiên cứu phương án khắc phục xong, chỉ chưa đầy 30 phút sau, chiếc răng mẻ của tôi đã được hai nha sỹ khéo léo hàn trám và mài rũa nhẵn bóng. Còn đẹp hơn cả lúc chưa vỡ kia. Về nhà thử mấy bữa chân giò liền vẫn thấy ổn. Càng ổn hơn, chả thấy hóa đơn thanh toán tiền thêm gửi về nhà gì cả (?). Tìm hiểu kỹ lại luật về bảo hiểm y tế (AOK) của mình thì thấy, toàn bộ những chiếc răng nào phục vụ đắc lực cho sức khoẻ (ăn uống) và thẩm mỹ của con người thì đều được hãng bảo hiểm chi trả đầy đủ. Hãng chỉ không thanh toán cho những phần làm răng ”vượt khung” (chẳng hạn trồng thêm răng vàng, răng bạc như bà con vùng dẻo cao xứ mình). Tất cả những ai có vấn đề về răng mà không chịu đi kiểm tra răng theo định kỳ (6 tháng/ lần) theo lời khuyên của nha sỹ. Khi hữu sự, sẽ phải thanh toán với số tiền cao hơn… như vậy sẽ bị gặp rắc rối vì sẽ khó được hãng bảo hiểm thanh toán các khoản chi phí phụ trội do sự chểnh mảng này… Dĩ nhiên những ai mà chịu đóng thêm các bảo hiểm riêng về răng. Thì sự chăm sóc răng miệng ở các phòng mạch nha khoa còn tuyệt hảo hơn nhiều.


Một công chức chính phủ liên bang, đứng trên thềm trụ sở Quốc hội, cầm tấm bảng với dòng chữ “Xin hãy thực hiện phần việc của quý vị để tôi có thể làm công việc của tôi”

Tóm lại, dù “giẫy chết” mạnh nhẹ thế nào, cách các nước tư bản giàu có áp dụng các qui định trong hệ thống y tế ra sao. Cũng đều xuất phát lợi ích sát sườn của các khối cử tri mà giới chính trị gia đại diện nắm quyền trên thượng tầng. Song phải công nhận, dù “thối nát” đến đâu, những thể chế dân chủ luôn minh bạch và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của con người. Chẳng hạn như ở Mỹ, việc các nghị sỹ chóp bu của đảng con voi, vì muốn bảo vệ quyền lợi của giới tư bản giàu có đã dùng quyền khống chế việc thông qua ngân sách chi tiêu hàng năm của chính phủ ở hạ viện để trì hoãn tiến tới xóa bỏ Obamcare do đảng con lừa dày công tạo dựng và đã được lưỡng viện quốc hội thông qua. Cho đó là biểu trưng của hình thái “bánh bao” của chủ nghiã xã hội làm suy yếu tiềm năng có và động lực phát triển của chủ nghiã tư bản. Ngược lại đảng con lừa quyết không nhượng bộ vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp trung lưu và dân nghèo đông đảo trong xã hội mà do họ đại diện để có được sự bảo hiểm về y tế mà trước đây, dù nỗ lực tới đâu cũng rất khó tiếp cận. Cuộc đấu trí lẫn đấu lực này là rất quyết liệt. Bởi hệ luỵ nhãn tiền mà nó đem lại cho con người và nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của từng chính đảng đối với cử tri Hoa Kỳ.

Tuy nhiên sẽ còn hơi sớm để đánh giá ai đúng ai sai. Chả phải lá phiếu của người dân, sau khi đã dồn phiếu cho đảng con lừa của Tổng thống Obama nắm đa số trong thượng viện và hạ viện nhiệm kỳ trước. Nay ở nhiệm kỳ hai của Obama, dân Mỹ lại dồn phiếu cho đảng con voi nắm đa số trong hạ viện mà không để đảng con lừa được tự tung tác theo ý muốn như trước nữa. Thiết nghĩ đó chính là phép thử rất hiệu qủa của cử tri đã trưởng thành trong thiết chế xã hội dân chủ ở Hoa Kỳ. Điều này dù có muốn, các cử tri ở các thể chế độc tài toàn trị, dù ai đó tự hào “dân chủ gấp vạn lần…” nhưng không bao giờ lá phiếu “đảng cử dân bầu” lại có thể ảnh hưởng tới chính trường.

Ngược lại với cử tri Mỹ, lá phiếu của cử tri Đức đã thanh trừng không thương tiếc đại diện đảng Tư do Dân chủ (FDP) của giới trung lưu chủ nhỏ với lối làm ăn manh mún ra khỏi quốc hội. Cho dù ban lãnh đạo của đảng (FDP) này có dùng hình tượng dẻo dai của cây tre trước gió (Philipp Roesler) hay cây sồi cứng rắn (đối thủ của Roesler) thì đa số cử tri Đức vẫn quay lưng. Liên minh trung hữu bảo thủ (CDU/CSU) do bà Merkel dẫn dắt, mặc dù thắng lớn cũng không thể chiếm được đa số để một mình một chợ mà thao túng chính trường. Nay dù không muốn, cũng buộc phải hiệp thương với đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) đang có xu hướng tăng thuế của tầng lớp nhà giàu và nâng mức lương tối thiểu của người lao động lên ngoài ý muốn của giới chủ.


2 ứng viên tranh giành nhau quyết liệt chiếc ghế thủ tướng Đức đầy quyền lực. Nhưng nay hai chính đảng của họ sẽ lại một lần nữa bắt tay nhau để cùng lãnh đạo đất nước…

Phải chăng những cái đầu thông minh trong giới tinh hoa của Đức đã qúa thấm thía bài học thành bại của dân tộc Đức trong qúa khứ. Đặc biệt qua mấy chục năm chia cắt đất nước, họ cũng thấu hiểu khá đầy đủ dư vị ngọt bùi đắng cay mà chế độ cộng sản ở Đông Đức nói riêng và Nga Xô - Đông Âu nói chung đã phủ bóng đêm xuống vùng đất phía Đông rộng lớn ở cựu lục địa này. Đó là lý do tại sao cử tri Đức dứt khoát nói không với chiến tranh và hận thù. Mà không hề đoạn tuyệt với bất kỳ khuynh hướng chính trị nào. Kể cả tổ chức có gốc gác hậu cộng sản. Họ quan niệm thà chơi tạm với một anh có hơi hướng cộng mà trong sạch còn hơn chấp nhận anh tư bản lươn lẹo tham lam. Hơn 30 tổ chức chính trị có mặt trong cuộc tổng tuyển cử 22/9 vừa qua với gần chục chính đảng có chân trong quốc hội liên bang đã nói lên sự trưởng thành và ổn định chính trị khá vững của chính trường Đức. Trong sự ”hài lòng và không muốn thay đổi” (nhận định của Phạm Thị Hoài) ấy thì việc duy trì hệ thống bảo hiểm y tế và xã hội như hiện hành ở Đức là không còn cần bàn cãi nữa.


TBT Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội-29/9/2013.

Nhìn ngược về quê nhà, nghe bác Cả Trọng vừa tuyên chắc nịch trước đại diện cử tri Hà Thành hôm 29/9 vừa qua:
“… tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay – nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
“Đấy là một bước tiến, chúng ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội chứ có dừng ở cuộc cách mạng dân tộc dân chủ… “ thì sẽ biết ngay đám sâu tham nhũng dù đã biến hóa thành cái ghẻ ngứa ngáy khó chịu lắm rồi. Nhưng cử tri xứ Việt ta ơi, hãy gắng yên tâm mà sống chung với cái ghẻ đi nhé!

Bởi khi điều 4 còn ngự trị. Thì hệ thống bảo hiểm y tế nói riêng và bảo hiểm xã hội nói chung phổ cập tới trăm họ giống ở Đức hay đang còn nhiều bất cập tranh cãi như ở Mỹ cũng sẽ chẳng bao giờ trở bén mảng được tới "mảnh đất lắm người nhiều ma” này!


__

PS:


(FB Ngọc Thu)



Thursday, October 17, 2013

Không lẽ im lặng...




Bùi Tín 


Món nợ khó trả của một Tổng tư lệnh




Sau mấy bài về tướng Võ Nguyên Giáp trên VOA, một số bạn hỏi tôi vì sao ông  không có dịp thăm Pháp và Hoa Kỳ như nhiều lần dư luận đã đưa tin. Đây cũng là một vấn đề hệ trọng trong quan hệ Việt - Pháp và Việt - Mỹ.  Tôi phân vân khi viết về chuyện này. Không lẽ im lặng.  Đã viết về tướng Giáp, tôi tự bảo hãy ngay thật, viết cho hết lẽ, với công tâm. Đây là chuyện về tù binh chiến tranh, tù binh của quân đội Pháp và của quân đội Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh. Đây là dịp tôi thấy cần nói rõ để bà con ta cùng biết.


Hồi cuối năm 1988, sau khi đi dự họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York về, trong một dịp gặp tướng  Giáp, tôi kể lại cho ông biết chuyện các nhà báo Mỹ nhiều lần nêu lên, chất vấn tôi về vấn đề tù binh và người mất tích POW-MIA. Sau chiến tranh đây là vấn đề nổi cộm trong xã hội Mỹ. Sau Hiệp định Paris, Mỹ đã nhận về 591 tù binh, nhưng theo danh sách số người mất tích còn lại lên đến 1.350 hoặc 1.469 người, theo tài liệu của phía Mỹ. Phía Mỹ đặt ra nhiều giả thuyết: Phải chăng phía Việt Nam đã che dấu một số tù binh còn sống, đưa đi đâu để dùng làm thí nghiệm vũ khí mới? Đã tra tấn đến chết rồi phi tang? Đưa sang nước khác, như Liên Xô, Cuba? Giữ lại để đào tạo làm gián điệp?

Theo công ước quốc tế và các văn kiện chính thức của Liên Hiệp Quốc, chính phủ nước tham chiến, Bộ Tổng tư lệnh, đặc biệt là người chỉ huy tối cao - Tổng tư lệnh mỗi bên chịu trách nhiệm về số phận tù binh bị bắt giữ, không được dùng nhục hình, chửi bới, phải có thái độ nhân đạo, có trách nhiệm, để trao trả đầy đủ khi chiến sự kết thúc.

Báo chí Mỹ, công luận Mỹ hồi ấy - từ năm 1975 đến gần năm 2.000 - có lúc sục sôi. Họ lập hội, lập quỹ tìm kiếm tù binh, treo giải thưởng lớn cho ai phát hiện ra tù binh Mỹ còn sống; có người tình nguyện sang Thái Lan, Lào, bí mật đột nhập Việt Nam tìm trại giam tuyệt mật.

Với xã hội Mỹ và phương Tây, mạng sống con người là vô giá, không thể mất tăm mất tích mà không có lý giải, chứng cớ. Thêm nữa, giấy tờ, công văn, tài liệu, báo cáo của phía Việt Nam tùy tiện, không cụ thể, không chính xác, nhiều mâu thuẫn, không sao chấp nhận được, kể cả những báo cáo của Quân ủy gửi Bộ Chính trị về vấn đề này. Có nhà báo ở New York nói: Tướng Giáp mà có dịp sang đây thì sẽ có hàng ngàn gia đình quân nhân Mỹ kéo đến đòi nợ, chất vấn về POW - MIA đó!

Hồi đó tướng Giáp tỏ ra quan tâm, nhưng than rằng chuyện này là do Tổng cục chính trị, Cục địch vận, các Quân khu lo, luộm thuộm, vô trách nhiệm trong thời chiến, cán bộ thay đổi, luân chuyển, không ai hiểu biết rõ cả. Thế rồi chuyện chìm đắm dần. Thỉnh thoảng 2 bên Việt và Mỹ hợp tác khai quật trong rừng, ngoài biển tìm hài cốt lính Mỹ, lên đến năm trăm lượt. Nhưng hoài nghi, khó hiểu, phiền muộn vẫn còn dai dẳng.

Khi tôi sang Pháp, vấn đề tù binh mất tích cũng là vấn đề khá lớn trong quan hệ Pháp - Việt. Tháng 11/1990, sau khi dự lễ hội hằng năm của báo l’Humanité, tôi dự hội thảo về tướng Philippe Leclerc, khi chết được phong là Nguyên soái. Trong buổi kết thúc hội thảo, nguyên thủ tướng Pierre Messmer nhờ tôi chuyển tay một lá thư ngỏ cho tướng Giáp bày tỏ lòng mong muốn có dịp đón ông sang thăm hữu nghị nước Pháp qua lời mời của hội hữu nghị Pháp - Việt. Đồng thời bà Leclerc cũng nhờ tôi chuyển về mấy lá thư của một số cựu sỹ quan vừa tham dự hội thảo, gửi  “tướng Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng tư lệnh”,  hỏi về người nhà của họ tham chiến ở Việt Nam bị bắt ở Điện Biên Phủ rồi không được trao trả, mất tích. Tôi đưa ngay cho đại sứ Phạm Bình. Ông Bình cho biết Hội hữu nghị Pháp - Việt có lời mời tướng Giáp, nhưng ở bên nhà còn lưỡng lự lắm, vì có một bộ phận dư luận Pháp, nhất là nhiều Hội  Cựu chiến binh, như  Cựu chiến binh Đông Dương, Cựu chiến binh Điện Biên Phủ có nhiều chi nhánh trên đất Pháp tỏ ra bực bội, giận dữ cho rằng phía Việt Nam đã dã man, tàn ác trong đối xử với tù binh, tỷ lệ tù binh bị chết trong trại giam quá cao, vi phạm công ước quốc tế về tù binh. Họ coi tướng Giáp là người chịu trách nhiệm chính. Ông Bình cho biết mấy tháng trước, khi kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990), việc UNESCO của Liên Hiệp Quốc bàn về chuyện này, coi ông Hồ là danh nhân văn hóa thế giới, các hội Cựu chiến binh Pháp đã phản đối rất mạnh, việc tổ chức kỷ niệm ở Paris bị phá, một trong những lý do là vấn đề tù binh Pháp. Về sau tôi được biết việc tướng Giáp sang thăm hữu nghị Pháp được coi là hành động hòa giải Pháp - Việt không đặt ra nữa, cũng do trở ngại về món nợ tù binh.

Có lần tướng Guy Simon, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đông Dương, gặp tôi tại trụ sở của hội ở Paris vào năm 1995, khi trò chuyện ông cũng nhắc lại vấn đề tù binh Pháp mất tích, thuộc nhiều nước gốc: Việt Nam, Algerie, Maroc, Tunisie, Senegal…  Ông  cho vài con số chính, tôi ghi lại làm tài liệu. Số quân nhân phía Pháp bị phía Việt Nam bắt ở các trại giam được ghi nhận là 5.782, số được trao trả trong nhiều lần, nhiều nơi là 3.290, như vậy là còn thiếu đến 2.492 người.  Cho đến nay không ai lý giải được số mất tích này ra sao, chết ở đâu, lúc nào, trong trường hợp nào, có dấu tích gì để lại không?  Người thân họ vẫn còn những câu hỏi không ai trả lời, lơ lửng mãi.

Tôi biết rõ tướng Giáp rất mong muốn có dịp đi thăm nước ngoài, nhất là Pháp, Hoa Kỳ. Có hồi ông hỏi tôi rất cặn kẽ về xã hội Pháp, Mỹ, ý kiến các học giả, nhà báo nước ngoài về ông, ông đã có cả một chương trình dự kiến, như thăm mộ Napoléon, thăm di tích chiến trường Waterloo, nói chuyện ở một số học viện quân sự, trả lời phỏng vấn… Nhưng sau khi biết rằng vấn đề quân nhân mất tích với con số quá lớn, còn là vướng mắc không nhỏ trong quan hệ với 2 nước ấy, rồi tuổi cao sức yếu, ông từ bỏ dần ý định. Tôi hiểu niềm luyến tiếc của ông vì ông được nuôi dưỡng bằng nền văn hóa Pháp, ông nói tiếng Pháp khá trôi chảy, và tôi cũng từng biếu ông không ít sách và báo tiếng Pháp. Anh bạn nhà báo - làm phim Jérôme Kanapa gọi tướng Giáp là “Chú” (Oncle), rất thân với cả gia đình, trước đây cũng nuôi ước vọng được có dịp đón ông và gia đình ở Paris. Ở bang Maryland – Hoa Kỳ, có nhà báo kỳ cựu Stanley Karnow từng phỏng vấn tướng Giáp 3 lần ở Hà Nội, cũng từng hy vọng có dịp tiếp ông trên đất Mỹ. Ông có cô con gái, Catherine Karnow, là phóng viên nhiếp ảnh rất trẻ, từng chụp hàng trăm bức ảnh tướng Giáp và gia đình, hiện ở Los Angeles, cũng mong gặp lại “bác Giáp”.

Thật ra trở ngại cho các chuyến viễn du - vấn đề quân nhân mất tích - một món nợ dai dẳng cồng kềnh của tướng Giáp - ông chỉ chịu trách nhiệm một phần, theo các văn kiện quốc tế. Ở Việt Nam, đó là do nếp sống nông nghiệp, thời chiến, chiến tranh du kích liên miên, chiến trường đan xen nhau, trong chiến tranh bằng không quân, đất liền nhỏ hẹp, kẹp giữa núi rừng nhiệt đới và đại dương, máy bay trúng đạn lao xuống rừng hay biển đều dễ mất biến, khó còn vết tích. Cuộc sống gian khổ, dinh dưỡng thấp, các bệnh sốt rét, kiết lỵ dịch tả tràn lan, người phương Tây dễ suy sụp sức khỏe trong môi trường chiến trận và nghèo đói, thiếu thuốc men. Lại còn căn bệnh xã hội, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, sổ sách qua loa, đại khái, tùy tiện và tắc trách, cá nhân ích kỷ, thiếu trách nhiệm rõ ràng.

Riêng về nước Việt Nam ta, ở cả 2 phía, số mất tích cũng là rất lớn, rất khó xác định cho chính xác. Riêng phía miền Bắc, con số đưa ra là chừng 30 vạn. Còn phía miền Nam, con số liệt sỹ mất tích cũng lớn. Một số nhà ngoại cảm đã giúp tìm ra vài trăm trường hợp, chỉ là vài phần trăm trong tổng số.

Có lần tôi đã yêu cầu, gợi ý với tướng Giáp suy nghĩ cho sâu về câu  “Nhất tướng công thành  vạn cốt khô”,  để ủng hộ phong trào đòi dân chủ, chống bành trướng, mong ông tỏ thái độ bênh vực các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương,  hoặc là ông đưa ra ý kiến khôi phục sửa sang nghĩa trang cũ của quân đội Cộng hòa ở Thủ Đức, gần Sài Gòn, nhưng ông làm ngơ. Thật đáng tiếc! Nay ông đã đi xa, sau khi được hưởng vinh hoa phú quý, hưởng lộc đời cực hiếm là thọ trên 102 tuổi, Vị Tổng tư lệnh Việt nam mang theo món nợ không nhỏ lơ lửng không có lời giải.

Tuesday, October 15, 2013

MỘT CÁI CHẾT HOÀN HẢO



Về cái chết của trung tướng Nguyễn Bình 

và vai trò trách nhiệm của tướng Võ Nguyên Giáp


Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Cộng sản nó giết mình hôm nay

Ngày mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu

(Lời tâm sự của TT. Trí Quang với một đệ tử thân tín, sau 1975)

Trong những năm gần đây, để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của tướng Nguyễn Bình, đã có ít nhất hai cuốn sách viết về cuộc đời của ông để tìm hiểu một số Sự thật và Huyền Thoại liên quan đến ông. Đó là các cuốn: Trung tướng Nguyễn Bình, huyền thoại và sự thật của Nguyên Hùng. Cuốn thứ hai ít được dư luận chú ý tới với nhan đề khá nổ: Tôi giết Nguyễn Bình của Trần Kim Trúc.( một chức sắc Cao Đài).

Tôi đã đọc những tài liệu trên và đều xếp vào loại không dễ sử dụng được .. Bài viết sau đây chủ yếu lấy từ nguồn tình báo của Pháp qua một vài tác giả cho thấy cách nhìn, cách đánh giá tướng Bình khác hẳn các tác giả trong nước.
Chưa kể rất nhiều bài báo đủ loại liên quan đến tướng Bình. Người ta dựng nên cả một bộ phim về ông. Ngưỡi ta tổ chức một phái đoàn sang tận Campuchia đi tìm hài cốt của ông và mang về Sài gòn chôn cất. Người ta dựng tên đường cho ông trên đường phố Sài Gòn. Sau hơn 50 năm chết chôn vùi vô danh, ẩn tích trong rừng, ông được đội mồ sống lại. Sự nghiệp của ông được phục hồi.
Thật là một điều kỳ lạ chết được sống lại.
Sự im lặng trong suốt hơn 50 năm mang một ý ngĩa và sự dựng ông lên sau 50 năm mang một ý nghĩa khác..
Tướng Phạm Xuân Ẩn
Tướng Phạm Xuân Ẩn
Nay thì ông được đứng chung trong hàng ngũ những người bị đảng trù dập, bị đầy ải và bị khai trừ, được phủ những vòng hoa phúng điếu. Đó là những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Thị Ba- người đàn bà làm giao liên, trạm thông tin giữa Ẩn và Việt Minh.. và cả Phạm Xuân Ẩn.
Bà Nguyễn Thị Ba cho mãi đến năm 2006 mới được phong là người anh hùng!!
Tôi trích lời TT Trí Quang tâm sự với một người đệ tử rất thân cận của ông mà không tiện nói tên- và người này đã tiết lộ cho tôi biết điều ấy- mà tôi nghĩ rằng TT. Trí Quang hẳn là một trong những người hiểu sâu sắc bản chất đểu cáng của cộng sản hơn ai hết mà rất có thể ông là một trong những nạn nhân ấy!!
Ông đã từng lớn tiếng trước 1975 và ông đành im lặng 38 năm nay và chắc là cho đến lúc từ giã cõi đời- Chắc là không bao giờ ông có cơ hội lên tiếng nữa-. Gớm thay chế độ ấy đã có thể bịt mồm bịt miệng một người từng làm rung chuyển nước Mỹ. Điều gì đã khiến ông phải im lặng như thế!!
Trong số những người tôi vừa nêu tên trên, tôi xin đặc biệt nhắc đến trường hợp tranh sáng tranh tối của ông Phạm Xuân Ẩn như một điển hình- vừa là nạn nhân vừa là anh hùng của người cộng sản- một người hoạt động cho cộng sản chỉ vì lòng yêu nước, nhưng có lòng nhân bản.
Giống như nhiều người khác trước khi chết, ông Ẩn đã cẩn thận dặn vợ cho chôn theo ông một cái hộp chứa đựng tất cả thư từ, hình ảnh, tài liệu mang theo như một bí mật đời ông!!
Ông cho chôn theo ông những hình ành, tài liệu là quyền của ông. Nhưng điều đó cho thấy một phần ông không muốn tiết lộ cuộc đời của ông, hoạt động của ông có thể ảnh hưởng tới bạn bè ông- một điều mà ông trân trọng nhất trên đời-.
Người ta được biết ông Ẩn là bạn thân của rất nhiều người lãnh đạo miền Nam như Trần Văn Đôn, Dương Văn Minh, Bùi Diễm, Nguyễn Cao Kỳ, Cao Giao, Nguyễn Công Khanh và nhiều sĩ quan báo chí trẻ và nhất là bác sĩ Trần Kim Tuyến. (Ông Ẩn đã đưa được Trần Kim Tuyến dời Việt Nam vào phút chót).
Ông cũng là bạn thân của các nhà báo ngoại quốc như Robert Shaplen, Stanley Karnow, Frances FitzGerald, Robert Sam Anson, David Halberstam, Henry Kamm, Neil Sheehan và ông chủ của ông là Frank McCulloch.
Chưa kể những trùm mật vụ như Edward Lansdale, William Colby, Lou Conein…
Larry Berman, Perfect Spy, Pham Xuan An, trang 2 và 3

Nhưng bạn thân phía bên cộng sản của ông là ai? Có được mấy người? Tin tưởng được mấy người trước khi chết? Đây là một câu hỏi và nhận xét lý thú đánh giámột cách đích thực con người và tâm tư của Phạm Xuân Ẩn.
Nếu cộng sản vinh danh ông là người anh hùng. Kệ họ. Phần những người quen biết ông mà có người tôi đã gặp chỉ coi Phạm Xuân Ẩn là một người bạn tốt.
Chỉ biết là lúc nào ông cũng bị cộng sản nghi ngờ, theo dõi, kiểm soát. Họ tra vấn tìm hiểu giai đoạn ông du học bên Mỹ và muốn biết xem ông làm những gì, giao thiệp với ai? Họ nghi ngờ ông còn là người của Mỹ? Vì thế họ không cho ông xuất ngoại sang Mỹ, nhà bị canh chừng, theo dõi.
Làm sao không nghi ngờ được khi một trùm tình báo cộng sản tìm hết cách để đưa một tên cựu trùm tình báo ngụy trốn chạy cộng sản thì lý tưởng, ý thức hệ nào có thể chen vào giữa họ được! Cũng thế, khi Phạm Xuân Ẩn khuyên một thằng bạn trẻ- trung úy TQLC- cậu liệu tìm cách mà đi, ở đây không ở được đâu khi chúng nó vào thì lời khuyên ấy có thể xuất phát từ một người cộng sản xác tín không? Xưng hô cậu với chúng nó thì còn gì để nói nữa!! Cộng sản cũng thừa biết, nhưng đã đến lúc cần nặn ra những anh hùng như PXA, PNT thì vẫn phải làm.
Cuộc chiến tranh này có những điều không dễ hiểu và không hiểu được!!
Trong một buổi tiêp tân, có ông đại tá người Việt hỏi ông: Ông có phải là tướng Ẩn Không ? Ông gật đầu nhận. Một khách Mỹ cao cấp đứng cạnh đó hỏi đùa, nhưng ông là tướng ở bên nào mới được?
Ông Ẩn trả lời:
- Without hesitation, Ẩn answered, ‘Both sides’! The colonel looked uneasy. Just kidding, said An. In telling me this story, An concluded, You see, that is why they can’t let me out; they are still unsure who I am.
Khi ông yếu mệt vì bệnh phổi, họ thăng cho ông lên hàng tướng.
Nội cái việc thăng tướng cho ông là một điều khôi hài chỉ cộng sản mới làm được. Ông ấy có cần cái chức tướng đó đâu. Tôi tin chắc ông PXA hiểu cái trò chơi kệch cỡm ấy, cái vinh danh hão ấy.
Ông ráng đóng nốt cái vở kịch dàn dựng mà cộng sản muốn ông đóng cho trọn vẹn. Tôi nhìn ông trong quân phục tướng rất không giống PXA, ngực đầy huy chương mà tội nghiệp cho ông trong đó có bức ảnh tướng Giáp đón tiếp ông, cạnh đó có đại tá Bùi Tín. Lúc ông chết, đám ma được cử hành với nghí lễ dành cho cấp tướng ở nhà quàn bộ Quốc Phòng.
Chiêc xe hơi Renault của ông, số 51 A.29-80 nay được trưng bày tại Bảo Tàng Viện ở Hà Nội.
Nhưng điều quan trọng hơn hết có lẽ là vài điều ông trối trăng lại cho Larry Berman- người viết tiểu sử ông như sau:
-Nay thì họ hiểu rằng, tôi đã không làm điều gì sai lầm và tôi thì nay đã sắp chết. Tôi đã không phản bội họ. Họ đã cố gắng thuyết phục tôi thay đổi cách nói của tôi trong vòng một năm và thuyết phục thay đổi cách suy nghĩ của tôi lâu hơn nữa. Họ đã làm được gì. Họ đã không thể loại trừ hay bắn tôi. Họ nói cho tôi biết họ không thích lối nói chuyện của tôi bởi vì tôi khác người. Cho đến tận bây giờ, họ vẫn không biết là có bao nhiêu tin tức tôi biết được và tôi biết như thế nào.
Larry Berman, Ibid, trang 9
Henry Kissinger, À la maison Blanche, trang 715, 1968-1973


Câu nói để đời của TT Trí Quang áp dụng như bài học cho nhiều người- cho Phạm Xuân Ẩn và cho cả tướng Nguyễn Bình trong bài viết này.
Tướng Nguyễn Bình ở chiến trường miền Nam
Tướng Bình được đích thân tướng Giáp và Hồ Chí Minh chỉ định đưa vào Nam Bộ công tác. Thời gian là tháng 10-1945 trước khi cuộc chiến bùng nổ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào năm 2003 đã xác nhận:
Chính tôi theo chỉ thị của Bác đã trực tiếp nói chuyện với tướng Bình ( lúc này là Khu trưởng duyên hải Bắc bộ, nay là khu ba) và chuyển lệnh vào miền Nam công tác. Đồng chí đã phấn khởi nhận nhiệm vụ và lên đường vào miền Nam và đã cống hiến quan trọng trong nhiệm vụ mới.
Sài gòn Giải phóng, 19/3/2013

Có hai tướng khá nổi tiếng thời đó thì một là Nguyễn Sơn được gửi vào khu bốn, tướng Bình vào Nam Bộ và cả hai số phận họ sau nảy đều gặp nỗi bất hạnh. Nỗi bất hạnh ấy do cái logique dialectique của cộng sản. Đối với người cộng sản, dùng được thì dùng không dùng được thì loại trừ. Cái logique ấy chúng ta đều thấy xảy ra biết bao nhiêu cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng Việt Nam, đảng bộ Trung Hoa và đảng bộ Liên Xô. Thanh trừng là sức mạnh của tổ chức đảng.
Nguyễn Bình vào Nam muốn làm trời, một mình một cõi. Nguyễn Sơn vào khu 4 muốn biến Quảng Ngãi thành một Diên An bên Tàu thì trước sau cũng phải đi chỗ khác chơi.
Một viên tướng như Nguyễn Sơn mà phải nhục nhã xin trở về Tàu thì phải hiểu đó là một cách loại trừ nhẹ nhất rồi!
Tướng Nguyễn Bình là một viên tướng có cá tính và phong cách dễ nổi bật trong thời chiến tranh với: Rượu, gái và ca hát. Với ba cái đó nơi một ông tướng biên cương mà đàn em một số là thành phần trôi sông lạc chợ vì thế ông có thể được lòng các đàn em. Tướng Bình dùng đàn em, thu phục họ theo nghĩa phe đảng. Trong máu ông không có tính đảng. Trong khi tướng Giáp thấy chữ phe là thừa.
Chưa kể cả ba cái món hợp khẩu vị tướng Bình ở trên xem ra đối nghịch với con người của tướng Giáp vốn khắt khe, nghiêm chỉnh và kỷ luật.
Sự khai trừ có thể bắt đầu từ ban đầu, từ những chuyện nhỏ nhoi ấy.
Nhưng Hồ Chí Minh đủ khôn ngoan và khéo léo hơn tướng Giáp. Ông tuyển chọn một nữ điều dưỡng- xinh đẹp đã đành là bắt buộc- lại lanh lợi và khôn ngoan- để cài vào chăm sóc Nguyễn Bình Người nữ này còn được đào luyện vững chắc chủ thuyết cộng sản để thuyết phục và uốn nắn Bình theo cộng sản. Cái kế mỹ nhân của ông Hồ xem ra thành công. Và để thưởng cho cái công trình uốn nắn ấy, ông Hồ phong cho Bình lên trung tướug năm 1948.
Sài Gòn lúc Nguyễn Bình vào miền Nam thì dân chúng cũng khá đông-vào khoảng 2 triệu dân- với một thành phần dân chúng khá phức tạp. Có ngưới Pháp, người Tàu, Người Nhật. Lại thêm Việt Minh và các thành phần đảng phái, giáo phái tranh chấp nhau.
Sau đây là tình hình Sài gòn trước khi Nguyễn Bình vào nhận nhiệm vụ. Trước tiên, Việt Minh cướp chính quyền trong tay Mặt Trận Quốc Gia Thông Nhất. Vì còn yếu thế nên họ tung rải truyền đơn như sau:
- Việt Minh từng sát cánh bên đồng minh, đánh tây, chống Nhựt.

- Đối với Nga là bạn.
- Đối với Tàu như răng với môi.
- Đối với Mỹ chủ trương thương mại, nên không có mộng xâm lăng
- Đối với Anh, nội các Attlee mới lên nắm chánh quyền và khuynh tả ..

Hồi ký Nguyễn Kỳ Nam, trang 51

Trong truyền đơn này, ta đã thấy để lộ ra cái đuôi cộng sản : Nga là bạn, Tàu như răng với môi..
Xin nhớ đây là thời điểm 1945 nhé, khi chưa có quan hệ chính thức với cả Nga và Tàu.
Khi dùng chữ: Chúng ta ở trên đây là có ý ám chỉ cộng sản đệ tam mà thôi. Họ rải truyền đơn và sửa soạn cướp chính quyền ở miền Bắc cũng như trong Nam.
Thật vậy, ngủ một đêm sáng ngày đồng bào Thủ đô thức dậy lấy làm ngạc nhiên trông thấy khắp nẻo đường treo đầy biểu ngữ: Chánh quyền về Việt Minh.
Hỏi Việt Minh là ai, nhiều người không biết. Ai là chính quyền?
Ở Nam Bộ, họ kêu gọi Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Mặt trận Việt Minh ..
Trong giai đoạn này, trước khi tướng Bình vào Nam Bộ thì Trần Văn Giàu là cán bộ cộng sản chủ chốt và cao cấp nhất. (Thủ lãnh nhóm đệ tứ cũng không còn nữa sau khi Tạ Thu Thâu bị giết ở Quảng Ngãi).
Trần Văn Giàu tự mình đứng ra tự nhận là người đứng đầu Lâm Ủy Hành Chánh, giải tán Mặt trận Quốc Gia.
Ngày 23 tháng chín, một truyền đơn của cộng sản được tung ra:
Ai còn ở lại Sài gòn là Việt gian, sẽ bị bắt và bị trừng trị.
Sau truyền đơn này, dân chúng phải rời bỏ Sài Gòn. Trên đường về miền Tây, miền Đông, dân chúng kéo đi tản cư chặt cả đường phố.
Sài gòn! Một thành phố chết.
Tiếng súng nổ từng chặp, khắp đó đây.
Nguyễn Kỳ Nam, Ibid, trang 80

Sau khi có tiếng súng Nam Bộ kháng chiến rồi lúc đó mới xuất hiện tướng Nguyễn Bình.
Thoạt đầu, Nguyễn Bình vào Nam ở miệt Thủ Đầu Một ẩn mình xem xét tình hình, sau đó ông lộ diện, ủng hộ Mặt trận Quốc Gia Liên Hiệp, đảm trách ủy viên quân sự kiêm khu trưởng khu 7.. Nguyễn Bình đã chính thức gửi một lá thư tán thành và ủng hộ Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp trong một số báo bí mật thời đó mà nội dung nay chúng ta ghi lại được như sau:
-Trong lúc nhìn thấy rõ thủ đoạn của thực dân Pháp, lợi dụng sự chia rẽ, bắt tay với bè phái này phái nọ, miễn sao cho họ quên kháng chiến mà chỉ nghĩ đến sự thù hắn không muốn cho thực dân Pháp lợi dụng nên tôi- Nguyễn Bình- đề nghị lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp. (Thật ra MTQGLH đã có sẵn trước khi Nguyễn Bình tuyên bố)Xin xem chú thích.
Tại chiến khu Bà Quẹo, một đại hội đã nhóm họp ngày 20 tháng 4 năm 1946 tại bản doanh tướng Huỳnh Văn Trí (Cao Đài), có đại diện các đảng phái chính trị, tôn giáo, các cơ quan quân sự, các tấng lớp dân chúng tuyên bố thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp V.N để tiếp tục cuộc lãnh đạo kháng chiến. Trích Nguyễn Kỳ Nam, Ibid, trang 82
Danh sách các vị trong Mặt Trận Liên Hiệp gồm nhiều thành phần đảng phái, tôn giáo: Huỳnh Phú Sổ, ( Hòa Hảo), Trần Văn Lắm(VNQDĐ), Lê Văn Tý( Cao Đài), Lâm Văn Hậu, Mai Thọ Trấn, Phạm Đình Công( thay mặt Nguyễn Bình), Tướng Huỳnh Văn Trí ( tức Mười Trí Bình Xuyên), Phạm Huy Đức, Nguyễn Văn Sâm Nguyễn Bảo Toàn ( Quốc dân đảng), Nguyễn Văn Nhân, Linh mục Nguyễ Bá Sảng
Nhưng không hiểu vì lý do gì sau này, chính tướng Nguyễn Bình lại muốn thủ tiêu Mặt Trận- một thủ đoạn mà nhiều người quốc gia cho là đã bị Việt Minh lừa.
Trong một lá thư trao đổi nội bộ đề ngày 26 tháng 8, 1946, thơ số 210 Q.S, Nguyễn Bình viết:
Sau khi Mặt trận Quốc Gia Liên Hiệp ra đời, Ngài cũng có tham gia nữa, Thưa Ngài, tại sao có những thông cáo thủ tiêu MTQGLH ?… Tôi rất khổ tâm, nếu đặt địa vị Ngài vào trách nhiệm của tôi, tôi dám chắc Ngài cũng không thể làm ngoài việc mà tôi đã làm..
Nguyễn Kỳ Nam, Ibid, trang 81

Ngài ở đây chỉ ai? Một cán bộ cộng sản cao cấp ở trên Nguyễn Bình!! Cho đến nay, không ai biết rõ Ngài là ai ? Không một tài liệu cộng sản chính thức của cộng sản đề cập đến vấn đề này ..
Nguyễn Bình phải tuân lệnh cấp trên, nhưng là một việc làm trái lương tâm nên ông tự thú nhận:
Tôi rất khổ tâm.
Sau này, mỗi lần Mặt Trận có họp thì Nguyễn Bình đề cử giáo sư Phạm Thiều đại diện thay ông.
Về quân sự, lúc đó tướng Bình nắm trong tay 20 chi đội trong Khu 7.
Cũng trong thời gian này về mặt quân sự, với 35 ngàn binh sĩ dưới quyền, Leclerc đã bình định xong Nam Bộ. Nguyễn Bình khoanh tay nhìn trong sự bất lực. Một người xuất xứ từ miền Bắc vào Nam đã là khó. Lại còn muốn thu phục mọi quyền lực thu vào trong tay là một điều khó gấp đôi.
Khó chẳng những đối với các nhóm giáo phái đã đành mà khó ngay trong nội bộ đảng? Có chỗ nào cho thấy Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thuần và Lê Duẩn tuân phục?
Phần Cédille thấy Nam Bộ đã ổn định về mặt quân sự nên về mặt hành chánh lo thiết lập một chánh phủ Nam Kỳ tự trị.
Về điều này, chính VNG cũng phải nhìn nhận trong nỗi bất lực về quân sự trước Pháp. Trong một chuyến tham quan phía Nam về, ông Võ Nguyên Giáp có đến gặp Bảo Đại và ở lại dùng cơm trưa với Bảo Đại đã buồn rầu thổ lộ: Chúng ta đành phải chấp nhận sự trở lại của người Pháp .. Chúng ta không còn có cách nào khác .. Ở Nam Bộ, Pháp đã phá hủy toàn bộ tổ chức của chúng ta đã xây dựng với biêt bao nhiêu khó khăn . Nay thỉ họ đã kiểm soát được tất cả .. Rồi chẳng bao lâu nữa , họ sẽ đổ bộ. Làm thế nào để chúng ta có thể chống đỡ lại họ .. Chúng ta chỉ có một số binh đội, nhưng trang bị thì còn thiếu thốn lắm.
Cecil B. Currey, Victory at any cost, trang 116

Nam Bộ hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của Pháp. Phần Việt Minh, tướng Bình chỉ có 20 chi đội so với 35 .000 quân Pháp, chưa kể không được tiếp tế và trang bị vũ khí. Tướng Bình làm gì được ngoài việc ám sát và khủng bố?
Cuối năm 1946, tây đánh mạnh vào chiến Khu D, bộ chỉ huy khu 7 của tướng Bình bỏ chạy. Năm 1947 tạm thời bộ chỉ huy của tướng Bình đành rút về đóng ở Đồng Tháp.
Những hoạt động khủng bố, ám sát, thủ tiêu của tướng Nguyễn Bình.
Có thể nói, trong cuộc chiến tranh này, cái yếu của Nguyễn Bình là không thể đương cự trực diện với Tây và đã phải rút về trú ẩn ở Đống Tháp năm 1947. Nhưng cái mạnh của Nguyễn Bình là có thể tiến hành một cuộc chiến tranh khủng bố, ám sát có một không hai trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Thời kỳ huy hoàng nhất của tướng Nguyễn Bình là vào thập niên 1950 mà ngoài Bắc thì đã chuyển hướng thành cuộc chiến tranh dàn trận với sự hậu thuẫn của Trung Quốc.
Trong Nam là chiến tranh khủng bố, ngoài Bắc là chiến tranh dàn trận với nhiều chiến dịch khác nhau.
Và điều này chứng tỏ tướng Nguyễn Bình đã có lúc gây khó dễ cho Pháp không ít. Và cái an bình của thành phố Sài gòn đã có lúc rơi vào sự khủng hoảng kinh hoàng do Việt Minh gây ra.
Dư luận Nam Bộ nói chung lúc bấy giờ- người Việt Nam cũng như người Pháp- rất sợ tướng Bình về những hoạt động khủng bố, thủ tiêu người của tướng Bình ..
Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam viết rằng:
Nói đến Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp, tôi phải nói đến Nguyễn Bình mà lúc đó ai nghe đến tên Nguyễn Bình là thấy khiếp sợ rồi. Đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống Pháp, không hề nghĩ đến cộng sản. Không cộng sản, không Việt Minh, họ cũng vẫn kháng chiến.
Nguyễn Kỳ Nam, Ibid, trang 80

Thoạt đầu chính phủ Nguyễn Phan Long đã gửi một thư cho tướng Nguyễn Bình với những đề nghị tìm một giải pháp hòa bình ..
Lá thư được đáp lại trên đài Tiếng Nói Nam Bộ của tướng Nguyễn Bình bằng những lời lẽ cương quyết như sau: Tất cả các bộ trưởng, công chức cũng như những bọn đầu cơ chính trị phải trả giá. Thời cơ đã đến và cuộc tấn công vào Sài Gòn sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới ..
Lời đe dọa ấy trở thành sự thật vào đầu tháng giêng, 1950, chiến thắng nằm trong tay tướng Bình. Nên nhớ đây là chiến thắng đối với chính phủ Quốc Gia chứ không phải quân đội Pháp.
Ở đây không có cuộc chiến tranh dàn trận giữa những người lính, không có những cuộc nổi dậy của quân đội. Không, bởi vì nếu có một cuộc nổi dậy như vậy thì quân đội Pháp sẽ dễ dàng can thiệp và nhảy vào cuộc..và sẽ đè bẹp ngay ..
Ở đây thuần túy là các cuộc khủng bố, các cuộc ám sát người- Và cứ như thế, chẳng bao lâu Việt Minh sẽ làm chủ Sài gòn .. Lực lượng kháng chiến trong bí mật dần dần xuất hiện và trở thành những người chủ tương lai của Sài Gòn ..
Đấy là tất cả sách lược của tướng Nguyễn Bình theo lệnh của Hồ Chí Minh.
Kết thúc chiến lược ấy là việc ám sát cò Bazin do người của tướng Nguyễn Bình. Vào ngày 28 tháng tư 1950, cò Bazin được chở vào nhà thương trong tình trạng hấp hối. Nhưng cò Bazin là ai?
Theo tài liệu viết về Huỳnh Tấn Phát viết như sau về cò Bazin:
- Sau này tôi mới biết đó là cò Trần Bá Thành, một tên thẩm vấn ác ôn khét tiếng ở bót Catinat. Còn thằng Tây là cò Bazin, chánh mật thám bót Catinat Sài gòn, nổi danh giết Việt Minh thời đó. Lúc này chúng cố lôi kéo mua chuộc trí thức như anh Phát nên cò Bazin ra hiệu cho tôi đến ngồi đối diện với anh.
Huỳnh Tấn Phát, Cuộc đời và sự nghiệp, nhiều tác giả, trang 163

Đó là một cuộc ám sát hoàn hảo của một tay chuyên ngiệp. Y mặc một bộ complet, tay sách cặp, thong thả đến trước cửa nhà cò Bazin- lúc ấy vào khoảng 7 giờ 20 sáng-giờ mà có Bazin sắp sửa bước lên xe ô tô đi làm. Như chớp, tên mặc áo vét dở cặp lấy khẩu súng ra và khi còn cách Bazin nột thước. Y bấm cò, bắn nhiều phát. Bazin quỵ xuống .. Và sau đó kẻ ám sát chui vào một xe hơi (Traction-avant) với đồng lõa biến dạng .. Đám đông nghe tiếng súng nổ chạy toán loạn.
Đó cũng là một trong những cuộc ám sát do người của tướng Nguyễn Bình thi hành. Chính tướng Bình đã ra lệnh cho đội ám sát 905 giết Bazin mà trụ sở lưu động của tướng Bình ở cách Sài gòn 8 cây số.. Tướng Bình là thứ người mà bà Nguyễn Thị Liên Hằng trong Hà Nội’s War gọi là loại du côn phong thái giang hồ.(swashbuckling).
Nguyen thi Lien Hang, Hanoi’s War, trang 26

Nhóm 905 được gọi là những quyết tử quân(Volontaires de la mort). Họ được huấn luyện kỹ càng và được coi là những kẻ giết người chuyên nghiệp.
Trước khi bị ám sát, Cò Bazin không phải là không biết số phận của mình. Ông chiến đấu chống Việt Minh trước hết là để bảo vệ mạng sống của chính ông. Vì hằng ngày, trên làn sóng điện phát thanh của Việt Minh ra rả mỗi ngày câu đe dọa sau đây: Bazin, ngươi sẽ phải đền tội. (Bazin, tu vas mourir) Cò Bazin hiểu rằng ông đứng đầu danh sách những kẻ mà Việt Minh muốn thủ tiêu. Những kẻ muốn ám sát ông hiện đang có mặt ở Sài gòn và ông không còn bao nhiêu thời gian để khai trừ họ và nếu không làm được thì sẽ đến lượt ông! Ông hiểu cái cái nghề cảnh Sát chìm của ông-nó là một phần đời sống của ông-. Ông nắm giữ trong tay nhiều hồ sơ của những người cộng sản .
Nhưng hiện nay, cộng sản như ở khắp nơi trong Saigòn. Người của Nguyễn Bình len lỏi vào trong mọi bộ ngành chính thức của chính quyền. Họ có mặt trong mỗi khu vực, trong mỗi phố, mỗi nhà ..
Những người này lấy thông tin rồi tuyên truyền và đi thu tiền bạc ỡ những tay giầu có buôn bán có máu mặt như một thứ thuế máu để đổi lấy sự an toàn của bản thân họ. Trong một thành phố có chiến tranh, những kẻ giầu có luôn là kẻ tài trợ cho nhiều phe phái.
Nay Nguyễn Bình đã mang chiến tranh vào trong chính trung tâm Sài Gòn và coi việc ám sát thủ tiêu sẽ là con đường đưa tới chiến thắng, làm chủ Sài Gòn.
Và theo Lucien Bodard, tướng Nguyễn Bình đang điều khiển một guồng máy giết người kinh khủng nhất giết từng người và giết hàng loạt- một thứ Ministère de la mort-. Guồng máy ấy tướng Nguyễn Bình trao trách nhiệm cho Lê Văn Linh. Trong tay Linh, y có danh sách đen những người mà y sẽ thủ tiêu.
Những người làm việc cho Linh có khoảng vài trăm người được huấn luyện dưới sự huấn luyện của những kẻ đào ngũ gốc Đức. Họ sống rải rác ở Sài Giòn, không giấy tờ, không có súng ống, ăn mặc như bất cứ người nhà quê nào. Nếu bất ngờ có bị mật thám Pháp hỏi thì họ khai bất cứ tên tuổi nào mà không có cách chi tìm ra lý lịch của họ. Họ chỉ có một địa chỉ tìm đến để gặp các đồng chí và khi nhận lệnh thì được cung cấp súng đạn, lựu đạn đã được cất dấu đâu đó.
Thi hành xong công tác, họ mau chóng thoát khỏi Sài Gòn về hậu cứ chờ đợi một công tác khác.
Mỗi chuyến công tác bao gồm 4,5 người và những công tác ấy thường diễn ra giữa ban ngày hay ngay trong nhà nạn nhân với sự thỏa thuận đồng lõa của đầy tớ trong nhà. Công việc đã được tính toán kỹ lưỡng, điều nghiên từng chi tiết của nạn nhân.
Công việc nhiều khi nhanh chóng, giản dị- chỉ chừng vài phút là xong. Và họ ra khỏi Sài Gòn như lúc họ vào Sài Gòn..
Sau cái chết của Cò Bazin. Nguyễn Bình làm chủ Sài Gòn trong hai tháng trời!
Lucien Bodard, sơ tóm La guerre d’Indochine, từ trang 443-451

Ngoài những tay ám sát chuyên nghiệp, Viet Minh còn thuê cả trẻ con trong việc ném lựu đạn ..Trong vụ ném lựu đạn vào nhà hàng Cafe restaurant Paix là do hai thiếu niên 15, 16 tuổi khi bị bắt đã khai ra. Chúng được cho 20 đồng và được chỉ dẫn cách sử dụng một trái lựu đạn rồi đem thi hành với lời dọa: Không thi hành thì sẽ bị giết. Và hầu như mỗi tuần đều có xảy ra chuyện ném lựu đạn do những kẻ không chuyên nghiệp, không phải Việt Minh.. Nhiều quả lựu đạn đã không nổ..
Việc ám sát và khủng bố của tướng Nguyễn Bình thật ra nằm trong chủ trương và đường lối của cộng sản từ Hồ Chí Minh đến Võ Nguyên Giáp. Tướng Bình chỉ làm theo chỉ thị của cấp trên.
Xin trích dẫn tài liệu theo chỉ thị của Hồ Chí Minh mà tác giả cuốn Tôi bỏ đảng ghi lại trong dịp Đại Hội Anh Hùng chiến sĩ thi đua năm 1952 được đón Bác Hồ đến thăm. Bác đã căn dặn như sau :
Mỗi lần chú giết được Tây hoặc Việt gian thì phải viết giắt cài lên áo công bố tội trạng. Nếu muốn cho xác người chìm xuống thì các chú phải mổ bụng và bổ đôi cái bao tử thì cái xác mới chìm xuống được.
Nghe kể chuyện giết người, tôi choáng váng sợ hãi, nhưng rồi cũng phải vỗ tay tán thưởng, ca ngợi thành tích các anh hùng. Những anh hùng này về sau cùngxếp vào một lớp với tôi, có tất cả là 101 sinh viên lớp chế tạo máy . Trong số 101 thì hơn phân nửa lá quân đội biệt phái.
Hoang Hữu Quýnh, Tôi bỏ đảng, 1989, trang 108

Bác dặn dò kỹ càng và độc ác tàn bạo đến thế là cùng!!
Trong tài liệu của Ban Biên tập Truyền thống Tây Nam Bộ, cũng xác nhận có gây khủng bố như sau :
Ở Cần Thơ, có Trung đội Ngô Hồng Giỏi được trang bị đầy đủ. Một số cán bộ trở về lập ra Sát gian đoàn, chuyên làm công tác trừ gian, diệt ác tại thị xã.
Tháng sáu-1946, Sát Gian đoàn dùng lựu đạn đánh vũ trường nằm trên đường Phan Đình Phùng, Cần Thơ làm chết và bị thương một số sĩ quan Pháp. Sau đó hai mật thám ác ôn bị trừng trị, khiến cho bọn tay sai gián điệp chỉ điểm cùng bọn tề gian ác rất hoang mang. Lo sợ.
Ghi lai. Trong Lớn lên với đất nước, Vỵ Thanh, trang 453
Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67


Theo tác giả Hillaire du Berrier, ông này cho rằng Bình được huấn luyện tại Moscou và được chỉ dạy những phương pháp giết người. Hillaire du Berrier còn quả quyết một điều đi ngược với tài liệu phía Việt Minh:
-A point to bear in mind as one stuties everything this iron-willed murderer did thereafter is that in Binh we find the perfect example of the tool of the Russians, able to say in all honesty that he was never a Communist. For Nguyen Binh to the end, never belonged to the party. It was always as a nationalist that shining, overworked word, that he worked.
Hilaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 65

Sự phủ nhận một cách xác quyết tướng Bình không phải là người cộng sản của tác giả Berrier đặt những người đang ra sức thổi phồng tướng Nguyễn Bình rơi vào một trường hợp khó xử.
Sự xác quyết này không phải là không có căn cứ. Tướng Bình thường hành xử một cách tự quyền-nặng óc đàn anh-đàn em, dùng người theo kiểu giang hồ, bất kể thành tích tốt xấu, pha thêm chút máu giang hồ, lưu manh cũng có làm sao chịu gò vào khuôn mẫu kỷ luật của đảng? Võ Nguyên Giáp hẳn nhiên nhận được các bá cáo bất lợi ấy về tướng Bình.
Cho nên, dù có cho vào đảng thì củng chỉ là một phương thức để kiềm chế Nguyễn Bình. Vì thế, theo tác giả Nguyên Hùng, tướng Nguyễn Bình, sự thật và huyền thoại xác nhận rằng:Vũ Huy Xứng là người đã làm lễ kết nạp tướng Nguyễn Bình vào đảng vào tháng 2-1947. Và đến 25-1-1948 được phong trung tướng cùng với 8 người khác
H. Berrier còn cho rằng vào năm 1944, những ngày đầu tiên khi còn hoạt động bên cạnh Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Tướng Bình đã cùng với Võ Nguyên Giáp ám sát, khủng bố những thành phần quốc gia chống Pháp mà trước đây Bình từng là đồng chí với họ thời năm 1930. Bình và tướng Giáp đả mở những cuộc thanh trừng và sát hại rất nhiều thành phần được coi là Việt Gian. Khi giết những đồng chí Quốc Dân Đảng, phải chăng Nguyễn Bình muốn trả cái thù bị đâm chột mắt khi còn bị giam ở Côn Đảo? Rõ ràng cái gợi hứng ám sát và thủ tiêu những thành phần thù địch, Nguyễn Bình bước đầu cùng đi một con đường với tướng Giáp.
Tóm lược Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67

Nếu đúng như lời trích dẫn của Bernier thì phải coi tướng Giáp là một loại sát thủ có hạng và được coi là người trực tiếp chỉ huy tướng Nguyễn Bình!!!Nguyễn Bình sau khi nghe tướng Giáp lý luận, ông đã thuận theo và từ nay, ông sẽ làm theo lệnh của tướng Giáp.
Anh hãy nghe đây, tướng Giáp nói với Bình: Anh là một người quốc gia thông minh. Anh phải đứng chung trong hàng ngũ của chúng tôi nếu không chúng tôi sẽ thủ tiêu những người bạn trẻ của anh. Chúng tôi phải làm như vậy bởi vì họ sau này có thể là những kẻ phản bội . Anh đã biết nếu những người này trở thành những người anh hùng? Bây giờ thì có thể họ chưa là gì, nhưng sau này thì họ sẽ đi vào lịch sử. Bởi vì họ đã làm được một số công trạng trong những năm vừa qua, họ ham muốn quyền lực. Nhưng họ lại không xứng đáng được. Và để đạt được quyền lực đó, họ chỉ có một con đường mà họ có thể làm được. Là họ sẽ cộng tác bắt tay với bọn Quốc Dân Đảng hoặc với Pháp. Họ phải bỏ đi thôi.
Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67

Cho nên, nhìn toàn diện các hoạt động khủng bố, ám sát ở những ngày đầu cuộc kháng chiến, ta phải coi tướng Giáp là người chủ trương như nhận xét của Robert J O’ Neill:
Tướng Võ Nguyên Giáp chịu tất cả mọi trách nhiệm trong khi Hồ Chí Minh vắng mặt về việc sát hại hằng trăm các nhà chính trị dám chống lại Việt Minh, phá hại tất cả các tổ chức nào xem ra có thể cạnh tranh với Việt Minh cũng như cấm đoán mọi tờ báo nào xuất bản mà không có sự kiểm soát của Việt Minh. Ông cũng đã thiết lập được một quân đội từ 30.000 lên 60.000 cũng như một đơn vị tự vệ từ các thường dân
Robert J O’ Neill, General Giap: Politician & Strategist, trang 44

Tại sao những cán bộ Việt Minh thời 1945 cho đến nay 2013 vẫn không đả động gì đến những vụ khủng bố, ám sát tàn bạo dành cho những thành phần đảng phái và không đảng phái, thành phần tôn giáo do sự chỉ đạo của tướng Võ Nguyên Giáp?
Ông Nghiêm Kế Tổ đã ghi lại một cách chi tiết như sau:
-Số nạn nhân Việt gian lên đến hàng ngàn, hàng vạn. Giam cầm, đầy ải hoặc thủ tiêu? Chẳng ai biết, chẳng ai hay. Được thể dân quân du kích, Công an hay Ủy ban kháng chiến cứ việc bắt bớ thẳng tay, không thương tiếc. Tâm lý bắt Việt gian và tâm lý sợ Việt gian trong vùng Việt Minh kéo dài từ 1946 mãi đến năm 1948 mới tạm dịu sau khi xảy ra một vụ bắt Việt gian kinh thiên động địa tại Việt Bắc.
Vụ Tổng kiểm soát, hay nói bằng một danh từ mới và thích hơp hơn: vụ ráp vĩ đại cả Bắc Việt lẫn Liên khu IV( nửa nước VN) đã làm cho hàng ngàn dân chúng chết oan uổng và hờn giận. Không phải riêng dân chúng bị bắt, bị tra tấn, bị thủ tiêu, ngay đến cả trong quân đội, trong đoàn thể, trong hàng ngũ cộng sản, số sĩ quan, nhân viên và đảng viên chịu cực hình cũng nhiều không kém. !!
Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu lửa, trang 130-131.

Cho đến khi đang viết những dòng nảy, tôi vẫn không hiểu được những lệnh thủ tiêu, giết người Quốc Gia là theo lệnh của tướng Võ Nguyên Giáp- bằng cớ rõ ràng là như thề-. Nhưng dư luận phương Tây cũng như Việt Nam, hình ảnh của tướng Giáp vẫn được coi là một người anh hùng, một tướng lãnh với tài cầm quân, mặc dầu ông đã nướng không biết bao nhiêu sinh linh các chiến sĩ chết dưới quyền của ông- một đổi lấy bốn hay năm mạng người lính-.
Thật không hiểu được!
Trong khi tướng Bình ở Nam Bộ cũng ám sát, cũng thủ tiêu thì nhận rất nhiều tai tiếng!!
Trung tướng Nguyễn Bình
Trung tướng Nguyễn Bình
Tướng Bình được giao trách nhiệm vào Nam bộ, ông có nhiệm vụ là hợp nhất nhiều thành phần hỗ tạp lẫn lộn trong nhóm Bình Xuyên và thống nhất các lực lượng Cao Đài, Hòa Hảo trong việc chống lại người Pháp.
Sau cái chết của cò Bazin, Saigon nằm trong tay Nguyễn Bình. Và các cuộc khủng bố ấy tiếp tục kéo dài..Phố xá vắng hoe, kiều dân Pháp không dám ra ngoài đường. Rồi lần lượt nhiều Pháp kiều đã gục ngã sau Bazin như các vụ ám sát các kỹ nghệ gia chủ hãng thuốc lá- chủ đồn điền cao su- viên chức và nhà buôn.
Họ bị giết trong nhà, chết ở ngoài đường, thây bị vứt ở một góc phố nào đó có tấm bảng treo ở cổ. Đó là sự khủng bố trắng gây kinh hoàng cho mọi người .
Lucien Bodard, La guerre d’Indochine, tóm sơ lược từ các trang 446-464

Người Pháp hầu như bất lực trước những cuộc ám sát của Nguyễn Bình.
Theo một hai người bạn lớn tuổi nhớ lại ký ức về giai đoạn đó kể lại rằng: Chỉ cần thủ một quả lựu đạn vào một rạp cine chỗ đông người, thảy trái lựu đạn rồi biến mất để lại một khung cảnh kinh hoàng người chết, người bị thương.
Berrier mô tả thêm:
-Binh murderd more people, with more brutality, than any Oriental since Genghis Khan, and did it as America’sprotege as well a Ho Chi Minh’s and the Russia’s..(..)No man has a right to be neutral . If he neutral, kill him..
Hillaire de Berrier, Ibid, trang 67

Hàng ngày đài tiếng nói Nam Bộ rao truyền sự hận thù và sự kinh hoàng bằng cách đọc tên những thành phần sẽ bị thù tiêu trên một danh sách có sẵn.
Nhưng mọi chuyện đã mau chóng thay đổi, đem lại một không khí an bình giả tạo cho bộ mặt Sài Gòn.
Phải đợi đến khi thủ tướng Trần Văn Hữu họp báo và tuyên bố giao ngành an ninh cho một viên cựu đốc Phủ Sứ, tên Tâm- người được coi là hùm xám Cai Lậy.
Từ đây mọi chuyện bắt đầu đổi khác. Việc đầu tiên, Tâm làm sạch nội bộ ngành công an tìm ra một viên thứ ký là người của Việt Minh gài vào .. Mọi tin tức dù mật đến đâu đều lộ ra ngoài đều do người thư ký này bá cáo cho tướng Nguyễn Bình.
Tâm khai thác, hỏi cung và khi khai thác xong, tìm ra đường giây đầu mối qua viên thư ký này xong. Tâm thẳng tay mang ra xử bắn ngay trong ngày và sau đó bất cứ một nghi ngờ nhỏ nào mà trùm Cai Lậy biết được thì cũng là nguyên cớ để lôi ra tra khảo bằng đủ loại cực hình.
Phải nói sự tra tấn hoàn toàn bất nhân và bằng những hình cụ độc ác nhất!!
Tâm làm việc có kế hoạch, thu được nhiều tin tức, sẵn sàng chi tiền lấy tin tức. Tâm bỏ ra 60.000 để lấy tin tức từ một người chỉ điểm chỗ ỡ ở của Lê Văn Linh. Tâm bắt giam người đó và cho biết nếu chỉ đúng thì có 60.000 ngàn, nếu chỉ sai thì chỉ có chết. Tâm sau đó đã mở cuộc vây bắt Linh. Y còn đang ngủ. Lục soát đằng sau một tủ sách mà đằng sau dấu những khẩu súng liên thanh, súng lục từng dùng để đi ám sát. Ở một phòng khác đầu đủ hồ sơ những ngưởi sẽ bị thủ tiêu với ngày giờ thi hành.
Và một hồ sơ lớn đầy đủ về chính ông Tâm. bắt trọn ổ 4 người của tướng Bình mà người đứng đầu là Lê Van Linh.
Lê Văn Linh được coi như cánh tay mặt của tướng Nguyễn Binh ở tại một biệt thự đường Frères-Louis. Linh bị bắt không kịp chống cự. Khám phá nhà Linh còn bắt được một Hoa Kiều bị Linh bắt giam, đòi tiền chuộc mạng với giá một triệu đồng. Ông Tầu trả công thưởng 100.000 đồng cho Tâm. Tâm lấy số tiền đó trả 60.000 cho người chỉ điểm ..
Từ những người vừa bị bắt, Mai Hữu Xuân- một thứ sản phẩm của trùm mật thám Bazin từ trong huyết quản-ông trùm của mật thám- và sau này cũng là người được lệnh thanh toán anh em ông Ngô Dình Diệm năm 1963.
Và ngay ngày hôm sau Mai Hữu Xuân bắt trọn ổ 40 người khác của Nguyễn Bình.
19 ngày sau, một tên trùm Việt Minh chuyên ám sát bị tóm ở một biệt thự khác, đường Luro tên Van San ..
Việc bắt trọn ổ này là công khai thác, mua bán tin tức mà người Pháp gọi là: La vente des tuyaux,
Kết quả mẻ lưới của Tâm-Xuân bắt được cả thẩy khoảng 100 người của tướng Bình. Kể như hệ thống khủng bố và ám sát của tướng Bình bị xóa sổ.
Cũng theo nhận xét của Philip B. Davidson nhận xét về ông Tâm như sau: Cái ngưởi có thể đánh bại Bình là một người vóc dáng nhỏ thó, già, một thứ cảnh sát đã hết thời mà trước đây có tiếng là sát thủ và hùm Cai Lậy. Chỉ trong vài tuần lễ, Tâm phá sạch mạng lưới tình báo của Bình bằng cách tra tấn những tình báo viên bị bắt, Tâm bắt giam hoặc thủ tiêu những phe đảng của nguyễn Bình. Cho đến giữa năm 1950, Tâm đã có thể quét sạch bóng dáng của Bình ra khỏi Sải Gòn.
Philip B. Davidson, Ibid, trang 82

Tâm không đưa những kẻ khủng bố ra tòa án VN vì các ông tòa Annam sợ không dám xử, sợ bị Việt Minh trả thù. Tâm đưa thẳng các bị can cho tòa án Tây xử. Các tòa án Tây xử theo luật có từ thời Nhật đặt ra rất khắt khe- bị can chỉ có thể rơi vào hai trường hợp: Hoặc số 76 hoặc số 83.
Giữa hai số đó có sự khác biệt lớn lắm. Chẳng may rơi vào số 76 là nhận án tử hình và 83 là tù chung thân.
Việt Minh qua tướng Bình đã thất bại trong cuộc chiến tranh khủng bố và phá hoại ở Sài Gòn, không phải với người Pháp mà với cặp Tâm-Xuân.
Tại sao Tâm làm được việc xóa sổ người của tướng Bình? Và đã có thể phá tan hệ thống khủng bố ấy trong thời gian vài tháng? Trong khi các tổ chức đảng phái Quốc Gia như Quốc Dân Đảng, Đại Việt đã bó tay trước các cuộc tàn sát và khủng bố của tướng Giáp ở ngoài Bắc?
Chính thức, tôi dựa vào tài liệu của Lucien Bodard vì tác giả có được các bút ký của tướng Nguyễn Bình viết mỗi ngày khi bị VNG gọi ra Bắc .. Đây là tài liệu khả tín do Phòng Nhì Pháp có được sau khi khám xét thi thể tướng Bình lúc bị thảm sát ở Campuchia.
Những bút ký ghi lại ấy chẳng khác những di chúc để lại cho vợ ông và cho biết những âm mưu muốn triệt hạ ông.
Phần tài liệu về phía Việt Nam có rất nhiều. Nhưng không dùng được vì chỉ là sách vở tuyền, che dấu sự thật, cắt xét phần bút ký của tướng Bình trên đường ra Bắc:
Cho đến nay, câu hỏi đặt ra ai giết tướng Bình vẫn là một câu hỏi .. Nhà báo Bùi Tín trong một dịp trả lời phỏng vấn cũng đặt câu hỏi ai giết tướng Nguyễn Bình, trung tướng tư lệnh Nam bộ?
Bảy Viễn và Bình Xuyên đối đầu với tướng Nguyễn Bình
Bảy Viễn là một nhân vật huyền thoại mà cuộc đời của ông ta còn vượt hơn cả những nhân vật truyện trong các phim ở Holywood.
Ông ta là kết tinh của tinh thần yêu nước và tướng cướp, kết tinh giữa cái hào hiệp và sự thanh toán dã man. Trong Bảy Viễn có cả cái tốt lẫn cái xấu, chất giang hồ hảo hán và cả lòng yêu nước. Ông chống Pháp, nhưng trấn lột những nhà giàu, bắt những kẻ giàu có đóng thuế để nuôi đám đàn em. Ông phạm nhiều tội ác như giết người, nhiều thủ đoạn trái pháp luật.
Vì thế, con người huyền thoại ấy tiêu biểu cho giới giang hồ miền đất Nam Bộ. Một thứ anh chị nổi lên từ criminal background trong thời chiến.
Không lạ gì, một sinh viên người Pháp, anh Pierre Debezies đã làm hẳn một luận án tiến sĩ Luật và đã đưa ra một nhận xét khá chính xác như sau về con người Bảy Viễn:
Bảy Viễn chắc chắn là một khuôn mặt kỳ lạ nhất ở miền Nam Việt Nam. Làm thế nào mà một tên cướp xa lộ bị săn đuổi bởi nhà cầm quyền qua những vùng lầy ở Soài Rạp mười năm trước đây nay có thể có một địa vị như anh ta có được ngày hôm nay.
Hillaire du Berrier, Ibid, trang 55

Bảy Viễn vốn chỉ là dân giang hồ, ăn cướp và từng bị án 12 năm tù ở Côn đảo. Nhưng mới thụ án được 4 năm thì Bảy Viễn đã tố chức đóng bè và trôi dật về bờ biển Phan Thiết. Sau đó lại bị tù ra Côn Đảo trong một vụ cướp. Án tù là 12 năm cộng với 8 năm chưa thi hành, nhưng ông lại vượt ngục với Mười Trí.
Thành tích duy nhất là những lần vượt ngục Côn Đảo.
Khi trở Bảy Viễn vượu ngục từ Côn Đảo về Sài gòn thì tình hình rất lộn xộn. Nhật cướp chính quyền, rồi đầu hàng. Bảy Viễn gặp lại Ba Dương, Maurice Thiên và cùng với Mười Trí lập bộ đội..tự nhận là Ủy viên quân sự.
Ngày xưa là dân giang hồ nay nghiễm nhiên là chiến sĩ, là ủy viên quân sự dưới quyền có khoảng 100 người.
Sau khi Ba Dương bị sát hại trong một cuộc càn của Pháp thì cuối cùng Bảy Viễn được Nguyễn Bình đề cử khu phó và Bảy Viễn đóng trụ ở Rừng Sác..
Theo tài liệu của Huỳnh Tấn Phát cho thấy Việt Minh có mở lớp huấn luyện cán bộ cho Bình Xuyên tại Rừng Sác- Rừng Sác là căn cứ địa và chiến khu của Bảy Viễn- :
Anh Pham Ngọc Thạch cùng tôi vào Vũng Tàu và anh giao cho tôi mở lớp huấn luyện cho tân binh ở Bà Rịa, còn anh đến Phước An, Rừng Sát tìm hiểu tình hình Bình Xuyên và công tác tại đây một thời gian. Sau đó anh bảo tôi về Bình Xuyên mở lớp huấn luyện cho bộ đội của anh Ba Dương Văn Dương, Tám Mạnh và Dương Văn Hà, những cán bộ vững vàng và trung kiên.
Huỳnh Tấn Phát, Ibid, trang 146

Mặc dầu Bảy Viễn nhận được nhiều hứa hẹn từ phía Nguyễn Bình như cho làm Trưởng Khu 7( hiện là khu phó), nhưng Bảy Viễn do dự yên lặng vì ông ta thích cái tự do, không chịu nằm dưới chướng của ai và làm chủ những vùng lầy bãi sậy- một thứ trùm băng đảng thu thuế cho băng đảng của mình-. Bảy Viễn có giang sơn của mình. Giang sơn nào anh hùng nấy, đúng tinh thần dân Nam Bộ; anh hùng hảo hớn..
Ngoài ra quyền lợi thu thuế khu vực Sài Gòn Chợ lớn cũng không phải nhỏ mà hai bên thường dẫm chân lên nhau. Nguyễn Bình cũng muốn nắm trọn quyền thu thuế, Bảy Viễn cũng có cơ sở, có đàn em và không muốn mất phần.
Dưới tay Bảy Viển có nhiều cố vấn có học như bọn Lâm Ngọc Đường và Maurice Thiên. Lại thêm có nhà trí thức Trần Văn Ân làm cố vấn chính trị. Bọn này không đời nào để Bảy Viễn mắc vào cái bẫy của Việt Minh dăng ra qua tướng Bình .. Bọn Tài, Sang- tay sai của phỏng nhì Pháp, một loại cố vấn cũng nhất định tìm cách ngăn cản Bảy Viễn xuống Đồng Tháp nhận chức khu trưởng khu 7.
Đã hơn ba năm rồi, tình trạng giữa Bảy Viễn và tướng Bình vẫn nhì nhằng và cũng xảy ra nhiều đụng chạm giữa đôi bên. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Bảy Viễn ngả theo Tây như các giáo phái.. Bảy Viễn khai trừ cán bộ miền Bắc trong khi đó thì hai lần tướng Nguyễn Bình mưu toan ám sát Bảy Viễn bất thành ..
Nhưng Bảy Viễn do cái máu lang bạt, do tự ái anh hùng hảo hớn cứ nhất quyết đi dự phiên họp do Tướng Bình mời. Bảy Viễn cẩn thận mang theo hai đại đội đi theo. Buổi họp ấy có đầy đủ chức sắc lãnh đạo của Việt Minh như Phạm Ngoc Thuần, Lê Duẩn. Thuần đã ép Bảy Viễn giải tán Bình Xuyên. Việc yêu cầu giải tán Bình Xuyên là một yêu cầu mà Bảy Viễn không thể chấp nhận được.
Trước khi ra về Bảy Viễn dứt khoát: Không đời nào!!
Tướng Bình nhân dịp này muốn bắt Bảy Viễn, nhưng đã bị Lê Duẩn cản nên Bảy Viễn được thong thả ra về.
Trong khi đó thì hai ông Thiên và Đường- phụ tá của Bảy Viển- đã tiếp xúc với tướng De la Tour là nếu một khi Bảy Viên kéo quân về thành. De la Tour sẽ ra đón Bảy Viễn ngay cửa ngõ vào Saigòn với tất cả nghi lễ dành cho một tướng lãnh Bình Xuyên về với chính nghĩa Quốc Gia!!
Từ chối hợp tác với Nguyễn Bình, Bảy Viễn còn có con đường nào khác?
Nguyễn Bình đương nhiên nghi ngờ Bảy Viễn và tìm cách cho người xâm nhập vào tổ chức và phá tổ chức của Bảy Viễn. Khi biết Bảy Viễn có liên lạc với Pháp thì Nguyễn Bình muốn trừ khử Bảy Viễn.
Và theo tài liệu của Hillaire du Berrier, đã có lần lấy cớ ngày sinh nhật Hồ Chí Minh, Nguyễn Bình tỏ ý muốn gặp Bảy Viễn tại bộ Tham Mưu của mình.
Bảy Viễn nhận lời và mang theo 200 cận vệ dữ dằn nhất của mình để nếu cần cứu nguy và giết Nguyễn Bình khi có dấu ra lệnh.
Khi vào bên trong lều, Nguyễn Bình nói với Bảy Viễn: ông phản bội chúng tôi, nhưng tôi sẵn lòng tha thứ cho ông và đặt tay lên vai Bảy Viễn và ôm ông ta. Đúng lúc ấy thị bọn đao phủ đột nhập vào lều chỉ huy định ám hại Bảy Viễn. Bọn cận vệ của Bảy Viễn can thiệp kịp thời và bảo vệ cho Bảy Viễn rút lui.
Sau việc này, Bảy Viễn sai Lai Hữu Tài như một thư ký riêng đến gặp người Pháp và yêu cầu được cung câp súng đạn để dẹp Việt Minh ra khỏi khu vực.
Ngay cả khi chưa nhận được sự ưng thuận của Pháp, Bảy Viễn cho đàn em thanh toán người của Nguyễn Bình tại các khu chiếm đóng của Việt Minh một cách khủng khiếp. Xác người chết trôi sông không được trình báo.
Bảy Viễn được Savani cho người tiếp xúc và lien6b lạc kín đáo và họ đã có một thỏa thuận vào ngày 16-8-1948.
Đến năm 1951 thì lại có thỏa thuận với Bảo Đại và được độc quyền khai thác trỏng lãnh vực: Cờ bạc, buôn thuốc phiện lậu và gái điếm. Nổi tiếng với sòng bạc Đại thế giới.
Và chẳng bao lâu sau, uy tín của Bình Xuyên lên cao, Bảy Viễn trở thành một thứ Robin Hood Việt Nam.
Kể từ khi Bảy Viễn nắm quyền, xe đò chạy đường Sàigon- Vũng Tàu thong thả, không bị quân của tướng Bình chặn bắt và đóng thuế. Sài gòn nói chung dưới sự quản lý của Bình Xuyên, Pháp kiều cũng như dân chúng có thể đi chơi đêm mà không sợ bị giết .. Không còn những xác người vứt bên vệ đường với án tử hình treo nơi cổ như một đe dọa những kẻ khác.
Dân chúng được sống an bình trong vài năm cho đến khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm về nước..
Trước những thất bại của các tổ ám sát, tướng Bình đã liều lĩnh tổ chức các cuộc tấn công các đơn vị quân đội Pháp tại các tỉnh, nhưng đã không thành công và tướng Bình cũng đã đụng phái một viên sĩ quan Pháp- một sĩ quan đã gặt hái được nhiều thành công vì tài chỉ huy, vì kinh nghiệm chiến trường và biết lấy lòng dân quê. Đó là tướng Chanson.
Binh lính Pháp đi đến đâu là làm công tác xã hội đến đấy để lấy lòng dân!!
Nguyên nhân thất thất bại của tướng Nguyễn Bình ở miền Nam
Tôi đã có dịp viết một bài với nhan đề: Kháng chiến Nam Bộ đi trước mà về sau.
Sơn Nam cũng phản ánh một nhận xét tương tự:
Phải phản ảnh tình hình Nam Bộ, kháng Pháp đi trước miền Bắc và Nam Bộ quá xa xôi, khó được cơ may gặp cụ Hồ như ở ngoài Bắc. Cần chứa đựng nỗi ray rứt độc đáo của Nam Bộ .
Hồi Ký Sơn Nam, Từ U Minh đến Cần Thơ
Kháng chiến khởi đầu ở Nam Bộ, đi một bước trước, vậy mà sau này- bởi vì thiếu những điều kiện khách quan đã là cớ sự cho sự thua trận trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Đây cũng là một thực tế chiến tranh mà không mấy sách vở tài liệu chiến tranh nào của miền Bắc đề cập đến điều này .. Riêng tướng Giáp qua những sách mà đại tướng đã viết ..Người đọc có cảm tưởng chiến tranh Dông Dương chỉ xảy ra luẩn quẩn tại miền Bắc và bên Lào.
Một nửa phần đất phía Trung và Nam Bộ hầu như không có chiến tranh?
* Yếu tố địa lý
Miền Nam là một miền đất mới- khác hẳn miền Bắc về địa lý, dân số, xã hội và tôn giáo ..Nói chung đó là một xã hội mở theo nghĩa khả năng thích ứng và hội nhập rất là mạnh. Nó cũng là miền đất được thiên nhiên ưu đãi, đất rộng bao la mà người thưa. Thời Minh Mạng, người ta phải đo ruộng đất bằng Dây thay vì thước tấc.
Một dây có diện tích co dãn từ 5 đến 10 mẫu ta, qua câu ca dao:
Đất năm dây cò bay thẳng cánh
Anh dám hỏi nàng quê quán ở đâu
Sơn Nam, Đất Gia định xưa, trang 64

Miền đất Nam Bộ- miền đất mới- địa giới phân chia làng xóm lại lỏng lẻo, nhà nọ cách nhà kia xa- Mỗi đơn vị nhà cửa mang tính tự lập và không nằm trong khuôn khổ tập tục, xã hội làng xã. Dân làng phần lớn hỗn tạp, dân du nhập đủ thành phần, chẳng theo phép tắc nào cả, nếp sông trôi sông lạc chợ, ở rồi đi, đất rộng người thưa rất khó gom dân lại đễ tổ chức làng xã theo tập tục, nề nếp. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa cũng gặp trở ngại gom dân trong các ấp chiến lược và không mấy thành công.
Sơn Nam trong sách của ông viết:
Dân U Minh thưa thớt, thiếu tổ chức, Cách Mạng xuống đó làm gì cho mệt, muốn vậy, phải xuất phát từ tỉnh lỵ Rạch Giá này mới có hiệu quả. . Nghĩ vậy, tôi tự hào một mình rằng đã có trình độ, đúng hay sai chưa biết.
Có gì động tĩnh, chỉ lên chiếc xuồng Ba Lá, chốc lát vèo một cái là đã mất hút vào không gian vô tận .
Hồi ký Sơn Nam Ibid, trang 158

Vậy thì quân ở đâu mà rải ra khắp nơi khắp chốn? Vì thế, nếu Việt Minh sống ở các vùng Cần Thơ, Vĩnh Long, Rạch Giá thì có cái ăn, nhưng không có chỗ ẩn náu an toàn. Bị Tây càn là vô phuong trốn chạy. Cho nên, muốn an toàn phải đi xuôi nữa đi sâu nữa vào vùng U Minh .. Đó cũng là căn cứ địa của Khu 9.
Miền Nam chỉ có cái lợi thế địa lý khi đi sâu vào miệt phía Đông Nam Sài Gòn hay miệt Cà Mâu vì ở đấy có những loại cây tràm mọc dưới nước mà không dễ gì len lỏi vào được .. Và phải dùng thuyền nhỏ. Vì thế nó cũng trở thành nơi trú ẩn an cho các lực lượng kháng chiến miền Nam trong nhiều thập niên.
Philip B. Davidson, Ibid , trang 39

Trong khi đó, làng xã miền Bắc là những đơn vị kinh tế, xã hội, tôn giáo, lịch sử, phong tục- một xã hội khép kín- bao bọc bởi lũy tre, làng nọ sát làng kia, nhà nhà san sát nhau chia ra rừng xóm như xóm trong, xóm ngoài, xóm trên, xóm dưới ..
Chính ở chỗ đó dễ kiểm soát dân làng.. Khi Việt Minh về, chỉ cần mấy du kích vào làng bắt đi ông lý trưởng và vài chức sắc là nắm tóc được cả làng. Dân làng sợ hãi riu ríu nghe theo, chó không dám sủa, trẻ con không dám khóc. Kinh nghiệm cá nhân của tôi là khi Việt Minh nổi dậy, họ vào bắt ông Lý Chân-lý trưởng của làng tôi- chẳng biết ông có tội tình gì- và dẫn đi biệt tích .. Bố tôi, chỉ là một ông Trùm, chức phận nhỏ bé, không làm một điều xằng bậy gì, chỉ lo phận sự hàng xứ, lễ lạc cho họ đạo. Ông cũng bị đi tù giam ở trại Lý Bá Sơ. Chỉ có cái may là sau một năm tù, ông sống sót trở về. Nhưng nào đã hết, anh tôi du học ở ngoại quốc về- ở địa phận Hà Nội- tội tình gì bị xử án giam tù cộng chung tất cả hơn 20 năm, lên tận Cổng Trời, nằm Hỏa Lò..
Vào miền Nam đến lượt các anh rể tôi, các cháu đi cải tạo. Tính chung gia đình chúng tôi cống hiến cho cách mạng trên 100 năm tù!!
Tôi vẫn tự hỏi, chúng tôi tội tình gì. Dân chúng tôi tội gì mà bị những tên đao phủ hành hạ đến như thế !!
Địa lý miền Bắc với núi cao hiểm trở, rừng khắp nơi là chỗ trú ẩn an toàn cho kháng chiến .. Các trận chiến thắng có tính cách quyết định cho tướng Giáp đều xảy ở các nơi núi cao hiểm trở, như chiến thắng trong chiến dịch biên giới, chiến thắng Điện Biên Phú.
80% lãnh thổ miền Bắc là rừng, núi thay đổi từ rừng thưa đến dầy đặc. Những cánh rừng bao phủ, che đậy những hoạt động của Việt Minh ở bên dưới. Nó cũng che dấu các kho vũ khí, đạn dược.
Nó cũng là những nơi ẩn lánh lý tưởng cho bộ độ với nhiều lùm cây, bụi rậm..
Vì thế, Pháp khó có thể tiến hành những cuộc tấn công hoặc lục soát mà không bị tổn thất nặng nề vì bị phục kích …
Philip B. Davidson, Viet Nam at war, The History 1946-1975

Và người ta cũng nhận thấy rằng các cuộc tấn công của Việt Minh phần lớn đều phải dựa theo mùa. Đó là thời gian lý tưởng cho các cuộc hành quân ở miền Bắc từ giữa tháng 10 đến giữa tháng năm..
Thống kê cho thấy 19 cuộc tấn công vào quân đội Pháp do tướng Giáp điều động đều xảy ra trong thời gian này trên tổng số 26 cuộc tấn công.
Điện Biên Phủ đã diễn ra cũng trong thời điểm này .. Tết Mậu Thân sau này cũng vậy.
· Yếu tố cá tính dân miền Nam
Tôi hồi tưởng lại hai biến cố cải cách ruộng đất và Nhân Văn Giai phẩm ở miền Bắc vào đầu thập niên 1950. Tôi tự hỏi làm cách nào người cộng sản đã có thể chà đạp con người, khinh rẻ nhân phẩm con người từ người nhà quê đến một người có học vấn đến như thế? Làm thế nào mà người cộng sản có thể bắt người bố gọi con dâu bằng bà và xưng con, còn cô con dâu xưng bà với bố chồng? Tôi không nói đến những thiệt hại vật chất đã đến với những người địa chủ lớn nhỏ vô tội, nhưng tôi thấy họ đã biến những người nông dân hiền lành trở thành một bọn côn đồ, bọn cướp ngày. Còn những nạn nhân như các địa chủ, các nhà văn lớn nhỏ thì sợ hãi nhút nhát như con giun, con dế, van xin, lạy lục để được tha, để được yên thân.
Bây giờ thì người cộng sản tự họ lãnh cái hậu quả của những tên công an đang hành hạ người dân cả nước..Những nhà thơ, nhà văn trong nhóm Nhân Văn Giai phẩm- mặc dầu không thể không kính nể họ- vẫn thấy họ hành xử nhát sợ như những con run, con dế!!
Tại sao tướng Nguyễn Bình đã có thời làm mưa làm gió ở miền Nam lại bó tay thua cuộc? Bởi vì cá tính dân miền Nam quen tự lập, quen sống nếp giang hồ, không chịu ép mình làm tôi tớ cho một người- dủ là tướng ở miền Bắc vào- cưỡi đầu cưỡi cổ-.
Thật vậy, Sau 1975 thì tôi càng nhận thức một cách rõ rệt, đã nhận ra cái cá tính dân miền Nam, nó gìn giữ dân miền Nam đứng vững trên hai đôi chân của mình .. Không phải những khu vực như Dốc Mơ, Gia Kiệm, Xóm Mới là những thành trì chống Cộng vững chắc !!. Chính những nơi này –do có tổ chức, có lỷ luật trên bảo dưới nghe- lại tỏ ra dễ bảo hơn các thành phần xã hội khác.
Sau 1975, người ta càng thấy rõ yếu tố cá tính người dân miền Nam đã làm ung thối các chính sách đi kinh tế mới, các buổi học tập dân phố, các chính sách đánh tư sảnvv Nếu chính sách xã hội hóa miền Nam gặp khó khăn và trở ngại là do thành phần đa số dân miền Nam rất ngang bướng, rất khó bảo.

Hãy thử nhìn lại, chỉ 20 năm sau vài trăm ngàn người sĩ quan và công chức cũng như gần 300 nhà văn nhà thơ của miền Nam bị tù tội, bị đi cải tạo. Đã có bao nhiêu người tỏ ra yếu hèn viết những cuốn sách thú tội, tố cáo nhau hoặc tố cáo tội ác Mỹ Ngụy của miền Nam Việt Nam không ?Những Trần Văn Tuyên, những nhà thơ như Vũ Hoàng Chương cho đến lúc chết nào họ có nửa lời biếm nhã với miền Nam ?? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa hai giai đoạn dưới sự thống trị của cộng sản? Nếu không phải là cá tính người dân miền Nam nói chung- Bắc 54 nói riêng và miền Nam? Cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa Xã Hội ở miền Nam là một sự thất bại hoàn toàn, nhưng nó lại có thể điều động, khuất phục hàng triệu người miền Bắc như những con cừu?
Người ta còn nhớ trong buổi họp chiêu dụ Bảy Viễn, trước mặt bá quan văn võ, trước mặt tướng Nguyễn Bình, Bảy Viễn chửi và nói thẳng ông ghét người miền Bắc.
Bảy Viễn đứng thẳng lên không nhìn chủ tọa mà ngó ngay Nguyễn Bình:
Trước khi trả lời bốn điều thắc mắc của Khu trưởng Nguyễn Bình, tôi xin nói thẳng điều này, cá nhân Bảy Viễn không tin người Bắc, Tôi cũng không khoái mấy cha chính trị viên.. Khi mới lập bộ đội, gian khổ chết chóc thì không thấy các cha đâu, khi bộ đội thành nề nếp, có đại đội, có tiểu đoàn rồi thì các cha vác mặt tới đòi chia quyền chỉ huy..(..) Tôi không tin khu, tôi về đây không phải vì chức khu trưởng các ông dành cho tôi. Thật ra đây là kế điệu hổ ly sơn nhằm tách tôi ra khòi chiến khu Rừng Sác. Đây là hạ sách, đứa con nít cũng biết..
Nguyên Hùng, Bảy Viễn, thủ lỉnh Bình Xuyên, trang 196-197
Cái cung cách Bảy Viễn, cái ngang tàng của Bảy Viễn đối với Việt Minh cũng là điều mà dân miền Nam đáp trả lại cộng sản sau 1975.
Một tính khí- một con người- một miền Nam.
Phải nhìn nhận có một yếu tố nào đó làm cho người dân miền Bắc và miền Nam có hai lối ứng xử khác nhau trước bạo quyền. Tôi nghĩ đó là do cá tính con ngưởi miền Bắc khác miền Nam … Miền Bắc có nêp sống văn hóa quy củ, đã đi vào nề nêp, biết tôn trọng lễ nghi, tập tục và pháp luật nên dễ uốn mình theo kẻ cầm quyền.
Đứng ở một mặt nào đó, cá tính dân miền Nam thể hiện ra qua con người Bảy Viễn. Hành xử giang hồ, dẫm đạp lên pháp luật nên coi trời bằng vung. Bảy Viễn đã sẵn sàng đối đầu với kẻ cầm quyền, chỉ sẵn sàng nói chuyện phải quấy với kẻ biết điều và nếu không được thì chẳng ngại đối đầu trước một viên tướng khét tiếng hung thần như tướng Bình?
· Yếu tố tôn giáo
Nhưng quan trọng hơn cả là lực lượng Bình Xuyên và hai giáo phái Cao Đài Hòa Hảo đã là những khu tự trị hầu như bất khả xâm phạm. Đó là những mẫu mực tôn giáo đến lạ lùng. Nó pha trộn các giá trị, niềm tin tín ngưỡng tôn giáo với mê tín và chính trị đến không hiểu được. Nhân vật giáo chủ được huyền hoặc đến độ coi ông Huỳnh Phú Sổ là bất tử, súng đạn bắn không chết. Vì thế khi ông bị Việt Minh ám hại, các giới chức sắc không làm thể nào giải thích về cái chết ấy cho lọt tai ..
Người Tây Phương không hiểu được họ nên gọi họ một cách khinh miệt là những ông đạo khùng.
Các vùng Hòa Hảo, Cao Đài và Sài Gòn –Chợ Lớn của Bình Xuyên hầu như là những khu tự trị- nội bất xuất, ngoại bất nhập-.
Người Pháp không tốn một viên đạn, một tên lính mà tự nhiên bình định được phần lớn lãnh thổ miền Nam !!
Chúng ta thừa biết rằng Hồ Chí Minh và tướng Giáp có ưa gì công giáo Bùi Chu-Phát Diệm- Trước cũng vậy và nay cũng vậy. Vậy mà họ vẩn giả đò nhẫn nhịn giao hảo. Nhân dịp lễ phong chức giám mục Lê Hữu Từ, Ông Hồ Chí Minh đã kéo phần lớn các bộ trong chính phủ lục tục về Phát Diệm- như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Mạnh Hà dự lễ phong chức.
Màn kịch trẻ con ấy, đáng nhẽ phải có một Bảy Viễn công giáo miền Bắc vạch trần ra mới phải.
Đồng thời tạm để yên cho nhóm tự trị công giáo Phát Diệm. Cả một vùng đất từ Ninh Bình nhất là Bùi Chu Phát Diệm giáp giới đến Thanh Hóa dưới quyền giám mục Lê Hữu Từ trở thành vùng trái đệm và đã cứu sống nhiều thành phần đảng phái thoát nạn.
Tôi giả dụ rằng có khu tự trị Bùi Chu và Phát Diệm của công giáo rồi được tiêp nối ngay là khu tự trị của Cao Đài trải dài từ Nam Định, Phủ Lý, Hà Đông lên đến Hà Nội. Rồi từ Hà Nội là khu tự trị Bình Xuyên kéo xuống đến Hải Phòng, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hòn Gay. Và từ đó lên miền thượng du giáp ranh biên giới Việt Trung là lảnh địa khu tự trị Hòa Hảo thì có đến hai Võ Nguyên Giáp, liệu có thể làm gì được?
Vai trò tôn giáo-chính trị là một sản phẩm đặc thù của miền Nam mà rất tiếc miền Bắc không có được!!
· Yếu tố biên giới
Nếu không có một biên giới Việt Trung-một vùng hậu cần rộng lớn là nguồn cung cấp súng đạn, lương thực và huấn luyện thì liệu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất sẽ xảy ra như thế nào? Làm thế nào, tướng Giáp có những sư đoàn được huấn luyện đầy đủ, được trang bị đầy đủ quân trang quân dụng, được trang bị những võ khí chiến lược như đại bác 105, súng phòng không 37 ly đã làm thay đổi diện mạo trận chiến Điện Biên Phủ ngay từ lúc đầu?
Philip B. Davidson đã có một nhận xét sâu sắc không thể chối cãi được rằng ( Xin trích nguyên văn), một cái lợi thế địa lý tuyệt hảo cho Việt Minh vì giáp ranh biên giới với Tàu:
If the French spread out to control the countryside, they subjected themselves to defeat in small detachments. If they concentrated around the key population centers, they surrendered the rural areas to the Viet Minh.
There was a fourth Vietminh advantage- the location of the Viet Bac(The Vietminh base area) adjacent to China. This factor gave them a priceless sanctuary and logistic base. The Vietbac-China sanctuary provided a source of arms and equipment, training areas, and above all, defensive locations for the organ of the Vietminh government.
Philip B. Davidson Ibid,, trang 43

Biên giới Việt- Trung là một lãnh địa vô giá và lá căn cứ hậu cần cho sự chiến thắng của tướng Giáp.
Và nay chúng ta cũng phải trả một cái giá vô giá về vùng biên giới này. Không biết tướng Giáp có biết điều đó không?
Tất cả những yếu tố trên làm nên cái vinh quang của đại tướng Võ Nguyên Giáp thì cũng là những nguyên nhân làm nên thất bại cho tướng Bình ở vùng Nam Bộ? Việc tiếp tế hậu cần cho Nam Bộ thật vô vàn khó khăn.
Sau đây là trường hợp hợp hiếm hoi giúp đỡ không phải theo nhu cầu mà tiện thể có người vô Nam Bộ nên cung cấp cho miền Nam một số tiền.
Theo tài liệu trong cuốn Huỳnh Tấn Phát kể lại cho hay:
Sau cùng đoàn chuẩn bị về Nam, anh Huỳnh Tấn Phát và tôi được phân công về trước, đưa một đoàn cán bộ quân chính khóa năm Trung Ương ( Khoảng 70 người) tình nguyện vào Nam . Anh Huỳnh Tấn Phát đi nhận nhiệm vụ ở Bộ Quốc Phòng giao cho anh một số tiền lớn đem về cho tướng Nguyễn Bình ở miền Đông Nam bộ ..
Huỳnh Tấn Phát, Cuộc đời và sự nghiệp, trang 143

Số tiền giao cho Huỳnh Tấn Phát đưa vào Nam cho tướng Bình là bao nhiêu thì không rõ, có đủ nuôi quân trong vài tháng trời không.
Về trang bị vũ khí đạn dược thì cửa ngõ duy nhất là Vũng Rô có nhiệm vụ cung cấp vũ khí không phải chì cho khu 7 mà còn cả các khu 8,9 nữa.
Công việc cấp bách lúc đó là xây dựng kho chứa vũ khí, tìm ghe thuyền đưa vũ khí về Nam Bộ. Một trong các kho đó là Vũng Rô mà thủ kho là đồng chí Tất. Chính từ kho Vũng Rô này mà bà Nguyễn Thị Định nhận võ khí chi viện cho Nam Bộ . Các thuyền trưởng Trần Văn Hoài( Hoài Râu), Đặng Văn Qua, Mười Thôi cũng xuất phát từ đó đem súng đạn về cho ba khu 7,8,9.
Nguyễn Bình, Huyền thoại và sự thật,, chuong 45, Ibid .
Số phận hai người họ làm nên số phận hai vùng đất nước mà họ có trách nhiệm!!
Hồi Ký Sơn Nam, Từ U minh đến Cần Thơ, Ở chiến khu 9…trang 158
Hứa Hoành, Việt Minh giết Đức thầy Huỳnh Phú Sổ, namkylucinh.

Nếu cần phải nói thêm điều gì thì có thể nói rằng yếu tố thời gian là một trong những yếu quyết định phần thắng bại cho đôi bên. Thời gian càng kéo dài càng lợi cho VNG và bất lợi cho Pháp cũng như Mỹ sau này.
Người Pháp và người Mỹ cần một chiến thắng mau lẹ. (Quick victory). Viet Minh cần một cuộc chiến tranh kéo dài (protracted war)..
Cái chết của tướng Nguyễn Bình
Tướng Nguyễn Bình đã mắc phải một số sai lầm không tha thứ được như: định thủ tiêu Bảy Viễn. Giết hại rất nhiều đồng đội của Bảy Viễn. Nhưng quan trọng hơn cả, ông được coi là người có trách nhiệm giết hại lãnh tụ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ.
Mối hận thù ấy đến tận bây giờ, người dân Hòa Hảo vẫn chưa quên và không bao giờ tha thứ cho Việt Minh.
Việc giết giáo chủ Huỳnh Phú Sổ thật ra có nhiều nguồn tin trái ngược nhau .. Ký giả Nam Đình quy cái tội ấy cho Trần Văn Giàu.
Còn theo Hứa Hoành, việc giết giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là do tên Đào Công Tâm, chính trị viên của đại đội 66 (Việt Minh) chủ động hạ sát Đức Thầy vào họp, rồi ùa ra đâm loạn đả vào mọi người (tự vệ quân của Đức Thầy) khi đèn tắt. Đào Công Tâm đã hạ sát Đức thầy không phải Bửu Vinh (Theo lời kể của ông Lâm Quang Phòng, một nhân vật tên tuổi của miền Tây kháng chiến kể lại).
Hứa Hoành, Việt Minh giết Đức thầy Huỳnh Phú Sổ, namkyluctinh.org
Lợi dụng tình trạng sâu xé nhau ấy, tướng Latour đem tiền bạc vũ khí cung cấp cho họ. Họ được coi như một vùng tự trị, được thu thuế, được tuyển quân. Cả một vùng rộng lớn nay người Pháp có thể yên tâm. Đức Phạm Công Tắc còn ngả theo Nhật, tôn phò Cường để, cung cấp tin tức cho Pháp, cho Nhật..
Việt Minh sở dĩ bị cô lập, theo Hilaire du Bernier vì đã phạm vào lỗi lầm là đã tiêu diệt Phật giáo Hòa Hảo: Aliénation of the Hoa Hao was the first of Binh’s mistakes.
Hilaire du Berrier, Ibid, trang 69

Nhưng việc đổ mọi trách nhiệm lên đầu tướng Nguyễn Bình thật cũng không đúng.
Theo người viết bài này, cái lỗi lầm không tha thứ được của tướng Nguyễn Bình là đã không đi cùng đường với Tổng Bộ- nói đúng ra không vừa lòng Võ Nguyên Giáp
Và theo cách suy luận biện chứng của người cộng sản thì ông sẽ bị khai trừ. Khai trừ cách nào là chuyện xảy ra sau đó.
Cũng vẫn theo H. Berrier thoạt tiên là khai trừ các tay chân bộ hạ của tướng Bình và được thay thế bằng những người khác từ Bắc gửi vào. Khi nhận được giấy phải ra Hà Nội, ông đã do dự trù trừ trong mấy tuần lễ rồi mới quyết định ra đi .
Xin trích nguyên văn nhận xét của H. Berrier :
For weeks, he stalled. At last, he started, only to be killed by the French along the way.
There were those in the expeditionary corps who suspected that the tip-off which reach their hands was sent by Ho and Giap themselves.
Having Binh intercepted by a French column was a more satisfactory method of execution, for the man was still an idiot to may in the South. He has spilled so much French blood there; and this, to the Viet Minh of Cochin China, was the measure of his greatness.
Hillaire du Berrier, Ibid, trang 70
Việc Bảy Viễn đã từ chối không nhận chức khu trưởng khu 7, nào phải lỗi của riêng tướng Bình? Điều đó cũng là trách nhiệm của Phạm Ngọc Thuần, Lê Duẩn,, Việc sát nhập Bình Xuyên và giải tán Bình Xuyên vào lực lượng Việt Minh thì đương nhiên Bảy Viễn không bao giờ chấp nhận.

Người ta còn nhớ là sau buổi họp với nhóm Việt Minh và khi về lại nơi đóng quân của mình, các quân sư của Bảy Viễn như Maurice Thiên cho rằng : Chúng nó bầy trò phong chức khu trưởng, chỉ là cái bánh vẽ to tướng.
Không còn Bình Xuyên là mất tất cả.
Bảy Viễn cũng đồng ý như thế và nói: Mày nói đúng. Mất danh nghĩa Bình Xuyên là mất tất cả!!
Trích Nguyễn Bình, Huyền thoại và sự thật, chương 45, trongvnmilitaryhistory.net
Tuy nhên, việc đổ vỡ chính trị này, tướng Nguyễn Bình vẫn là người trách nhiệm. Vì ông vẫn bị mang tiếng là một viên tướng ngoài cõi, bất chấp triều đình.
Những lãnh đạo cộng sản khác như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chờ dịp này đổ hết trách nhiệm lên đầu tướng Bình ..Loại bỏ được tướng Bình thì có lợi cho họ, Lê Đức Thọ đã không ngần ngại chỉ trích tướng Bình là người bạt mạng, trọng hình thức bên ngoài. Sự loại trừ tướng Bình ra khỏi sân khấu chính trị miền Nam mở rộng chỗ cho Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng và họ là những người trực tiếp thừa hưởng cái việc ra đi của tướng Bình.
Phần Hồ Chí Minh đã có lần gửi một thư với nội dung với lời trách cứ như sau: Bác tin chú (chỉ tướng Nguyễn Bình) giữ được tình đoàn kêt mới đưa tới đại thành công.
Nguyễn Bình, Huyền thoại, Ibid, , chuong 50, trang 06
Chính vì bị Tổng Bộ quy trách nhiệm không thống nhất được các lực lượng Bình Xuyên và giáo phái, tướng Nguyễn Bình đã quyết định phải cử Hai Trọng( tức Lương Văn Trọng, thư ký riêng cũa tướng Nguyễn Bình) ra Bắc bá cáo tình hình quân sự Đông Nam bộ. Hai Trọng đã đi cùng với phái đoàn Trần Văn Trà bao gồm: Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Đức Thuận, linh mục Nguyễ Bá Kỉnh, Phạm Văn Cung, Trần Văn Nguyên. Ở ngoài Bắc, tướng Võ Nguyên Giáp bắt Hai Trọng viết một đề án: Cách mạng hóa bộ đội giang hồ.
Trình bày trên cho thấy tướng Nguyễn Bình đã mất uy tín trước tướng Giáp, vì không giải quyết được mâu thuẫn với Bảy Viễn.
Số phận ông nằm trong tay tướng Võ Nguyên Giáp.
Cái sai lầm thứ hai của Nguyễn Bình là những thất bại bị loại ra khỏi Sài gòn đã khiến ông quyết định sống mái với quân đội Pháp. Thay vì tiếp tục chiến tranh du kích, ông mở những cuộc dàn trận. ( Bataille rangée), trực diện đối đầu ở khắp nơi, đánh vào các đồn bốt của Pháp trước sự kinh hoàng của binh sĩ, bất kể những thiệt hại về người.
Tướng Nguyễn Bình hơn ai hết hiểu rằng các đơn vị dưới quyền ông đã kiệt lực, đã thiều thốn đủ thứ, đã không đủ mạnh, đã không đủ người, nhất là trang thiết bị quá yếu kém.
Thật ra, tướng Bình đã làm một liều lĩnh lớn mà bất cứ nhà chỉ huy quân sự nào cũng phải tránh, khi ông từ bỏ lối đánh du kích để tiến hành một chiên tranh dàn trải .( Bataille rangee). Lợi thế sẽ nghiêng về phía Pháp vì họ được trang bị vũ khí, hỏa lực đầy đủ.
Đó là kiểu đánh một mất một còn- nếu thắng là vinh quang. Nếu thua, thua lụn bại..
Bà Nguyễn Thị Liên Hằng cũng có cùng nhận xét dịch sơ lược như sau:
Tướng Bình đã tiến hành và trả một giá đắt trong việc sát hại những nhóm chống đối cũng như việc mở những cuộc tấn công lớn ( Large-scale attacks) chống lại lực lượng thực dân Pháp. Những cuộc tân công ở mức độ lớn như thế, nhưng lại không đem lại một kết quả quân sự nào ở miền Nam cũng như miền Nam trung bộ. Ông đã bị các thành phần trong nội bộ đảng phê phán mà họ đều thèm muốn cái sự nổi tiếng của ông.
Nguyên Thi Lien Hang, Hanoi’s War, trang 27
Phải chăng vì thế tổng bộ Việt Minh đòi hỏi ông phải trả món nợ đó bằng cách khai trừ ông?
Trong khi đó người Pháp đã phản công một cách đúng mức, có mặt tại những nơi cần có mặt bằng nhảy dù, bằng tầu bè, xe lội nước, băng xe cộ và để lại đằng sau họ nhiều xác chết Việt Minh không kịp chôn cất.
Theo sự nhận định của Lucien Bodard trong sách của ông, có thể nói binh đội tướng Bình hoàn toàn tan rã và không bao giờ có khả năng hồi phục lại nữa. Binh đội tướng Bình phải tìm cách lẩn trốn sang vùng biên giới ráp gianh với Campuchia và lẩn vào rừng già tận mũi Cà Mâu.
Tướng Chanson đã hưởng những vinh dự dành cho ông qua những cuộc tảo thanh này.. Và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Nam đi trước về sau và người dân miền Nam đã sống được một cuộc sống tương đối an bình..
Kết quả là vào năm 1951, Lucien Boudard, dựa vào nhật ký mà người Pháp thu thập được một cuốn nhật ký từ xác chết của tướng Nguyễn Bình.
Căn cứ vào cuốn nhật ký mỏng này mà Lucien Boudard có thể khẳng định dứt khoát: Người giết tướng Nguyễn Bình không ai khác là tướng Giáp. Theo lệnh của tướng Giáp, Nguyễn Bình đã bị chết.
Theo Philip B. Davidson, việc yêu cầu tướng Bình trở ra Bắc là một bản án tử hình và mọi người liên quan đều biết rõ điều đó. Giáp thừa biết Bình đang yếu nặng và có thể sẽ không sống nổi trong cuộc hành trình đầy gian khổ này. Lê Duẩn đã chọn hai sĩ quan chính trị đi theo Bình. (xin trích nguyên văn):
Le Duan’s commissars blew Binh’s brain out with a United States Army Colt.45. One of the Vietminh officer was captured by the Cambodians, and he told them that the body was that of Lt. Gen. Nguyen Binh, late Viet Minh commanders in chief in Cochi China. The Frenh officer cut off one of Binh’s hand and sent ir to Saigon, where the fingersprints were found to be those of Binh.
This death came to Nguyen Binh in feverish Cambodian jungle-alone, sick, betrayed- the price of failure in the world of Giap, Ho, and Le Duan.
Philip B. Davidson, Ibid, trang 82
Lucien Boudard, La guerre d’Indochine, trang 464

Cũng theo Lucien Boudard, việc thủ tiêu công khai tướng Nguyễn Bình sẻ gây xôn xao và bất nhẫn trong nội bộ quân đội của tướng Bình nên Giáp cần dàn cảnh ra một cuộc đi ra Bắc .. và tìm cách giết ông.
Trước khi Nguyễn Bình lên đường ra Bắc, Lê Duẩn đã đưa cho Nguyễn Bình một lá thư của tướng Giáp nội dung như sau:
Đồng chí thân mến, đồng chí sẽ được một nhóm hộ tống gồm 30 người. Tôi giao công việc sống còn này cho đồng chí . Đồng chí sẽ sẽ đi ra Bắc xuyên qua các tỉnh ở Cam Bốt từ Kompong Cham, rồi đến Kratie1 và đ61n Strung Streng.
Lá thư chấm dứt ở đó, tại sao chỉ đến Strung Streng?
Nguyễn Bình biết chắc rằng mình sẽ bị giết trên tuyến đường này và mục đích của chuyến đi này. Giáp cũng biết rằng Nguyễn Bình biết mình có thể bị thủ tiêu trên đường đi. Nhưng Nguyễn Bính không có chọn lựa nào khác vẫn phải chấp nhận vì cao ngạo, vì kỷ luật đảng mà không thể phản bội.
Nguyễn Bình đã cẩn thận ghi lại từng chi tiết chuyến đi này coi như một bản chúc thư. Ông không ngu dại gì để không thấy đây là cái bẫy dẫn ông đến cái chết- một cánh rừng tuyệt đối hoang dại, không có đường tiếp tế, không có căn cứ quân sự của Việt Minh mà chỉ cần cứ để rừng già làm cái công việc của nó cũng đủ chết rồi.
Trong đám quân đi hộ tống, tất cả đều là người của Lê Duẩn chọn lựa. Tướng Bình tiếng là chef, nhưng có hai người ủy viên do Lê Duẩn chọn lựa mới thực sự là người chỉ huy. Sau hai tháng đi bộ thì tới gần biên giới Lào. Cái bản ghi nốt cuối cùng của tướng Nguyễn Bình ghi ngày 21 tháng 9 1951 cho hay, họ nghỉ lại một nơi gần một bản Mọi. Sau khi liên lạc thì những người này hứa cung cấp gạo .. Nhưng đợi cả ngày không có tin tức gì cho mãi đến trưa hôm sau.
Và đây rõ ràng là một cuộc ám toán có chủ đích. Những người Mọi gửi điện cho Sang Saroun cách xa đó chừng 50 kilo mét . Họ phải mất nhiều giờ mới tới nơi.
Biết có biến đám đi hộ tống tướng Nguyễn Bình đã bỏ chạy, nhưng trễ quá rồi. Tướng Bình bị thương không cử động được. Bất đồ có hai người mặc đồ đen nằm trong nhóm của tướng Bình thừa dịp này đã chĩa súng về phía ông và nổ cò-.
Đây là hai sát thủ được chỉ định của Việt Minh. Họ đã nhận được chỉ thị nếu bị rơi vào tay quân Pháp thì phải thanh toán tướng Bình.
Và đó là diễn biến xảy ra thảm kịch mà tướng Giáp mong muốn, với bao nhiêu tính toán, cân nhắc và lựa chọn của ông.
Nguyễn Bình cuối cùng thật sự đã chết. Nhưng một tình cờ là tướng Chanson- một kẻ thù của tướng Bình cũng bị ám sát chết trong một lần kinh lý ở Sađéc trong một buổi lễ !!
Ở xứ Nam Kỳ này chết vì một cuộc ám sát là điều thường tình. Như thế tướng Bình và tướng Chanson, cả hai kẻ thú trong trận chiến 1950 đều bị khai trừ trong khoảng cách hai ba tuần.
Sau cái chết của Nguyễn Bình, lưc lượng Việt Minh của Lê Duẩn không còn gì nữa, đành ở ẩn vào bưng biền Đồng Tháp Mười.
Sự khác biệt cắt nghĩa được nay chiến tranh chuyển ra Bắc vì từ nay, Võ Nguyên Giáp được chi viện đầy đủ về quân sự và huấn luyện.. Chiến tranh du kích được thay thế bằng chiến tranh trận địa ..
Thử hỏi, đặt địa vị tướng Giáp vào tướng Bình, ông sẽ làm được gì hơn không, vì nguồn cung câp vũ khí rất hiếm hoi, thỉnh thoảng mới nhận được từ Vũng Rô.
Trước khi kết thúc bài biên khảo này, đôi giòng sau đây trích trong nhật ký của ông nói lên tất cả những điều ông cần phải nói trước khi chết.
Bác sĩ bi quan về tình trạng sức khỏe của tôi. Ông nói rằng tôi không thể đi xa được Tôi cần phải có vài tháng nghỉ ngơi dưỡng bệnh. Nếu đi, tôi sẽ ngã gục vì không có thuốc men, không có một y tá để săn sóc .. Tôi bước đi rất khó khăn, vậy mà tôi phải đi bộ hàng ngàn cây số trong rừng ngàn phần nguy hiểm chết người này. Nhưng làm thế nào, tôi có thể ở lại Nam Bộ chờ bình phục? Thật là nhục nhã nếu van xin để hoãn lại chuyến đi này! Và tôi sẽ trở thành một chướng ngại làm phiền mọi người. Mỗi một lúc, tôi sẽ phải xin những người bạn cuối cùng còn sót lại, vợ con họ săn sóc. Không, tôi không muốn điều đó. Tôi cũng không muốn ẩn náu ở trong gia đình tôi.
Không, tất cả những điều đó không thể được. Tôi quyết định đi mặc dầu thân xác tôi đau ốm nặng. Tôi nghĩ tới bổn phận của tôi. Tôi sẽ đi để uy tín của tôi không bị sứt mẻ nơi những người đã kính phục tôi. Nếu tôi ở lại. Họ sẽ nói rằng tôi che dấu bệnh tật và tôi không đủ can đảm vượt lên trên những tình cảm cá nhân của mình. Họ sẽ tố cáo tôi nặng tình cảm gia đình thay vì cách mạng. Vậy thì tôi phải đi. Tôi quyết định sẽ đi theo lộ trình đã được vạch ra; nhưng một vài bạn hiểu tôi, hiểu tình trạng bệnh hoạn của tôi đã không thể cầm được nước mắt.
Lucien Bodard, Ibid, trang 466

Trong một phần nhật ký khác, tướng Nguyễn Bình đã có ý tưởng muốn ra hàng Bảo Đại, nhưng lại nghĩ lại hành xử như thế thì thì là một phản bội- phản bội bạn bè- phản bội lại những kẻ đã hy sinh và những người còn sống và sẽ biến thành kẻ thù của tôi. Tôi đã ở bên phía họ, tôi dành ở lại.
Phần Hillaire du Berrier cũng cho rằng Tướng Bình đã chịu kiểm thảo một cách gay gắt, nhưng ba năm còn lại ở miền Nam là cơn ác mộng với ông ..Từng người một những người tay chân thân cận của ông bị bứng đi hết thay bằng những người khác cũa tổng bộ. Và cuối cùng năm 1951 ông nhận được lệnh của tổng bô Việt Minh phải lên đường ra Bắc. Trên đường đi, ông đã bị Pháp phục kích. Việc mượn bàn tay Pháp giết tướng Bình cũng là một phương pháp khai trừ hữu hiệu nhất.
Hillaire du Berrier, Ibid, trang 70

Phải nhận rằng cái chết của Nguyễn Bình là một cái chết hoàn hảo.
Nó vừa lòng cả hai phía. Người Pháp trả được những món nợ do tướng Bình gây ra cho những đồng đội của họ. Tổng bộ bằng lòng. VNG xoa tay vì kế hoạch khai trừ đạt mức độ hoàn hảo. Các người cộng sản Nam Bộ loại trừ được môt tên Bắc Kỳ khó chịu.
Và nếu người đọc tìm hiểu cho kỹ cái suy luận biện chứng cộng sản thì biện pháp khai trừ là một biện pháp thông thường ..
Chính bản thân VNG cũng từng lo ngại bị ám sát, thủ tiêu. Vị bác sĩ từng có trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho VNG thú nhận một cách ngây thơ rằng không bao giờ đại tướng chịu uống thuốc mà không do chính tay ông đưa cho!!
Vì sao thế? Đại tướng sợ bị đầu độc.
© Đàn Chim Việt