Friday, February 7, 2014

CHUYỆN TÌNH LINH VÀ KIỆT...





Linh – Kiệt và món bê thui


Ông Linh gặp ông Kiệt lần đầu khoảng năm 1956. Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, ông Linh mời ông Kiệt nhậu món bê thui chấm với nước mắm gừng. Tình đồng chí, mùi bê thui, với mắm mặn gừng cay đã để lại trong ký ức ông Kiệt những ấn tượng đến tận cuối đời. Bà Bảy Huệ vợ ông Linh là người đồng hương Vĩnh Long với ông Kiệt. Vợ chồng bà coi ông Kiệt như cậu em trong nhà. Nhưng khi hai ông đã đạt đến tột đỉnh quyền uy, thì họ cư xử với nhau thế nào. Huy Đức dẫn chúng ta lần mò vào chốn thâm cung, kín cổng cao tường, nhưng vô minh, tăm tối để tìm câu trả lời trong Quyền Bính.
Vò xé miền Tây
Tháng 6 năm 1986, ông Linh trở thành Tổng bí thư còn ông Kiệt là phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Tháng 8 năm 1986 xảy ra vụ án Hoàng Cơ Minh, nguyên phó đề đốc tư lệnh Vùng II Duyên hải của VNCH, qua Mỹ từ năm 1975, về Thái lập căn cứ kháng chiến. Trong vụ án này có một bị cáo là Dương Văn Tư.
Cimexcol là công ty khai thác gỗ bên Lào của tỉnh Minh Hải và thành phố Hồ Chí Minh. Phó giám đốc điều hành là Dương Văn Ba.
Khi ông Linh lên Tổng bí thư được hơn một năm thì Dương Văn Ba bị bắt vì là anh của Dương Văn Tư, và anh Ba qua Lào lập chiến khu để em Tư đánh vào Việt Nam.
Nhưng Tư sanh ở miền Bắc, và nhiều tuổi hơn Ba. Họ không có mối quan hệ huyết thống. Lại không có bằng chứng Ba qua Lào để mở chiến khu.
Số phận đắng cay không buông tha Ba. Án chính trị chuyển thành án kinh tế. Hình phạt nặng nề giánh xuống đầu Ba và nhiều người khác trong ban lãnh đạo Cimexcol, mặc dù không có chứng cớ của tham nhũng hay thua lỗ.
Huy Đức không dừng lại ở việc tường thuật tại tòa mà còn đưa bạn đọc đi tìm căn nguyên. Trung tướng công an Võ Viết Thanh, thứ trưởng phụ trách an ninh “không thấy có bằng chứng Cimexcol qua Lào mở chiến khu”. Lãnh đạo Cimexcol là những đồng chí của ông Kiệt ở miền Tây trước 1975. Ông Linh và ông Kiệt đang “có vấn đề”. Ông Linh đã chỉ đạo Lâm Văn Thê giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh làm án.
Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh "giải phóng miền Nam" Việt Nam. Ảnh VNN
Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh “giải phóng miền Nam” Việt Nam. Ảnh VNN
Cả miền Tây Nam bộ cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của tị hiềm. Những con người hiền hòa chân chất của dải đồng bằng châu thổ kẹt giữa muôn vàn xô đẩy của quyền lực. Bao nhiêu cuộc kiểm điểm, bao nhiêu thông tư, chỉ thị, bao nhiêu người bị kỷ luật, liên lụy, cách chức, khai trừ, bao nhiêu người bị oan sai, bao nhiêu người phải ôm hận xuống mồ.
Hình ảnh của miền Lục tỉnh bị vò xé thực ra chỉ là một phiên bản hắt ra từ mối quan hệ Linh – Kiệt.
“Trèo cây, múa gậy”
Tháng 3 năm 1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đột ngột qua đời. Theo Hiến pháp thì ông Kiệt sẽ lên thay cho đến khi Quốc hội bầu ra người mới.
Tháng 6 cùng năm, Quốc hội nhóm họp đã bầu Đỗ Mười mặc dù rất nhiều đoàn đại biểu đề nghị ông Kiệt. Bạn đọc được coi một màn xiếc, quay cuồng, đảo điên đến ngoạn mục của ông Linh.
Ngay khi Phạm Hùng vừa chết, ông Linh đi gặp cố vấn Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ, rồi giao cho Nguyễn Đức Tâm đi các tỉnh miền Bắc, Võ Chí Công đi các tỉnh miền Trung, và đích thân ông đi các tỉnh miền Nam để vận động loại ông Kiệt ra khỏi ghế thủ tướng.
Không thấy Huy Đức nêu ra nội dung của cuộc gặp giữa ông Linh và hai ông cố vấn. Nhưng theo hồi ký của Đoàn Duy Thành thì Phạm Văn Đồng đánh giá Đỗ Mười là “Chỉ có phá”. Ông Đồng có lúc đã “phản ứng rất gay gắt và đã giao cho năm đồng chí cấp tướng là phải hạ anh Mười xuống”. Cũng không thấy Huy Đức nêu ra bằng chứng Bộ chính trị chọn Đỗ Mười.
Khi vận động loại Võ Văn Kiệt, ông Linh đi đến đâu cũng bị phản đối, nhưng ông luôn nhân danh “Đây là quyết định của Bộ chính trị”.
Ông Linh đã thao túng dư luận, thao túng Quốc hội để chọn Đỗ Mười, một người đã phá nát nền kinh tế miền Bắc sau năm 1954, phá tiếp nền kinh tế miền Nam sau 1975, có tiền sử tâm thần phân liệt, đã phải phải “trèo cây”, “múa gậy” để “hạ nhiệt”, trở thành Thủ tướng.
“Cậu sẽ chết”
Ông Linh nghỉ hưu vào năm 1991, nhưng những cú thôi sơn của ông nhằm vào ông Kiệt dường như không muốn nghỉ ngơi.
Khi ông Kiệt đã trở thành Thủ tướng, miền Bắc thừa điện, miền Nam thì thiếu. Ông Kiệt cho xây dựng đường dây 500 kV tải điện vào Nam, thay vì bán qua Trung Quốc.
Ông Linh cho là ông Kiệt “lợi dụng tiền Nhà nước để gây thanh danh cá nhân”, rồi lại dùng con bài tư pháp như ông đã từng làm để triệt hạ đối phương.
Một động thái thiếu thận trọng nhưng không phạm pháp của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải đã trở thành một bản án đầy ám muội giáng xuống đầu ông cùng ban lãnh đạo xây dựng đường dây 500 kV.
Chưa đủ, ông Linh đích thân bay ra Hà Nội gặp Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để đổi cáo trạng từ khung “cảnh cáo” thành khung có mức án ba năm tù.
Vẫn chưa hài lòng, ông Linh còn can thiệp loại bỏ đợt ân xá trước Tết Nguyên đán hằng năm, để ông Hải không còn cơ hội ra tù sớm.
Quay lại vụ án Cimexcol, ông Linh đã tung ra một màn ảo thuật để tòa phải xử “sơ chung thẩm” kết hợp, đưa nạn nhận vào ngõ cụt, tuyệt đường kháng án.
Ở vụ án này, Huy Đức dẫn chúng ta vào một khoảng tối, phía sau vành móng ngựa. Một người bạn kể với ông Hải rằng “Vị ấy đã đồng ý tha cho tớ nhưng cậu sẽ chết”. “Vị ấy” là ông Linh.
Ông Linh đã dùng quyền bính để can thiệp vào các vụ án một cách tùy tiện đến mức thối nát, nếu không nói đó là hành vi phạm pháp. Đây không phải lần đầu và cũng không phải lần cuối. Ông Linh còn làm như vậy nhiều năm sau đó để triệt hạ ông Kiêt.
Không “đao to búa lớn” nhưng…
Giữa năm 1995, Chính phủ mà ông Kiệt điều hành gặt hái được nhiều thành tích, uy tín của ông lên cao. Khi đó Tổng bí thư Đỗ Mười đã ở tuổi 80. Ông Kiêt trở thành một ứng cử viên nặng ký cho chức tổng bí thư vào kỳ Đại hội VIII.
Điều này đã làm cho Trung Quốc, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, và đặc biệt là ông Linh trở nên quyết liệt hơn, tàn nhẫn hơn. Ông Linh tung ra trận đánh tổng lực với nhiều chiến thuật khác nhau.
Bà Phan Lương Cầm.
Bà Phan Lương Cầm.
Vợ ông Kiệt là bà Phan Lương Cầm, tiến sỹ Hóa, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, trở thành mục tiêu cho cuộc tấn công. Bà Cầm không phải đảng viên cũng trở thành một chủ đề cho dư luận đàm tiếu. Ông Linh gọi bà là “con mẹ Giang Thanh”. Hình ảnh bà Cầm lịch lãm, duyên dáng bên chồng trong những chuyến công du nước ngoài bị mỉa mai là “gót chân Achilles” của Thủ tướng. Tấm hình bà Cầm đang mang gói quà trong một chuyến công du được tung ra cho nhiều người coi “Ông xem, nó chỉ đi để lấy quà”. Những lời đồn thổi về chuyên cơ chở bà Cầm thường mang rất nhiều hàng hóa. Ông Linh công khai tung tin bà Cầm tham nhũng.
Đời tư của ông Kiệt cũng bị sách nhiễu. Ông Kiệt lấy vợ, ông Linh cho là “ẩu”, “không thèm hỏi ai”, “không chấp nhận được”. Ông Kiệt chơi tennis thì ông Linh cho là “xa rời lối sống và đạo đức cách mạng”, “tốn kém” và “học đòi”. Một ủy viên Bộ chính trị tâm sự “Ông Linh đi đâu cũng nói xấu ông Kiệt”. Một cán bộ cao cấp thì “rất buồn” khi nghe ông Linh gọi ông Kiệt là “thằng” giữa cuộc họp đông người. Khi ông Linh càng ốm nặng, ông càng lo lắng “Sáu Dân mà trở thành tổng bí thư thì gay lắm”. Ông quyết liệt hơn với bản trường ca “Tham nhũng đâu cần chống ở đâu, cứ chống ngay trong nhà Thủ tướng”.
Song song với những hoạt động để triệt hạ uy tín cá nhân ông Kiệt, ông Linh tìm cách cô lập và loại ông Kiệt ra khỏi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Kiệt không được tham dự vào các quyết định quan trọng nữa.
Đồng thời, ông Linh lôi kéo nhiều nhân vật gốc miền Tây Nam bộ để chống ông Kiệt, trong đó người dẫn đầu và lợi hại nhất là Nguyễn Hà Phan.
Khi ông Phan đang làm bí thư tỉnh Hậu Giang, ông khá phóng khoáng và năng động. Ông Kiệt cất nhắc ông ra Hà Nội làm phó cho mình vào năm 1986.
Chẳng bao lâu cơn thèm khát quyền lực chốn kinh thành đã thổi bay hương đồng gió nội. Phan bỏ Kiệt mà kề vai sát cánh với “lũ chim sẻ chim ri” Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, thậm thụt vào ra với đám “MA vương” Mười – Anh, và Nguyễn Văn Linh.
Khi chính phủ ông Kiệt chọn Úc là đối tác thăm dò dầu khí ở mỏ Đại Hùng, ông Phan bảo “miền Nam không ai đồng tình vì bọn Úc đã đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Khi ông Kiệt chủ trương cho Malaysia xây dựng sân bay Nội Bài, ông Phan đưa lý do “an ninh quốc gia”, “không cho nước ngoài đầu tư ở cửa ngõ Thủ đô”.
Tháng 1 năm 1994 tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của chính phủ mà ông Kiệt điều hành. Bữa đó, ông Phan được kết nạp vào Bộ chính trị.
Tất cả những hoạt động trên đây mới làm giảm uy tín, chứ chưa thể kết liễu sự nghiệp chính trị của ông Kiệt được. Song, những đối thủ của ông Kiệt cũng không phải chờ quá lâu, khi ông công bố “Thư gởi Bộ Chính Trị”.
Lá thư này được cho là do Nguyễn Trung, thư ký của ông Kiệt, chấp bút. Việc công bố lá thư vào một tình huống mà ông Kiệt đang bị bao vây bởi cánh bảo thủ, và vào một thời điểm trước đại hội khi mà các phe nhóm đang tính sổ với nhau, là một sai lầm chết người của ban tham mưu cho ông Kiệt.
Đối thủ của ông Kiệt không bỏ lỡ cơ hội. “Thư gởi Bộ chính trị” được hình sự hóa. Ông Lê Hồng Hà nguyên chánh văn phòng Bộ Công an bị khám nhà, hưởng hai năm tù giam vì tội tàng trữ lá thư. Tiến sỹ Hà Sỹ Phu hưởng một năm tù giam vì tội chuyên chở lá thư. Nguyễn Kiến Giang 15 tháng tù cho hưởng án treo về tội đọc lá thư.
Người chống đối lá thư này mạnh nhất là Nguyễn Hà Phan. Phan kết tội ông Kiệt là “nối giáo cho giặc”, “không vững vàng”, “chệch hướng 100%”.
Thảm đỏ đã trải ra để ông Phan bước vào Phủ thủ tướng nếu như không có một vụ án “Nguyễn Hà Phan” đầy kịch tính xảy ra ngay sau đó.
Lê Khả Phiêu người đập lại lá thư này rất đanh thép trên tờ “Quân đội nhân dân” đã trở thành Tổng bí thư kế nhiệm.
Người ta dàn xếp để ông Linh không “đao to búa lớn” với ông Kiệt như trường hợp Trần Xuân Bách. Nhưng sự nghiệp chính trị của ông Kiệt coi như đã cáo chung. Ông Kiệt yên vị ở ghế thủ tướng cho đến khi hạ cánh không lâu sau đó. Ông Linh chiến thắng.
Xuyên suốt toàn bộ “Quyền Bính” bạn đọc không thấy ông Kiệt ra đòn trả đũa. Chỉ có một tình tiết nhỏ là ông Kiệt đã chỉ ra một nhân chứng sống để lột mặt thật của Nguyễn Hà Phan, kẻ từng phản bội đồng đội trong thời gian bị bắt giam. Ban Bí thư quyết định tước hết mọi chức vụ và khai trừ ông Phan ra khỏi đảng trong vòng một buổi sáng. Ông Phan trắng tay về lại miền Tây như một tội đồ. Nhìn Phan khăn gói rời Hà thành, ông Linh tím ruột.
Lúc về hưu, ông Linh thề cống hiến cho đảng đến hơi thở cuối cùng. Sự thực của viêc cống hiến trong hơn mười năm cuối đời này là ông Linh chỉ làm một việc: Mang ông Kiệt ra thui như người ta thui bê làm món nhậu.
Kiếp người ngắn ngủi trầm luân. Cả hai ông giờ đang phiêu du miền cực lạc, chẳng biết có còn chút vấn vương trần thế mà nhớ tới bữa nhậu bê thui chấm với nước mắm gừng của thủa hàn vi.
Cảm ơn Huy Đức đã dũng cảm vượt lên sự sợ hãi, vượt lên những cám dỗ của đời thường, vượt lên những đắm đuối, mê say, sùng bái, tụng niệm của nhiều người cầm bút cùng thế hệ. Anh đã can đảm bức phá những khuôn khổ, kìm hãm, cấm đoán, răn đe để tìm tòi, và để lại cho đời, cho lịch sử một lời nói thật.
Tháng Giêng, Giáp Ngọ 2014
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

Thursday, February 6, 2014

CÓ TIỀN THÌ PHẢI... SƯỚNG!



Ngựa, Xe, Vàng, Vợ Con và Các Đại Gia Hạnh Phúc

NHỮNG ĐẠI GIA … HẠNH PHÚC ĐẦU NĂM GIÁP NGỌ
Tổng hợp cùa Thông Đoàn (Facebook 5 Feb 2014)


Mặc kinh doanh thua lỗ, Cường đôla ‘tậu’ thêm xế khủng

Mercedes-Benz G63 AMG là cái tên mới nhất vừa được Cường đôla thêm vào danh sách dàn siêu xe của mình.

Như vậy Mercedes-Benz G63 AMG đã trở thành thành viên của dàn xe sang có tên “All Black”. Cường đô la đã tự đặt tên và tung hình ảnh này lên trang cá nhân Quốc Cường Gia Lai vào ngày 04/02/2014.
Tờ VietNamNet đưa tin, để được sở hữu chiếc xế mới về gara, có lẽ Quốc Cường Gia Lai cũng phải chi số tiền khoảng từ 6 đến 7 tỉ đồng.
Con số này nếu thời hưng thịnh thì có lẽ không là gì với Cường đôla, nhưng nó lại khá ấn tượng bởi năm 2013 được xem là năm không may mắn với công ty của mẹ con anh.
Năm 2013 liên tiếp gặp nhiều sự cố đáng tiếc cùng với những thông tin không mấy khởi sắc về tình hình kinh doanh.
………….
Ở góc độ kinh doanh, QCG đã lỗ liên tiếp kéo dài mấy năm gần đây, đổ dồn vào các khoản vay cũ nên việc vực dậy doanh thu còn khó chứ chưa nói đến thoát lỗ. Nợ ngắn hạn của QCG đạt hơn 2.695 tỷ đồng, tăng thêm hơn 800 tỷ đồng so với đầu năm.
Việc bán hàng của QCG tiếp tục bế tắc, với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 3/2013 sụt giảm so với cùng kỳ 2012, chỉ còn vỏn vẹn 37 tỷ đồng, giảm 37,8%. Lãi gộp 11 tỷ đồng trong kỳ không đủ công ty trang trải các khoản chi phí hoạt động và chi phí tài chính – mặc dù đã được tiết giảm. Cuối quý 3/2013, giá trị hàng tồn kho của công ty lên tới 4.411 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, tương đương mức tăng 413 tỷ đồng.
Những khó khăn liên tiếp đổ dồn nhưng thú mê siêu xe của Cường đôla vẫn “giữ được phong độ”.
Với mẫu xe off-road G63 AMG vừa xuất hiện trong gara xe của Cường đôla như muốn đi ngược lại với dư luận bàn tán về khó khăn trong gia đình anh.
Như vậy, bộ sưu tập xe hơi của Cường đôla hiện nay đã ngày càng “khủng” và độc hơn khi đã có những cái tên đình đám như Lamborghini Murcielago LP640, Audi A8L, Rolls-Royce Ghost, Bentley, Smart For Two, Mercedes-Benz G550 AMG và mới đây nhất là Mercedes-Benz G63 AMG.

Phương Nguyên (Báo Đất Việt 5/2/2014)
(http://www.baodatviet.vn/kinh-te/dai-gia/mac-kinh-doanh-thua-lo-cuong-dola-tau-them-xe-khung-3000455/)

Đặng Lê Nguyên Vũ …. “khoe” ngựa

Cách đây không lâu, vào cuối tháng 12/2013, báo chí rầm rộ đưa tin vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ đã có một khoảng thời gian tịnh tâm, thiền và nhịn ăn 49 ngày để tinh thần minh mẫn, nghĩ những việc lớn. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tháng, ông vua cà phê lại “nổi” trên các mặt báo với công việc…chăn ngựa.

Tại  M’drăk, Đắklắk, vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ nuôi một đàn ngựa, dễ đến cả trăm con, được kỳ công mang về từ Australia. Được biết, một năm vài lần, ông chủ của đàn ngựa này mới có dịp gần chúng.
Được biết, trước đó, Đặng Lê Nguyên Vũ sang  Australia 4 tháng để ngắm nghía, lựa chọn và thương thảo. Trong đó, có một con ngựa giống Arab, thuộc dòng “hoàng tộc”, dễ thường được hét giá trên trời, cuối cùng Vũ lại mua được bằng một cái giá chấp nhận được chọn.
Đặng Lê Nguyên Vũ được coi là người Việt Nam đầu tiên lặn lội sang tận Australia mua bằng ấy ngựa chỉ để về chơi (trong khi phần lớn là mua ngựa Tàu về… nấu cao) đã khiến chủ nhân chuồng ngựa quý ấy ngạc nhiên và cảm động.
Vũ bảo: Đà Lạt giờ không còn là Đà Lạt, vì không còn ngựa và xe ngựa thả dốc giữa đồi thông – một khoảng trống từng là phần ký ức đẹp trong anh. Sâu xa của cuộc chơi này, vì vậy, còn là một tham vọng xa hơn: Cải tạo được giống ngựa bản địa (tất nhiên không dễ). Để một lúc nào đó, biết đâu, những người yêu Đà Lạt cũng sẽ lại có lại một Đà Lạt như họ từng biết, từng mất.
Vua cà phê lý giải về cách chơi của mình: “Vì thường ra, một tay đàn ông đúng nghĩa, là phải chơi được, thì mới làm được”.
Và ngược lại, cũng phải làm được, thì mới chơi được, mới biết cách chơi? Như cái cách Vũ thuê máy bay chuyên dụng để chở cả trăm con ngựa từ Australia về đến sân bay Tân Sơn Nhất, rồi lại thuê cả một đoàn xe kéo bằng ấy công–ten-nơ ngựa ngược lên M’Drak.
…….
Ngoài ngựa Australia, Đặng Lê Nguyên Vũ cũng không kém Cường Đô La về sưu tập siêu xe. Theo BBC, Chủ tịch Vũ sở hữu 5 chiếc Bentley đắt tiền và 10 chiếc Ferraris sang trọng. Tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ đánh giá tài sản của ông Vũ khoảng 100 triệu USD. Đây là một con số đáng kinh ngạc ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở mức 1.300 USD.

Mai Thùy (Báo Đất Việt 3/2/2014)
(http://www.baodatviet.vn/kinh-te/dai-gia/dang-le-nguyen-vu-het-nhin-an-chuyen-sang-khoe-ngua-3000356/)

Bầu Đức “khoe” cách dạy con

Lần đầu tiên bầu Đức tiết lộ về gia đình của mình cùng cách thức giáo dục để tạo nên những “báu vật” ở đỉnh Hàm Rồng.

Mới đây, trong một bài phỏng vấn trên VTC, ông Đoàn Nguyên Đức đã chia sẻ về chuyện gia đình và con cái. Bầu Đức cho biết: “Mình có ba con. Đứa đầu năm nay 24 tuổi, chứ cháu làm cho một ngân hàng nước ngoài để thu thập kinh nghiệm. Mình cho con sang Singapore học từ hồi 11 tuổi. Hai đứa em nó còn sớm hơn, một đứa sang từ 5 tuổi và đứa út từ 2 tuổi.
Mình thì công việc bù đầu, đi suốt, một tháng may ra có được ba ngày sống cùng gia đình ở Singapore. May là mình có bà xã lo hết mọi chuyện gia đình, chăm sóc cho mấy đứa nhỏ. Phải nói rằng đến giờ này, về chuyện vợ con, mình sướng lắm, hạnh phúc lắm”.
Đặc biệt khi nói về cách giáo dục con cái, bầu Đức chia sẻ: ” Mình nghĩ điều quan trọng nhất để giáo dục con cái là môi trường. Môi trường ở đây là gia đình, là cộng đồng xã hội xung quanh. Ý mình không dám chê xã hội Việt Nam là tệ, dù sự thật là đang có lắm vấn đề.
Nhưng với riêng gia đình mình thì cứ nghĩ xem, mang tiếng con đại gia thì đương nhiên sẽ gặp nhiều sự rủ rê, dụ dỗ. Đừng chủ quan nghĩ rằng con mình sẽ vượt qua cạm bẫy.
Nó đi học, ra đời, mình làm sao bám theo suốt được? Chính vì vậy, mình quyết định cho các cháu ra nước ngoài sống từ nhỏ. Ở đó, nó như mọi người bình thường khác, chẳng ai biết là con đại gia. Và mình đã chọn Singapore, vì dù sao đó cũng là một nước Á Đông, có môi trường tốt, kỷ luật, gần gũi với Việt Nam mình, rồi cũng dễ cho bà xã mình đi chùa, ăn chay nữa”.

Mai Thùy (Báo Đất Việt 4/2/2014)

Các Đại Gia …Hạnh Phúc Khác Của Quê Hương

Đại gia Vũng Tàu Lê Ân mua giường 6 tỷ

Từ ngày ông có ý định mua đến khi chiếc giường sắp về đến Việt Nam, có thể nói giới truyền thông đã theo rất sát chân ông trong sự kiện này.
Ở thời điểm hiện tại, ông vừa xây căn nhà mới để đón chiếc giường êm ái và vương giả để cho dân chiêm ngưỡng miễn phí.

Vợ chồng đại gia Bình Dương trao tài sản ngàn tỷ cho con 1 tuổi

Vợ chồng đại gia – chủ nhân khu du lịch Đại Nam – Huỳnh Uy Dũng và Nguyễn Phương Hằng – gây choáng dư luận khi quyết định trao khối tài sản trị giá hàng nghìn tỉ đồng nhân ngày sinh nhật cậu con trai 1 tuổi. Cậu bé Huỳnh Hoằng Hữu từ giây phút đó trở thành tỉ phú nhỏ tuổi giàu có hạng nhất Việt Nam.

Đại gia Hà Tĩnh Nguyễn Thị Liễu đập nhà trăm tỷ xây mới

Căn biệt thự cao tầng nằm ở khu đất vàng Nguyễn Du (Hà Nội) đã được đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu đập bỏ để xây mới, gây “choáng váng” cho dư luận về sự giàu có và táo bạo của nữ đại gia trẻ.
Căn nhà này được bà Liễu mua sau khi tổ chức đám cưới hơn 50 tỷ cho con trai tại Hà Tĩnh, đây là món quà bà tặng cho hai con. Thời điểm bà Liễu mua lại của chủ cũ ngôi nhà là vợ chồng Hương Thành, giá lên tới 137 tỷ đồng, hơn 600 triệu/m2.

Đại gia Tuyên Quang với dàn siêu xe trăm tỷ

Vũ Hữu Lợi – một đại gia đất Tuyên Quang cũng gây ồn ào một thời điểm trong năm khi báo chí “phát hiện” ra khối siêu xe có giá trị hàng trăm tỉ đồng. Dư luận đánh giá anh là tay chơi số 1 Việt Nam với khối siêu xe khủng này.
Bên cạnh đó, Vũ Hữu Lợi cũng gây sốc khi khoe ra dàn loa hơn 20 tỷ đồng và chiếc kính mát có giá tới 4 tỷ đồng.

Nhà vườn 5.000 m2… dát 60 cây vàng

Tuy khách sạn và căn hộ siêu sang, dát vàng nêu trên đang rất nổi tiếng và bắt mắt nhưng người đi “tiên phong” về “mốt” nhà dát vàng ở Việt Nam phải kể đến ông Nguyễn Đức Lượng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà Trường Linh. Ông đã dát vàng cho ngôi nhà vườn tại xã Tân Dân (Chí Linh, Hải Dương)

Biệt thự dát vàng 300 tỷ đồng của Hoa hậu

Hoa hậu kiêm ảo thuật gia Ngô Mỹ Uyên sở hữu căn biệt thự xa hoa như một nguyên thủ quốc gia tại TP.HCM khiến không ít người phải trầm trồ. Căn biệt thự của người đẹp có giá trị khoảng 300 tỷ đồng.
Đây được coi là ngôi biệt thự xa hoa bậc nhất ở Sài Gòn, tọa lạc trên một trong những đường đắt giá nhất Sài Gòn. Ngôi biệt thự được xây dựng theo kiểu kiến trúc của Pháp, phần trần nhà dát vàng lấp lánh, rồi cầu thang, tường, phòng tắm, sân thượng, quầy bar… tất cả đều mạ vàng.

Xe dát vàng của đại gia Thái Nguyên

Đầu tháng 12 này, siêu xe mạ vàng của sếp Rolls-Royce Việt Nam xuất hiện khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. So với những chiếc xe mạ vàng đã xuất hiện ở Việt Nam hay chiếc Rolls-Royce Phantom mạ vàng 24K mới gây chú ý tại Thái Nguyên, chiếc Ghost này có phần diện tích vàng lớn hơn hẳn. Đây là chiếc xe đặt hàng cá nhân của ông Đoàn Hiếu Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần ôtô Regal, đơn vị phân phối xe Rolls-Royce chính hãng tại Việt Nam.

Lớp kim loại óng ánh màu vàng được thể hiện rõ nét nhất là ở nẹp khung “lò sưởi” và biểu tượng Spirit of Ecstasy phía trên. Các chi tiết màu vàng khác cũng xuất hiện ở nhiều chi tiết như mặt la-zăng, logo 2 bên hông, tay nắm cửa (trong lẫn ngoài), nẹp cửa sổ… Chủ nhân của xe không tiết lộ thêm về giá bán cũng như các trang bị lắp thêm nhưng Ghost bản tiêu chuẩn bán ở Mỹ đã có giá từ khoảng hơn 250.000USD.



from Goc Nhin Alan

Wednesday, February 5, 2014

ĐẢNG GIÀ TRỒNG CÂY TƯ BẢN!





Sự nhạo báng "Tết trồng cây"


from Que Choa

Gợi ý đề văn tốt nghiệp THPT năm nay: 1. Bạn cho biết thế nào là tết trồng cây.


  2. Nhổ một cây cổ thụ nơi này để " trồng" ở nơi khác, có được coi là trồng cây  không?

3.  Qua những bức ảnh này hãy nói về Tết trồng cây do chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng đã bị nhạo báng như thế nào

Monday, February 3, 2014

chưa bao giờ hối tiếc...







Lê Công Định: ‘Tôi không đổi lý tưởng’



Ls Lê Công Định
Ls Lê Công Định
Tròn một năm sau ngày được thả khỏi tù nhưng vẫn bị quản chế (06/2/2013), từ Sài Gòn, luật sư đấu tranh dân chủ, ông Lê Công Định lần đầu tiên lên tiếng chính thức và dành cho BBC cuộc trả lời phỏng vấn đầu Xuân.
Luật sư Định nói vụ việc ông bị chính quyền bỏ tù bốn năm về trước không làm ông thay đổi lý tưởng và mong muốn giúp cho Việt Nam xây dựng một “quốc gia pháp trị và xã hội dân sự”.
Cựu tù nhân chính trị đang chịu quản chế ba năm nói ông “chưa bao giờ hối tiếc” về những việc mà ông đã làm và về những gì đã xảy ra với ông khi những việc đó là hệ quả của “lý tưởng” của ông.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ rằng ông “bị dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với người thân” vì đã gây nên những điều “phiền muộn, đau khổ và mất mát” cho những người mà ông cám thấy phải “có trách nhiệm.”
Cựu tù nhân lương tâm cũng thuật lại những trải nghiệm chính của ông trong thời gian bị bắt giữ, tù đầy và nói ông thích việc được nhà chức trách và giới chức điều tra gọi tên là “tội phạm tư tưởng” hay “tù nhân tư tưởng”, và nói ông đã được đối xử đặc biệt, khác với các tội phạm khác.
Cựu Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam đang trong một giai đoạn đặc biệt của một quá trình quy luật xã hội mà ông khái quát là “vật cùng tắc biến”.
Đồng thời chia sẻ rằng, đối với cá nhân những người đang tranh đấu cho một sự chuyển đổi ở Việt Nam thì, họ nên cố gắng đừng để bị ảnh hưởng tới thoái chí hoặc sao lãng mục tiêu bởi cả những lời ca ngợi hay chê trách nào.
Luật sư Lê Công Định, sinh năm 1968, bị bắt ngày 3/6/2009 và bị Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh trong phiên sơ thẩm ngày 20/01/2010 xét xử theo Điều 79 của Bộ Luật hình sự với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng bị kết án với ông có các bị cáo khác là các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung.
Ông Định nhận mức án 5 năm tù giam, 3 năm quản chế, và được ra thả tù sớm hơn thời hạn vào ngày 06/2 năm ngoái.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, luật sư trả lời câu hỏi “Lê Công Định bây giờ và Lê Công Định trước đây có gì khác nhau không?”.
‘Trả giá khá đắt’
LS. Lê Công Định: Về lý tưởng, trước đây và bây giờ tôi vẫn không thay đổi. Từ năm lên 7 tuổi, tôi đã bắt đầu quan tâm đến chính trị. Năm lên 14 tuổi, tư tưởng tôi dần định hình. Đến năm 20 tuổi, khi sự kiện Đông Âu diễn ra, tôi xác định phải làm gì đó để thay đổi đất nước theo hướng xây dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự. Hơn 20 năm nay vẫn như vậy, không lý do gì để biến cố của 4 năm vừa qua có thể thay đổi lý tưởng của tôi.
Tuy nhiên, về hành động, tôi đã khác trước. Bây giờ tôi điềm tĩnh, kiên nhẫn và lắng nghe nhiều hơn.
BBC: Từ một luật sư có triển vọng bỗng chốc tiêu tan sự nghiệp, gia đình ly tán, bản thân phải ngồi tù. Phải nói ông đã trả một cái giá khá đắt. Ông có hối tiếc về điều đó không?
LS Lê Công Định: Quả thật, so với nhiều người cùng cảnh ngộ, tôi đã trả một cái giá khá đắt. Dù vậy, tôi chưa bao giờ hối tiếc những gì đã làm và về sự việc đã xảy ra, nhất là khi điều đó xuất phát từ lý tưởng của mình. Điều tôi ân hận nhất là hành động của mình đã gây nên phiền muộn, đau khổ và mất mát lớn cho những người thân yêu mà cuộc đời của họ tôi có trách nhiệm, có những điều không thể cứu vãn được. Tuy hậu quả tôi phải gánh chịu, song đó là điều tôi bị dằn vặt vì cảm thấy có lỗi với người thân của mình.
BBC: Từ ngày ra tù đến nay, ông có theo dõi tình hình đất nước và thế giới không? Ông có thấy sự thay đổi gì so với trước không?
LS. Lê Công Định: Tôi vẫn luôn theo dõi tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước kể cả khi ở trong tù, dù thông tin vô cùng hạn chế. Thế giới và Việt Nam đã khác trước nhiều.
Sự kiện “Mùa xuân Ả Rập” cho thấy không thành trì nào không thể sụp đổ trước lòng căm phẫn của người dân. Cái chết của nhà độc tài Gaddafi ở Libya là tấm gương lớn cho những ai cùng chung ảo tưởng với ông. Trước khi bị sát hại, ông vẫn tin và tuyên bố không ngượng rằng chế độ của ông là do lịch sử và nhân dân Libya lựa chọn. Song lịch sử và nhân dân đã chọn một cách khác cho ông mà chúng ta đều đã chứng kiến.
Việt Nam cũng đã thay đổi. Thời “sự im lặng của bầy cừu” không còn nữa. Trước đây, đôi lúc tôi cảm thấy cô đơn khi lên tiếng về những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước. Bây giờ, xung quanh nhiều người can đảm và mạnh mẽ hơn tôi nhiều, nhất là giới trẻ. Công nghệ thông tin, mặt khác, đã tạo nên chuyển biến lớn trong nhận thức chung của xã hội ngày nay. Nhãn quan của người dân không bị che phủ bởi bức màn sắt nữa. Sự đoàn kết và khích lệ lẫn nhau ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tôi thật sự quan ngại về tình hình kinh tế, cả vĩ mô lẫn vi mô. Đời sống của các gia đình có thu nhập thấp sẽ ra sao trong cơn khủng hoảng vô tiền khoáng hậu này? Tôi cảm thấy đau xót.
‘Trải nghiệm trong tù’
BBC: Trong tù ông được đối xử như thế nào?
LS. Lê Công Định: Về đời sống và sinh hoạt, cũng như bao nhiêu người tù khác, tôi đã chạm đến ranh giới giữa con và người. Về cách đối xử, trước mặt tôi, các cán bộ quản giáo tỏ ra tôn trọng tôi. Tôi nhớ hồi mới bị bắt giam, các nhân viên an ninh điều tra thường nói rằng vì chúng tôi là những người phạm tội “tư tưởng”, nên sẽ được đối xử khác với các tù nhân thường phạm.
Ông Lê Công Định bị xét xử cùng các bị cáo khác cùng vụ án tại phiên sơ thẩm hôm 20/01/2010.
Ông Lê Công Định bị xét xử cùng các bị cáo khác cùng vụ án tại phiên sơ thẩm hôm 20/01/2010.
Nhân tiện, xin lạm bàn đôi chút, tôi thích khái niệm “tội phạm tư tưởng” hay “tù nhân tư tưởng” mà chính các nhân viên điều tra của Bộ Công an đã sử dụng khi làm việc với chúng tôi, vì điều đó cho thấy chúng tôi bị bắt do có tư tưởng khác. Thật lý thú, bởi khác với hầu hết các nước, luật pháp Việt Nam vẫn bảo vệ một đường lối tư tưởng độc tôn, mà bản Hiến pháp mới sửa đổi là một minh chứng.
Do suy nghĩ khác với đường lối đó và không chấp nhận sự áp đặt tư tưởng, nên tôi đã muốn thay đổi hệ thống luật pháp này. Để một đạo luật hay hệ thống luật bất hợp lý được thay đổi, trước hết phải vi phạm nó, tất nhiên một cách ôn hòa. Một người dấn thân vì tự do tư tưởng như chúng tôi mà không vi phạm những Điều 79, 88 và 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam thì quả nhiên lạ, phải không? Tôi phải vi phạm và cũng đã nói rõ điều đó từ khi bị bắt giam đến lúc ra tòa. Tôi cũng đã trình bày đầy đủ mọi sự việc với cơ quan điều tra, bởi không có gì cần phải giấu giiếm cả.
Thông điệp từ sự bất tuân luật pháp của tôi đơn giản chỉ là: “Hãy thay đổi luật pháp!” Từ năm 2007, khi biện hộ cho chị Lê Thị Công Nhân và anh Nguyễn Văn Đài, tôi từng nói:
“Nếu tại một nơi nào và ở một thời điểm nào mà luật pháp xem lòng yêu nước là tội phạm, thì thay vì trừng phạt những nhà yêu nước, hãy thay đổi luật pháp ấy.”
Tất nhiên, tôi đã trả giá đắt vì điều đó, nhưng tôi chấp nhận và đã đi đến tận cùng những gì lương tri mình tin là đúng.
Tấm gương lớn của tôi chính là Rosa Parks, người phụ nữ Mỹ da đen vĩ đại của nước Mỹ. Vào ngày 1 tháng 12 năm 1955 tại Montgomery, Alabama, Parks, khi đó 42 tuổi, Rosa Parks đã từ chối lời đề nghị của người lái xe buýt James Blake yêu cầu nhường chỗ cho một hành khách da trắng để xuống ngồi phía cuối xe theo luật định. Khi cảnh sát đến nói rằng bà đã vi phạm luật, Rosa Parks chấp nhận bị bắt. Hành động của bà đã trở thành biểu tượng của phong trào dân quyền hiện đại. Nước Mỹ sau đó đã thay đổi luật để tôn trọng nhân quyền hơn.
‘Lời khuyên, chia sẻ’
BBC: Thời gian ở trong tù là thời gian mà con người có thể chiêm nghiệm rất nhiều. Với ông, ông đã chiêm nghiệm điều gì và rút ra được những gì?
LS. Lê Công Định: Không ai thích ở tù để chiêm nghiệm, song tôi đã tranh thủ thời gian đó để chiêm nghiệm nhiều điều bổ ích cho riêng mình, nhất là về nhân sinh. Hầu hết những điều đó liên quan đến triết học, mà không phải ai cũng thích nghe ở đây. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi đã học được cách tha thứ để đạt được sự bình an trong tâm. Ngày xưa tôi đã “biết” như vậy rồi, nhưng chưa “làm” được. Đôi khi người ta phải trải qua một biến cố lớn lao mới có thể thu hẹp được khoảng cách giữa tri và hành.
BBC: Ông có lời khuyên gì dành cho những người cũng đang dấn thân vào con đường tranh đấu giống như ông?
LS. Lê Công Định: Tôi không muốn khuyên ai vì chưa xứng đáng làm như vậy, chỉ mong chia sẻ một kinh nghiệm rằng nếu bạn đã xác tín nội tâm điều mình làm là đúng đắn, thì dù ai đàm tiếu vì không hiểu hành động của bạn, hãy mặc họ và không lùi bước, vì suy cho cùng mỗi mình bạn phải tự chịu trách nhiệm về những gì bạn làm mà thôi. Lời ca tụng hay chê trách chỉ giúp mình suy ngẫm thêm, song cố gắng đừng để bị ảnh hưởng mà thoái chí hoặc sao lãng mục tiêu.
BBC: Con đường Việt Nam là phong trào do ông là người đồng khởi xướng, thế nhưng đến giờ sao ông vẫn chưa lên tiếng gì về phong trào này để mọi người hiểu thêm về nó? Nếu nói thì ông sẽ nói gì?
LS. Lê Công Định: Tôi chưa muốn nói về vấn đề này vào lúc này.
BBC: Ông nghĩ thế nào về lập trường của ông Lê Thăng Long muốn ‘chuyển hóa Đảng’ và ‘ôm hôn kẻ thù’?
LS. Lê Công Định: Mỗi người có một sự lựa chọn. Dù thế nào, tôi vẫn yêu quý và kính trọng Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung, bởi chúng tôi đã chia sẻ hoạn nạn với nhau.
Tôi thích từ ‘vượt bỏ’ hơn ‘chuyển hóa’. ‘Vượt bỏ’ (thuật ngữ do Bùi Văn Nam Sơn dịch từ ‘aufheben’ của tiếng Đức) là một khái niệm trong triết học biện chứng của Hegel khi ông bàn về sự vận động. Đối với tôi, phong trào cộng sản nói chung và đảng cộng sản nói riêng là một phần của lịch sử đã qua, mà tôi thì chỉ quan tâm đến hiện tại để chuẩn bị cho tương lai. Tôi không xem họ là kẻ thù. Vì thế, chưa bao giờ tôi muốn chống lại và không có ý định “ôm hôn”.
‘Vật cùng tắc biến’
BBC: Ông có niềm tin vào tương lai đất nước không? Với tình hình hiện nay thì theo ông tương lai đất nước sẽ như thế nào?
LS. Lê Công Định: Nhiều người bi quan về thực trạng xã hội hiện giờ. Tôi nghĩ khác, “vật cùng tắc biến”, Lão Tử đã nói như thế và lịch sử ở mọi thời đại cũng đã chứng minh như vậy. Mọi sự đang diễn ra như cùng đi đến một kết cuộc. Do đó, tôi luôn có niềm tin vào tương lai tươi sáng sắp gần đến của đất nước hơn bao giờ hết.
Ở trong tù, tôi làm nhiều thơ về các nhân vật lịch sử của nước ta, mà sự nghiệp của họ để lại nhiều bài học cho thế hệ ngày nay. Tôi muốn ghi lại đây một bài thơ về Hồ Quý Ly, người đã đặt dấu chấm hết cho triều đại nhà Trần. Vương triều ấy đã khởi đầu bởi Trần Thủ Độ và kết thúc bởi Hồ Quý Ly, đều một cách đẫm máu, ân oán trả đủ. Thật đáng tiếc! Tôi mong tương lai chúng ta không đến nỗi như vậy.
Vịnh Hồ Quý Ly
“Trí vượt đương thời xướng cách tân, Vua suy bỏ ước thúc quân thần. Nền san Minh Đạo, thay lề cũ, Thủ đắp Tây Đô, tránh họa gần. Triều trước cướp ngôi, oan chất hận, Buổi tàn trả nợ, oán quên ân. Thời gian dời đổi anh hùng xuất, Sử chẳng u mê mãi “chọn” Trần.”
Nguồn: BBC

TO ĐẦU MÀ DẠI...




Cựu lãnh sự VN ở Geneva xin tị nạn

Cập nhật: 11:06 GMT - thứ hai, 3 tháng 2, 2014
Đặng Xương Hùng
Ông Đặng Xương Hùng nói ông ra khỏi Đảng Cộng sản tháng 10/2013
Cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam, diễn ra ở Geneva.
Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự Việt Nam ở Geneva từ 2008 đến 2012, đã lên kênh truyền hình địa phương Leman Bleu hôm Chủ nhật, cho biết ông xin tị nạn tháng 10 năm ngoái.
“Bức tường Berlin đã đổ 25 năm trước, nhưng Việt Nam vẫn dưới chế độ cộng sản,” ông nói.
“Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu tiếp tục chế độ độc tài, chế độ độc đảng.”
Tin tức được truyền thông Thụy Sĩ loan đi hôm 3/2, trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam.
Ông Hùng nói ông làm tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983, và gọi Việt Nam đang ở trong tình trạng “khủng hoảng” cả về kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế.
Trước đó, trên các mạng xã hội của người Việt, ông Hùng đã công bố thư ngỏ cho biết ông ra khỏi Đảng Cộng sản tháng 10 năm ngoái.
“Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.”
"Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam"
Đặng Xương Hùng
“Đất nước và dân tộc Việt Nam chúng tôi đang sống mạnh mẽ, nhưng chế độ đương thời thì đã lâm bệnh nặng. Căn bệnh có tên là đảng cộng sản Việt Nam,” ông cáo buộc.
Lá thư của ông viết: “Một nước Việt Nam không cộng sản, thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền là lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế.”
Trong một bài viết khác về việc kiểm điểm nhân quyền tại Geneva, ông Hùng kêu gọi nhắm đến “đội ngũ cán bộ cấp trung”.
“Trước mắt, hướng đấu tranh vào đội ngũ cán bộ cấp trung đang thực thi nhiệm vụ. Họ là những người có trình độ hiểu biết, được tiếp cận với thế giới bên ngoài, có cơ hội so sánh, phân tích thật- hư. Đây là tầng lớp, nếu họ thay đổi thái độ sẽ làm xoay chuyển chiều hướng tình hình tại Việt Nam.”
Ông viết “cần tập trung vào phân tích cho họ thấy những hành động của họ chỉ có lợi trước mắt là Hà nội có thể tránh được những phê phán của cộng đồng quốc tế.”
“Nó kéo dài thời gian chờ đợi của cả một dân tộc đang mong muốn được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc,” ông viết.

FROM BBC WEBSITE

Sunday, February 2, 2014

TÔI LÀ HUỲNH NGỌC THIÊN TRƯỜNG...




Thứ Năm, ngày 30 tháng 1 năm 2014

LỜI KÊU GỌI THANH NIÊN – SINH VIÊN – HỌC SINH VN NHÂN DỊP ĐẦU XUÂN GIÁP NGỌ 2014


Thưa các bạn!

Tôi là Huỳnh Ngọc Thiên Trường, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1981 . Hiện tôi sống và làm việc tại TP.HCM. Trước đây, vào năm 2004, tôi từng tốt nghiệp hệ cao đẳng của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Năm 2006, tôi bắt đầu khởi nghiệp từ vị trí công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng cho Viettel, rồi sau đó là phụ trách công việc chào mừng khách hàng mới bằng việc Welcome Letter, hỗ trợ Manager quản lý công việc của Tổng đài tại Teleperformance – TP.HCM. Từ năm 2007, tôi là phó phòng nhân sự của Công ty cổ phần Truyền thông Kim Cương. Hiện tôi đang kinh doanh bất động sản tại Phúc Đức Group, đồng thời chuyên bán điện thoại di động và thiết bị công nghệ nói chung.

Hôm nay, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ thật lòng của mình trước thực tế xã hội mà các bạn đang sống:

Là người VN, bạn có suy nghĩ gì về hiện tình đất nước ta? Tôi thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh, lòng tôi thật sự biết ơn vì sự hy sinh của những thế hệ cha anh đi trước, cho tôi có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Tôi cảm phục lý tưởng độc lập dân tộc mà các thế hệ cha anh đã chiến đấu để giành được, nhưng tôi cũng rất đau xót khi thấy những lý tưởng ấy đang bị chính quyền ngày hôm nay phản bội.

Đất nước ta đã thống nhất gần 40 năm, vậy mà đến nay nền kinh tế vẫn nghèo nàn, lạc hậu; đời sống của từng người, từng nhà đang đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất; đời sống xã hội bất ổn, suy thoái đạo đức, rồi tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thực phẩm giả, độc hại của Trung Quốc gây bệnh ung thư làm số lượng người chết ở nước ta hằng năm cao nhất thế giới….

Dịp Tết đến xuân về, xã hội càng bất ổn với nạn trộm cướp, hỏa hoạn, nghèo đói, tai nạn giao thông…. Chỉ cần mở truyền hình ra xem, các bạn sẽ thấy những vụ án tham nhũng, quan chức tha hóa, biến chất, công an đánh người,… Và còn biết bao thực tế chua chát đang bị báo chí của nhà nước bưng bít thông tin, che đậy hoặc định hướng theo kiểu “ngu dân” để dễ bề cai trị? Thử hỏi có xã hội nào “tươi đẹp” như xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng không? Thật đáng mỉa mai!

Thực trạng xã hội đầy đau xót đó có nguyên nhân từ đâu? Có phải do chúng ta không có trí tuệ, do chúng ta lười biếng, hay do chúng ta không có ý chí vươn lên? Hay là do nước ta thiếu tài nguyên, hay do chúng ta không được bạn bè quốc tế ủng hộ, giúp đỡ chúng ta phát triển? Không phải! Chúng ta có trí tuệ, có sức khỏe, có tuổi trẻ, hoài bão, nhưng dù bạn có cố gắng học tập và làm việc cật lực thế nào thì bạn cũng không bao giờ thoát khỏi thân phận đói nghèo nhục nhã, vì số tiền thuế mà các bạn phải đóng quá nhiều, vì nền kinh tế này đang được điều hành bởi những kẻ tham lam, dốt nát.

Bạn có biết rằng, mỗi năm VN được nhận biết bao tiền hỗ trợ của bạn bè quốc tế, rất nhiều dự án do nước ngoài tài trợ,… nhưng những khoản tiền khổng lồ này đều rơi vào túi tham vô đáy của bọn quan chức tham nhũng. (Ngay cả tôi là người làm kinh doanh trong những năm qua, tôi không ngạc nhiên gì về những thủ đoạn ăn bẩn của các cơ quan nhà nước và nhất là bọn công an phường Tân Quý, CA quận Tân Phú và CA quận 3, chưa kể cả CA quận 1, CA TP.HCM!).

Chắc các bạn cũng đã nhận thấy rõ, cho đến nay thì cả Đảng csVN và Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã hiện nguyên hình là một bọn cướp.Dân oan khắp nơi cùng quẫn đành đổ về Hà Nội và TP.HCM biểu tình, vì bản thân và gia đình họ bị cướp trắng hết đất đai, nhà cửa, nhưng tất cả hành động biểu tình ôn hòa của họ đều bị đám công an côn đồ đán áp thẳng tay. Người dân chúng ta làm lụng lam lũ cực khổ để đóng thuế nuôi bọn công an, để rồi đến lượt chúng ra tay giết chính chúng ta một cách tàn độc, dã man như vậy hay sao?

Trong hoàn cảnh đó, chỉ có một cách để vươn lên, đó là tuổi trẻ của chúng ta phải dũng cảm đấu tranh, đòi đa nguyên đa đảng, thực hiện dân chủ hóa xã hội, thì mới hy vọng có một tương lai mới, một mùa Xuân mới đúng nghĩa cho cả dân tộc.

Bản thân tôi rất ấn tượng với Cuộc biểu tình ngày 01 tháng 01 năm 2014 tại Sài Gòn. Bất chấp đàn áp, cuộc biểu tình đúng vào ngày đầu năm mới tại Sài Gòn như một tiếng pháo nổ vang trời báo hiệu một năm đầy sôi động và nhiều biến cố đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Đừng thụ động chờ đợi các thế hệ cha anh tiếp tục đấu tranh cho chúng ta nữa! Họ đã phải hy sinh, mất mát quá nhiều rồi! Giờ đến lượt tuổi trẻ của chúng ta phải gánh vác trách nhiệm trước dân tộc, trước tương lai của chính chúng ta và các thế hệ con em chúng ta!

Cuối cùng, mong các bạn hãy cùng chung ta phổ biến thông điệp này trên các phương tiện truyền thông, facebook và các mạng xã hội. Hãy gửi luôn cho các đồng chí công an mà các bạn biết, hy vọng thông điệp của chúng ta có thể cảm hóa được họ, từ đó dần đưa đất nước thoát khỏi chế độ độc tài công an trị, vững bước đi lên!

Tôi công khai tên tuổi, địa chỉ, vì tôi không hèn, không sợ! Tại sao các bạn lại sợ?

Có gì chưa rõ, xin các bạn liên hệ : Huỳnh Ngọc Thiên Trường

0979 22 02 12 hoặc (08) 2200 2243


20/13 Tân Quý , P.Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM

Hoặc địa chỉ công ty Phúc Đức Group của tôi: 240 Võ Văn Tần, phường 5 , quận 3, TP.HCM


TUỔI TRẺ VN HÃY ĐOÀN KẾT LẠI ĐỂ ĐẤU TRANH VỚI BẠO QUYỀN CỘNG SẢN!