Những sự thật cần phải biết (phần 24) - Tội bán nước và tham nhũng có tên Lê Khả Phiêu
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Lê Khả Phiêu là một cán bộ cộng sản gộc có nhiều tội lỗi với nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên nổi bật là hai trọng tội: Bán nước và tham nhũng. Trước đi vào tìm hiểu hai sự việc đó chúng ta điểm qua thân thế của Lê Khả Phiêu trên báo đảng:
I. Về thân thế Lê Khả Phiêu:
“Đồng chí Lê Khả Phiêu sinh ngày
27/12/1931 tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngày
19/6/1949, đồng chí gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Là một cán bộ
trưởng thành từ cơ sở và tham gia quân đội, đồng chí Lê Khả Phiêu trực
tiếp tham gia các cuộc kháng chiến và chỉ huy chiến đấu trên các chiến
trường Bắc - Trung - Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.
Từ năm 1964 đến năm 1992, đồng chí Lê
Khả Phiêu lần lượt giữ các chức vụ trong quân đội: Chính ủy kiêm Trung
đoàn trưởng; Phó Chủ nhiệm Chính trị quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm Chính
trị Quân đoàn II; Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị quân khu IX;
Phó Bí thư khu ủy Khu IX; Thiếu tướng Chủ nhiệm Chính trị Phó Tư lệnh
Chính trị mặt trận 719; Trung tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Thượng tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 6-1991 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đồng chí được bầu là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 6-1992 tại Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ 13 của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành
Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Thường
trực Bộ Chính trị.
Ngày 26/12/1997 tại Hội nghị Trung ương
lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đồng chí Lê Khả
Phiêu được bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đồng chí là đại biểu Quốc hội khóa X.”.
Tháng 6-1991, Lê Khả Phiêu mới được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương,
năm 1992, vì giữ chức chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phiêu được cơ cấu
vào Ban Bí thư và tháng 1-1994, tại đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ, Phiêu
được đưa vào Bộ Chính trị. Vậy mà tháng 12-1997, tức là chỉ trong vòng 6
năm sau khi vào BCHTW, Lê Khả Phiêu đã trở thành tổng bí thư, một hành
trình tiến thân khá nhanh cho thấy Phiêu chính là một kẻ cơ hội và biết
luồn cúi để mau nắm quyền trong trận đồ của cộng sản.
1. Một kẻ sợ hãi Internet:
Lê Khả Phiêu là một kẻ sợ hãi Internet vì thông qua nó thì những bí mật cộng sản sẽ bị lộ tẩy và Chu Hảo
là một trong những người ủng hộ sự kiểm duyệt Internet của cộng sản
(Vậy mà giờ đây ông Chu Hảo đang kêu gọi đấu tranh cho “Dân chủ” thì
thật là bất ngờ). Theo Chu Hảo: “Đến ngày hẹn, ông Đỗ Mười
đang ở miền Nam, đề nghị chúng tôi báo cáo trực tiếp ông Lê Khả Phiêu,
thời gian ấy là ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị”.
Gặp Lê Khả Phiêu, Mai Liêm Trực trình bày về pháp lý, Chu Hảo nói về kỹ thuật, Nguyễn Khánh Toàn báo cáo về đảm bảo an ninh. Đây là giai đoạn mà Lê Khả Phiêu sắp trở thành tổng bí thư. Giáo sư Chu Hảo nói: “Chúng
tôi chia sẻ những lo sợ của ông Phiêu cũng như của các vị trong Ban Bí
thư về an ninh, về bí mật quốc gia, sợ văn hóa đồi trụy và phản động
tràn vào Việt Nam. Chúng tôi nói về những tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong ngành bảo mật thông tin nhưng không dám khẳng định là kiểm soát
được tất cả. Chúng tôi cho rằng tường lửa cũng như cái khóa, khóa tốt
thế nào cũng có người mở được, nên vấn đề quan trọng vẫn là con người.
Ông Phiêu rất thích lập luận ‘vấn đề quan trọng là con người’, ông đồng
ý”.
Tháng 12-1996, Trung ương Đảng khóa VIII họp Hội nghị lần thứ hai bàn về khoa học công nghệ. Đỗ Trung Tá đã nói: “Tôi
mở một phòng máy và dùng sơ đồ đơn giản nhất để ‘giới thiệu Internet và
các biện pháp đề phòng’. Các ủy viên dự họp Trung ương được Tổng Bí thư
Đỗ Mười cho phép tới tìm hiểu về Internet và tường lửa. Bằng vài thuê
bao Internet nối với server của VDC, tôi cho tải các websites có nội
dung tốt xuống cho các ủy viên Trung ương xem; rồi cho tải những
web-sex, các ủy viên Trung ương giữ ý quay mặt đi, tôi cho anh em biểu
diễn kỹ thuật ngăn các web-sex này lại. Các ủy viên Trung ương nói: Nếu
làm được như thế thì cho mở được. Hội nghị Trung ương 2 thừa nhận
Internet tải được trí tuệ của nhân loại về và tin rằng có thể ngăn các
nội dung xấu”.
2. Dân chủ chỉ là trò hề:
Lê Khả Phiêu được đưa lên giữ chức tổng bí thư trong một hội nghị Trung ương, thay vì được bầu trong đại hội (12-1997) (Điều
lệ Đảng quy định tổng bí thư chỉ do Ban chấp hành Trung ương bầu. Tuy
nhiên, những người được đưa lên từ các đại hội thường có tính chính danh
cao vì trước khi đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương, những người được
cơ cấu vào các chức danh chủ chốt như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ
tướng, chủ tịch quốc hội đều được Ban chấp hành khóa bắt đầu mãn nhiệm
chuẩn bị và trình ra đại hội). Ngày 18-1-1998, khi đến thăm Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tuyên bố: “Dân chủ 100% là hình thức”.
Quyền lực thực sự của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bắt đầu được thể hiện sau
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 lần hai, họp từ 25-1 đến 2-2-1999 tại
Hà Nội ra nghị quyết “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng”. Tuy trong Nghị quyết này, Lê Khả Phiêu đặt ra tham vọng “nghiên cứu lý luận trong nước và thế giới, làm rõ hơn mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” nhưng trên thực tế chỉ có “cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng” và “luân chuyển, điều động cán bộ” mới thực sự giúp Phiêu tạo ra những bước đi quyền lực.
Ngay sau khi nhậm chức, Lê Khả Phiêu đã đưa Bộ trưởng Lao động và Thương binh Xã hội Trần Đình Hoan
về làm chánh Văn phòng Trung ương. Quyết định này được coi là nhằm tạo
chỗ trống để có thể đưa một ủy viên Trung ương cùng quê Thanh Hóa, Nguyễn Thị Hằng, lên bộ trưởng Lao động và Thương binh Xã hội. Cuối năm 1999, một ủy viên Trung ương người Thanh Hóa khác, Tô Huy Rứa phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia được luân chuyển về làm bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 2-2000, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển bị “luân chuyển” về làm bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Trong tiệc tiễn do Văn phòng Chính phủ tổ chức, Trương Đình Tuyển đã đọc
một bài thơ của ông nói rằng, việc ra đi của ông đơn giản vì (Tổng Bí
thư) cần “chỗ trống”. Chỗ trống để đưa Thứ trưởng kỳ cựu Vũ Khoan rời Bộ
Ngoại giao, tạo “chỗ trống” cho Nguyễn Dy Niên, cùng quê Thanh Hóa với
Tổng Bí thư, lên bộ trưởng.
3. Tài năng kém cỏi:
Về đối nội, Lê Khả Phiêu bị cáo buộc làm trái nguyên tắc khi ký Quyết
định 234, cho lập ra một cơ quan theo dõi nội bộ, chủ yếu là cán bộ cao
cấp. Theo Vũ Quốc Hùng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng: “Việc xem xét những sai lầm của Quyết định 234 bắt đầu sau khi ông Lê Đức Anh chính thức đặt ra”.
Một ban chuyên án được Bộ Chính trị cho thành lập với thành phần gồm:
Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ nghiệm Ủy ban Kiểm tra Nguyễn Thị Xuân
Mỹ, Trưởng Ban Bảo vệ Đảng Nguyễn Đình Hương (Chuyên án A10).
Vũ Quốc Hùng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, người được giao thẩm tra các sai phạm của Lê Khả Phiêu, cho biết: “Đầu năm 2001, Bộ Chính trị họp chuẩn bị Đại hội IX, chị Nguyễn Thị Xuân Mỹ đi
họp về nói, Bộ Chính trị đang kiểm điểm anh Phiêu gay gắt nhiều chuyện:
vấn đề Campuchia, quan hệ nam nữ, vô nguyên tắc khi ra Quyết định 234,
ngành tình báo lâu nay chỉ nắm địch, nay được theo dõi nội bộ, gặp Giang Trạch Dân,
đi không hỏi, về không trình. Từ đó, Ủy ban Kiểm tra phải vào cuộc, họp
cả ngày cả đêm. Trong khi Bộ Chính trị vẫn cứ họp. Ông Phạm Thế Duyệt,
ủy viên thường trực Thường vụ Bộ Chính trị, thường xuyên gọi tôi sang,
dặn: phải có trách nhiệm với Đảng, phải khách quan, không chịu áp lực
của mấy ông cố vấn”.
Theo Vũ Quốc Hùng: “Quyết định 234 được
ký theo tham mưu của ông Vũ Chính. Lẽ ra anh Phiêu phải thận trọng. Khi
Vũ Chính tham mưu thì nói là làm sao để ngăn chặn diễn biến hòa bình,
ngăn chặn những xu hướng không tốt trong nội bộ Đảng. Tham mưu bằng mồm
và có tham mưu cả bằng giấy. Ông Phiêu thấy cần phải có một văn bản, một
tổ chức nên ký”.
Và chính Vũ Quốc Hùng đã có báo cáo tố cáo những sai phạm của Lê Khả Phiêu như sau:”
“BẢN BÁO CÁO TỐI MẬT CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG VỀ LÊ ĐỨC ANH
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN KIỂM TRA
*
Số: 751-/BCKTTW
TỐI MẬT
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2001
BÁO CÁO
Về việc giải quyết thư phản ánh đối với đồng chí Lê Đức Anh, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Vừa qua, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã
nhận được nhiều đơn thư của cán bộ, đảng viên phản ánh có liên quan đến
đồng chí cố vấn Lê Đức Anh, với nội dung tóm tắt như sau:
1 - Thường xuyên dự sinh hoạt với Bộ
Chính trị và dự kiểm điểm của Bộ Chính trị theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2) vì sao đồng chí không đưa vấn đề Quyết định 234 và
thành lập bộ phận A10 ra phê bình, góp ý kiến với đồng chí Tổng Bí thư
và đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, mà để đến nay, vào thời điểm
sát Đại hội IX mới đưa ra, phải chăng là sự vận động chia rẽ bè phái
trong Đảng.
2 - Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11
đã cho Trợ lý đi thông báo ý kiến riêng của mình, phát biểu trước Hội
nghị Trung ương phê phán đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Chủ nhiệm Tổng
cục chính trị.
- Đồng chí đã gửi văn bản cho Tổng cục
trưởng Tổng cục Tình báo và Cục trưởng Cục An ninh quân đội về ý kiến
của Bộ Chính trị đối với quyết định 234 và chỉ thị phải thực hiện một số
việc theo ý kiến riêng của mình.
- Trong dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ
(2001), khi vào miền Nam tiếp xúc các tướng lĩnh quân đội, đồng chí đã
nói về Hội nghị của Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương lần 11 kiểm điểm
đồng chí Lê Khả Phiêu, đồng chí Phạm Thanh Ngân vi phạm nguyên tắc
Đảng; đồng chí Lê Khả Phiêu không xứng đáng làm Tổng Bí thư.
3 - Đã thiếu tôn trọng vai trò, vị trí
của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương; thiếu tôn trọng tập thể,
thiếu bình đẳng, thường áp đặt ý kiến riêng không khách quan, không công
bằng; thậm chí sử dụng lực lượng tình báo theo ý kiến cá nhân.
4 - Báo cáo thiếu trung thực một số vấn
đề về lịch sử bản thân như: thành phần bản thân, ngày vào Đảng, về gia
đình vợ cũ, về thực hiện một số nhiệm vụ được giao trước đây.
Chấp hành ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính
trị trong phiên họp ngày 05-3-2001 (Công văn số 583-CV/TW, ngày
09-3-2001) Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nghiên cứu, xem xét các nội
dung phản ánh nói trên. Xin báo cáo Bộ Chính trị như sau:
1 - Về việc thư phản ánh nêu đồng chí
Lê Đức Anh biết quyết định 234 sớm, nhưng để đến sát Đại hội IX mới phê
phán đồng chí Lê Khả Phiêu: Theo báo cáo của đồng chí Vũ Chính, nguyên
Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, khoảng tháng 6 năm 2000 đồng chí có
báo cáo với đồng chí Cố vấn Lê Đức Anh về quyết định 234 và Kế hoạch A10
do đồng chí Lê Khả Phiêu ký là sai. Đến Hội nghị Bộ Chính trị bàn chuẩn
bị nhân sự Đại hội IX (5-1-2001) việc này mới đưa ra Bộ Chính trị xem
xét. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chưa có điều kiện để xem xét, kết luận
về ý kiến phản ánh.
2 - Về việc sau Hội nghị Trung ương 11
đồng chí Lê Đức Anh cử trợ lý đi thông báo ý kiến riêng của đồng chí:
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11, đồng chí Lê Đức Anh đã cử đồng chí
trợ lý Nguyễn Bắc Son đi gặp trực tiếp một số đồng chí lão thành cách
mạng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Ủy viên Trung ương
và tướng lĩnh quân đội. Đồng chí Nguyễn Bắc Son đã đến gặp 19 đồng chí:
Chu Huy Mân, Nguyễn Quyết, Tố Hữu, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Thanh Bình,
Đồng Sĩ Nguyên, Hoàng Minh Thảo, Phùng Thế Tài, Trần Văn Quang, Đặng
Quân Thụy, Hoàng Anh, Nguyễn Chơn, Trần Lê, Nguyễn Hữu Khiếu, Nguyễn
Quốc Thước, Nguyễn Trọng Xuyên, Lê Hai, Phạm Văn Long, Nguyễn Thị Bình.
Nội dung cuộc gặp là truyền đạt ý kiến của Cố vấn Lê Đức Anh thông báo
một số vấn đề có liên quan đến Bộ Chính trị bàn về nhân sự Đại hội IX;
đọc nguyên văn quyết định số 234, Kế hoạch A10 và bài phát biểu của đồng
chí Lê Đức Anh tại Hội nghị Trung ương 11. Việc làm trên là vi phạm
nguyên tắc.
- Tại Hội nghị ngày 5 - 1 - 2001, Bộ
Chính trị thảo luận phân tích việc đồng chí Lê Khả Phiêu ký quyết định
số 234 là vi phạm nguyên tắc lãnh đạo tập thể và đã chỉ thị phải hủy bỏ
ngay Quyết định 234 và giải tán ngay bộ phận A10; nhưng không kết luận
việc lập bộ phận A10 với động cơ mục đích theo dõi nội bộ cán bộ cấp cao
và cũng chưa có cơ sở để kết luận bộ phận A10 đã tổ chức theo dõi nội
bộ cấp cao. Nhưng ngày 9 - 1 - 2001, đồng chí Lê Đức Anh đã có văn bản
gửi Tổng cục Tình báo và Cục An ninh quân đội, yêu cầu: “phải chấm dứt
ngay mọi hoạt động như việc điều tra Ủy viên Bộ Chính trị; việc lấy danh
nghĩa và uy tín quân đội để vận động cho người này, nói xấu người kia,
nói xấu các đồng chí Cố vấn, phát biểu mập mờ để gây nghi ngờ một số
đồng chí Bộ Chính trị”.
Việc đồng chí Lê Đức Anh ra văn bản
ngày 9-1-2001 chỉ thị cho Tổng cục Tình báo và Cục An ninh quân đội phải
chấm dứt ngay mọi hoạt động điều tra Bộ Chính trị … là không đúng về
nội dung kết luận của Bộ Chính trị trong phiên họp ngày 5-1-2001 và vượt
quá thẩm quyền đồng chí Cố vấn.
3 - Về ý kiến phản ánh đồng chí thiếu
tôn trọng Trung ương, không khách quan, không công bằng... Đối với nội
dung này Ủy ban Kiểm tra Trung ương chưa có điều kiện xem xét đầy đủ.
Nhưng có một số việc như: Việc máy bay Lý Tống rải truyền đơn phản động ở
thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh, ngày 17-11-2000 và bắn nhầm máy bay
dân dụng, ngày 18-11-2000, có liên quan trách nhiệm và khuyết điểm của
đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà và một số đồng chí khác;
Bộ Chính trị đang chỉ đạo kiểm điểm xử lý những tập thể và cá nhân liên
quan. Nhưng tại Hội nghị Đảng ủy Quân sự Trung ương, ngày 12-11-2001,
đồng chí Lê Đức Anh phát biểu là trong tình hình hiện nay mà đặt vấn đề
kỷ luật các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng sẽ gây hoang mang trong quân
đội, là thiếu trách nhiệm với Tổ quốc. Ngược lại, đối với đồng chí Lê
Khả Phiêu là Tổng Bí thư của Đảng, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương,
thì đồng chí đã quy kết nặng nề và đặt vấn đề phải thông báo cho các cấp
ủy trong toàn Đảng và các cấp lãnh đạo, chỉ huy trong toàn quân. Đồng
chí còn biết rõ vụ Xiêm Riệp, xảy ra từ năm 1983 và đã được xử lý xong.
Đồng chí Lê Khả Phiêu không ở trong số các đồng chí có trách nhiệm phải
xem xét, nhưng đến nay, đồng chí lại đưa vấn đề này ra Bộ Chính trị để
xem xét.
Qua các sự việc đã xem xét cho thấy,
khuyết điểm của đồng chí Lê Đức Anh đã gây phân tâm và mất lòng tin của
cán bộ đảng viên và nhân dân đối với Đảng, tạo sơ hở để các phần tử thù
địch và cơ hội lợi dụng gây chia rẽ, bè phái trong Đảng.
Còn nội dung thứ 4 và một số vấn đề
khác chưa đủ thời gian và điều kiện xem xét, kết luận. Vậy, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương xin báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thường vụ Bộ Chính trị
(để báo cáo)
- Lưu hồ sơ
T/M ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
PHÓ CHỦ NHIỆM
Đã ký
Vũ Quốc Hùng”.
Lê Khả Phiêu khi về thăm Ninh Bình
II. Tội bán nước:
Lê Khả Phiêu là một trong những tên trùm sò bán nước của cộng sản Việt
Nam. Xét sự việc bán nước của Phiêu xin phép trình bày lại sự kiện Phiêu
cùng đồng bọn bán nước lấy 2 tỷ USD và được Trung cộng ém nhẹm vụ Phiêu
chơi giá Tàu có con trong “Những sự thật cần phải biết - Phần 23”.
Ngày 25/12/200, Trần Đức Lương đến Bắc Kinh cùng Giang Trạch Dân ký Hiệp Ước cắt 11.362 km2 trên vịnh Bắc bộ cho Trung cộng, là hành động cắt biển bán cho Trung cộng để lấy 2.000.000.000 Usd, để về chia chác cho Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải... để đổi lấy những cái gật của Khải, Kiệt v.v...
Sau vụ bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho
biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ
bán nước này, Bộ chính trị cộng sản đã dấu nhẹm chuyện này và bí mật đã được bật mí và sau đây là những diễn biến về cuộc bán nước như sau:
1) Lê Khả Phiêu bị Trung cộng gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân
(Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sinh
được một bé gái. Phiêu không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều
lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng
thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu Phiêu không hợp tác. Và buộc Lê Khả
Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.
2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do Tang
Jiaxuan và tình báo Trung cộng sang Việt Nam, họ gặp kín Lê Khả Phiêu
bàn thêm về vấn đề hiến đất,
3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên
sang Trung cộng và Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc
hiến thêm đất. Trung cộng nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn
Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn
nhậu cùng Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan.
4) Bộ Trưởng Trung cộng Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bộ
Trưởng cộng sản VN tại Thailand khi Tang Jiaxuan viếng thăm nước này.
Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi
trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang Thailand gặp Bộ Trưởng Ngoại
giao TC tại khách sạn Shangri-La Hotel Bangkok phía sau phòng Ballroom
2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi cộng
sản Việt Nam hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50
lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi Việt Nam cắt 24, 000 sq Km vùng biển
cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.
5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị cộng sản VN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng.
Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9
năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về
Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Lý Bằng cho Khải biết là hai tay
Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi.
Lý Bằng cho biết Nông Đức Mạnh phải được cử làm Tổng Bí Thư sau
khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung cộng “đòi nợ cũ”, Khải
trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với Lý Bằng là sẽ
xem lại sự việc. Sau đó Lý Bằng bắt Khải ngồi chờ, nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp Giang Trạch Dân và cho Zhu Rongji hù dọa Khải nói: “Trung
Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh,... nếu không nghe
lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị “chích thuốc”. Khải cúi
đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nữa Giang Trạch
Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh chứ không nhắc
tới tên người khác trong Quốc Hội cộng sản VN. Khải không được khoản
đãi như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh không nghe lời đàn
anh...”.
6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao cộng sản Lê Công Phụng được Trần Đức Lương âm thầm phái đến Trung Quốc gặp quan chức tình báo của Trung cộng là Hoàng Di
- cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung cộng. Di nói tiếng Việt
rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh
Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị cộng sản VN, Lê
Công Phụng cho biết lúc đầu Hoàng Di vẫn khăng khăng đòi chia 50/50 với
Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt “Beibu Bay” đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ
sau đó Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển
gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam. Kết quả cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16, 000 Km2 vùng vịnh cho Trung cộng.
7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Trần Đức Lương từ Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung cộng. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu
chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản
đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Bản hiến chương hiến đất
cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng cs Trung Cộng trả cho
số tiền là 2 tỉ USD được chuyển cho các quan chức cộng sản chi nhau.
8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa
tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết
là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16, 000 km2 vùng vịnh Beibu của Việt Nam
là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn Trung cộng về số tiền này... Sau cuộc
gặp này thì Khải, Kiệt v.v.. đã đồng ý với quyết định bán đất cho Trung
cộng vì có phần chia chác trong số tiền này. Lý Bằng nhắc lại chuyện
Trung cộng đã bán vũ khí và hổ trợ cho cộng sản VN trong thời gian chiến
tranh và số nợ trên Trung cộng dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc
Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng... Sau đó Lương được
mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji, Zhu Rongji
không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ USD sẽ được giao cho Việt
Nam sau khi Lương trở về nước.
9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc bộ của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ USD.
Hồ Cẩm Đào tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu.
Thời gian 26-2-1999. Địa điểm Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
Để nêu rõ hơn hành động bán nước của Lê Khả Phiêu chúng ta có những bằng chứng cụ thể được trình bày sau đây.
Thứ nhất, ngày 26-2-1999 Tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư
Đài, Bắc Kinh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc,
Phó Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Theo ghi chép “Trung Quốc-Việt Nam (sách ảnh)”-
Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa biên
soạn. China Intercontinental Press, 2003, tr. 36 ghi chú: “Trong
cuộc gặp gỡ này, phó chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã đạt được một số ghi
nhớ đáng khích lệ trong việc nỗ lực hoàn thành tuyên bố chung về biên
giới trên biển và đất liên với phía Việt Nam. Đồng chí tổng bí thư đảng
cộng sản Việt Nam, Lê Khả Phiêu hoan nghênh nỗ lực của hai phía trong
việc giữ hòa bình và ổn định trong các vấn đề biên giới. Mọi mâu thuẫn
quá khư được hai bên thống nhất gác lại và mở ra chương mới đó là hợp
tác chiến lược toàn diện trên cơ sơ núi liền núi, sông liền sông mà chủ
tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã dày công vun đắp...”.
Qua đoạn trích nêu trên chúng ta thấy gì? Đó là Phiêu chủ trương bán
nước bằng việc ký các hiệp định cắt đất, biển để đổi lấy tiền và sự yên
ổn và để tiếp nối sự nghiệp bán nước “núi liền núi và sông liền sông” mà
Hồ Chí Minh đã thực hiện.
Thứ hai, theo hồi ký Trần Quang Cơ - bản thảo 2003 đã viết: “Ông
Lê Khả Phiêu còn phải nhận lãnh trách nhiệm lịch sử trong một giai đoạn
mà quan hệ đối ngoại, đặc biệt là với Trung Quốc, có rất nhiều thử
thách. Nguyên tắc “hai nước xã hội chủ nghĩa phải cùng chống âm mưu của
đế quốc xóa bỏ chủ nghĩa xã hội” xác lập trước Hội nghị Thành Đô
(9-1990) đã được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và những đồng chí của ông
đặt trên cả truyền thống cảnh giác nghìn năm trong quan hệ Việt Nam –
Trung Quốc...”
Kể từ năm 1991, quan hệ giữa Hà Nội và Trung cộng bắt đầu được thúc đẩy
bằng các “chuyến thăm hữu nghị”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tăng dần
nhịp độ đến Hà Nội: tháng 11-1992, Thủ tướng Lý Bằng; tháng 11-1994, Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch; tháng 6-1996, Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân; tháng 11-1996, Thủ tướng Chu Dung Cơ. Nhưng, có thể nói, phải đến chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tới Bắc Kinh vào tháng 2-1999, công cụ “ý thức hệ” mới được Bắc Kinh khai thác ở “tầm cao” để đến gần hơn với Hà Nội.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh này, Giang Trạch Dân đưa ra “hai
phương châm” làm nền tảng cho quan hệ hai nước thể hiện trong “16 chữ
vàng” và “4 tốt”. “16 chữ vàng” của Giang Trạch Dân là: “Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện”. Và “4 tốt” gồm: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
“Hai phương châm” cùng với Bản Tuyên bố chung giữa Giang Trạch Dân và Lê
Khả Phiêu đưa ra trong chuyến đi được hai Đảng đánh giá: “Đã
xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước
trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn
phát triển mới”.
Nhưng, như Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố “Trung Quốc làm gì cũng có tính
toán” - Đây là thời điểm Trung Quốc cần những quyết định của phía Hà Nội
để kết thúc tiến trình đàm phán Hiệp định Biên giới. Và Phiêu đã làm
những điều bán nước mà chúng ta thấy trên thực tế trong những năm qua.
Thứ ba, ngày 7-11-1991, trong chuyến đi Bắc Kinh của Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt, “Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước”,
Việt Nam - Trung cộng, đã được ký kết. Đường biên giới đất liền giữa
Việt Nam và Trung cộng dài 1.406 km, có truyền thống lâu đời bắt đầu
được phân định lại.
Đường biên giới truyền thống đó là cơ sở để người Pháp, sau khi chiếm
Bắc Kỳ, đàm phán với triều đình Mãn Thanh, ký Công ước 26-6-1887 và Công
ước bổ sung 20-6-1895. Đây là hai văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác
định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đường biên giới
dài 1.406 km, từ Móng Cái đến biên giới Lào - Trung, chỉ có 341 cột mốc.
Năm 1955, ngay trong giai đoạn mà tình hữu nghị Việt - Trung đang được
mô tả là như “môi với răng”, chính quyền Trung cộng đã có ý “đẩy lùi
biên giới” sâu vào phía lãnh thổ Việt Nam: “Tại
khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ
biên giới Việt-Trung đến Yên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt
Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong
lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm
nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua… Cũng tại khu
vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam
Quan 100m trên đường quốc lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử,
rồi đặt cột kilômét số 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100m,
coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này” (2)
“Tại khu vực Phia Un, mốc 94-95, thuộc
huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng, mới đầu phía Trung Quốc mượn con đường mòn rồi
tự ý mở rộng mặt đường để ô tô đi lại được vào khu vực mỏ của Trung
Quốc, đặt đường dây điện, đưa dân đến ở ngày càng đông, lập làng bản
mới. Dựa vào ‘thực tế’ đó, từ năm 1956 họ không thừa nhận đường biên
giới lịch sử chạy trên đỉnh Phia Un mà đòi biên giới chạy xa về phía Nam
con đường sâu vào đất Việt Nam trên 500m. Lý lẽ của họ là nếu không
phải đất của Trung Quốc sao họ lại có thể làm đường ô tô, đặt đường điện
thoại được. Nguyên nhân chủ yếu việc họ lần chiếm là vì khu vực Phia Un
có mỏ Mangan. Ở khu vực Trình Tường, Quảng Ninh, từ năm 1956, Trung
Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách
cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải và nhiều hàng khác,
đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang,
Quảng Tây.
Nhà đương cục Trung Quốc nghiễm nhiên
biến một vùng lãnh thổ Việt Nam dài 6km, sâu hơn 1, 3 km thành sở hữu
tập thể của một công xã Trung Quốc, thành lãnh thổ Trung Quốc. Từ đó họ
đuổi người Việt Nam đã nhiều đời làm ăn sinh sống ở Trình Tường đi nơi
khác, đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra khu vực này, đơn
phương sửa lại đường biên giới sang đồi Khâu Thúc của Việt Nam.
Trình Tường không phải là một trường
hợp riêng lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với
thủ đoạn tương tự như xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc (mốc 25, 26, 27) ở
Lạng Sơn; Khâm Khau (mốc 17, 19 ở Cao Bằng; Tả Lũng, Làn Phù Phìn, Minh
Tân (mốc 14) ở Hà Tuyên; khu vực xã Nặm Chay (mốc 2, 3) ở Hoàng Liên Sơn
với chiều dài hơn 4km, chiều sâu hơn 1km, diện tích hơn 300 ha”. (3)
Chuyện Trung cộng tự ý di chuyển, lén lút đập phá, thủ tiêu các cột mốc,
lấy tên bản của Trung Quốc đặt cho xóm của Việt Nam... có thể tìm thấy ở
bất cứ địa phương nào trên vùng biên giới. Họ cũng không ngần ngại áp
dụng những phương thức như vậy để lấn chiếm những vùng lãnh thổ nổi
tiếng lâu đời của Việt Nam như Đồng Đăng, thác Bản Giốc.: “Ngày
20-2-1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng
vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực
thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng
một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm
việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong,
và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc. Khi quan hệ hai bên còn
hữu nghị, Trung Quốc đã xây dựng đường sắt vượt qua đường biên giới lịch
sử 300m rồi coi điểm nối ray đó là biên giới. Họ trắng trợn ngụy biện
rằng khu vực hơn 300m đường sắt đó là đất Trung Quốc vì không thể có
đường sắt của nước này đặt trên lãnh thổ nước khác”. (4)
Theo Phan Văn Khải kể lại: “Thác Bản Giốc mình không thể nào lấy hết... Bãi Tục Lãm họ có ý đồ lấn thật. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Cố vấn Đỗ Mười cũng phải đấu với Trung Quốc trên tình hữu hảo mới được như vậy. Tôi, ông Vũ Khoan
và ông Lê Khả Phiêu đã đấu tranh rất căng thẳng nhưng đôi bên cũng phải
có nhân nhượng, chẳng thà mình có một phân định sau này còn có cơ sở để
đấu tranh”. Qua đây cho thấy chính Khải và Phiêu đã xác nhận
hành động bán nước của mình. Tại sao lãnh thổ của Việt Nam lại phải
nhân nhượng? Và việc để mất thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm mà Khải kể
chính là hành động bán nước không thể chối cãi.
Thứ tư, ngày 16-5-1984, sau mười tám ngày dùng một lực
lượng lớn tấn công, Trung cộng đã chiếm và chốt giữ hai mươi chín điểm
dọc biên giới Việt Nam, trong đó có điểm cao 1509. Hàng ngàn người lính
Việt Nam đã hy sinh trong các đợt phản công lấy lại hai mươi cao điểm ở
Thanh Thủy, Vị Xuyên bị Trung cộng chiếm đóng từ năm 1984. Nghĩa trang
Vị Xuyên, Hà Giang, có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt
sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới, đa số hy sinh trong giai
đoạn 1984-1985, có người hy sinh năm 1988 khi tái chiếm điểm cao 1509.
Giai đoạn 1984-1985, theo ông Nguyễn Thanh Loan, người trông coi nghĩa trang: “Cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau”. Theo Đại tá Phó chỉ huy trưởng Biên phòng Hà Giang Hoàng Đình Xuất: “Từ
khi chiếm được điểm cao 1509, Trung Quốc cho xây dựng trên đỉnh một
pháo đài quân sự. Ở phía bên kia, Trung Quốc xây được đường xe hơi lên
tận đỉnh trong khi bên mình dốc, hiểm trở. Theo nguyên tắc mà hai bên
thống nhất, đường biên giới đi qua đỉnh, cắt đôi pháo đài mà Trung Quốc
xây dựng trên cao điểm này, nhưng khi hoạch định biên giới, phía Trung
Quốc cho rằng, đây là một khu vực có ý nghĩa thiêng liêng nên họ xin
được giữ lại toàn bộ pháo đài để làm du lịch. Đau xót là các nhà lãnh
đạo của chúng ta đã đồng ý. Phần Việt Nam nhượng Trung Quốc ở đây tuy
chỉ có 0, 77 hecta nhưng, 1509 là một vị trí chiến lược. Từ trên pháo
đài ấy có thể nhìn thấy từng chiếc ô tô ở thị xã Hà Giang”.
Tuy không bình luận trực tiếp trường hợp điểm cao 1509, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm giải thích: “Tôi nghĩ, các anh ấy cũng biết (ý ám chỉ Đỗ Mười, Khải và Phiêu),
nhượng một tấc đất là có tội, nhưng với một nước lớn như Trung Quốc thì
tranh chấp phải được giải quyết để có được một biên giới hòa bình.
Trước đó không ngày nào là không có khiêu khích”. Qua đây cho thấy rõ ràng Cầm thừa nhận Khải, Phiêu... đã nhượng (bán) đất cho Trung cộng.
Thứ năm, việc bán nước của Phiêu còn được thể hiện thông qua một số chứng nhân là quan chức cộng sản hé lộ. Nguyễn Văn An nguyên chủ tịch QH cộng sản cũng thừa nhận: “Nếu để ông Phiêu tiếp tục giữ chức thì sẽ dẫn đến tiền lệ tổng bí thư vi phạm nguyên tắc cả đối nội và đối ngoại”. Về đối ngoại, ông An nói: “Ông Lê Khả Phiêu gặp Giang Trạch Dân không theo con đường chính thống bằng quan hệ Đảng, Nhà nước mà theo con đường tình báo”. Theo Nguyễn Đình Hương, thành viên Ban Chuyên án A10: “Tháp tùng chuyến đi ấy của Lê Khả Phiêu gồm Trần Đình Hoan, Nguyễn Mạnh Cầm và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II Nguyễn Chí Vịnh.
Vịnh bố trí một cuộc gặp giữa ông Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân. Khi
gặp, cả ông Nguyễn Mạnh Cầm và ông Trần Đình Hoan cùng đi nhưng phía
Trung Quốc ngăn ông Cầm và ông Hoan, chỉ cho Vịnh vào. Theo báo
cáo của Vịnh thì hội đàm cũng không có thỏa thuận riêng gì nhưng có
nhiều người đặt vấn đề trong đó có Trần Đình Hoan”.
Theo Lê Khả Phiêu thì đây là một cuộc gặp theo đề xuất của Giang Trạch
Dân, Tuy nhiên, theo Nguyễn Mạnh Cầm, trong khi ông ta bị chặn lại thì
phía Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Đường Gia Triền vẫn vào ngồi cùng
Giang Trạch Dân. Lê Khả Phiêu giải thích: “Tôi
gặp Giang Trạch Dân hai lần, lần thứ hai, hai bên thống nhất là nên có
gặp riêng để bàn về biên giới và Biển Đông. Trước cuộc gặp tôi có xin ý
kiến Bộ Chính trị nhưng nhiều anh quên. Tôi và Giang Trạch Dân chỉ thỏa
thuận, trong vấn đề Biển Đông, cái gì chỉ liên quan đến hai nước thì đàm
phán song phương, cái gì còn liên quan đến quốc gia khác thì đàm phán
đa phương. Cho đến bây giờ thỏa thuận này vẫn còn được thực hiện”.
III. Tội tham nhũng:
Thứ nhất, theo thông tin được đoàn đồng hương Thanh Hóa thăm nhà Phiêu được mô tả như sau:
“Đoàn mấy chiếc xe du lịch mới tinh bóng loáng đỗ trước ngôi nhà mới kín cổng cao tường của TBT Lê Khả Phiêu. Những bức hình đầu tiên cho thấy mấy chiếc xe du lịch mới tinh bóng loáng đỗ xịch trước một ngôi nhà mới kính cổng cao tường ở số 7/36 C1 Lý Nam Đế, Hà Nội. Rồi từ trong xe bước ra bảy, tám người mặc veston thẳng nếp– và cả quân phục, khệ nệ khiêng những thùng quà hiếm quý biếu Tết để tặng cựu lãnh tụ đảng CSVN từng cho rằng mình là lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng.
“Đoàn mấy chiếc xe du lịch mới tinh bóng loáng đỗ trước ngôi nhà mới kín cổng cao tường của TBT Lê Khả Phiêu. Những bức hình đầu tiên cho thấy mấy chiếc xe du lịch mới tinh bóng loáng đỗ xịch trước một ngôi nhà mới kính cổng cao tường ở số 7/36 C1 Lý Nam Đế, Hà Nội. Rồi từ trong xe bước ra bảy, tám người mặc veston thẳng nếp– và cả quân phục, khệ nệ khiêng những thùng quà hiếm quý biếu Tết để tặng cựu lãnh tụ đảng CSVN từng cho rằng mình là lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng.
Sau khi cánh cổng gỗ - hẳn là loại gỗ
quý - mở ra, đoàn biếu Tết, được biết là Ban Liên Lạc Đồng Hương Thanh
Hóa ở Hà Nội gồm các quan chức và lãnh đạo của những công ty quan trọng,
lần lượt đi qua cái cổng màu nâu to lớn uy nghi này, báo hiệu một biệt
thự sang trọng bên trong được điểm tô nổi bật bằng những loại cây cảnh
đắt tiền ở tiền sảnh.
Hình ảnh tiếp theo cho thấy ông Lê Khả
Phiêu, trong bộ veston mầu sậm, đã tươi cười chờ sẵn ở phòng khánh hoành
tráng với những bộ bàn ghế gỗ quý đánh mầu nâu bóng loáng, lót nệm hoa
đỏ kê liên tiếp nhau, cùng những chậu lục bình trưng bày hoa màu vàng,
xanh, hồng, đỏ...
Sau màn bắt tay, cười nói, hỏi thăm
nhau vồn vã, hình ảnh cho thấy dường như là màn trao hay khui lễ vật gì
đó - có kèm theo những phong bì không rõ nội dung - trong sự cung kính
khúm núm của những khách đồng hương.
Rồi những vị khách của người từng cầm
đầu đảng chứng kiến báu vật Trống Đồng Đông Sơn – mà luật pháp hiện hành
cấm cá nhân sở hữu - được gia chủ trưng bày nổi bật...”
Ban liên lạc Đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội đã có buổi đến thăm và giao
lưu với bác Phiêu tại nhà riêng tại ngõ 34A Trần Phú (ngôi nhà bác mới
chuyển về từ đường Hoàng Diệu).
Đại diện của Ban liên lạc gồm có:
Ông Lê Xuân Thảo - Trưởng Ban Đồng hương Doanh nghiệp TH,
Ông Lê Thế Chữ - Trưởng Ban liên lạc Đồng hương Tỉnh,
Ông Hoàng Văn Đoàn - Phó Trưởng ban Doanh nghiệp,
Ông Lữ Thành Long - TGĐ Công ty Misa,
Ông Nguyễn Hồng Chung - Chủ tịch Công ty Luật Đại Việt,
Ông Bùi Việt Hà - Giám đốc Công ty HINCO,
Ông Nguyễn Hữu Hùng - Công ty Truyền thông Dầu khí Việt Nam,
Lê Xuân Tiến Trung - Công ty Việt FT và một số thành viên khác.
Sau đây là một số hình ảnh buổi gặp mặt Lê Khả Phiêu:
Qua loạt ảnh trên chúng ta thấy điều gì? Đó là trong khi đại bộ phận dân sống xa hoa thì Phiêu có cuộc sống quá sức xa hoa. Ngoài căn nhà đồ sộ thì Phiêu còn trưng nào là Ngà voi, Trống đồng, Tranh quý, bàn gỗ quý v.v... Vậy nếu liêm khiết thì tiền đâu ra? Điều đó nói lên tất cả bản chất thật của Lê Khả Phiêu.
Thứ hai, ngay sau khi Lê Khả Phiêu bị hạ bệ thì ban kiểm tra trung ương cộng sản đã có kết luận về Phiêu ngày 26/10/2002 như sau: “Đồng
chí Lê Khả Phiêu có dấu hiệu bao che cho một số hành động tham nhũng
của một số cá nhân dưới quyền. Đặc biệt, đồng chí Lê Khả Phiêu có những
quan hệ trên mức tình cảm đồng chí về mặt tài chính với một số đối tượng
đang được bộ công an truy xét...” (5)
Vụ này sau đó đã chìm xuồng nhưng có thể nói với những gì quan sát cuộc
sống và căn nhà Phiêu thì đúng là Phiêu hoàn toàn không thể vô can trong
việc tham nhũng.
IV. Kết luận:
Lê Khả Phiêu là một trong những tên tội đồ của dân tộc. Hắn đã bán nước
cho Tầu mà theo như tổ tiên đã dạy thì phải đáng “tru di cửu tộc”. Ngoài
ra hắn còn là một tên tham nhũng cỡ bự trên xương máu của nhân dân Việt
Nam. Chúng ta cần phải tiếp tục lên án tội ác của Phiêu cũng như bè lẽ
cộng sản để một ngày nào đó dân tộc Việt nam chúng ta lôi chúng ra trước
ánh sáng của công lý. Và có thể kết luận rằng cộng sản Việt Nam tất cả
những tên lãnh đạo cho đến những tên đàn em đều vô liêm sỉ như nhau mà
thôi.
5/10/2013
________________________________
Chú thích:
(2) Trích báo cáo ngày 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) 19-3-1979.)
(3) Trích báo cáo ngày 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, SGGP 19-3-1979).
(4) Trích báo cáo ngày 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, SGGP 19-3-1979).
(5) BKTTW – số 12/BC – ngày 26/10/2002).