Có chăng chỉ mong mỏi một chế độ mới mà thôi, duy nhất bây giờ mong vậy. Một chế độ mới để bao nhiêu đứa con tha hương viễn xứ, bao người con, người vợ, người mẹ, người chồng được đoàn tụ xum họp với gia đình. Tràn ngập trong đầu khi viết những dòng này là hình ảnh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Bùi Thị Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Lê Văn Sơn, Phương Anh và các anh em Vinh một thời từng sống với nhau và nhiều anh em khác nữa. (NBG)
Thursday, August 9, 2012
Wednesday, August 8, 2012
Đơn kêu cứu của gia đình Mẹ Việt nam
Từ www.boxitvn.net
_____________________________________
Đơn kêu cứu của gia đình Mẹ Việt nam Anh hùng
tỉnh Khánh Hòa
Kính gửi GS. Nguyễn Huệ Chi,
Tôi đã gửi đơn rất nhiều đến các cơ quan Nhà nước về việc đất của bà mẹ Việt Nam anh hùng 30 năm đến nay chưa được giải quyết, không có lời phúc đáp. Nay tôi (Nguyễn Trọng Thoại) nhờ quý ông đưa nội dung việc của gia đình tôi lên mạng để nhiều người biết, quan tâm giúp đỡ cho tôi.
Nguyễn Trọng Thoại
________________________________________________________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vạn Lương, ngày 26 tháng 6 năm 2012
LỜI KÊU GÀO THỐNG THIẾT
TỐ CÁO HÀNH VI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI ĐI KHIẾU KIỆN
Tôi Nguyễn Trọng Thoại, 80 tuổi, từ 1/8/1948 đến
30/12/1964 là quân nhân cách mạng; 1969 tốt nghiệp kỹ sư kinh tế nông
nghiệp. Hiện hưu trí ở xã Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa.
1. Về gia đình
Cha tôi ông Nguyễn Trọng Cảnh, sinh năm 1894; mất ngày 22/1/1976. Mẹ là Nguyễn Thị Đủ, sinh năm 1900, mất ngày 28/1/1897.
Khi mẹ tôi, bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Đủ mất, ông Mai Thanh Liêm – Chủ
tịch UBND huyện Vạn Ninh đến dự lễ tang và đọc điếu văn ghi nhận công
lao của gia đình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
“Nhà mẹ là cơ sở cách mạng từ năm 1944, nuôi cán bộ trong nhà đi
hoạt động bí mật. Những năm đấu tranh cách mạng mẹ bị địch bắt tù đày
đánh đập tra tấn dã man nhưng mẹ vẫn một lòng trung thành với cách mạng
và luôn cùng chồng động viên con cháu hăng hái lên đường tham gia kháng
chiến bảo vệ đất nước. Mẹ chịu nhiều ưu phiền mất mát, đã cống hiến 4
con trai anh dũng hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Sự cống hiến của mẹ đối với cách mạng thật xứng đáng là
một bà mẹ của gia đình có công với cách mạng, với Tổ quốc, với nhân dân.
Cho nên bổn phận của chúng ta phải biết ơn, thương yêu quý mến, kính
trọng, quan tâm giúp đỡ. Mẹ Nguyễn Thị Đủ đã vĩnh biệt thân bằng quyến
thuộc, con cháu nội ngoại, vĩnh biệt chúng ta. Nhưng tấm lòng, hình ảnh
của mọt người mẹ cách mạng vẫn sống mãi trong lòng nhân dân. Nhà nước đã
trao tặng mẹ Huân chương Độc lập hạng nhì và hơn 20 huân huy chương các
loại vẫn mãi ngời sáng, ghi nhớ công lao của mẹ, gia đình mẹ, một gia
đình có công cách mạng.
Vĩnh biệt mẹ chúng tôi rất xúc động chia sẻ nỗi đau buồn
cùng gia đình gia quyến mẹ, xin cầu chúc linh hồn mẹ sớm được tiêu diêu
cực lạc”.
2. Ba mươi năm đi khiếu kiện
Khi mẹ tôi chưa được tiêu diêu miền cực lạc, vẫn cùng con trai
(Nguyễn Trọng Thoại) lặn lội đi khiếu kiện khắp nơi trongNam, ngoài Bắc,
các cấp, các ngành từ địa phương đến Trung ương.
Lá đơn của mẹ bắt đầu từ ngày 22/12/1982, đến 19/5/2012 chưa được
giải quyết. Tôi đã gửi trên 4.000 lá đơn khiếu kiện và tập hợp tư liệu
gia đình, các bài phóng sự in thành tập sách năm 2007 với đầu đề “25 năm đi đòi công bằng cho mẹ…”,
sách dày trên 300 trang, in 500 cuốn gửi các cấp huyện, tỉnh và trung
ương. Có 12 cơ quan báo chí: Cựu chiến binh, QĐND, Pháp luật, Công luận,
Công lý, Sức khỏe đời sống, Phụ nữ, Tuổi trẻ thủ đô, Lao động TB &
XH, Tiền phong, Văn nghệ trẻ, Đại đoàn kết và tạp chí Tài hoa trẻ của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã viết bài phóng sự điều tra lên án tội ác của Chủ
tịch xã Nguyễn Duôi.
Sự việc như sau:
Trước cách mạng tháng 8/1945, vào năm 1941 cha mẹ tôi khai hoang trên
bãi bồi Cát Ném (cát bay như ném) tại thôn Lương Hải, xã Vạn Lương,
huyện Vạn Ninh. Sau nhiều năm khai hoang mới được 13.500 m2
đất để trồng dừa và các hoa màu khác như đìa cá… Sau ngày giải phóng
1975 còn 70 cây dừa gắn trên đất. Người dân thường gọi là vườn dừa ông
Cửu Mười.
- Quyết định số 255/QĐ ngày 22/7/1988 của UBND huyện Vạn Ninh;
- Quyết định số 1475/QĐ ngày 04/8/1994 của UBND tỉnh Khánh Hòa;
- Báo cáo số 2181/TTCP ngày 16/11/2006 của Phó tổng thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào.
Đều xác nhận một vấn đề rất cơ bản là ông Nguyễn Trọng Cảnh, bà
Nguyễn Thị Đủ khai hoang bãi bồi từ 1941 đến 1942 trồng dừa, không tranh
chấp với ai.
Đến năm 1982 Chủ tịch UBND xã Vạn Lương Nguyễn Duôi cướp đất vườn dừa
của bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Đủ chia cho một số người khác. Nguyễn Duôi
trắng trợn cướp đất, cướp sạch sành sanh vườn dừa, hoa màu, đìa cá… hoàn
toàn không có giấy tờ nào nói về trưng thu, trưng mua hay thu hồi
13.500 m2 đất vườn dừa.
Việc này đã được bọc lót của Nguyễn Văn Trung nguyên Phó chủ tịch
UBND tỉnh Khánh Hòa rồi đến Phạm Văn Chi, Nguyễn Chiến Thắng – Chủ tịch
tỉnh Khánh Hòa và Lê Tiến Hào – Phó tổng thanh tra Chính phủ.
Đe dọa giết người đi khiếu kiện
Tôi có 02 lần khởi kiện ông Lê Tiến Hào, ngày 22/6/2009 và ngày
30/4/2010, về TANDTC và VKSNDTC về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn cố
ý làm sai lệch hồ sơ, dựng hiện trường giả, xuyên tạc sự thật, viết báo
cáo 2181/TTCP ngày 16/11/2006 gửi Thủ tướng Chính phủ làm thiệt hại
nghiêm trọng đến quyền lợi của công dân.
Chắc TANDTC và VKSNDTC cũng nể hay sợ ông Lê Tiến Hào, nên lại chuyển
đơn kiện trở lại cho ông Lê Tiến Hào và ông Trần Văn Truyền – Tổng
thanh tra Chính phủ để giải quyết.
Theo lịch tiếp công dân, ngày 22/3/2012 ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tôi và giải thích: “Đất
của ông trước đây nay là đất của người khác, cũng như đất ta đang ở là
đất của Chiêm Thành, còn Hoàng Sa – Trường Sa thật ra ta không có chứng
cứ rõ ràng vì nằm ngoài biển khơi không có ranh giới cụ thể nên mới có
tình hình hiện nay chưa giải quyết ngã ngũ”.
Ông Nguyễn Chiến Thắng đang đứng trên cái lưỡi bò của Tàu, nói năng bừa bãi có lợi cho kẻ thù, “chưa giải quyết ngã ngũ”
nên tàu do thám của Trung Quốc tự do ra vào vịnh Cam Ranh – một quân
cảng nhạy cảm và còn đặt cơ sở nuôi cá mú, tôm hùm lồng tại nơi đây và
phát triển ra vịnh Vân Phong, Khánh Hòa.
Hiện nay trên khắp đất nước ta, những người đi khiếu kiện được coi
như kẻ thù, công an nhiều khi cả quân đội dùng súng đạn, hơi cay, dùi
cui, roi điện để đàn áp buộc phải giải tán đám đông hoặc ra tay khủng bố
đánh đập dã man, trói chân trói tay giam cầm, bỏ đói người đi khiếu
kiện; cấm các quán trọ ở Hà Nội không được cho người khiếu kiện thuê
phòng. Nhưng ở tỉnh Khánh Hòa đã và đang xảy ra việc đe dọa giết người
đi khiếu kiện.
Hỡi các anh các chị cảnh sát nhân dân, chiến sĩ quân đội nhân dân,
các anh các chị tuổi còn trẻ, có học vấn, biết được CÁI THIỆN, CÁI ÁC,
đừng làm tổn thương đến người dân vô tội. Hãy tránh tấm gương xấu của
ông Trưởng công an huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) vừa mang thương tật suốt
đời, vừa để nỗi nhục cho bố mẹ, vợ con, cháu chắt đời đời kiếp kiếp.
Tôi đã bị công an Khánh Hòa bắt trái phép 3 lần, ngày 24/7/2003, ngày 20/7/2004 và ngày 30/5/2011.
Gần đây họ mở chiến dịch đe dọa người đi khiếu kiện từ ngày 20/3/2012, số máy 0125.213 5396: “Lão Thoại không đi khiếu kiện nữa, nếu lão ra Hà Nội thì coi chừng tính mạng” lúc
20h 43’27” và sau đó liên tục nhiều máy khác: 01638 239 277 – 01998 838
023 – 01662 697 733 đe dọa đòi giết người diệt khẩu. Chiều ngày
22/3/2012, tôi đến cửa hàng dịch vụ đánh văn bản đầu cầu Hiền Lương, xã
Vạn Lương, huyện Vạn Ninh có một người hỏi tôi: “Ông có phải là
Nguyễn Trọng Thoại không, hãy dừng ngay việc khiếu kiện vườn dừa ở Lương
Hải, nếu không từ bỏ khiếu kiện thì ông phải nhận lấy cái chết thê
thảm. Ông biết tôi là ai không?” vừa nói người đàn ông đó vừa tắt hệ thống điện cửa hàng.
Bị bất ngờ, choáng váng, hoang mang lo sợ… người đứng trước mặt là kẻ
sát thủ đang bám đuôi tôi và chờ lệnh để hành động giết tôi chết thê
thảm?
Tôi không biết những người đe dọa giết tôi là ai? Nhưng mọi người đều
hiểu được, đó là bàn tay kéo dài của chính quyền tỉnh Khánh Hòa và ông
Phó tổng Thanh tra chính phủ Lê Tiến Hào.
Bốn anh tôi đã chiến đấu hy sinh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc,
giải phóng dân tộc. Tôi cũng tham gia quân đội sống sót trở về, muốn
yên ổn thờ cúng tổ tiên hương khói cho bốn hương hồn liệt sĩ.
Bây giờ chiến tranh qua rồi, không có giặc ngoại xâm, nhưng giặc nội xâm
còn nguy hiểm hơn… Những người cùng ăn ở làm việc, nói năng thông thạo
chính sách luật pháp, đã cướp sạch sành sanh tài sản hợp pháp của gia
đình tôi và đang lên kế hoạch giết tôi lại là những người đang núp sau
bóng cờ đỏ sao vàng nhân danh nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Buồn bực, căm giận, tủi nhục, lo sợ… tôi lại nhớ đến Bác Hồ, nhớ lại câu chuyện Bác Hồ khi đi Pháp về tháng 10/1946 nói: “Tôi kính cẩn cúi đầu trước linh hồn liệt sĩ”.
Bác Hồ – vị lãnh đạo tối cao của đất nước, Bác vừa kính cẩn vừa cúi
đầu trước linh hồn liệt sĩ, một tấm gương cao cả, ấm tình và sâu sắc…
của Bác Hồ đã an ủi chia sẻ với người đang sống và yên lòng các hương
hồn liệt sĩ.
Đã nhiều năm nay nhân dân cả nước đang học tập và làm theo tấm gương
đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng Bác Hồ ơi! Bây giờ có một bộ
phận không nhỏ (bộ phận không nhỏ còn có nghĩa là bộ phận rất lớn) cán
bộ đảng viên kể cả ở cấp cao đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức
lối sống… họ đang hành hạ và đối xử tàn nhẫn đối với gia đình liệt sĩ
và hương hồn liệt sĩ Việt Nam.
Một lần nữa tôi thống thiết kêu gào đến quý vị lãnh đạo có lương tri và mọi tầng lớp nhân dân trong nước và ngoài nước hãy:
- Tố cáo, ngăn chặn và cảnh giác hành vi đe dọa giết người đi khiếu kiện;
- Trả lại đầy đủ tài sản hợp pháp mà chính quyền đã cướp của bà mẹ
ViệtNamanh hùng Nguyễn Thị Đủ ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa;
- Bồi thường thiệt hại do oan sai theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ xã, cán bộ tỉnh và ông Lê Tiến
Hào, phó tổng Thanh tra Chính phủ đã hùa bao che cho nhau làm thiệt hại
nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của bà mẹ ViệtNamanh hùng Nguyễn
Thị Đủ.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Nguyễn Trọng Thoại
Thú ăn chơi 'biến thái' của đại gia
Mặc con voọc khiếp sợ thét gào rồi chắp tay vái loạn xạ, tay "đao phủ" kiêm con buôn đồ rừng lạnh lùng vạt sọ, cắt cổ, rạch bụng moi lấy bào thai, túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của con vật đáng thương...
Trong cơn cuồng vọng tráng dương, tăng lực, hùng mạnh trong lĩnh vực giường chiếu của đám quý ông lắm tiền, người ta tin rằng phải mổ xẻ voọc lúc nó còn sống thì các cơ phận của nó mới phát huy sức mạnh dược tính. Thể theo yêu cầu của mấy vị khách đại gia có niềm tin ấu trĩ và vô lương ấy, mặc con voọc khiếp sợ thét gào rồi chắp tay vái loạn xạ, tay "đao phủ" kiêm con buôn đồ rừng lạnh lùng vạt sọ, cắt cổ, rạch bụng moi lấy bào thai, túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của con vật đáng thương đặng chế biến các món ngon cho đám thực khách đang hau háu chờ đợi.
Màn hành quyết voọc - con vật rất gần gũi với loài người, lúc nó còn sống diễn ra trong ánh mắt hân hoan và giọng cười hô hố phấn khích của đám thực khách. Những đại gia chi tiền cho đao phủ vạt sọ đặng ăn não, lấy bào thai voọc ngâm rượu kia, có trí thức, đạo mạo, giàu kinh nghiệm ăn chơi nên lõi đời. Họ chỉ vui thú với cái sở thích man rợ kia trong phòng kín, trong biệt thự cổng cao tường kín nên thiên hạ khó mà biết để "ném đá" họ được.
Đâu chỉ có voọc, khỉ, gấu..., những kẻ lắm tiền còn có muôn vàn kiểu tìm vui, ăn chơi hành xác thú rùng rợn, dã man, bạo tàn khác không kém. So với bữa tiệc rắn hổ đơn thuần, nghĩa là sau khi cầm con rắn biểu diễn cho nó ngo ngoe đặng kích thích thực khách rồi tiến hành cắt cổ lấy huyết, rạch bụng lấy mật và trái tim còn đập thổn thức pha rượu, bữa tiệc rắn lục đầu dồ đuôi đỏ kinh khủng gấp nhiều lần.
Hình ảnh hành xác voọc.
Buổi tiệc hành xác loài lục xà vương diễn ra trong biệt thự của một đại gia bất động sản tên Hùng. Lắm tiền, ông này đổ đốn, tích cực tung tiền lùng những món được thiên hạ đồn thổi ích tinh, bổ khí, hỗ trợ đắc lực cho khoản... ấy. Sau óc khỉ, hùng chưởng (tay gấu), huyết xà đởm (rượu pha máu mật rắn hổ, rắn biển)...., lần này ông Hùng tổ chức đại tiệc lục xà vương.
Cái sự bổ của loài này không phải ở máu, mật, trái tim còn đập thổn thức như loài anh em rắn hổ của nó, mà là xâu bào thai mà theo ông Hùng phải thỏa yêu cầu tươi roi rói, vừa lọt từ ổ bụng của con rắn mẹ bị mổ bụng lúc còn sống. Để có bữa tiệc bào thai rắn tươi sống, vị đại gia đất phải đặt trước đó cả tháng để đầu bếp có thời gian săn, gom đủ số lượng rắn mang thai còn dăm bảy ngày nữa là "xổ ổ" để mổ bụng.
Lúc lỉa mũi dao bé, nhọn vào bụng con rắn, gã "đao phủ" bật mí rằng "phải mổ lúc nó bụng mang dạ chửa vầy thì bào thai mới có dược tính, mới bổ toàn tập". Mấy ông khách da dẻ đỏ au nhờ tẩm bổ quá nhiều đồ độc mắt sáng rực, giọng cười hô hố vì quá phấn khích trước cảnh con rắn độc xanh lè bị rạch bụng xồ ra chùm bào thai vấy máu. Con rắn vì quá đau đớn đã quặn mình, cuốn chặt vào tay đao phủ.
Đỉnh điểm của sự tàn bạo là thời khắc ông Hùng biểu diễn cho đám bạn xem độc chiêu ăn bào thai rắn nhúng giấm của mình. Ông ta ngắt một cái bào thai, chọc vỡ lớp màng nhầy chi chít gân máu để lộ ra con rắn lục con xanh từ đầu đến đuôi. Sau vài giây bất động, theo bản năng sinh tồn, con rắn con vùng vẫy dữ dội trong tiếng hò reo phần vì bất ngờ, phần vì phấn khích trước cái sự lạ ấy của đám thực khách.
Diễn được vài phút, khi thấy con rắn đã đừ, miệng đớp lấy đớp để "mớ" không khí mà chỉ trong tích tắc nữa thôi nó sẽ không được "đớp" nữa, ông Hùng khoan thai cầm một dụng cụ được thiết kế đặc biệt kẹp con rắn nhúng vào nồi nước xả sôi ùng ục, bỏ vào miệng nhai rau ráu rồi nói nhỏ với đám chiến hữu: "Đừng nhúng lâu quá, tai tái nó mới bổ".
Tháo khớp gấu lấy tay, rạch bụng rắn ngắt bào thai nhúng giấm… đã và đang là thú ăn chơi biến thái của ngày càng đông thực khách hám sung, hám mạnh.
Thú ăn uống biến thái, ăn uống theo kiểu hành xác động vật, nhất là các loài hoang dã được xếp vào dạng quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới vẫn chưa dừng lại ở đó. Để con trẻ được thông minh xuất chúng, có bà mẹ sẵn sàng chi tiền mua culi - con vật chậm chạp có biệt danh "hiền nhất muôn loài" rồi tự tay, hoặc nhờ người phạt ngang đầu con vật, chẻ sọ lấy óc chưng cách thủy cho con tẩm bổ.
Đại bàng, chim cắt hay chim ưng là giống chim ăn thịt dũng mãnh được mệnh danh "chúa tể bầu trời" nhưng cũng than trời trước những kẻ có kiểu ăn uống biến thái. Muốn có đôi mắt tinh anh nhìn xa, nhìn thấu vạn dặm như đại bàng, chim cắt, họ bất chấp cảnh con đại bàng bị trói chân, khóa mỏ, bẻ cánh rồi bị móc mắt trong đau đớn giãy giụa để... nuốt đôi mắt tinh anh của nó. Họ tỏ ra thản nhiên khi vừa ăn vừa ngắm con vật đang run rẩy vì đớn đau với hốc mắt đẫm máu. Bao năm qua, có mấy người ăn tay gấu, bào thai rắn, nuốt mắt đại bàng, nhâm nhi óc khỉ, uống rượu pha huyết voọc... bị bắt tội, bị kết án tù? Hình như chẳng có ai. Có chăng chỉ là những người buôn bán, thợ săn vì miếng cơm manh áo mà bất chấp pháp luật.
Công an Nhân dân
____________________________________vnexpress.net
Từ www.boxitvn.net
Sinh viên – bạn nghĩ gì?
Nguyễn Thị Từ Huy
Bạn đã bao giờ gặp tình huống này chưa: Để lảng tránh giải thích cho
bạn về một vấn đề nào đó, về một hiện tượng tiêu cực, về một sự khuất
tất hay một bất công nào đó, người ta trả lời bạn: “Cái nước mình nó
thế, đừng có hỏi!”?
Đã bao giờ bạn đưa phong bì cho giáo viên, và thay vì dằn vặt xấu hổ, bạn tự nhủ: “Cái nước mình nó thế”, rồi cảm thấy thanh thản?
Tôi giả định rằng bạn đủ nhận thức để hiểu cái nước mình nó thế là nó như thế nào, nên không luận giải về điều đó ở đây. Tôi chỉ muốn đề cập tới, một cách chưa đầy đủ, thái độ nào có thể có đằng sau câu nói đó. “Cái nước mình nó thế” là một mệnh đề tiêu biểu cho sự bất lực, cho sự đầu hàng vô điều kiện, sự nô lệ cho hoàn cảnh và nô lệ cho chính mình. Mệnh đề này thể hiện sự kìm kẹp, sự trói buộc từ bên trong của mỗi cá nhân, hậu quả của sự trói buộc dài hạn từ bên ngoài. Và nó cũng thể hiện sự lảng tránh trách nhiệm. Để tránh hành động, để chấp nhận cái xấu, cái ác, cái tồi tệ, nhưng đồng thời để tránh phải chịu trách nhiệm về cái xấu, cái tồi tệ và cái ác, người ta nói với bạn: “Cái nước mình nó thế”. Những người nói câu này ngụ ý rằng “mình” không can dự gì vào “cái nước mình” ấy, rằng “mình” chẳng phải chịu trách nhiệm gì hết. Phủi tay. Tuy nhiên, mệnh đề này khi được thốt ra cho thấy đằng sau nó thái độ chấp nhận tuyệt đối. Vì cái nước mình nó thế nên đừng hỏi gì cả, đừng làm gì cả, chỉ có một con đường duy nhất là chấp nhận mà thôi. Song, điều mà có thể những người phát ngôn câu đó không ngờ tới là cái vị thế này: chấp nhận rằng cái nước mình nó thế cũng có nghĩa là chấp nhận rằng mình cũng như thế. Thêm nữa, khi đóng đinh vào đầu bạn ý tưởng về cái nước mình nó thế, người ta không những tự phủ nhận khả năng thay đổi của mình, mà còn muốn phủ nhận khả năng thay đổi của bạn, người ta không khuyến khích bạn hỏi, không khuyến khích bạn hành động ; mà trái lại còn ngăn cản bạn, còn triệt tiêu khả năng đặt câu hỏi của bạn, còn làm bạn nhụt chí, khiến bạn trở nên giống như họ, nghĩa chấp nhận một cách tự nhiên rằng cái nước mình nó như vậy, nó không thể khác được, rằng không có cách gì làm cho nó khác đi được, và vì thế mà không làm gì để cho nó khác đi. Và nếu không làm gì cho nó khác đi thì cũng không sao, bởi vì… “cái nước mình nó thế”! Bạn thấy đấy, bằng cách đó, quả là thật dễ dàng để ăn ngon ngủ yên. Vấn đề là bạn có thể ăn ngon ngủ yên mãi trên một hiện thực “như thế” hay không? Nó có để cho bạn yên hay không?
Thế hệ của bạn cần thay thế mệnh đề đó bằng những mệnh đề mới, chẳng hạn như: “Nước mình sẽ khác”, hoặc “Nước mình sẽ tốt đẹp hơn”, hoặc những mệnh đề cùng loại do tự bạn nghĩ ra. Khi bạn để cho những mệnh đề loại đó vang lên trong đầu bạn, có thể bạn sẽ cảm thấy năng lượng giải phóng của chúng, bởi chúng đòi hỏi trước hết bạn phải khác đi, bạn phải giải phóng khỏi chính bạn. Khi bạn có mong muốn mãnh liệt rằng nước mình sẽ khác thì bạn sẽ tìm cách hành động cho sự đổi khác. Và muốn nước mình khác đi thì bản thân mình phải khác đi. Nếu bản thân bạn không khác đi được thì sao có thể mong muốn nước mình khác đi được. Mà nước mình không khác đi thì sao?
Thì có nguy cơ sẽ mất vào tay láng giềng.
Bạn có biết những gì đang xảy ra trên Biển Đông, và cả trên đất liền, những năm tháng, những ngày tháng gần đây? Mà nước đã mất thì “mình” có còn không? Bạn có còn không? Và nước đã mất thì bạn sẽ để lại gì cho con cháu bạn? Hay là bạn ngồi nhìn nước mất và tự nhủ: “cái nước mình nó thế”? Và bạn hy vọng rằng với câu đó thần chú đó bạn sẽ cảm thấy thanh thản vì có thể phủi tay, có thể đẩy trách nhiệm cho “cái nước mình” ấy? Nhưng dù bạn có thể phủi tay, dù bạn có thể tự lừa dối mình rằng tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm trừ chính bạn, thì bạn cũng không thể nào tránh được cái hiện thực là mất nước khi điều đó xảy ra.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng chính bạn phải cân nhắc và lựa chọn, chính bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình? Có bao giờ bạn nghĩ rằng nước mình sẽ không còn như thế, sẽ tốt đẹp hơn, rằng chính bạn có thể khác đi, có thể tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn?
Cái nước mình nó thế hay nước mình có thể khác đi tùy thuộc vào khả năng tự thay đổi của chính bạn, tùy thuộc vào khả năng của bạn trong việc nhận thức và hành động cho sự tiến bộ.
Hiện nay có những người đang nỗ lực vượt qua những khó khăn tưởng chừng không vượt nổi, họ đang nỗ lực để nước mình khác đi theo hướng tốt đẹp hơn. Điều nhỏ nhất mà bạn có thể làm là hiểu họ, và ủng hộ họ. Nhưng quan trọng hơn: bạn hoàn toàn có thể làm được như họ.
Có lẽ cần bắt đầu bằng câu hỏi này: Bạn muốn “cái nước mình nó thế” hay bạn muốn “nước mình sẽ tốt đẹp hơn”? Rồi từ đó bạn sẽ tìm cách trả lời những câu hỏi khác. Nhưng có lẽ bạn phải nhanh lên, bởi vì cái giá mà chúng ta phải trả cho việc chấp nhận “cái nước mình nó thế” giờ đây đã tới mức không còn một cá nhân nào có thể gánh nổi.
Bạn hãy hình dung tới những câu hỏi mà hậu thế sẽ đặt ra về chúng ta. Hơn thế, hãy hình dung những câu trả lời về chúng ta mà hậu thế sẽ phải đối diện, vì thực tế là sẽ không có cách nào lảng tránh được sự thật. Dù chúng ta có cố mà tự lừa dối mình thì người khác cũng sẽ nhìn thấy rất rõ.
Hơn nữa, dù chúng ta có thành công trong việc lừa dối chính mình và lừa dối người khác, dù chúng ta có bảo toàn được tài sản cá nhân và tính mạng cá nhân, nhưng nếu đất nước chung này mất đi, sẽ chẳng ai trong chúng ta thoát khỏi thân phận của kẻ mất nước. Không một ai.
Sài Gòn, tháng 7, những ngày dông tố trên Biển Đông
N. T. T. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đã bao giờ bạn đưa phong bì cho giáo viên, và thay vì dằn vặt xấu hổ, bạn tự nhủ: “Cái nước mình nó thế”, rồi cảm thấy thanh thản?
Tôi giả định rằng bạn đủ nhận thức để hiểu cái nước mình nó thế là nó như thế nào, nên không luận giải về điều đó ở đây. Tôi chỉ muốn đề cập tới, một cách chưa đầy đủ, thái độ nào có thể có đằng sau câu nói đó. “Cái nước mình nó thế” là một mệnh đề tiêu biểu cho sự bất lực, cho sự đầu hàng vô điều kiện, sự nô lệ cho hoàn cảnh và nô lệ cho chính mình. Mệnh đề này thể hiện sự kìm kẹp, sự trói buộc từ bên trong của mỗi cá nhân, hậu quả của sự trói buộc dài hạn từ bên ngoài. Và nó cũng thể hiện sự lảng tránh trách nhiệm. Để tránh hành động, để chấp nhận cái xấu, cái ác, cái tồi tệ, nhưng đồng thời để tránh phải chịu trách nhiệm về cái xấu, cái tồi tệ và cái ác, người ta nói với bạn: “Cái nước mình nó thế”. Những người nói câu này ngụ ý rằng “mình” không can dự gì vào “cái nước mình” ấy, rằng “mình” chẳng phải chịu trách nhiệm gì hết. Phủi tay. Tuy nhiên, mệnh đề này khi được thốt ra cho thấy đằng sau nó thái độ chấp nhận tuyệt đối. Vì cái nước mình nó thế nên đừng hỏi gì cả, đừng làm gì cả, chỉ có một con đường duy nhất là chấp nhận mà thôi. Song, điều mà có thể những người phát ngôn câu đó không ngờ tới là cái vị thế này: chấp nhận rằng cái nước mình nó thế cũng có nghĩa là chấp nhận rằng mình cũng như thế. Thêm nữa, khi đóng đinh vào đầu bạn ý tưởng về cái nước mình nó thế, người ta không những tự phủ nhận khả năng thay đổi của mình, mà còn muốn phủ nhận khả năng thay đổi của bạn, người ta không khuyến khích bạn hỏi, không khuyến khích bạn hành động ; mà trái lại còn ngăn cản bạn, còn triệt tiêu khả năng đặt câu hỏi của bạn, còn làm bạn nhụt chí, khiến bạn trở nên giống như họ, nghĩa chấp nhận một cách tự nhiên rằng cái nước mình nó như vậy, nó không thể khác được, rằng không có cách gì làm cho nó khác đi được, và vì thế mà không làm gì để cho nó khác đi. Và nếu không làm gì cho nó khác đi thì cũng không sao, bởi vì… “cái nước mình nó thế”! Bạn thấy đấy, bằng cách đó, quả là thật dễ dàng để ăn ngon ngủ yên. Vấn đề là bạn có thể ăn ngon ngủ yên mãi trên một hiện thực “như thế” hay không? Nó có để cho bạn yên hay không?
Thế hệ của bạn cần thay thế mệnh đề đó bằng những mệnh đề mới, chẳng hạn như: “Nước mình sẽ khác”, hoặc “Nước mình sẽ tốt đẹp hơn”, hoặc những mệnh đề cùng loại do tự bạn nghĩ ra. Khi bạn để cho những mệnh đề loại đó vang lên trong đầu bạn, có thể bạn sẽ cảm thấy năng lượng giải phóng của chúng, bởi chúng đòi hỏi trước hết bạn phải khác đi, bạn phải giải phóng khỏi chính bạn. Khi bạn có mong muốn mãnh liệt rằng nước mình sẽ khác thì bạn sẽ tìm cách hành động cho sự đổi khác. Và muốn nước mình khác đi thì bản thân mình phải khác đi. Nếu bản thân bạn không khác đi được thì sao có thể mong muốn nước mình khác đi được. Mà nước mình không khác đi thì sao?
Thì có nguy cơ sẽ mất vào tay láng giềng.
Bạn có biết những gì đang xảy ra trên Biển Đông, và cả trên đất liền, những năm tháng, những ngày tháng gần đây? Mà nước đã mất thì “mình” có còn không? Bạn có còn không? Và nước đã mất thì bạn sẽ để lại gì cho con cháu bạn? Hay là bạn ngồi nhìn nước mất và tự nhủ: “cái nước mình nó thế”? Và bạn hy vọng rằng với câu đó thần chú đó bạn sẽ cảm thấy thanh thản vì có thể phủi tay, có thể đẩy trách nhiệm cho “cái nước mình” ấy? Nhưng dù bạn có thể phủi tay, dù bạn có thể tự lừa dối mình rằng tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm trừ chính bạn, thì bạn cũng không thể nào tránh được cái hiện thực là mất nước khi điều đó xảy ra.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng chính bạn phải cân nhắc và lựa chọn, chính bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình? Có bao giờ bạn nghĩ rằng nước mình sẽ không còn như thế, sẽ tốt đẹp hơn, rằng chính bạn có thể khác đi, có thể tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn?
Cái nước mình nó thế hay nước mình có thể khác đi tùy thuộc vào khả năng tự thay đổi của chính bạn, tùy thuộc vào khả năng của bạn trong việc nhận thức và hành động cho sự tiến bộ.
Hiện nay có những người đang nỗ lực vượt qua những khó khăn tưởng chừng không vượt nổi, họ đang nỗ lực để nước mình khác đi theo hướng tốt đẹp hơn. Điều nhỏ nhất mà bạn có thể làm là hiểu họ, và ủng hộ họ. Nhưng quan trọng hơn: bạn hoàn toàn có thể làm được như họ.
Có lẽ cần bắt đầu bằng câu hỏi này: Bạn muốn “cái nước mình nó thế” hay bạn muốn “nước mình sẽ tốt đẹp hơn”? Rồi từ đó bạn sẽ tìm cách trả lời những câu hỏi khác. Nhưng có lẽ bạn phải nhanh lên, bởi vì cái giá mà chúng ta phải trả cho việc chấp nhận “cái nước mình nó thế” giờ đây đã tới mức không còn một cá nhân nào có thể gánh nổi.
Bạn hãy hình dung tới những câu hỏi mà hậu thế sẽ đặt ra về chúng ta. Hơn thế, hãy hình dung những câu trả lời về chúng ta mà hậu thế sẽ phải đối diện, vì thực tế là sẽ không có cách nào lảng tránh được sự thật. Dù chúng ta có cố mà tự lừa dối mình thì người khác cũng sẽ nhìn thấy rất rõ.
Hơn nữa, dù chúng ta có thành công trong việc lừa dối chính mình và lừa dối người khác, dù chúng ta có bảo toàn được tài sản cá nhân và tính mạng cá nhân, nhưng nếu đất nước chung này mất đi, sẽ chẳng ai trong chúng ta thoát khỏi thân phận của kẻ mất nước. Không một ai.
Sài Gòn, tháng 7, những ngày dông tố trên Biển Đông
N. T. T. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Tim đen của bành trướng: Dưới cá là dầu
Ảnh
chụp ngày 20 Tháng 7, 2012 cho thấy đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc gần
Bãi đá Vĩnh Thử thuộc quần đảo Trường Sa, đi kèm đoàn tàu cá là tàu hộ
tống có trọng tải 3.000 tấn và một tàu của chính phủ làm công tác bảo vệ
Thế lực bành
trướng Trung Quốc có lòng tham không giới hạn, dân ta thường nói là lòng
tham không đáy. Hiện nay trọng điểm xâm lược của họ là vùng Biển Đông
của ta, mà họ tự nhận là vùng biển Nam Trung Hoa. Họ đang leo thang
trong cuộc xâm lược vùng này, bất chấp sự cảnh cáo của các nước lân cận
như: Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei, Thái Lan, bất
chấp sự cảnh cáo nghiêm khắc của các nước châu Á khác như Ấn Độ, Nhật
Bản, và của Hoa Kỳ, Canada, Liên Âu, Úc…
Bắc Kinh cũng bỏ ngoài tai sự can ngăn của những người còn có lương tri
trong hàng ngũ của họ. Những người này từng chỉ ra rằng Trung Quốc hiện
đã bị cô lập, bị bao vây từ mọi phía, nội bộ bất ổn, vấn đề nông dân và
dân tộc đang có nguy cơ bùng nổ, chớ có lao vào các cuộc phiêu lưu bất
trắc, hậu quả sẽ khôn lường. Những người này ân cần nhắc lại lời khuyên
tâm huyết của đại quân sư Đặng Tiểu Bình ghé vào tai Giang Trạch Dân,
rằng: Hãy chỉ phơi bày chỗ yếu, chớ vội phô trương lực lượng khi nanh
còn nhỏ, vuốt còn cùn, hãy tỏ ra khiêm tốn để đánh lừa đối phương, hãy
ghi nhớ 4 chữ “Thao Quang Dưỡng Hồi », che dấu chỗ mạnh, phô trương mặt
yếu kém, làm phương châm trong vài chục năm, vì Trung Quốc chỉ có bộ
binh hùng hậu, còn hải quân và không quân còn rất kém, kỹ thuật quân sự
cao còn kém hơn nữa.
Vì quá tham lam, vì say mê nồng độ dầu và khí đốt với trữ lượng rất cao
nằm dưới đáy biển Đông của Việt Nam, mà thế lực bành trướng Trung Quốc
lên cơn điên tham tàn, bất chấp thế đang bị quốc tế bao vây, ngăn chặn,
họ vẫn hùng hổ lao vào kho báu của người khác. Tim đen của họ là đây.
Họ vội vã lập thành phố Tam Sa, lập Bộ chỉ huy quân sự Tam Sa, lập lực
lượng quân sự phòng vệ Tam Sa, cho tàu quân sự xâm nhập sâu hải phận
Việt Nam và Philippines, từ ngày 1/8/2012 huy động hơn 2 vạn tàu thuyền
đánh cá của 2 tỉnh Hải Nam và Quảng Đông dương cờ 5 sao, trống kèn inh
ỏi, ngang nhiên mở chiến dịch đánh cướp cá quy mô chưa từng có trong
vùng biển Việt Nam. Tại đây, họ xây sân bay, hải cảng, lập nhà kho, xây
cả trại giam, dựng doanh trại, kho đạn, ụ súng đại bác, trận địa cao xạ,
như trên đất nhà mình.
Rõ ràng là Bắc Kinh rắp tâm đặt Việt Nam và các nước liên hệ khác trước
chuyện đã rồi, cứ tỉnh bơ làm như chuyện bình thường trên đất nhà, trên
biển nhà, trong vùng quyền lợi cốt lõi quốc gia của họ, lợi dụng sự mềm
yếu của nhóm lãnh đạo ở Hà Nội đã bị họ thao túng và khống chế xong
xuôi, để hoàn thành âm mưu cuối cùng của họ là chiếm đoạt toàn bộ kho
báu vô tận: kho dầu và khí đốt dưới đáy biển Đông.
Trên là cá, tôm, cua, mực, sò, ốc hến, san hô, rong biển, 20 ngàn tàu
thuyền phương Bắc tha hồ vơ vét ngày đêm, nhưng đây chưa phải là mục
tiêu lớn nhất. Dưới là những túi dầu, túi khí đốt khổng lồ, vô tận, đây
mới thật là kho báu huyền thoại, là mục tiêu cơ bản của bành trướng
đang lên cơn khát dầu và khí đốt.
Hãy nghe Bắc Kinh đánh giá kho báu vô giá này. Tổng cục dầu khí quốc gia
Trung Quốc cho rằng dự trữ dầu và khí đốt ở biển Đông có thể thừa để
cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế đang phát triển với tốc độ trên dưới
10% mỗi năm của Trung Quốc trong 30 năm. Trung Quốc sẽ không cần nhập
dầu từ Libya, Nigeria, Trung Đông, Nga … xa xôi phức tạp, chỉ cần đưa
đến đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Đông để vận chuyển bằng đường ống đi khắp
nước. Của nhà, không phải trả một xu, họ nói với nhau như thế. Đường ống
vận chuyển dầu và khí đốt phi nghĩa, phi pháp này đã được khởi công
lặng lẽ. Dầu cướp được từ đáy biển Việt Nam sẽ chảy đến Thành Đô, Trùng
Khánh, Thượng Hải, Bắc Kinh, lên đến tận các vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bắc Kinh đã ngang nhiên công khai gọi đấu thầu quốc tế cho việc thăm dò
và khai thác dầu và khí đốt ở 9 lô cụ thể trong vùng biển Việt Nam, cứ
như là chuyện bình thường, tất yếu, không cần giữ ý, chẳng cần bàn bạc
với ai. Đúng là thái độ, đàn anh, kẻ cả, mục hạ vô nhân, thái độ đế
quốc, thái độ anh chị của xã hội đen quốc tế.
Bắc Kinh dám hành động liều lĩnh như thế chính là do họ đã nắm chắc nhóm
lãnh đạo Việt Nam từ cuộc họp mặt bí mật ở Thành Đô - Tứ Xuyên hồi đầu
tháng 9 năm 1990 – bao gồm Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, với
sự đồng tình của Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Lê Khả Phiêu, v.v
Thế lực bành trướng lên cơn điên cuồng vì ngửi thấy kho dầu và khí đốt
hùng hậu ở biển Đông nước ta, đang lao vào cuộc cướp phá mù quáng vượt
quá khả năng của họ trong thời hiện đại.
Đảng CS Việt Nam sẽ chọn con đường nào? Đi với kẻ thù xâm lược hay đi với nhân dân?
Không thể cứ ấm ớ, nước đôi, như giao cho một phó thủ tướng mở hội hữu
nghị Việt-Trung tỏ lòng biết ơn Trung Quốc (!), rồi cho người phát ngôn
của Bộ ngoại giao ỡm ờ phản đối việc Trung Quốc cho hàng vạn tàu thuyền
ào ạt kéo vào vùng biển ta để ăn cướp cá. Trò 2 mặt này không lừa được
ai. Thái độ chính trị phải nhất quán, minh bạch và dứt khoát.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
---------------------------------------------
Cấm xe máy cũ: Một chính sách… “thoát nghèo” !
Cứ thế, cuộc sống cả nhà chị tôi dựa vào cái xe máy cũ, ban đầu nó là
chiếc xe máy bình thường nhưng sau đó cái xe được anh rể tôi đem gia
công bánh lốp, phọt nhúng, ma ga… cái xe trở nên cứng cáp hơn.
Tài sản nhà chị tôi chẳng có cái gì là đáng giá, có mỗi cái xe thồ đó
quăng ra đường chẳng ai muốn lấy, nhưng với nhà chị nó là tài sản quí
giá vô cùng, nó là miếng cơm manh áo nuôi sống nhà chị cả hàng chục năm
nay.
Nhà chị thuộc diện hộ nghèo, cũng như bao hộ nghèo khác, nhà chị trông
chờ vào chính sách của Nhà nước “xóa đói giảm nghèo”, nhưng chờ đợi
mãi cứ như trời hạn trông mưa.
Hôm rồi nghe ai đó nói rằng Nhà nước sắp cấm xe máy cũ lưu hành, anh rể về nói với chị rằng: Nhà ta sắp thoát khỏi diện hộ nghèo rồi!
Chị tôi chẳng biết chuyện gì, nghe anh nói thế thì mừng và hỏi lại: Nhà nước sắp có chính sách mới cho hộ nghèo à?
Anh trả lời chị: ừ, sắp có đấy. Trầm ngâm một chút anh chỉ vào chiếc xe máy cà tàng của gia đình đang dựng ở góc nhà rồi nói lớn: Nó sẽ cấm tiệt cái xe này đây!
Chị tôi kêu trời rồi nói: Kiểu này lấy gì nhà mình sống, đói đến nơi rồi. Vậy mà ông nói thoát nghèo làm tôi mừng chứ
Anh rể nói với chị: Thì tôi nói nhà mình thoát nghèo không đúng sao,
sẽ không còn thuộc diện hộ nghèo nữa mà sắp chuyển sang thuộc diện hộ
đói rồi đấy!
PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI LÀ AI?
Tôi là Phạm Hiện, lão thành cách mạng 91 tuổi, 67 tuổi Đảng, năm 1940
từng tham gia rải truyền đơn cách mạng ở khu mỏ Hòn Gai, năm 1943 về Hà
Nội tham gia Công hội Đỏ, năm 1945 lên chiến khu vào Giải Phóng Quân và
nhập ngũ từ đấy, năm 1977 là Chánh Văn phòng Ban B68 của Trung ương Đảng
do đồng chí Trần Xuân Bách phụ trách, công tác ở Campuchia. Do bị mổ
nhiều lần, lại tuổi cao sức yếu cần được nghỉ ngơi, nhưng thấy có một
việc quá hệ trọng, nguy hại đến Đảng và đất nước nên phải viết bài này
gửi các đồng chí và các đồng chí đảng viên để mong cùng được quan tâm.
Năm 2001, qua đơn thư tố cáo và nguồn tin phản ánh của cán bộ thuộc
Thành ủy và Công an Hải Phòng, đồng chí Vũ Quốc Hùng, ủy viên TW Đảng,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho
thẩm tra việc khai man lý lịch bản thân và gia đình của ông Hoàng Trung
Hải. Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ TW đã quyết định thành lập Đoàn Kiểm
tra do đ/c Nguyễn Bình Giang, Phó trưởng ban Thường trực Ban BVCTNBTƯ,
ủy viên TWĐ các khóa 6,7,8 phụ trách và đã xác định: “Về thành phần dân
tộc, quê quán mà đ/c Hoàng Trung Hải UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công
nghiệp đã khai trong lý lịch từ ngày vào Đảng đến nay là không đúng sự
thật”. Ông Hải đã khai sinh là người dân tộc Kinh, quê Quỳnh Giao, Quỳnh
Phụ, Thái Bình mặc dù sự thật là người gốc Hoa, quê tại Long Khuê,
Chương Thâu, Phúc Kiến, Trung Quốc.
Bố đẻ ông Hoàng Trung Hải người Trung Quốc tên là Sì Sói (tên Việt là
Hoàng Tài), trong lý lịch Đảng viên năm 1952 còn lưu trữ ở Cục Cán bộ Bộ
Quốc phòng đã khai: dân tộc Trung Hoa, trong lý lịch khai lại tháng
4/1954 khai: Hoa Kiều. Theo hồ sơ lưu trữ của công an Hải Phòng, ở Bản
Đăng ký Hộ khẩu ngày 15-6-1977 và bàn khai nhân khẩu ngày 01-3-1979, bác
ruột của ông HTH tên là Coọc Dzếnh sinh năm 1926, dân tộc Hán, quê:
Long Khê, Chương Thâu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Chú ruột HTH sinh năm 1936
cũng khai trong sổ hộ khẩu là dân tộc Hán.
Trong Báo cáo của Công an Hải Phòng có đoạn viết: “Đ/c Hải có một người
chú ruột tên là Hoàng Quốc Chí vào Đảng năm 1954, đến năm 1982 bị xóa
tên khỏi ĐCSVN vì lý lịch không trung thực, quan hệ phức tạp, có tư
tưởng quan điểm sai trái, phát ngôn vô tổ chức, hay chửi bới, nói xấu
chế độ…” .
Một đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, không trung thực với Đảng, với tổ
chức, dấu giếm, khai man lý lịch, vi phạm Điều 1 Quy định số 57-QĐ/TW
ngày 03-9-2007 của Bộ Chính trị khóa X, thông thường phải bị đuổi khỏi
Đảng mà sao lại được cho giữ đến chức Phó Thủ tướng ??? !!!.
Điều phản nghịch này có thể xuất phát từ hai lý do. Lý do thứ nhất xuất
phát từ điều bí ẩn liên quan đến sự điều hành ngầm của Trung Quốc. Hai
là, do HTH đã rất “tài” trong việc nịnh bợ mua chuộc cán bộ lãnh đạo,
đút lót, chạy quyền, chạy chức.
Năm 2001, khi nghe tin bị thẩm tra, HTH lo sợ cuống cuồng đã mở chiến
dịch “bồi dưỡng” hàng loạt cán bộ lãnh đạo. Riêng Đ/c Nguyễn Bình Giang,
trưởng đoàn Thẩm tra của Ban BVCTNBTW được “bồi dưỡng” năm triêu gồm 05
tờ ngân phiếu, mỗi tờ một triệu, nhưng đ/c Giang không nhận. Đ/c N.B
Giang ĐTDD (0913 217 717).
Khi đã khỏi vòng cong đuôi rồi HTH lại nghênh ngang thách thức bằng cách
cho người gọi điện cho Trưởng đoàn Thẩm tra của Ban BVCTNBTW hẹn ra một
địa điểm gần khách sạn Đai U. Thấy giọng lạ, đ/c Giang hỏi ra đấy có
việc gì thì được trả lời “Cứ ra khắc biết”. Tại địa điểm hẹn lúc ấy đ/c
Trưởng đoàn Thanh tra thấy HTH đang vui vẻ tươi cười với một đoàn người
Trung Quốc ăn mặc sang trong, từ khách sạn Đai-U đi ra.
Ngoài thế lực ngầm nào đó từ Trung Quốc, chắc chắn HTH đã dùng tiền mua
được khá nhiều cán bộ lãnh đạo. Bà Diễm Hồng, vợ đ/c Phan Diễn (lúc ấy
là Thường trực Ban Bí thư) được ban cho nhiều Hợp đồng Bảo hiểm trị giá
hàng trăm triệu Đola. Họ hàng, thân tín của thủ tướng Phan Văn Khải cũng
được đối xử rất hậu hĩnh. HTH còn khoe: “Cụ Mạnh TBT ủng hộ tôi và nói
đã đưa vấn đề lịch sử chính trị bản thân và gia đình tôi vào két sắt
khóa lại vĩnh viễn. Từ nay sẽ chẳng còn một ai “dám” hoặc “có thể” lật
lại được vấn đề nữa …”.
Tiền đâu mà HTH mua được hết các quan to và hối lộ, đút lót khắp nơi như vậy?
Tiền buôn lậu ma túy.
Một trí thức trẻ tên là Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, nhiều năm qua đã gửi
nhiều đơn thư và bản tường trình dày hàng trăm trang với đầy đủ chứng
lý đi khắp nơi, đưa cả lên mạng, để tố cáo một số vị lãnh đạo cao cấp
nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã và đang bị HTH mua chuộc
rồi đưa vào tròng để bị HTH dắt mũi. L.A. Hùng bị đưa vào nhà thương
điên nhưng vì có các thế lực giằng co nên anh lại được thả ra. Anh tiếp
tục dịch những cuốn sách tiếng Anh trình độ cao và viết nhiều bài chính
trị, kinh tế rất trí tuệ, chứng tỏ là người không những không điên mà
còn rất thông minh và có tài. Ngày 01-6-2012 mới đây anh lại vừa tung
lên mạng bài “ĐƠN TỐ GIÁC VỀ BĂNG ĐẢNG MA TÚY CỦA ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI
TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN”.
Trong lá đơn này LAH kể rằng chính vợ anh (Lê thị Phương Anh, sinh năm
1984) đã bị lừa đưa vào băng đảng ma túy của HTH, đã từng làm tổ trưởng
của Tổng công ty May Việt Tiến tại Tràng Tiền Plaza, trong đó có kho
chứa ma túy của băng đảng HTH. Bức thư có đoạn: “Vợ tôi kể một lần cô ấy
xách hai va ly ma túy đi giao hàng, vừa ra khỏi tòa nhà Tràng Tiền
Plaza thì bị công an ập tới bắt giữ. Tuy nhiên, chưa đầy hai tiếng sau
cô ấy lại được thả ra. Sau này Trọng cho vợ tôi biết là lần ấy chính ông
Hoàng Trung Hải đã can thiệp để cứu vợ tôi … Vào tháng 6-2007, sau khi
nghe vợ tôi tố cáo ông H.T. Hải buôn bán ma túy, ông Nguyễn Khánh Toàn
(Thứ trưởng TT Bộ Công an) đã định vào Đông Hà rồi cùng tôi vào Quy Nhơn
để điều tra – điều này cũng đồng nghĩa với việc ít nhất là Bộ Công an
cũng đã nghi vấn về cái chết của tay trợ lý thân cận của ông HTH từ lâu…
Trong thời gian tham gia băng đảng ma túy của ông Hoàng Trung Hải, vợ
tôi đã biết nhiều vụ giết người diệt khẩu do băng nhóm này thực hiện
dưới sự chỉ đạo của ông HTH. Sau đây là 5 trong số những nạn nhân đó:
(1) Viên trợ lý người Quy Nhơn của ông HTH (vụ này do chính ông HTH “sám
hối” và kể với vợ tôi), (2) Loan (vụ này do Thúy cho vợ tôi biết sau
khi vợ tôi từ Anh trở về đầu năm 2008 v v … ”.
Toàn những sự việc động trời và hoàn toàn có thật. Đúng như Nghị quyết 4
của BCHTWD đã chỉ ra về tính nghiêm trọng của sự suy thoái về chính
trị, tư tửong, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng
viên, chủ yếu là trong đảng viên có chức có quyền, kể cả ở cấp Trung
ương.
Tôi mong các đồng chi thấy rõ trong cả bầy sâu như chủ tich Trương Tấn
Sang đã chỉ ra thì HTH là một trong vài con sâu to nhất, ghê gớm nhất
cần loại trừ để làm sạch Đảng. Điều càng cực kỳ quan trọng là cái ông
Phó Thủ tướng gốc Hoa này rất có thể còn là con ngựa thành Troa cần diệt
để trừ họa mất nước.
Hà Nội ngày 5 tháng 8 năm 2012
Phạm Hiện
Số nhà 5 hẻm 2/245/6 phố Khương Trung
Điện thoại: 04 38 583 750
-------------------------------
-------------------------------
Tại sao Việt Nam sợ biểu tình chống Trung Quốc?
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội
Trước các cuộc
biểu tình của dân chúng nhằm phản đối những hành động gây hấn và lấn
chiếm biển đảo ngang ngược của Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam có một
chủ trương rõ rệt và bất khoan nhượng: Cấm. Nếu không cấm được thì dẹp.
Dẹp bằng nhiều biện pháp: một, đánh đuổi hay đạp vào mặt; hai, lùa lên
xe buýt chở về đồn công an để khủng bố tinh thần; và ba, nếu ngoan cố,
vu cho một tội gì đó rồi bắt giam hoặc lùa vào các trại phục hồi nhân
phẩm.
Nhà cầm quyền thừa hiểu những chủ trương như vậy là thiếu khôn ngoan. Thứ nhất, chúng gây phẫn nộ cho nhân dân, ngay cả những người đã từng là đảng viên và đã từng tham gia các cuộc chiến tranh do Cộng sản lãnh đạo trước đây. Thứ hai, chúng tạo nên những ấn tượng cực kỳ xấu trong lòng quần chúng về hình ảnh của đảng và chính quyền: một, giữa Trung Quốc và nhân dân, họ sẵn sàng hy sinh nhân dân để làm vừa lòng Trung Quốc; hai, giữa đảng và dân tộc, họ sẵn sàng hy sinh dân tộc để bảo vệ quyền lợi của đảng. Thứ ba, như hậu quả của cả hai điều trên, dưới mắt dân chúng, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền biến thành những kẻ hèn hạ và đang toan tính việc bán nước cho Trung Quốc.
Không thể nói nhà cầm quyền Việt Nam không biết những điều đó. Chúng quá hiển nhiên.
Biết, nhưng tại sao họ vẫn cấm và vẫn cương quyết dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc?
Lý do, một cách chính thức, họ nêu lên là: Những cuộc biểu tình ấy gây trở ngại cho các nỗ lực đàm phán để tìm một giải pháp hòa bình với Trung Quốc. Nhưng một cách không chính thức, họ rỉ tai dân chúng: những cuộc biểu tình như thế có thể khiến Trung Quốc nổi giận, từ đó, có thể tấn công Việt Nam.
Nền tảng của những lập luận ấy là: Sợ. Nền tảng của cái sợ ấy là: Hèn. Nền tảng của cái hèn ấy là: Thiếu lòng yêu nước và sự tự hào dân tộc.
Tuy nhiên, vấn đề đáng cho chúng ta bàn luận là những lập luận ở trên có hợp lý hay không?
Theo tôi, hoàn toàn không.
Thứ nhất, dù có điên khùng đến mấy, Trung Quốc cũng không thể phát động chiến tranh xâm chiếm Việt Nam chỉ vì lý do dân chúng Việt Nam xuống đường biểu tình chống lại họ. Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đem quân đánh dẹp một chính phủ, nhưng không ai dám tuyên bố đem quân để đánh dẹp nhân dân của một nước khác. Làm như thế, người ta không những chỉ là tội phạm chiến tranh mà còn là tội phạm diệt chủng.
Thứ hai, nhà cầm quyền muốn đàm phán với Trung Quốc nhưng họ lấy gì để thuyết phục được Trung Quốc trong các phòng họp? Ai cũng biết sức mạnh trên bàn hội nghị không nằm ở mớ giấy tờ. Có trưng ra bao nhiêu tấm bản đồ xưa cổ chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì cũng vô ích. Trung Quốc đã thừa biết những điều đó từ lâu rồi. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thừa kinh nghiệm trong việc đó: Những yếu tố quyết định chiến tranh Việt Nam trước năm 1975 không diễn ra ở các cuộc họp tại Paris mà là trên chiến trường Việt Nam; và yếu tố quyết định chiến trường ở Việt Nam không phải ở súng đạn mà là ở lòng dân Việt Nam, ở cả hai miền Nam và Bắc, cũng như lòng người, kể cả người Mỹ và người dân các nước Tây phương nói chung. Bây giờ, ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc với tư thế của những kẻ đạp vào mặt nhân dân, xua đuổi nhân dân và không sớm thì muộn cũng bị nhân dân xua đuổi, họ lấy gì để tăng thêm sức mạnh cho các lập luận của họ? – Không có gì cả!
Tổng thống Benigno Aquino của Phi Luật Tân hiểu rõ điều đó. Ngày 23 tháng 7 vừa qua, trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, ông đã có bài phát biểu quan trọng trước Quốc Hội, trong đó, ông kêu gọi dân chúng đoàn kết trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Phi Luật Tân, dù trên những hòn đảo nhỏ nhoi và xa xôi nhất. Ông lập luận: “Nhiều người bảo chúng ta nên bỏ qua việc Bajo de Masinloc [tức bãi cạn Scarborough]; chúng ta nên tránh phiền phức. Nhưng nếu có ai vào vườn nhà bạn, bảo với bạn đó là vườn của hắn, bạn có đồng ý hay không? Liệu có đúng không việc chúng ta cho người khác những gì vốn thuộc về chúng ta một cách chính đáng?” Rồi ông kêu gọi: “Tôi kêu gọi nhân dân đoàn kết về vấn đề này. Chúng ta hãy nói cùng một tiếng nói. Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta.”
Xin lưu ý đến câu cuối cùng vừa dẫn: “Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta” (Help me relay to the other side the logic of our stand.) Dĩ nhiên, Aquino không cần dân của ông làm những thông tín viên hay liên lạc viên. Những gì ông muốn nói với Trung Quốc, ông có thể nói thẳng. Điều ông nhờ ở dân chúng là làm tăng trọng lượng cho tiếng nói của ông để Trung Quốc hiểu đó không phải là lập trường của cá nhân ông mà là lập trường của cả nước Phi Luật Tân.
Benigno Aquino hiểu điều đó. Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không hiểu?
Như vậy, việc cấm đoán biểu tình chống Trung Quốc hẳn phải xuất phát từ những lý do khác. Chứ không phải những gì họ đã nói. Một cách chính thức hay không chính thức như đã nêu lên ở đầu bài viết này.
Lý do thực sự ấy là gì?
Câu trả lời, xin nhường lại cho các bạn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhà cầm quyền thừa hiểu những chủ trương như vậy là thiếu khôn ngoan. Thứ nhất, chúng gây phẫn nộ cho nhân dân, ngay cả những người đã từng là đảng viên và đã từng tham gia các cuộc chiến tranh do Cộng sản lãnh đạo trước đây. Thứ hai, chúng tạo nên những ấn tượng cực kỳ xấu trong lòng quần chúng về hình ảnh của đảng và chính quyền: một, giữa Trung Quốc và nhân dân, họ sẵn sàng hy sinh nhân dân để làm vừa lòng Trung Quốc; hai, giữa đảng và dân tộc, họ sẵn sàng hy sinh dân tộc để bảo vệ quyền lợi của đảng. Thứ ba, như hậu quả của cả hai điều trên, dưới mắt dân chúng, đảng Cộng sản và nhà cầm quyền biến thành những kẻ hèn hạ và đang toan tính việc bán nước cho Trung Quốc.
Không thể nói nhà cầm quyền Việt Nam không biết những điều đó. Chúng quá hiển nhiên.
Biết, nhưng tại sao họ vẫn cấm và vẫn cương quyết dẹp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc?
Lý do, một cách chính thức, họ nêu lên là: Những cuộc biểu tình ấy gây trở ngại cho các nỗ lực đàm phán để tìm một giải pháp hòa bình với Trung Quốc. Nhưng một cách không chính thức, họ rỉ tai dân chúng: những cuộc biểu tình như thế có thể khiến Trung Quốc nổi giận, từ đó, có thể tấn công Việt Nam.
Nền tảng của những lập luận ấy là: Sợ. Nền tảng của cái sợ ấy là: Hèn. Nền tảng của cái hèn ấy là: Thiếu lòng yêu nước và sự tự hào dân tộc.
Tuy nhiên, vấn đề đáng cho chúng ta bàn luận là những lập luận ở trên có hợp lý hay không?
Theo tôi, hoàn toàn không.
Thứ nhất, dù có điên khùng đến mấy, Trung Quốc cũng không thể phát động chiến tranh xâm chiếm Việt Nam chỉ vì lý do dân chúng Việt Nam xuống đường biểu tình chống lại họ. Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đem quân đánh dẹp một chính phủ, nhưng không ai dám tuyên bố đem quân để đánh dẹp nhân dân của một nước khác. Làm như thế, người ta không những chỉ là tội phạm chiến tranh mà còn là tội phạm diệt chủng.
Thứ hai, nhà cầm quyền muốn đàm phán với Trung Quốc nhưng họ lấy gì để thuyết phục được Trung Quốc trong các phòng họp? Ai cũng biết sức mạnh trên bàn hội nghị không nằm ở mớ giấy tờ. Có trưng ra bao nhiêu tấm bản đồ xưa cổ chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì cũng vô ích. Trung Quốc đã thừa biết những điều đó từ lâu rồi. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thừa kinh nghiệm trong việc đó: Những yếu tố quyết định chiến tranh Việt Nam trước năm 1975 không diễn ra ở các cuộc họp tại Paris mà là trên chiến trường Việt Nam; và yếu tố quyết định chiến trường ở Việt Nam không phải ở súng đạn mà là ở lòng dân Việt Nam, ở cả hai miền Nam và Bắc, cũng như lòng người, kể cả người Mỹ và người dân các nước Tây phương nói chung. Bây giờ, ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc với tư thế của những kẻ đạp vào mặt nhân dân, xua đuổi nhân dân và không sớm thì muộn cũng bị nhân dân xua đuổi, họ lấy gì để tăng thêm sức mạnh cho các lập luận của họ? – Không có gì cả!
Tổng thống Benigno Aquino của Phi Luật Tân hiểu rõ điều đó. Ngày 23 tháng 7 vừa qua, trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, ông đã có bài phát biểu quan trọng trước Quốc Hội, trong đó, ông kêu gọi dân chúng đoàn kết trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Phi Luật Tân, dù trên những hòn đảo nhỏ nhoi và xa xôi nhất. Ông lập luận: “Nhiều người bảo chúng ta nên bỏ qua việc Bajo de Masinloc [tức bãi cạn Scarborough]; chúng ta nên tránh phiền phức. Nhưng nếu có ai vào vườn nhà bạn, bảo với bạn đó là vườn của hắn, bạn có đồng ý hay không? Liệu có đúng không việc chúng ta cho người khác những gì vốn thuộc về chúng ta một cách chính đáng?” Rồi ông kêu gọi: “Tôi kêu gọi nhân dân đoàn kết về vấn đề này. Chúng ta hãy nói cùng một tiếng nói. Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta.”
Xin lưu ý đến câu cuối cùng vừa dẫn: “Hãy giúp tôi chuyển đến phía bên kia [Trung Quốc] những lý lẽ trong lập trường của chúng ta” (Help me relay to the other side the logic of our stand.) Dĩ nhiên, Aquino không cần dân của ông làm những thông tín viên hay liên lạc viên. Những gì ông muốn nói với Trung Quốc, ông có thể nói thẳng. Điều ông nhờ ở dân chúng là làm tăng trọng lượng cho tiếng nói của ông để Trung Quốc hiểu đó không phải là lập trường của cá nhân ông mà là lập trường của cả nước Phi Luật Tân.
Benigno Aquino hiểu điều đó. Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại không hiểu?
Như vậy, việc cấm đoán biểu tình chống Trung Quốc hẳn phải xuất phát từ những lý do khác. Chứ không phải những gì họ đã nói. Một cách chính thức hay không chính thức như đã nêu lên ở đầu bài viết này.
Lý do thực sự ấy là gì?
Câu trả lời, xin nhường lại cho các bạn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Monday, August 6, 2012
GIÁ PHẢI TRẢ CHO HÀNH ĐỘNG YÊU NƯỚC
Cuộc biểu tình yêu nước ngày 5/8/2012 đã bị các cơ quan chức năng Hà Nội đập tan như thế nào?
Nguyễn Thượng Long (Danlambao) - Sau khi tôi chính thức trình làng bài viết “Không xứng với biển xanh”, đặc biệt trước quyết định sẽ tham gia các cuộc biểu tình yêu nước sáng ngày 22 – 7 và sáng 5 – 8 – 2012, tôi đã nhận được từ nhiều người, nhiều câu hỏi lý thú. Có người lo lắng hỏi: “Liệu TQ có đánh ta không bác?”, người khác thì hỏi: “Trong tình thế thân cô thế cô bất lợi thế này, liệu Việt Nam có chống đỡ được cuộc chiến đó không bác?”. Lại có một ông đinh ninh với tôi: “Tuy chỉ là một Chúa Chổm đối với ngân quỹ của TQ… người Mỹ sẽ đánh người Tầu cho người Việt Nam mình…bác nên tin điều đó (!?)”, câu khẳng định này làm buồn lòng và xấu mặt những người Việt nào còn một chút liêm xỉ và tự trọng.
Tôi vốn không thích nói năng theo kiểu “Chém Gió” của mấy ông “gúc gồ” nên chỉ cười trừ mà rằng: Việc hỏi TQ có đánh ta hay không đánh ta… thì cứ quan sát hiện tượng người TQ đã đạt được những gì ở biên giới đất liền, ở thác Bản Giốc, ở ải Nam Quan, bãi Tục Lãm, ở Tây Nguyên, ở các điểm cao ở Hà Giang, ở rừng thượng nguồn, ở Cam Ranh, ở Hoàng Sa - Trường Sa và biển Đông, ở các công trình mà người TQ luôn thắng thầu…rồi đặt ra một câu hỏi ngược lại là: “Không phải nổ súng mà trong tay người Tầu đã có ăm ắp những thứ đó rồi …thì đánh nhau làm gì cho mang tiếng là đại bá - thực dân - đế quốc…để bị thế giới văn minh lên án. Ai đã tặng cho người Tầu những cái mà cả 1000 năm Bắc Thuộc họ không làm nổi, mà nay chỉ bằng 2 lá bùa “16 chữ” và “4 tốt” họ đã có đủ cả! Năm 1979 họ xua quân tràn ngập biên giới Việt Nam với mệnh lệnh huyênh hoang “Phải dậy cho bọn tiểu bá Việt Nam một bài học!”, còn nay…họ sẽ chẳng dại gì mà lại AQ như thế, họ sẽ lớn tiếng rằng “Do bị bọn tiểu bá VN tráo trở luôn ăn hiếp, cưỡng chiếm… nên họ buộc lòng phải tự vệ!?”…Phải sống trong một thế giới đầy những điều đảo điên… người Mỹ thực sự nghĩ gì về người Việt Nam sau cuộc chiến tranh Mỹ - Việt? Người TQ nghĩ gì về VN sau biết bao điều thê thảm! Người Việt Nam nghĩ gì về người Việt Nam trong giai đoạn đầy những nghịch lý này? Câu hỏi đó đặt ra bao nhiêu là lời giải?
Trước khi đề cập đến đề tài nóng hổi “Ngày 5 – 8 – 2012 - Cuộc biểu tình yêu nước ở Hà Nội bị đập tan như thế nào?”, xin mọi người cùng đọc bức thư của một giáo viên Lịch Sử mới gửi vào Email của tôi ta sẽ có thêm những cơ sở để trả lời câu hỏi: “Liệu Việt Nam có chống đỡ được cuộc chiến của người Tầu không?”. Câu hỏi này đặt ra không chỉ riêng cho một người VN cụ thể nào mà phải đặt ra cho tất cả dân Đại Việt đang sống ở trong cũng như ngoài nước.
“Cháu là một giáo viên dậy Lịch Sử, cũng như bao người Việt Nam bình thường khác. Cháu muốn tâm sự với bác cho vợi đi nỗi buồn của một người Việt Nam khi phải chứng kiến điều tủi nhục của cả dân tộc mình mà cháu chưa khi nào ngờ đến lại có ngày hôm nay. Thấy nỗi uất hận đang dâng trào của cả dân tộc đối với bè lũ cướp nước và những hành động vô cùng kỳ lạ mà ngay cả các triều đại phong kiến thối nát trong lịch sử dân tộc cũng chưa dám làm đối với bờ cõi của tổ tiên, lòng cháu buồn vô hạn bác ạ. Gần đây cháu rất ít ngủ, cứ nghĩ đến tình cảnh của dân tộc mình là cháu thấy đau lòng vô hạn.
Người yêu nước thì bị bắt bớ, hoặc buộc tội một cách vô lý. Điều làm cháu đau xót nhất là nhìn thấy cảnh đồng bào của mình bị đàn áp trong những vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang, rồi thấy những người yêu nước khi tham gia biểu tình chống kẻ thù xâm lược bị bắt bớ, tận mắt nhìn thấy cảnh những người công nhân Việt Nam phải làm việc kiệt sức dưới sự bóc lột tàn bạo của nhiều thế lực trong nước lẫn ngoại bang…cháu thật xót xa và buồn chán.
Điều cháu vô cùng bất bình là người ta ác ý làm lẫn lộn các khái niệm “Yêu nước” và “Bọn phản động”, “Thế lực xấu”. Vì quyền lợi ích kỷ của một bộ phận người mà người ta chà đạp lên tinh thần dân tộc, triệt hạ lòng yêu nước của bao người. Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc chính là bọn xâm lược Bắc Kinh, người có đầu óc bình thường nhất cũng nhận ra được, vậy mà người ta vẫn nhìn nhận chúng là “Đối tác chiến lược…” (!?)
Chao ôi! Kẻ thù dân tộc đang tràn ngập đất nước, âm mưu thôn tính đất nước ta đã rõ ràng, những hành động ngang ngược trắng trợn như vậy mà người ta vẫn còn ngợi ca chúng được. Nếu cứ thế này thì dân tộc này sẽ đi đâu về đâu?
Chẳng lẽ một dân tộc có văn hiến mấy ngàn năm và lịch sử oai hùng như dân tộc này mà bỗng chốc cơ đồ của cha ông cứ lần lượt rơi vào tay giặc? Còn rất nhiều điều ngang trái làm người có lương tri không thể an lòng.
Cháu biết lúc này bác cũng đang đau xót lắm. Cháu viết vội mấy dòng tâm sự với bác để cùng chia sẻ nỗi đau buồn này.
Kính mong bác luôn mạnh khoẻ và bình an!”. (TQV…@gmail.com 21:42 ngày 03 – 8 – 2012).
Tôi đã tìm đến với cuộc biểu tình yêu nước sáng ngày 5 – 8 – 2012 những mong sẽ có được những trả lời có thể chấp nhận được dành cho những ai đã đặt ra các câu hỏi mà phần đầu bài viết này đã đề cập. Tôi lén lén như một thằng ăn trộm lúc bước chân ra khỏi nhà vào 5 h 00 ngày 5 – 8 và lẻn lên xe bus 02 cùng các bà đi buôn lúc vẫn còn mờ đất. Sau mấy tiếng lang thang, ngắm nhìn người Hà Nội thơ thái, vô tư luyện tập dưỡng sinh trên những con đường quanh Hồ Gươm… tôi tiến đến công viên sau tượng đài đức vua Lý Công Uẩn thì gặp được những người mà tôi cần gặp.
8 h 15 phút, tôi cùng người đồng nghiệp Dương Thị Xuân, cụ bà Lê Hiền Đức, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nhà giáo cựu chiến binh Nguyễn Thanh Nhàn, Nhà Văn Nguyễn Tường Thuỵ, các Bloger nổi tiếng Nguyễn Chí Đức, Lê Dũng, Nguyễn Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Phượng Bích, mẹ con Phạm Thị Nga…cùng nhiều người khác mặc áo No – U mà tôi không biết rõ tên…tiến về khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Chúng tôi chưa tụ lại được thành một đội hình thì đã bị lực lượng chống biểu tình xé lẻ ra thành những cuộc cãi vã tay đôi. Phía công an dùng lực lượng đông đảo, phủ đầu chúng tôi bằng loa điện kè vào tai là những mệnh lệnh cưỡng bức phải rời khỏi khu vực đang xếp đầy những tấm biển cấm tụ tập đông người, khu vực bảo vệ. Bloger Lê Dũng phản ứng quyết liệt việc làm này và anh cũng là người đầu tiên được công an nhét vào xe bịt bùng. Tôi cùng nhà giáo Dương Thị Xuân cùng một bác đã luống tuổi mặc áo No – U xé rào tiến đến chân tượng cụ Lý Công Uẩn để cầu khấn cụ khôn thiêng phù hộ độ trì cho dân tộc sớm vượt qua được những năm tháng điêu linh như thế này.
Quay trở lại đám đông, tôi thấy không khí quá căng thẳng. Cụ Lê Hiền Đức tóc tai xoã xượi, bị lôi đi lôi lại rất quyết liệt, tiếng cụ bị chìm đi trong những âm thanh huyên náo. Những người phụ nữ khác như Dương Thị Xuân, Phượng Bích, Phạm Thị Nga và nhiều người khác mà tôi không biết tên…cũng không thoát được tình trạng tượng tự. Một bé trai bị lạc mẹ đang bơ vơ kêu khóc giữa đám đông người lớn đang chí mạng quần thảo nhau …làm đau lòng bao người. Nhìn cảnh cứ 4 – 5 nhân viên công vụ vây lấy 1 người biểu tình, tôi vô cùng thất vọng và ngán ngẩm. Có lẽ đây là cuộc biểu dương sức mạnh của lực lượng chống biểu tình chứ không phải là cuộc biểu tình của người dân yêu nước nữa. Tôi hớt hải nắm vai, chất vấn tất cả mọi nhân viên công vụ trong mọi sắc phục vô tình xuất hiện trước mắt tôi với câu hỏi: “Nếu cần phải bảo vệ thì phải bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa chứ cái vườn hoa này đâu có cần phải bảo vệ như thế?”…chẳng một ông nào trả lời câu hỏi của tôi, ngoài cái nhún vai…
Người đang giơ cao khẩu hiệu “HS – TS của Việt Nam No – U” là tôi Nguyễn Thượng Long trên đường phố Hà nội ngày 22 – 7 -2012
8 h 45 phút, toàn bộ đám đông đã bị dồn hết sang phía bờ hồ đối diện, thì bước 2 của kịch bản đàn áp đã bắt đầu. Đoàn biểu tình tiếp tục bị dồn đẩy ra xa khu vực tượng cụ Lý. Khi một sinh viên đẩy vào tay cụ Lê Hiền Đức chiếc xe lăn của cụ, tình hình thực sự là hỗn loạn, không kiểm soát được nữa. Người biểu tình kiên quyết giữ xe cho cụ, phía chống biểu tình cũng kiên quyết không cho cụ Đức được ngồi vào xe lăn để dẫn đầu đoàn biểu tình. Trong thời khắc quyết liệt đó, tôi thấy gương mặt Chí Đức, Tường Thuỵ, Phạm Hông Sơn, Dương Thị Xuân, Phượng Bích…nhễ nhại mồ hôi và hình như có cả nước mắt của họ nữa. Tôi đã thấy những sinh viên, học sinh phổ thông bị khống chế, bị lôi xềnh xệch, bị nhét vào xe bịt bùng mà vẫn dõng dạc hô to “Bảo vệ máu thịt Việt Nam!”…Tường Thuỵ hét lớn “Không được thế, không được thô bạo với cụ Lê Hiền Đức!”, còn Chí Đức gào lên “Đả đảo Trung Quốc xâm lược!” trước khi bị nhét vội nhét vàng vào xe bắt giữ người. Lần lượt Dương Thị Xuân, Phượng Bích, Phạm Thị Nga, Lân Thắng…không thoát được khỏi cánh cửa của xe bịt bùng. Và trong những xe bắt người đó vẫn vang lên những tiếng hô “HS – TS – VN”, “Đả đảo TQ xâm lược”, “Bảo vệ máu thịt Việt Nam!”
…Tôi ngồi bệt xuống bãi cỏ dưới chân mình, vừa lặng lẽ lau đi trên gương mặt nhầu nát của mình những giọt nước mặn chát không rõ là mồ hôi hay cả nước mắt đàn ông …tôi vừa nghĩ: “Sao họ không xúc luôn cả tôi đi Lộc Hà luôn thể!”. Có lẽ họ chê tôi già, ngu lâu dốt bền khó “Phục hồi được nhân phẩm!” nên họ chê! Chưa kịp định thần lúc mà những gương mặt nổi bật của biểu tình bị vô hiệu hoá gần như hết, thì đám đông còn lại bỗng lại ầm ầm những tiếng hô “HS – TS – VN!”, “Đả đảo TQ xâm lược!”, hàng loạt biểu ngữ lại xuất hiện, lại được giơ cao. Đoàn biểu tình lại tiếp tục tiến về phía tượng đài “Cảm Tử Cho Tổ Quốc Quyết Sinh”. Chưa kịp định thần tôi đã nghe thấy tiếng còi hú của xe chở CSCĐ lấp loáng mũ sắt và xe chở đám quần chúng tự phát đeo băng đỏ ào ào chậy đến. Đợt bắt giữ thứ 2 bắt đầu, hàng loạt người biểu tình đã không thoát được cánh cửa của xe bịt bùng…Vài chục người còn lại chậy được về phía quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thì cũng nhanh chóng bị nhét lên xe…thẳng tiến về Lộc Hà.
Cuộc biểu tình của những người Việt Nam yêu nước sáng 5 – 8 – 2012 đã bị dẹp tan theo một kịch bản, lớp lang, chi tiết như vậy đấy. Tôi nói với một tay an ninh đã có tuổi đeo bám tôi ngay từ chân tượng cụ Lý rằng, ông đã chụp tôi rất nhiều ảnh, nếu có bức nào hay hay ông cho tôi xin 1 bức làm kỷ niệm, quay sang bên kia tôi nói với một ông an ninh rất trẻ rằng: “Hôm nay các ông đã chiến thắng nhân dân! Một chiến thắng thật hoành tráng!”. Xin chào! Việc của ông, ông cứ tiếp tục, còn việc của tôi, của dân tộc tôi…chúng tôi không sao nhãng. Trước khi lên xe bus 02 để trở về nơi ở, tôi lang thang xung quanh hồ như một kẻ mộng du trong tình trạng huyết áp là cực kỳ tồi tệ, trong tâm tưởng như vọng vang những giai điệu đã nằm lòng thế hệ cựu học sinh Hà Nội chúng tôi những năm đầu thập kỷ 1960:
“Hà Nội cháy khói lửa ngợp trời
Hà Nội ầm ầm rung sông hồng reo!”
Và:
“Không thể nói trời không xanh hơn
Và mắt em xanh khác ngày thường!”
Và:
“Mẹ đứng hàng đầu rưng rưng nước mắt
Xốn xang mẹ thầm gọi các con!”
Về đến nhà vừa lúc chương trình HTV của Hà Nội đang ra đòn đánh bồi: “Đã bắt được quả tang hành động chia nhau tiền thuê biểu tình!”, lại còn hứa trong chương trình thời sự 18 h 30 sẽ cung cấp chứng cớ cho vụ này…(!?), bà vợ tôi bảo: Sao lần này ông buồn thế? Tôi bảo: Phải nói là rất buồn, nhưng nhờ có cuộc đi này mà tôi có thêm được những câu trả lời chính xác cho những người đã hỏi tôi ở phần đầu bài viết này. Và tôi lặng lẽ vào máy để trả lời cho thầy giáo dậy Lịch Sử mà bài viết này đã nhắc tới:
“Cám ơn người bạn đồng nghiệp TQV. Đất nước và dân tộc đang trong cơn điêu linh và thử thách mà vẫn có những âu lo… mà bạn đã bầy tỏ,là điều đáng mừng cho đất nước và cộng đồng. Tôi tin tưởng dân tộc này, đất nước này sẽ trường tồn, một khi sẽ ngày càng đông hơn những con người có tấm lòng với với sự nghiệp chung như bạn.”./.
Hà Đông 6 – 8 – 2012
Nhà Báo Nguyễn Thượng Long
ĐT: 01652323836
Email:nguyenthuonglong571@gmail.com
Nơi ở: Văn La – Phú La – Hà Đông – Hà Nội
Subscribe to:
Posts (Atom)