Saturday, August 25, 2012

Việt Nam thời "Tứ chiến": Dũng Sang Trọng và "Lạ"



Vũ Đông Hà (Danlambao) - Việc bắt giam Nguyễn Đức Kiên nói gì thì nói là một đòn đánh vào tay chân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng có đăng đàn giở thủ thuật chính trị "biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng" thì thiên hạ ai cũng biết tỏng chính đàn em của ông đang bị "chúng nó" bỏ tù. 

Nhưng mà thật sự thì "chúng nó" là ai? 

Ngược dòng... lịch sử với những câu phát biểu về "bầy sâu tổ bố" thì bàn dân đều "đỗ thừa" người ra tay là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đằng sau ông Chủ tịch, thiên hạ kháo nhau về một trang blog ngày đêm đăng tải những thông tin tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đám đàn em. 

Nhưng còn Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng? 

Nguyễn Phú Trọng là người giáo điều cộng sản. Phát biểu "mới nhất" với nội dung cũ mèm tại Cuba tái khẳng định điều đó. Nguyễn Phú Trọng chính là người trong vai trò quyền lực cao nhất của thể chế chính trị Việt Nam, sang Bắc Kinh ký Tuyên Bố Chung vào ngày 15 tháng 10 năm 2011, khẳng định quan hệ thần phục toàn diện với Trung Quốc. 

Động thái sau đó cho đến nay của Nguyễn Phú Trọng gồm 3 bước: 

1. Tổ chức Đại hội Chỉnh đốn đảng, làm nền tảng cho cuộc thanh trừng nội bộ tiếp theo sau. 

2. Đưa ra quyết định trong Hội nghị Trung Ương - chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng trực thuộc BCT do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Thực chất là đá Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi ghế "tham nhũng thanh tra tham nhũng"

3. Tiến hành "Phê và Tự Phê" trong Bộ Chính trị, Ban bí thư mà thực chất là 12 ngày vừa thương lượng, vừa đấu đá, vừa tìm cách thanh trừng nhau trong phòng kín trước khi "cực chẳng đã" / "hết thuốc chữa" đành mở cửa phòng đập nhau trước mặt nhân dân. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện những điều này trong bối cảnh tranh chấp quyền lực của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - nổi cộm nhất là những vụ việc tấn công vào tay chân của 2 phía: Đặng Thị Hoàng Yến, Đinh La Thăng, Dương Chí Dũng, Phạm Chí Dũng... 

Ghép lại những dữ kiện này cho thấy đúng là Trương Tấn Sang có liên quan đến "cú đập bầu Kiên" nhưng không chỉ một mình ông Chủ tịch nước vung BÚA. 

Nhúng tay vào kế hoạch, tay cầm lưỡi LIỀM bên cạnh BÚA tạ của Chủ tịch nước là Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. 

Và như vậy có thật "như là thật 100%" là đằng sau ông Chủ tịch nước có một trang blog ngày đêm đăng tải những thông tin tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; hay đằng sau lại là ông Tổng Bí thư; hoặc "ai đó" xếp hàng đứng sau lưng ông trùm của đảng? 

Quan trọng hơn, liệu trong cuộc chiến Dũng-Sang-Trọng này, lãnh đạo cộng sản Trung Quốc với mối quan hệ "gắn bó, sâu sắc, môi hở răng lạnh" với đảng cộng sản "anh em" Việt Nam lại "nỡ lòng nào" đứng khoanh tay đứng nhìn, bỏ mặc... đồng chí chúng bây? Đứa nào thâu tóm quyền lực cũng được!? Có ngây thơ và... khinh thường các đồng chí Lạ của đảng ta mới nghĩ rằng vụ việc đấu đá nội bộ đảng CSVN hoàn toàn không có bàn tay của CSTQ dính / xen / nhúng / thò vào.

Do đó, 3 câu hỏi đặt ra là: 

1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là kẻ "chủ mưu" và kéo thêm đồng minh là TBT Nguyễn Phú Trọng để tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? hay:

2. TBT Nguyễn Phú Trọng bây giờ mới là tay chủ động với vai trò "ngư ông đắc lợi" trong cuộc chiến bất phân thắng bại cò Sang ngao Dũng? và:

3. Trong bộ ba Dũng-Sang-Trọng này ai (1, hay 2, hay cả... 3) là kẻ giấu trong người ấn chỉ Thái thú của Bắc Kinh (chắc chắn phải có ít nhất là một, bởi vì phải có "đứa" trong 3 tay quyền lực cao nhất này chủ mưu cho những vụ "Khắc ghi tấm lòng nhường cơm sẻ áo" dành cho Trung Quốc, hay Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, hoặc ra lệnh bao vây, trấn áp, bắt giam công dân biểu tình chống TQ xâm lược). 

Tại sao cần có câu trả lời cho 3 câu hỏi này? 

Bởi vì nếu kẻ thực sự chủ mưu, chủ chốt vụ đấu đá này là tay sai cho Trung Quốc thì đây là đại họa cho đất nước Việt Nam. 

Ngay trước mắt chúng ta thấy: 

- Vụ việc khai mào đấu đá nội bộ này (chưa biết kéo dài bao lâu và đi đến đâu) đã có chỉ dấu đẩy những quan tâm về hiểm họa xâm lăng toàn diện (lãnh thổ, lãnh hải, chính trị, kinh tế, văn hóa...) đã, đang, và sẽ tiếp tục của Trung Quốc xuống vào thứ yếu. 

- Việc bắt giam chỉ một cá nhân Nguyễn Đức Kiên mà đã có tác động tiêu cực lớn lên nền kinh tế Việt Nam. Trong vài ngày sau "bầu" Kiên thành "tù" Kiên, thị trường chứng khoán VN "bốc hơi" hơn 5,6 tỷ đô la theo AFP, và sẽ còn tiếp tục "xì khói" tiếp. Nó sẽ có tác động tiêu cực lây lan từ thị trường chứng khoán sang các địa bàn kinh tế khác. Và chắc chắn, sau cùng, nó sẽ tác động dây chuyền từ giới thượng tầng thiểu số giàu có đến tầng lớp đa số dân nghèo sẽ gánh chịu hậu quả. 

- Nền kinh tế đang bất ổn chuyển sang nguy kịch sẽ ảnh hưởng lên đời sống sát sườn của đại số người dân. Chuyện "tạm thời" hay "vĩnh viễn" mất một hòn đảo, một vùng biển xa xôi trở thành mối quan tâm thứ yếu của đại số quần chúng vốn đã và đang tắt hơi vì những vấn nạn dân sinh (chưa nói đến những "phiền toái" khi không để "đảng và chính phủ lo" chuyện ngoại giao biển đảo bằng mồm). Và đó cũng là điều Trung Quốc mong muốn. 

- Khi nền kinh tế quá bất ổn thì sẽ là lúc nhu cầu ổn định chính trị lại được đảng nâng cao thành "nhu cầu sống còn của tổ quốc" để "đảng và chính phủ lo" đời sống của nhân dân. Với thực tế khó khăn sát sườn, cộng thêm sức mạnh của hệ thống tuyên truyền của đảng, những "động thái chính trị tự phát" nhằm bảo vệ chủ quyền, tự do dân chủ, nhân quyền và dân quyền của thành phần lý tưởng trong xã hội sẽ dễ trở nên "lạc quẻ", "bơ vơ" đối với quần chúng và càng dễ cho đảng chụp lên đầu mũ phản động. Phải chăng đó cũng là điều mà lãnh đạo TQ "thích" nhìn thấy trên quê hương của chúng ta?

Đó là đối với người dân trong lãnh vực "cơm no áo ấm". Còn đối với tập đoàn đầu mình lẫn tứ chi đang cai trị: 

- Khi tập đoàn tư bản đỏ / nhóm lợi ích bị tấn công, có hai xác suất xảy ra: (1) Họ sẽ đoàn kết đứng dưới lá cờ Nguyễn Tấn Dũng để bảo vệ "tiền đồ" lẫn "cơ đồ"; hay (2) sẵn sàng quy đầu về "chúa" mới, nhất là nếu chúa mới được sự bảo kê của anh nhà giàu phương Bắc, đang ngồi rung đùi chờ để "chuyển ngân" cho một tập đoàn đang bị "rớt tiền" và "khát tiền", sẵn sàng làm tay sai để phục hồi phong độ và tiếp tục làm giàu. 

- Trong nội bộ đảng, sẽ xuất hiện một kẻ "chiến thắng" sau khi cứu nguy được nền kinh tế tan hoang mà chính "hắn" là thủ phạm. Hắn đã chứng tỏ được "bản lãnh chính trị" trong "thương thuyết" để có được những hỗ trợ nhiệt tình từ các đồng chí TQ; đã khẳng định được "tư thế lãnh đạo" trong sự nghiệp tái lập lại sự "đoàn kết của đảng" bằng những dàn xếp, áp lực ngầm có sự cố vấn, đe dọa, lẫn bôi trơn của các đồng chí "lạ". Quyền lực từ trong đảng, đến tập đoàn kinh tế tập trung về một mối - trong tay kẻ làm tay sai cho Bắc triều.

- Hoặc sẽ xuất hiện một kẻ "chiến thắng" đứng về phía nhân dân, đặt quyền lợi tổ quốc lên trên hết và cùng với toàn dân gỡ bỏ những vấn nạn tiêu cực, độc tài trên đất nước, như đã xảy ra tại một số nước CS cũ.


Trong trận "tứ chiến" này chưa thấy bóng dáng toàn dân cầm gươm, cầm giáo quyết định vận mạng của tổ quốc. Đại đa số dân ta vẫn ngày 3 bữa kiếm ăn, lo lắng về giá xăng, giá gạo, giá xì dầu và tương lai sắp sửa thêm mịt mù vì gánh thêm cơn bão "rớt" lọt qua đầu các đại gia. 

Còn lại đa phần làm khán giả: 

1. Nội bộ chúng đánh đấm nhau, chúng sẽ yếu (!?). Tốt! 

2. "Thằng ba Dũng", con gái, con trai và đám tài phiệt đỏ tay chân của nó, bị đánh là đáng đời. Chúng là bầy sâu tham nhũng. 

3. Thông tin vạch trần những thủ đoạn, âm mưu dơ bẩn của quan chức, tập đoàn... có là tốt, mười phần trúng được nửa là tốt; không cần biết đến tính trung thực, hệ luỵ đối với tương lai đất nước, và thực sự phục vụ cho quyền lợi nhân dân hay cho những ý đồ chính trị nội bộ đen tối; hoặc phục vụ cho một âm mưu từ ngoại bang nhằm phá nát, phá tan tành guồng máy chính trị / kinh tế vốn đã và đang suy sụp, để càng dễ bề khống chế. 

4. "Đảng ta" đang tắm gội và trừ bỏ những con sâu. Tốt! Không cần biết kẻ giội nước tắm gộingười khác thì sạch dơ như thế nào. Cũng chẳng quan tâm nước dùng để tắm gội là "nước ta"hay "nước lạ"

Nếu không phải cúi mặt ngày 3 bữa cơm áo gạo tiền, nếu chỉ muốn ngóng mắt làm khán giả thì "khán giả" nên chọn ai để mà vỗ tay cổ vũ?

- Nguyễn Phú Trọng, viên Tổng Bí thư giáo điều và chính thức đặt viết ký lên những lời tùng phục Trung Quốc? 

- Nguyễn Tấn Dũng, viên Thủ tướng mà những tai tiếng về tham nhũng, mức độ giàu có của đám con cái nhiều tiền nhiều quyền, cùng những màn PR lố bịch, cũng như những hứa hẹn "lèo" từ thời mới nhậm chức cho đến vụ "giải quyết rốt ráo" Tiên Lãng? 

Còn lại là Trương Tấn Sang, viên Chủ tịch nước mà mới đây nhất bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” lại làm tốn thêm giấy mực blogger:

Bỏ qua những chuyện "chủ tịch tập làm văn", "bài ca trữ tình của chủ tịch", bỏ qua quan điểm của những người không cộng sản phê bình một ông "trùm" cộng sản với những cái nhìn một chiều của người cộng sản về ngày độc lập, về thành quả của đảng mà ông Sang là thành viên..., thay vào đó đặt mình vào vị trí của ông Ủy viên TUD, Ủy viên BCT đảng CSVN để tìm những gì ông muốn gián tiếp hay trực tiếp gửi gắm qua bài văn nhàm chán, lòng thòng đầy nỗi niềm và tình tự của ông: 

- Ông mở đầu và dùng ngày "quốc khánh" để nói về Ngày Độc Lập

- Ông dùng những "tích cực xen lẫn tiêu cực" để nói về việc "Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”... 

Phải chăng ông muốn gửi thông điệp ngầm: Có! Có đứa “cõng rắn cắn gà nhà”. Nhưng không! Trương Tấn Sang này không phải là tên tay sai của Bắc triều, là tên rước voi về giày mả tổ? 

Nếu không phải là ông Sang thì là Nguyễn Tấn Dũng!? 

Hay chính hắn: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng!? 

*

Tất cả những gì viết ra chỉ với mục đích tìm hiểu ai là kẻ thù, là tay sai nguy hiểm nhất trong cơn bão giông của dân tộc này. Không còn có thể phủ nhận được rằng đất nước ngày hôm nay đang đối diện cùng lúc hai hiểm họa: bên trong là một tập đoàn độc tài cai trị hèn với giặc ác với dân; bên ngoài là một thế lực bành trướng đang từng bước rất xảo quyệt xâm chiếm nước ta. 

Sẽ không thể chống lại bành trướng phương Bắc nếu còn mong đợi đứng dưới lá cờ lãnh đạo của đảng độc tài hay đảng này còn tiếp tục độc quyền cai trị. Và ách độc tài khó mà được tự cởi bỏ bởi những kẻ cai trị khi mà người bị trị vẫn cúi đầu cam chịu, hay chỉ hài lòng ở vị trí làm khán giả xem "chúng đấu đá nhau". 

Kết quả của màn đấu đá nội bộ đảng chỉ có thể mang lại những tích cực cho đất nước nếu người dân tham gia, góp phần, tìm mọi cách khai dụng để trong bóng đen u tối tìm được một ánh sáng cho dân tộc. Ngược lại, tất cả chỉ là trò chơi quyền lực của những kẻ cai trị. Nguy hiểm hơn lại đang có bàn tay quỷ quyệt của ngoại bang nhúng vào. 

Tương lai của đất nước chỉ có thể tươi sáng khi mỗi công dân Việt Nam biết rõ rằng để có được thì mỗi người phải trả một cái giá nào đó. Cái giá hời nhất, rẻ mạt nhất mà người ta có thể trả là ngồi đó và hy vọng rằng đảng độc tài sẽ tự thay đổi, đảng sẽ lấy lại niềm tin của nhân dân. Nhưng "tiền nào của nấy", kết quả mua được bằng giá hời sẽ là những đêm dài nối tiếp...nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ, trong căn nhà nhỏ mẹ cũng ngồi chờ... (TCS).

Và chờ cho thằng này xuống đứa kia lên để cánh màn nhung lại được kéo ra, diễn viên mới, tuồng cũ, chỉ khác: sân khấu made in China.


Friday, August 24, 2012

AI BÁN NƯỚC?


Ai, Những ai đang “cõng rắn cắn gà nhà” ?

Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân”: Thứ Năm, 23/08/2012, 07:30 (GMT+7) Phải biết hổ thẹn với tiền nhân (*)  http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/508023/Phai-biet-ho-then-voi-tien-nhan-.html của chủ tịch nước Trương Tấn Sang được in trên hàng trăm tờ báo lề phải và lề trái đã bị dân mạng trong nước chê bai, thậm chí coi thường, rẻ rúng. Chỉ xin trích lời hai nhà báo hàng đầu trong nước là nhà báo Trương Duy Nhất và nhà báo Nguyễn Thông.

Nhà báo Nguyễn Thông trên blog của mình, trong bài “Đúng thực lỗi của thư ký”, viết như sau:

“Nói chung không có gì mới. Phần tình cảm nhiều hơn phần lý trí, suy nghĩ.

Chỉ có điều, cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc "Tôi đi học" của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào. Mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe. Không ai cấm chủ tịch nước được quyền bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình nhưng phải trong hoàn cảnh, văn cảnh thích hợp, trong những dịp khác cơ. Ví dụ bên bàn nhậu, bác cứ nói thoải mái, thậm chí càng trữ tình càng tốt. Còn ở chỗ này, dịp này, phải lập nghiêm, bác ạ.

Ấy, em là em cứ khó tính, xét nét như thế, không phải để chê bác chủ tịch, mà em chỉ muốn mắng mấy chú giúp việc cho bác mà thôi. Đã ăn lộc nhà chúa, xơi oản của chùa thì phải hết công hết sức, tỏ hết tài trí để phụng sự chúa, cúng chùa. Chỉ cốt làm cho xong thì nên về với mẹ đĩ rửa bát quét nhà còn có ích hơn.” (hết trích)

Nhà báo Trương Duy Nhất trong bài: “Khi chủ tịch tập làm văn” trên website của mình, chê bài viết của ông Trương Tấn Sang (thực ra là do thư ký cao hứng trữ tình ngoài lề viết hộ theo kiểu: bài văn của tôi đồng chí viết chưa?) là lối văn học trò, lạc đề như sau: 

“Cứ ngỡ đó là một bài… tập làm văn. Một bài viết quá ư lòng thòng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một bản thông điệp nguyên thủ chung chung, khẩu hiệu, sáo rỗng đến nhàm chán… Ý tứ chắp ghép lòng vòng, chung chung, khẩu hiệu và sáo mòn, lại lòng thòng đọc đến hụt hơi và phát ngán. Chủ tịch Sang đã cố làm mới, nhưng điểm mới duy nhất thấy được ở bản thông điệp của ông vẫn chỉ dừng lại ở những câu đoạn… tập làm văn! Một bản thông điệp tập làm văn làm ông mất điểm nhiều sau những ấn tượng tốt đẹp từ “một bầy sâu” đến “ăn hết phần của dân…( hết trích)

Riêng chúng tôi, người viết bài này (TMH) cho rằng trong bài tập làm văn kiểu trữ tình học trò dây cà ra dây muống của ông Trương Tấn Sang, thấy một câu văn (vẻ) này cần chú ý:

“Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…”

Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có một vị lãnh đạo cao cấp của đảng là chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dám công khai thừa nhận trong ban lãnh đạo cao cấp gồm 14 vị bộ chính trị của ông có người (hay những người?) làm cái việc ô nhục đáng để muôn đời cháu con nguyền rủa là “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” ( phạm tội BÁN NƯỚC)…?

Xin tra “Đại từ điển tiếng Việt” (nhà xuất bản Văn hóa Thông tin- 1999), trang 445 định nghĩa:“Cõng rắn cắn gà nhà: hành động phản bội nhân dân,hèn hạ đưa rước bọn giặc về giết hại đồng bào, đồng loại”

Muốn cõng rắn cắn gà nhà, tức là muốn bán nước, phải là vua chúa, là người cầm quyền cao nhất nhì của quốc gia mới có khả năng làm việc đốn mạt này.
Thời phong kiến NƯỚC LÀ CỦA VUA nên chỉ có vua như Lê Chiêu Thống mới bán nước cho nhà Thanh; như kẻ em vua, muốn lật anh là Trần Nhân tông để mình làm vua nên Trần ích Tắc mới theo giặc Nguyên để chúng phong cho là An Nam quốc vương… mới là những kẻ bán nước bị lịch sử dân tộc muôn đời nguyền rủa.

Ngày nay, NƯỚC LÀ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, nên chỉ có những lãnh tụ tối cao của đảng mới có khả năng bán nước, ví như bức điện thư của ông Phạm Văn Đồng năm 1958 bán Hoàng Sa cho giặc Tàu đổi lấy viện trợ. Trong ngôn ngữ ứng xử hàng ngày của người cầm quyền ở Việt Nam hiện nay trên các phương tiện tuyền thông bao giờ cũng xưng danh: “đảng và nhà nước, đảng và nhân dân, đảng và chính phủ…” Khẩu hiệu của đảng cộng sản luôn đặt ĐẢNG trên DÂN: “Trung với Đảng, hiếu với DÂN”. Quốc hội cũng của đảng chứ nào phải của dân. Dân: ngót 90 triệu, đảng chỉ có ba triệu mà quốc hội 95% là đảng viên thì sao gọi là quốc hội của dân được?

Cho nên người dân Việt hiện nay đa số nghèo đói, cơm còn chả có ăn chứ có nước đâu mà bán? Chỉ có kẻ đang lãnh đạo đất nước này mới có nước để bán mà thôi…

Vậy họ bán nước cho ai? Cho Mỹ chăng? Không, Mỹ chưa từng chiếm của Việt Nam một mét vuông biển, một mét vuông đất nào, càng không hề có chút tham vọng nào về lãnh địa, lãnh hải Việt Nam. Vả, Mỹ đang có công lớn với Việt Nam là vì nhờ sự có mặt của họ ở vùng biển Đông Nam Á nên giặc Tàu chưa dám động binh đánh vào đất liền Việt Nam; chúng chỉ đánh và chiếm Hoàng sa, Trường Sa ngoài biển…

Đúng như lời cựu Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nói trên rất nhiều báo chí suốt thời ông làm lãnh tụ: kẻ thù trực tiếp và kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất, tàn ác nhất của dân tộc ta là bọn bành trướng Bắc Kinh, tức giặc Tàu. Giặc Tàu dán mác cộng sản, bịt mắt ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam bằng phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng để cướp dần đất đai và biển đảo quê hương ta như chúng đã đang và sẽ cướp nước ta. Vậy, họ, một số người trong 14 ông to nhất cầm quyền ở Việt Nam đang cõng rắn cắn gà nhà, tức bán nước cho giặc Tàu kia họ là ai, là những ai thưa chủ tịch nước Trương Tấn Sang?

Xin chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thương thì thương cho trót, xin làm ơn làm phúc cho dân tộc Việt nam chúng tôi đang có cơ bị diệt vong bởi ngoại bang phương bắc, là xin ông hãy chỉ ra đích danh những kẻ bán nước cõng rắn cắn gà nhà hèn hạ vô lương tâm ấy (chúng là giặc rồi sao chúng vẫn ngồi ghế lãnh đạo quốc gia?) để nhân dân chúng tôi hôm nay và mai sau muôn đời nguyền rủa chúng. Xin cám ơn trước chủ tịch nước Trương Tấn Sang...

Sài Gòn ngày 24-8-2012





_________________________________



Tổng giám đốc ACB từ nhiệm vắng mặt

Cập nhật: 12:38 GMT - thứ năm, 23 tháng 8, 2012
Lý Xuân Hải
Tổng giám đốc ACB, ông Lý Xuân Hải, được ACB tuyên bố từ nhiệm chính thức ngày 23/8
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố sự từ nhiệm chính thức của Tổng giám đốc Lý Xuân Hải tại buổi họp báo cuối ngày 23/8.
Buổi họp được chủ trì bởi Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ông Lê Vũ Kỳ và toàn bộ lãnh đạo, ban quản trị ACB với sự có mặt của Phó thống đốc ngân hàng nhà nước thành phố Hồ Chí Minh ông Nguyễn Văn Dũng.
Phó Tổng giám đốc ACB kiêm phát ngôn viên ACB, ông Nguyễn Thanh Toại, cho biết ông Lý Xuân Hải từ nhiệm với lý do ‘cá nhân’.
Hội đồng quản trị ACB tuyên bố trong cuộc họp đã chính thức bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn lên thay ông Lý Xuân Hải.
Lý do ông Hải vắng mặt trong những ngày qua được đại diện ACB giải thích là để ‘hợp tác với cơ quan điều tra’, đồng thời ACB cũng khẳng định là hoàn toàn chưa có thông tin bắt giữ.
Cơ quan điều tra cho biết hiện đang làm việc với ông Lý Xuân Hải để làm rõ mối quan hệ của ông này với ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB.
Ông Kiên đang bị bắt tạm giam từ ngày 20/8 để phục vụ công tác điều tra về hành vi kinh doanh trái phép vi phạm điều 159 Bộ luật hình sự.
Chủ tịch hội đồng quản trị ACB ông Trần Xuân Giá cũng vắng mặt trong buổi họp vì lý do đi công tác tại Mỹ.
Ngân hàng ACB ba ngày qua đã phải chứng kiến cảnh khách hàng đua nhau rút tiền.
Chỉ trong vài ngày qua khách hàng đã rút tới 8 nghìn tỷ đồng khỏi ngân hàng.
ACB cho biết đã vay 7 nghìn tỷ đồng trên kênh thị trường mở để ổn định tâm lý thị trường.

'Không lan rộng'

"Vấn đề trước mắt cho những ngân hàng này là việc đầu tư nặng tay vào thị trường bất động sản, vốn thao túng bởi một hay hai gia đình hoặc nhóm người."
Jonathan Pincus, kinh tế gia
Nhận xét về sự biến động của thị trường, một số nhà phân tích cho rằng cơn sợ hãi sẽ không lan rộng hơn nữa.
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy thêm sự lan rộng," ông Jonathan Pincus, kinh tế gia chính của chương trình Việt Nam của trường Harvard Kennedy bình luận.
"Ngân Hàng Nhà nước đã xử lý rất nhanh và hỗ trợ thanh khoản gần như ngay lập tức," ông nói thêm.
Ngành ngân hàng Việt Nam đã chao đảo trước lạm phát cao và khối nợ xấu khổng lồ từ những khoản lỗ từ các tập đoàn nhà nước.
Số liệu từ Ngân hàng Trung ương cho thấy nợ xấu hiện tại ở Việt Nam là 8,6%, tính đến tháng Ba năm 2012, cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Pincus và các chuyên gia khác cho rằng ACB sẽ thoát khỏi được biến động này, tuy nhiên cho rằng rất nhiều ngân hàng tại Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
"Vấn đề trước mắt cho những ngân hàng này là việc đầu tư nặng tay vào thị trường bất động sản, vốn thao túng bởi một hay hai gia đình hoặc nhóm người."
"Những ngân hàng này cực kỳ dễ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên ACB không phải là một trong số đó," ông Pincus nói.


theo BBC



_____________________________________________________




ẢNH VUI




Chơi bạo lấy tiếng rên!



Ước gì!



Đổi giống



Hơi già nhưng là đại gia í mà!



Chó cũng thích xỉn!



Dập mẹ nó cặp trứng dzồi!



Nghệ sĩ biểu diễn chiều Hà Nội mưa "lụt"



Nghỉ chơi một đêm đi!



Fuck you!



Thời trang mới nhất Phi châu



Tiên tắm bùn hay bùn tắm tiên?



Rảnh quá móc đít ngửi chơi!



Dám móc túi cảnh sát! Gan!



Tỏ tình sai địa chỉ



Lương y như từ mẫu



Phó nhòm thời a còng!

Thursday, August 23, 2012

BÌNH LUẬN TỪ PHỌT PHẸT BLOG


CHÉM ĐI! CÁC BẠN...






Sự kiện Kiên bựa bạn anh nhập kho gây nên một cơn địa chấn, không chỉ riêng mặt kinh tế, mà còn rúng động đến cả giới chóp bu thượng tầng và tâm lý xã hội. Báo chí chính thống có vẻ như cẩn trọng trong việc thông tin. Nhưng không vì thế mà các thể loại báo chí lề trái và không lề cũng như các diễn đàn mạng kém tiếng, mà ngược lại, ồn ĩ, căng thẳng hơn bất kì sự vụ nào khác với rất nhiều bình luận, suy đoán dạng vỉa hè và hóng lờ. Anh cũng là thành phần không loại trừ trong mớ thanh la não bạt chũm chọe loạn xị ngậu, tả pí lù đó. Cơ mà anh vửa khỏi chân xong, phải chạy kiếm cơm tý chút nên bết mẹ tham luận của thằng đệ anh lên đây để các bạn chém cho thỏa mái. Thằng đệ anh là ai, chắc các bạn cũng đoán ra, chính là Lãng đầu bò có bứu hĩ hĩ


***

6 tháng trước khi canh bạc bản quyền bóng đá được đẩy lên cao trào, anh Lãng đã nói, đó chỉ là ván bài lẻ bên cạnh một phiên tố lớn. Và câu chuyện bóng đá chỉ là nước cờ để bố già Kiên dùng như một giải pháp ném đá bắc cầu hòng tái lập quan hệ với phe thắng thế khi đầu tư sai vào Hồ Đức Việt, từ đó phục vụ các kế hoạch ở quy mô lớn hơn rất nhiều. Tái lập quan hệ, là tái lập quan hệ với nhân vật quyền lực nhất Việt Nam ở thời điểm đó, anh Ba bạn thân anh. Canh bạc lớn thực sự, là canh bạc về việc thôn tính ngân hàng STB, Habubank... Lúc đó nhiều bọn bò nhao nhao đề nghị anh Lãng phân tích sâu thêm. Nhưng thời gian của anh Lãng là vàng ngọc, anh hơi kặc đâu mà phải dậy bọn bò cả đến động tác vạch chim đứng đái?

Đến thời điểm này, anh một lần nữa nhấn mạnh với các bạn, đây đang là một cuộc chơi chính trị, và cuộc chơi này đang đến hồi quyết liệt ở tầm cấp cao nhất. Những gương mặt chính trong BCT đang sắp xếp lại thế cục quyền lực, và các diễn biến hiện nay chỉ là những nước cờ, những đòn đánh dứ để buộc đối phương nhượng bộ. Cuộc chiến quyền lực này hiện vẫn đang được kiểm soát, bởi không ai muốn đẩy nó đi quá xa. Chuyện này sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản ở đội ngũ cầm quyền tối cao, nhưng về cơ bản, nó sẽ không có ảnh hưởng đến toàn xã hội, chí ít là cho đến hết năm 2012, khi các chính sách mới thực sự được định hình và đi vào hiệu lực. Quyền lực của chế độ có thể được chia chác giữa các cá nhân, nhưng sự thống trị của chế độ là điều không ai được phép gây tổn hại. Chế độ cần sự ổn định ở tầng lớp dân đen, chế độ chỉ chấp nhận giới hạn cuộc đấu ở tầm cấp cao. Trong cuộc chiến này không có ai thua thực sự, chỉ có một số miếng bánh sẽ to hơn, và một số miếng bánh vốn to sẽ phải ít đi. Nếu có đổ vỡ, không ai có bánh hết. Do đó đây là một nguyên tắc đã được nhất trí.


Riêng về sự kiện dính dáng đến Hải Đăng Kiên, một lần nữa, anh nhấn mạnh rằng nhân vật quyền lực này sẽ khó ngã ngựa, và dù đang bị kiểm soát pháp lý nhưng vẫn là một tay chơi trong canh bạc chính trị quốc gia. Cái Kiên bệu nắm trong tay, không chỉ là tiền bạc, điều cốt lõi là vai trò của Kiên với tư cách là một đầu mối giằng chéo về thông tin và quyền lực, giữa các thế lực khác nhau. Kiên nắm trong tay quá nhiều thông tin và các mối liên hệ quyền lực. Giống như một cái chốt chặn trung gian, nếu nó bị gỡ bỏ hoàn toàn, sẽ khiến cả cỗ máy suy sụp. Vì những lý do đó, những vấn đề pháp lý xoay quanh Kiên bệu sẽ luôn được kiểm soát và không mang lại hậu quả quá đáng nào cho bố già này.



Những ảnh hưởng tâm lý dây chuyền đối với hệ thống tài chính quốc gia là chuyện không thể tránh khỏi. Trong lúc nhiễu nhương cũng là cơ hội để đám cóc nhái lao nhao với đầy rẫy tin đồn hòng khuấy đục nước kiếm mồi. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, BCT đã thống nhất giới hạn cuộc đấu ở tầm mức cao và giữ ổn định tuyệt đối hệ thống tài chính. Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, lợi ích người gửi tiền sẽ được đảm bảo trong mọi tình huống.



Rất may là ở thời điểm này, thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng là rất dồi dào. Lạm phát ở mức rất thấp khiến NNNH có thêm rất nhiều lựa chọn trong những tình huống khẩn cấp.



Trong lúc nhiễu nhương cũng đồng thời là cơ hội để kiếm tiền. Nếu có bạn nào hỏi cần đầu tư gì vào lúc này, anh trả lời ngắn và nhanh: Mua cổ phiếu ACB, Eximbank ... tối đa trong phạm vi có thể, ngay trong lúc sự ngu dốt của quần chúng đang khiến cho chính họ mất tiền.



Nếu có những ngân hàng nào không thể phá sản trong nền kinh tế Việt Nam, thì trước hết đó chính là ACB. 20 năm tồn tại của nó với tư cách là ngân hàng CP đại chúng hoạt động hiệu quả nhất, quản trị rủi ro tốt nhất không phải là một danh hiệu hữu danh vô thực. Xét về nguồn lực tự thân của nó, ACB luôn là một thế lực mạnh nhất trong bản đồ tài chính Việt Nam. Xét về an ninh tài chính quốc gia, cái lý thuyết "too big to fail" là đúng hơn hết trong trường hợp này. ACB bị tổn hại nghiêm trọng, đồng nghĩa với việc không còn một ngân hàng nào tốt đúng nghĩa ở Việt Nam. Điều này là không tưởng.



Câu chuyện chính trị xoay quanh Hải Đăng Kiên sẽ sớm ngã ngũ vào trung tuần tháng 9, khi các phe phái quyền lực tối cao đã đàm phán và thỏa hiệp với nhau xong. Kiên bệu, đã đang và sẽ vẫn là một thế lực sau câu chuyện này. Tuy nhiên, có thể những thay đổi về mặt chính sách trong năm 2013 sẽ khiến chế độ và tính minh bạch xã hội có những thay đổi vượt bậc. Hơn ai hết, BCT Việt Nam hiểu rất rõ, mối nguy tồn tại chế độ là đã rất cận kề, sau Lybi, Ai Cập, Mianma, Xiry và tới đây có thể gồm cả Iran. Trong khi bước tiến của Trung Quốc trên biển đông ngày càng quyết đoán. Thay đổi hay là chết, đây là ván bài thực sự mà chế độ đang phải giải, chứ không phải ở vụ án của Kiên bệu, vốn chỉ là một nước cờ xoay quanh để chia lại quyền lực.



Các bạn có thể chiêm nghiệm, lời anh Lãng nói đúng hay là sai. Như một thông lệ từ trước tới nay, mỗi thiên Lãng luận của anh luôn hàm chứa trong đó chân lý và nhiều cơ hội lớn.


Bão tổ nổi lên là lúc chứng minh phẩm chất của những con tàu vững chãi. Khi nghịch cảnh xảy ra, là lúc cần phải xiết chặt tay nhau, tỉnh táo và quyết tâm để tìm lối thoát khỏi màn đêm đen tối. Đây là phẩm chất vốn có trong huyết quản chúng ta, một phẩm chất đã từ lâu khiến thế giới phải cúi chào.

Đoạn trên anh phóng tác giành cho bọn dân đen đọc. Chứ anh không dùng thủ đoạn mị dân để áp dụng cho các bạn, bọn con bò  


Bản thân anh Lãng là người rất thích xem thiên hạ đánh nhau. Loạn thế mới sinh được anh hùng, chứ thời bình thì kiệt hiệt với thằng bán thịt cũng khác cái đé o gì nhau? Tuy nhiên, anh không thích chút nào nếu bão nổi lên ở chính con tàu mà anh với các bạn đang cùng hội cùng thuyền.



Điều đó cũng là suy nghĩ chung của các bạn thân anh trong Bộ Chính Trị. Dù có đấu đá nhau, các bạn cũng đều đang ăn chung một nồi cơm. Cơm có thể chia, nhưng cái nồi thì không thể đập bể. Đó chính là lý do, cuộc chiến hiện nay sẽ được giới hạn và mang màu sắc thỏa hiệp.



Thay đổi là điều ai cũng đang nhắc tới, nhưng điều quan trọng là thay đổi theo hướng nào, và ai sẽ là người đi tiên phong cho sự thay đổi. Việt Nam không có Thiên hoàng Minh Trị, không có Lý Quang Diệu và thậm chí là cũng chẳng có gương mặt nào cấp tiến so được với dù chỉ Thansue của Mianma. Đây chính là điều khiến cá nhân anh không thực sự cho rằng những gì diễn ra hôm nay sẽ tạo được một sự cách mạng gì trong ngày mai.


***

Tổng tài sản của ACB hiện nay khoảng 250 nghìn tỷ. Lượng tiền gửi huy động chỉ khoảng 100 nghìn tỷ. Với quy mô của nó, ở thời điểm bình thường, lượng tiền mặt cần thiết duy trì chỉ khoảng 2000 - 3000 tỷ. Ở thời điểm khủng hoảng hiện nay, lượng tiền được chuẩn bị này tăng lên 15.000 tỷ.

Tuy nhiên, nó còn một lượng dự trữ cực lớn tương đương tiền gồm trái phiếu chính phủ, kim loại quý, chứng từ có giá nhóm A ... có giá trị khoảng 70.000 tỷ. Chưa tính đến các khoản cho vay liên ngân hàng mà ACB là chủ nợ.


Đây chính là lý do Ngân hàng nhà nước có thể nhắm mắt bơm tiền cho ACB mà không sợ rủi ro. Hiện nay không có bất cứ ngân hàng ở Việt Nam nào có cơ chế phòng ngừa rủi ro tốt như ACB.


***

Anh rất bận, và điều đáng tiếc là anh không có thời gian để khai sáng nhiều hơn cho các bạn, bọn con bò.

Có 3 vấn đề thôi:


1. Hải đăng Kiên sẽ dính mức án rất nhẹ hoặc gần như không có.

2. Vụ việc sẽ nhanh chóng được dẹp ổn định sau khi thỏa thuận quyền lực và các nhượng bộ tại Bộ chính trị được thiết lập xong.

3. Một số ngân hàng như ACB, Eximbank ... bị ảnh hưởng nhẹ trong ngắn hạn, nhưng với tiềm lực vốn có và sự hậu thuẫn tuyệt đối của Ngân hàng nhà nước, sóng gió sẽ qua rất nhanh. Riêng với ACB, sau câu chuyện này, nó sẽ được quản trị như một mô hình ngân hàng đại chúng hóa tốt nhất Việt Nam, với tiềm lực và hoạt động hoàn toàn minh bạch.



Sau 3 tháng nữa, anh sẽ vào tổng kết lại với các bạn về tính chính xác của những nhận định này.



***


Anh Lãng đã phát ngôn, và xác nhận lại với các bạn: Đây là cuộc đấu ở tầm cao, và dân đen chẳng bị ảnh hưởng đé o gì ngoài vấn đề tâm lý.

ACB từ lâu là một ngân hàng đại chúng, cổ đông lớn nhất của ACB, là nhóm cổ đông nước ngoài, điều hành chung bởi Standard Chater Bank với 30% cổ phần đại diện. Nhóm cổ đông này hiện can thiệp rất sâu vào hoạt động điều hành của ACB với 4 phó chủ tịch là người nước ngoài ngồi điều hành thường trực tại hội sở, ngoài ra, một loạt các vị trí trọng yếu khác cũng là nhân sự do Standard sắp xếp, đặc biệt là các vị trí liên quan đến quản trị rủi ro.


ACB hiện là ngân hàng Việt Nam duy nhất đang thực sự chuyển dần mô hình ngân hàng lõi theo đúng tiêu chuẩn của Standard Chatter Bank. Xét về quy mô, về tổng tài sản và về nguồn vốn, nó luôn là một ngân hàng đứng đầu.



Nếu thời điểm vụ việc xảy ra cách đây 1 năm, khi thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng căng thẳng và làn sóng chạy đua lãi suất ác liệt, có thể sẽ là khó khăn. Nhưng ở thời điểm này, kết dư thanh khoản ngân hàng dư thừa cực lớn, và do đó, chẳng có rủi ro đé o nào cho dân đen với tư cách người gửi tiền.



Sự độc lập của Kiên bệu với hoạt động của ACB là một vấn đề rõ ràng. Bản thân bạn thân anh bị phang do các bài toán đầu tư lũng đoạn thao túng một loạt vụ mua bán sát nhập các ngân hàng gần đây, dính thêm vàng và ngoại tệ chứ chẳng dính dáng gì đến ACB.



ACB bản thân là một ngân hàng mạnh và là thương hiệu đã được khẳng định từ lâu, câu chuyện này sẽ qua nhanh và về cơ bản tốt hơn cho ACB về dài hạn.



Riêng vấn đề của Hải đăng Kiên, anh nhấn mạnh đây là câu chuyện thuộc về chính trị. Chưa bao giờ Việt Nam đối mặt với nhiều xáo trộn đến thế dù đại hội đã qua khá lâu. Sức ép từ bên ngoài về chủ quyền cộng với những khó khăn kinh tế, và cách điều hành đần độn của bạn Ba đã vượt quá sức chịu đựng của những gương mặt còn lại và đối với cả nền kinh tế. Anh không cho rằng câu chuyện lần này có thể mang lại hậu quả nặng nề nào với Kiên Bệu, bởi sự giằng chéo về quyền lực và tiền bạc trong trường hợp này quá phức tạp.


_________________________




Hệ lụy chính trị của việc bắt Bầu Kiên?








Hiện vẫn còn sớm để đưa ra kết luận rõ ràng nào về chuyện có động cơ chính trị nào đằng sau vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên dựa vào những thông tin ít ỏi đang được cung cấp nhỏ giọt.


Nếu chúng ta nhìn vào tiểu sử của ông, hay những gì chúng ta biết về tiểu sử đó, ông Kiên không phải là người xa lạ với các tranh cãi.


Ông đã bị cáo buộc về những vụ làm ăn mờ ám trong quá khứ và đã bất đồng với nhiều cá nhân và tổ chức có quyền lực.


Do vậy có khả năng ông Kiên đã chọc vào ai đó có quan hệ ở cấp cao và vụ này không liên quan trực tiếp tới chính trị hay quan hệ của ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Mặc dù vậy, các cáo buộc hiện tại có vẻ khá nhẹ và cách bắt giữ ông khá đáng ngạc nhiên và bởi vậy cách giải thích hợp lý hơn có thể là ông Kiên là nạn nhân của cố gắng nhằm làm suy yếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Ông Kiên có liên hệ với Thủ tướng và một số nguồn nói rằng ông là một trong số những người giàu có nằm ngoài chính phủ làm ăn với các cộng sự của Thủ tướng trong nhiều dự án lớn, kể cả một số dự án gây tranh cãi, bao gồm cả các hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng.


Người ta cũng đồn rằng vụ bắt giữ ông đã được giữ bí mật tới phút chót và một phần của bộ máy an ninh và các bộ trưởng nội các có quan hệ với Thủ tướng đã không được thông báo nhằm tránh sự can thiệp vào quá trình bắt giữ.


“Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế.”


Nếu đúng vậy, người thông qua vụ bắt giữ có lẽ muốn đạt được hai mục tiêu:


1. Tìm thấy tì vết của ông Kiên có liên quan tới Thủ tướng hay gia đình ông và dùng nó để hạ uy tín của ông Dũng, vốn đã bị hoen ố sau vụ scandal Vinashin và hoạt động yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung. Nếu các đối thủ có thể biến ông Dũng thành biểu tượng của tham nhũng, họ có thể toan đẩy ông khỏi ghế thủ tướng và lấy lại tính chính danh đã hoen ố của Đảng Cộng sản trong việc chống tham nhũng.


2. Ngăn cản những nhân vật giàu có từ khu vực tư – và thậm chí cả chính trị gia – có liên hệ với ông Dũng bằng cách cho thấy rủi ro của mối quan hệ và như thế giảm được quyền lực và ảnh hưởng của ông Dũng.


Trong tình huống này, vụ bắt ông Kiên có thể được xem là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Thủ tướng Dũng và các đối thủ đứng đầu Đảng Cộng sản, một cuộc chiến mà việc dùng các cuộc điều tra tham nhũng để loại bỏ đồng minh của đối phương và sử dụng truyền thông nội địa một cách chiến thuật là chuyện không có gì xa lạ.


Thỏa hiệp mới


Chỉ riêng vụ bắt ông Kiên không thôi có lẽ không báo hiệu sự sụp đổ nhanh chóng của ông Thủ tướng.


Điều đáng quan sát là sau ông Kiên liệu có thêm các vụ bắt giữ nào trong những tuần/tháng tới đây hay vụ ông Kiên chỉ được dùng như cây gậy mà các đối thủ của Thủ tướng dùng để buộc ông bỏ bớt quyền lực.


Khả năng thứ hai này có vẻ hợp lý hơn và có lẽ sẽ lại có một đơn thỏa hiệp mới trong đó Thủ tướng chuyển một số quyền uy cho đối thủ nhưng vẫn tại nhiệm.


Các đối thủ của ông có lẽ không đủ số đông trong Bộ Chính trị để buộc ông ra đi hoặc không có người sẵn sàng thay thế. Trước mắt có nhiều khả năng ông Dũng vẫn tại nhiệm.


Cuộc đấu đá nội bộ này chắc chắn có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chủ yếu vì những tranh cãi chính xoay quanh việc làm sạch hệ thống ngân hàng nợ nần chồng chất cũng như cải cách doanh nghiệp nhà nước.


Việc cải cách ngân hàng đã bị trì hoãn từ lâu, nhiều hạn chót đã bị lỡ và nó cho thấy sự thiếu nhất quán trong chính sách kinh tế vĩ mô vốn gây ra tình trạng khó vay vốn và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp tư nhân.


Vụ bắt ông Kiên có vẻ phát tín hiệu cho thấy hiện vẫn chưa có sự đồng thuận trong số các lãnh đạo cao cấp về cách giải quyết vấn đề trong hệ thống ngân hàng (và cải cách kinh tế nói chung) và kết quả sẽ là bất ổn về chính sách kinh tế trong tương lai.


Nguồn: BBC