Thursday, September 13, 2012

Xếp hạng những người...điên


Nguyễn Thế Thịnh

Ăn ngọt, nuốt the, ngậm nghe đăng đắng


1. Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội

Hà Nội có nhiều sáng kiến về giao thông kiểu “đùng một cái”. Nào đề nghị cấm mua xe máy cũ, cấm mua ô tô cá nhân, rồi xe máy chạy theo biển số tương ứng với ngày chẵn lẻ... bây giờ thêm đề nghị đầu tư xe tuk tuk, mà phải là xe made inChina mới được, để hạn chế xe máy. Người dân vốn đang khốn khổ với việc xăng dầu tăng giá liên tục, kéo theo sự đồng khởi leo thang của hàng hóa và dịch vụ, nay thêm những “nhà hiến kế” chủ quan, không tôn trọng dư luận và lợi ích cộng đồng.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, còn khoe: “Ngày 20.9, sẽ dẫn đầu đoàn qua Quảng Châu tham quan nhà máy sản xuất xe tuk tuk...”. Ông khẳng định dứt khoát: “Chúng tôi nói đi đôi với làm!”.  

Ông này nhất định là gián điệp của Tàu muốn phá hoại Thủ đô ta!

2. Ngô Thị Lư, Viện Vật lý địa cầu:

Bà Ngô Thị Lư, TSKH, Viện Vật lý địa cầu khi bà này cho rằng hiện tượng đang cho là không bình thường tại thủy điện Sông Tranh 2 có yếu tố "người dân kém hiểu biết, ứng xử của người dân địa phương còn yếu". Bà này nói: “Các đồng chí lãnh đạo địa phương cần chú ý giáo dục phương pháp ứng xử của nhân dân với động đất”.
(“Ứng xử của người dân vùng động đất là gì, đó là có động đất thì chết. Động đất lại kèm theo biển nước trên đầu mà biển nước này chất lượng kém, thi công không đảm bảo vậy bảo làm sao dân yên tâm. Hỏi tôi tin không, tôi không tin”. Đó là câu ông Trần Xuân Thọ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam phản pháo).

Người miền núi lo cái ăn còn chưa xong, nhà người ta thì nứt toang hoác lại đòi người ta hiểu biết về động đất. Con mụ ni ở mô tòi ra thế này?

3. Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Phùng Quốc Hiển:

Ông này tiếp tục bảo lưu quan điểm khi báo cáo TVQH về thuế thu nhập cá nhân mức 7 triệu đồng và chỉ được giảm trừ gia cảnh cho 2 trường hợp. Ông ta nói: “...đề nghị đó cũng vì nhân dân”.
(Ông Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNN:  Bộ Tài chính đề xuất tăng lên, Ủy ban TCNS ép xuống có phải là lo bò trắng răng không. Rõ ràng một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp thu ngân sách, tính toán kỹ lưỡng cân đối nguồn tăng thu và nguồn giảm thu, mà Ủy ban lại đứng ra thẩm tra rồi đề xuất hạ xuống.
Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn: "Bên Chính phủ bảo bây giờ thương dân như thế, mình đại diện cho dân mình có thương dân không? Tại sao không bảo người ta thêm lên nữa đi, 9 triệu rưỡi hay 10 triệu…?)
Ông Hiển này hoặc là quá thương Thủ tướng, hoặc là muốn tạo scandal để nổi tiếng trên chính trường.
4. Trần Lập, HLV The Voice:

Hôm nay là ngày 11.9, ban đầu tôi thấy đây là một sự sắp đặt nhằm khủng bố chúng tôi, nhưng tôi đã lầm. Không có sự khủng bố nào cả! Phương Uyên là người truyền lửa đến cho chương trình, hãy để chúng tôi yên ổn, đừng chọc phá chúng tôi. Mặc dù đây là năm đầu tiên, chúng tôi có thể thực hiện chưa hoàn hảo nhưng hãy cứ để cho chúng tôi làm, đừng lằng nhằng, lôi thôi. Tôi tin The Voice vẫn sẽ thành công".
Câu nói này đã gây phẫn nộ với phần đông những phóng viên có mặt trong cuộc họp báo, gây bức xúc cho khán giả và cộng đồng mạng sau khi những lời nói này xuất hiện trên một số báo tường thuật trực tiếp sự việc.
("Đây là lời đáp trả của Trần Lập với công chúng, thì có vẻ anh Lập hơi thiếu i-ốt trong ứng xử", một nhà báo giữ cấp quản lý của một tờ báo điện tử khá nhiều bạn đọc, cũng đam mê nhạc Rock chia sẻ)

Nhất trí cao: thiếu i-ốt!
 5. Bộ GTVT:
Bộ này đề nghị sửa Nghị định để mặc đồng phục cho taxi, sau đó thì chối bay chối biến.
Thầy thiểu năng sinh ra trò thiểu năng!

------

(Thủ Tướng lúc nào cũng đẹp trai! Phó chủ tịch xã)

Thủ tướng: ‘Không có nhu cầu vay vốn khẩn cấp từ nước ngoài’
(từ vnexpress.net)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định điều kiện vĩ mô và niềm tin thị trường đang tích cực, vì vậy Việt Nam không có nhu cầu sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để giải quyết các vấn đề kinh tế trong nước.


Quan điểm của người đứng đầu Chính phủ được đưa ra sau phát biểu của Tổng thống Indonesia Susilo Yudhoyono tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC vừa qua ở Vladivostok (Nga). Tổng thống Indonesia cho biết nước này và các thành viên khác của ASEAN khác sẵn sàng giúp Việt Nam “vượt qua khủng hoảng” để Việt Nam không phải tìm kiếm gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Trước đó, trên thị trường tài chính cũng đã xuất hiện thông tin về việc Việt Nam có thể phải tìm kiếm nguồn lực từ IMF để giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định Việt Nam không có nhu cầu vay vốn IMF và ASEAN 3.


Theo thỏa thuận về Đa phương hoá Sáng kiến Chiang Mai (CMIM), các nước thành viên gồm Việt Nam đều được tiếp cận nguồn vốn khi có nhu cầu trợ giúp khó khăn khẩn cấp về cán cân thanh toán và thanh khoản ngoại tệ trong ngắn hạn, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ.

Trả lời TTXVN ngày 13/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ, trong khuôn khổ hợp tác với IMF và ASEAN 3, bao gồm cả các hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô định kỳ. "Với điều kiện kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, niềm tin thị trường tích cực như hiện nay, Chính phủ Việt Nam khẳng định không có nhu cầu vay vốn của IMF cũng như của các nước ASEAN 3 để xử lý các vấn đề kinh tế trong nước", Thủ tướng nói.

Thủ tướng nhận định từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Lạm phát 8 tháng đầu năm ở mức 2,86% và dự báo cả năm khoảng 6%. Nguồn lực ngoại hối cũng đảm bảo xử lý những vấn đề cấp bách, trong đó cán cân vãng lai thặng dư trên 6 tỷ USD; cán cân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 8 tỷ USD; dự trữ ngoại hối nhà nước tăng gấp đôi so với đầu năm; xuất khẩu tăng gần 20%, nhập siêu ở mức gần 1% so tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, dự kiến cả năm 2012 khoảng 5,5%. Việc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng cũng đạt những kết quả bước đầu.

Trước đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước, Phó thống đốc Lê Minh Hưng cũng khẳng định không có việc Việt Nam vay hay có ý định vay vốn IMF để xử lý nợ xấu. “Việt Nam đã hợp tác với IMF từ nhiều năm qua thông qua các hoạt động đối thoại, tư vấn chính sách và chưa từng thảo luận với IMF liên quan đến tiếp cận nguồn tín dụng”, ông Hưng khẳng định.

Kỳ Duyên