Thursday, January 9, 2014

THIÊN ĐƯỜNG MÙ...





812 – Sở hữu đất đai và chuyện “nhích bút” của quan tham

6Sắp bước sang năm mới, đáng ra muốn bỏ hết những chuyện không vui của năm cũ, vậy mà…
Chả là cùng với những phát ngôn gây sốc của bác Cả Trọng, hôm qua báo QĐND (dạo này khá chăm “đánh giặc bằng mồm”), có bài của một trí thức khoa bảng của chế độ (PGS TS Nguyễn Đức Độ) với nhan đề: Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp. Để chứng minh cái sự đúng đắn và phù hợp đó, ông phó giáo sư Độ đã không ngần ngại lôi cả Lênin (bức tượng to lớn nhất của ngài vừa bị dân chúng Ukraina (thuộc Liên Xô cũ) giật đổ vào hôm Chủ nhật – 08.12.2013), cho rằng: tính cht vô lý ca chế đ s hu tư nhân vrung đt, ngun gđ ra đa tô, làm cho giá cnông phm tăng, kìm hãm s phát trin ca nông nghip. Đ khc phc tình trng này, V.I. Lênin đãch trương phi quc hu hoá đđai, xóa b chế đ s hu tư nhân v đđai, thay vàđó là chế đ công hu v đđai.
Chuyện công hay tư hữu về đất đai, cái nào tốt cái nào xấu đã có nhiều phân tích bàn luận rồi. Những bậc đại công thần của chế độ cũng đã có ý kiến về việc này (ở đây), tôi không muốn nhắc lại nữa. Nhưng việc nhà nước ta đang ra sức quảng bá và thuyết phục các định chế kinh tế lớn trên thế giới (như EU; TPP là ví dụ) sớm công nhận nền kinh tế thị trường của VN, mà nhà nước lại cứ khư khư giữ cái thế độc quyền (như về sở hữu đất đai chẳng hạn) như vậy, thật khó coi.
19Những khái niệm của của Mác về địa tô đẻ ra bất công và áp bức được giải thích là do sự “phát canh thu tô” của địa chủ (với tư cách là chủ sở hữu ruộng đất). Còn lý giải sự bóc lột của giới chủ tư bản nông nghiệp, nằm ở sự chệnh lệch về địa tô (lợi nhuận siêu ngạch) mà nhà tư bản thu được ngoài khoản (tiền) đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, sau khi đã nộp tô cho địa chủ. (Xem ở đây; và ở đây).
Cái gọi là “chế đ s hu tư nhân v rung đt, ngun gđ ra đa tô, làm cho giá cnông phm tăng, kìm hãm s phát trin ca nông nghip”. Thật khó đứng vững cả mặt lý thuyết lẫn trên thực tiễn.
Chả cần nói đâu xa, thời bao cấp trong sản xuất nông nghiệp, mỗi ngày công của một lao động chính (Xã viên HTX), cao nhất mới được khoảng 4 lạng thóc. Thì dù có muốn lạc quan tếu đến đâu cũng không thể nói đó là một mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến với giá thành nông sản hạ được.
images770206_16Thực tế sinh động này đã được nhà báo Huy Đức mô tả khá thuyết phục ở 2 chương: Chương 9 – Xé Rào và Chương 10 – Đổi Mới trong cuốn Bên thắng cuộc. Thiết nghĩ, ước muốn của Anh chủ nhiệm của Hoàng Trung Thông có chính đáng đến đâu thì cái ý tưởng: Tay anh nm cht tay xã viên/ Xc cphong trào vng tiến lên. Cũng mãi chỉ là giấc mơ hoa phù phiếm. Trên thực tế những đàn lợn béo tốt của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN), tại sao chúng không chịu sống chan hoà với nhau như trong các trang trại của CNTB giẫy chết? Những thửa ruộng của HTXNN sao lúa ở xung quanh bờ lại xanh tốt hơn ở phần giữa ruộng?
Xin thưa, mỗi khi có đoàn tham quan ở trên về thì Ban quản trị HTX đành mượn tạm số lợn béo tốt của nhà dân vào trang trại để quay phim chụp ảnh tuyên truyền cho nó đã. Vì chưa quen hơi nhau, chúng đuổi cắn nhau cũng là lẽ thường thôi mà. Còn chuyện lúa ven bờ xanh tốt hơn, là nguyên nhân một công chỉ được trả từ 1 đến 3 lạng thóc (như chương trình Ký Ức Thời Gian của VTV vừa loan), nên người ta chỉ cần đứng trên bờ mà rải phân cho nó tương xứng chứ ai hơi đâu mà “ăn kỹ làm thật” cho nó nhọc mình.
Người ta cho đầu óc tư hữu của người nông dân là xấu. Nhưng họ có biết đâu, tư hữu chính là động lực để con người ta nỗ lực vươn lên. Nhờ tư hữu mà người nông dân chịu một nắng hai sương làm ra nhiều nông phẩm cho xã hội.
so-phan-dan-ba-nong-thonThói quen của người nông dân, bất kỳ ở đâu là thức khuya dậy sớm. Dịp mùa hè nắng gắt, người ta dậy sớm từ 4, 5 giờ sáng. Ra đồng từ lúc trời mới tang tảng. Làm đồng lúc này vừa mát, năng xuất lao động lại cao. Khi mặt trời lên cao, người ta về nhà phơi phóng, chăm đàn lợn gà, chuẩn bị cái rau cái cỏ, thổi nấu ăn uống. Nghỉ trưa cho lại sức dưới bóng cây râm mát. Chờ đến chiều, nắng đỡ rát lại ra đồng…
Vào làm ăn tập thể, cha chung không ai khóc, đi làm theo kẻng hiệu. Ra nơi tập trung, ngồi dãi thẻ ra ngã 3 ngã 7 tán phét chờ sự phân công việc là từ đội trưởng sản xuất. Gặp ông (bà) đội trưởng công tâm và thạo việc còn đỡ. Ngược lại sinh mâu thuẫn, ty nạnh dẫn đến cãi nhau ầm ĩ là khó tránh. Có khi 8, 9 giờ sáng mới ra tới đồng. Mùa hè, mặt trời đã lên cao, chả mấy chốc nắng mệt, hò nhau về. Buổi chiều, lại kẻng tập trung…. 3, 4 giờ chiều mới ra đồng… 6, 7 giờ giẫm chết cóc chết nhái thì kéo về. Tối kẻng họp bình công. Nếu bình không công bằng hay thiên vị, lại cãi nhau như mổ bò.
2Những ai từng nằm trong chăn, đều cảm nhận một cách rõ nét rằng“công trng duy nht ca phong trào Hp tác hóa NN Min Bc là đã gián tiếpđy hàng triu thanh niên (c nam ln n) vào trn chiến mườđi mt mang tên “Chống Mỹ cứu nước” để giúp cho ĐCS leo lên đỉnh cao quyền lực. Còn bản thân những người được cho là “đội quân chủ lực” của cuộc cách mạng long trời lở đất ấy thì:
H lng l đi như đi quân tht trn
Cán d
m chúi xung mđường  Nhng nòng súng g hếđn
Nh
ng táo rách sc mùi bùn phơi trong lòng dm như c ngày vic làng giã đám

Nh
ng ngườđàn bà vác dđi thành mt hàng dc v phía bên phi sát méđi l
H
 đến t đâu và s đđâu?
V
i mùi tanh cua c ta quanh người.
Có lẽ hiếm có cây bút nào mô tả về số phận người phụ nữ nông thôn nói riêng và những người nông dân VN nói chung lại khiến ta phải giật mình xót xa đến thế. Quc hu hoá đđai, xóa b chế đ s hu tư nhân v đđai, thay vào đó bằng chế đcông hu v đđai để giải quyết rốt ráo được vấn nạn đa tôGóp phần h giá thành nông phm và nâng cao năng xut lao đng lại làm đội quân chủ lực của công cuộc cách mạng tiến lên CNXH tàn tạ đến thế sao?
Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Ki-ép, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia
Người biểu tình kéo đổ tượng Vladimir Lenin trong trung tâm thủ đô Ki-ép, Ukraina, hôm Chủ nhật 8/12/13. Cuộc biểu tình bước sang tuần thứ ba với khoảng 200.000 người tham gia
Xây dng mt xã hi không giai cp, không có tư hu… mi người được bình đng, không có “người bóc lt người”, …. người vi người là bn, thương yêu ln nhau. Trong mt “thế gii đi đng” vi năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra dồi dào…  lại khiến bức tranh ở “xứ thiên đường” mình có qúa nhiều mảng tối như vậy?
Có phải vì qúa thất vọng với những cuồng ngôn không tưởng đó mà bức tôn tượng to lớn của lãnh tụ Lênin vĩ đại ngày nào, đã bị chính người dân ở nơi được mệnh danh thành trì của CNXH một thời đứng lên giật đổ đập nát chăng?
20120223065938979Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp ở nơi đâu không biết, chứ như làng quê của tôi, hàng trăm Ha đồng đất bờ xôi ruộng mật, được tạo dựng bằng mồ hôi xương máu của bao thế hệ cha ông từ hàng ngàn đời. Nay đùng cái lọt vào mắt xanh của cái gọi là ”Sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đã biến thành Khu đô thị mới với các “Dự án ma“ nhà hoang cỏ mọc . Mà không có bất cứ ai phải chịu trách nhiệm cho sự lãng phí bởi lối làm ăn chụp giật, tắc trách, gây hậu qủa nghiệm trọng trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên qúi giá của quốc gia.
Nhiều dự án "Khu đô thị mới" ở Hà Nội mở rộng trở thành "Dự án ma" hoang toàng cỏ mọc, gây lãng phí nguồn tài lực quốc gia. (Ảnh: Khu đô thị Kim Chung-Di Trạch)
Nhiều dự án “Khu đô thị mới” ở Hà Nội mở rộng trở thành “Dự án ma” hoang toàng cỏ mọc, gây lãng phí nguồn tài lực quốc gia. (Ảnh: Khu đô thị “Ma” Kim Chung-Di Trạch TP HN)
Cứ xem cái cách người ta lừa ép người dân đi họp, lừa dân ký vào các bản giấy khống gọi là ký biên nhận “tiền bồi dưỡng ăn trưa” (20 ngàn VNĐ/ suất). Nhưng sau đó lại biến báo thành ”đồng thuận của dân” trong Biên bản cuộc họp dân về việc bàn giao ruộng đất cho mục đích phát triển kinh tế (Khu đô thị mới). Với giá đền bù rẻ mạt (theo qui định của nhà nước) thấp hơn giá thị trường hàng chục, hàng trăm lần. Những người không tán thành lập tức bị “cưỡng chế” bị đàn áp, bắt bớ giam cầm… rồi truy tố ra tòa và nhận các mức án tù về tội “chống người thi hành công vụ”.
Chính yếu t “đđai thuc s hu toàn dân mang tính cht tướđot, rt vô lý đã lànguyên nhân sinh ra biết bao t hi, tiêu cc. (Ý kiến của vị tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh).
Tán đồng với nhận xét ấy, giáo sư Tương Lai khẳng định thêm: “đt đai là vn đ ca mi vn đ“. Do tc đt tc vàng theo c nghiã đen ln nghiã bóng và “người ta” cũng biết “không bn” nên c “ngom” nhanh ri “chun”, do vy h đã dùng mi th đon đ “ngom” nó bng mi danh nghiã 
Cách đây ngót hai năm, từ lúc chưa có việc phát động cuộc góp ý sửa đổi Hiến  pháp 1992, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã giãi bày trên Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày 18/01/ 2012 rằng:
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Tôi hiđang sng  thxã Hà Đông. Nhà tôi cós đ. My năm nay tôi rt mun làm li ngôi nhà cho hp lý. Nhưng tôi không dám làm. Lýdo duy nht là tôi s làm xong có th b chuyđi nơi khác. Vì ch tô lin vi mt khu đt rng vn là khu trin lãm ca tnh Hà Tây cũ. Tôi c nghĩđã là mt công trình, mtđa ch hay mt không gian văn hóa thì không bao gi người ta lđlàm nhng vic khác. Nhưng mt ngày, khu trin lãm b san bng và mnh đt rng có th nóđp nht th xã Hà Đông đã được bán cho mt nhà đu tư đ làm trung tâm thương mi và căn h cao cp. Và cái trung tâm này có th s thôn tính khu nhà chúng tôđang  cho trn vn thông qua mt quyếđnh nàđó nhiu lúc rt mơ h ca chính quyđa phương nhưng đ ai dám cưỡng li. Khu trin lãđã b san phng hơn bn năm nay ri nhưng chng thy ai làm gì. Nó tr thành bãđt hoang đy rác rưởi hôi thi.
Tôi mun k ra câu chuyn trà dư tu hu mà có l ai cũng đã tng nghe, còn tôi thìđược tri nghim vi tư cách người trong cuc, đó là có hôm mt v là quan chc nói vi tôNếu nhà văn muđi nơi khác thì chúng tôi ch dch bút xung là đi, nếu nhàvăn mu li chúng tôi ch nhích bút lên là  li.
Nghe câu chuyện sao mà đau đến thế. Sở hữu toàn dân về đất đai là cần thiết, đúng đắn và phù hợp theo kiểu “dịch” và “nhích” ngòi bút lên xuống của những kẻ tự xưng “đầy tớ nhân dân” như thế à? Một nhà nước luôn ra rả “của dân, do dân và vì dân” có lối hành xử vô luân vô pháp như vậy sao?
Tổng bí thư phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 28/9 tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Tổng bí thư phát biểu trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 28/9 tại quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Đành rằng, ai cũng hiểu, muốn đất nước đi lên, từng người dân phải biết tự thay đổi cả về tư duy, nhận thức và hành xử để bắt kịp với bước tiến của thời đại. Một nhà nước vì dân thực sự là nhà nước phải biết lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Với tiêu chí ấy, việc công khai tuyên bố Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng, tự nó đã tố cáo sự sai trái của cái gọi là Sở hữu toàn dân về đất đaiSự sai trái này đang được tiếp tay của những trí thức khoa bảng như tác giả bài đăng trên QĐND trước thềm năm mới (28/12/2013) này. Đó là sự phỉ báng dư luận của phường giá áo túi cơm “ăn cơm chúa múa tối ngày”. Chỉ còn biết vinh thân phì gia bất chấp đời sống khốn cùng của muôn dân!
Tiếc thay, tờ QĐND lại đi tiếp tay, truyền bá những tư duy giáo điều. không còn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới văn minh nữa.
Để kết cho cái sự “cực chẳng đã” mà phải thưa thốt, chỉ xin dẫn lại câu nói của Lã Tư Phúc, một danh sỹ thời Xuân Thu rằng:
  • Có hc vn mà không có đđc là ngườác, có đđc mà không có hc vn là người quê.
Không biết những anh chàng bồi bút bợ đỡ cho đám quan tham (“dịch” và “nhích” bút) trên đây, thuộc hạng người nào trong ngữ cảnh này?

TIÊN SƯ BÁC... TÀI ĐẾN THẾ LÀ CÙNG!





Một ý tưởng “hư cấu” nhân vụ án Huỳnh Thị Huyền Như

Nguyễn Trần Sâm

NQL: Tài! tài thật!...Tài đến thế là cùng, tiên sư bác Nguyễn Trần Sâm... he he!

Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (HTHN) đã chính thức được đem ra xét xử với tội danh “lừa đảo”.


Trong vụ này, HTHN có hàng chục tòng phạm, hầu hết đều là cán bộ nhân viên ngân hàng Vietinbank. Nói cách khác, đây là vụ phạm pháp của một hệ thống thuộc ngân hàng này, mà HTHN là trung tâm. Điều đó làm người ta có ấn tượng hợp lý rằng đó có thể là vụ án tham nhũng.

Tôi không phải chuyên gia về luật, cũng không dụng công tìm hiểu kỹ vụ này. Tuy vậy, tôi cũng được biết rằng chứng cớ chính để bên công tố khép tội tham nhũng là HTHN sự dụng giấy tờ và con dấu giả mạo Vietinbank. Nói cách khác, giấy tờ, chứng từ,… mang con dấu Vietinbank mà HTHN dùng trong vụ này không liên quan gì đến Vietinbank, và do đó ngân hàng này hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm gì với những khách hàng đã bị HTHN chiếm dụng vốn.

Nếu không có việc giả mạo con dấu, vụ án đã phải là “tham nhũng”. Khi đó thì Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi hoàn hàng ngàn tỉ tiền gửi cho khách hàng, còn HTHN thì bị tử hình. Vì có sự giả mạo nên Vietinbank vô can, còn HTHN thì thoát chết.

Những tình tiết đó có thể gợi cho nhà văn một câu chuyện hư cấu như sau:

Hãy hình dung một cô H là quan chức của một ngân hàng B nào đó. Cô này đã lôi kéo hàng chục quan chức và nhân viên ngân hàng B vào những vụ huy động vốn với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đô. Và rồi không biết bằng cách nào, số tiền đó đã không được đưa vào dòng vốn lưu thông của ngân hàng, mà chui vào túi riêng của những quan chức và nhân viên này. Vì là kẻ chủ mưu và do có thêm nhiều vụ thực hiện một mình nên H được nhiều tiền nhất.

Sự việc vỡ lở. H và các tòng phạm bị bắt khẩn cấp để điều tra. Trong một lần hỏi cung, S, sếp của cơ quan điều tra hỏi H: “Có muốn thoát chết không?” H lập tức quỳ xuống chân S: “Thưa ông… Nếu ông có thể mở đường cho em thoát chết thì em xin thỏa mãn bất kỳ yêu cầu nào ông đưa ra…” Sau vài câu trao đổi qua lại, S gợi ý H nhận đã làm giả con dấu của ngân hàng B để huy động vốn. “Ấy chết, thêm cả tội giả mạo con dấu thì tội em càng nặng.” S mỉm cười: “Tỉnh táo nghĩ lại đi. Có phải khi đó thì tội của cô sẽ chỉ là lừa đảo thôi không? Mà lừa đảo các cá nhân thì không bị tử hình. Tùy cô chọn..”

Sau một phút suy nghĩ căng thẳng, H lại đổ sụp xuống chân S: “Vâng vâng. Em hiểu rồi thưa ông. Nhưng mà dấu đã đóng rồi là dấu thật…” S nói: “Việc xác nhận đó vẫn là dấu giả không khó. Cái đó nằm trong tầm tay ta đây.” “Vâng vâng, em hiểu rồi. Đội ơn ông. Vậy em nợ ông bao nhiêu…?” “Khoan đã, ta còn phải nói việc này với bọn ngân hàng của cô. Nhưng tất nhiên chúng sẽ đồng ý ngay, thậm chí mừng như vớ được vàng, vì bọn họ sẽ hoàn toàn trút bỏ được trách nhiệm trước khách hàng bị mất vốn.” “Bọn họ cũng phải “mất” cho ông chứ ạ?” S lại mỉm cười, không nói gì.

Và một cuộc ngã giá ba bên đều có lợi đã diễn ra. Ngân hàng B vô can, H thoát mức án tử hình, còn S – và có thể thêm một vài nhân vật đằng sau S – được một món đậm.

Nhưng đó chỉ là “hư cấu” ít nhiều mang tính “văn học”. Trên thực tế thì chuyện như vậy có thể diễn ra ở một nước tư bản phương Tây nào đó. Còn ở ta thì các đồng chí công an hết lòng vì đảng, luôn làm theo 6 điều Bác dạy nên không có chuyện như vậy xảy ra.

Đó, rồi xem, lời khai của Dương Chí Dũng có nhắc đến việc một vị thứ trưởng công an, và trên nữa… nhận hối lộ, sẽ chỉ là lời vu cáo của một kẻ tử tù không còn gì để mất!?

từ quê choa